Đề thi chọn học sinh giỏi - Môn thi: Lịch Sử 9
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi - Môn thi: Lịch Sử 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_thi_lich_su_9.doc
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi - Môn thi: Lịch Sử 9
- PHÒNG GD & ĐT TP HẢI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014-2015 DƯƠNG MÔN THI: LỊCH SỬ ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 05 câu, 01 trang) Ngày thi 16 tháng 01 năm 2015 A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (4 ĐIỂM) Câu 1 (2 điểm) Trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế. So với phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa Yên Thế có những điểm gì khác biệt cơ bản? Câu 2 (2 điểm) Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới: a. Nêu những hiểu biết của em về các giai cấp, tầng lớp mới và thái độ của họ đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc? b. Sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới đã tác động đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta đầu thế kỉ XX như thế nào? B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6 ĐIỂM) Câu 3 (2 điểm) Bằng những hiểu biết của em về lịch sử Cu- ba sau chiến tranh thế giới thứ hai: a. Chứng minh: “ Cu- ba - Hòn đảo anh hùng” . b. Trình bày hiểu biết của em về mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa Cu-ba với Việt Nam. Câu 4 (2 điểm) Nêu những thành tựu nổi bật của Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Em hãy nhận xét về sự phát triển kinh tế và địa vị quốc tế của hai nước trong giai đoạn lịch sử trên. Câu 5 (2 điểm) Liên hợp quốc được thành lập trong hoàn cảnh nào? Nhiệm vụ và vai trò của Liên hợp quốc? Hãy kể tên một số tổ chức của Liên hợp quốc mà em biết. Hết SBD: Họ và tên thí sinh: Giám thị 1: Giám thị 2:
- PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014-2015 MÔN THI: LỊCH SỬ (Hướng dẫn chấm gồm 05 câu, trang) Điểm Tổng Câu Ý Nội dung TP điểm Trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế -Yên Thế là vùng đất đồi địa hình hiểm trở thuộc tỉnh Bắc Giang Khi TD Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục 0.25 tiêu bình định của chúng, vì vậy nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh -Cuộc khởi nghĩa chia làm 3 giai đoạn: - 1884-1892: nghĩa quân hoạt động riêng rẽ chưa có sự chỉ huy thống 0.25 nhất, thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm - 1893-1908: là thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở d- 0.25 ưới sự chỉ huy của Đề Thám. - Trong giai đoạn này nghĩa quân 2 lần chủ động xin giảng hoà với 0.25 Pháp để củng cố và xây dựng lực lượng . 1 2 - 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp tại Hà Nội, thực dân Pháp tập trung lực lượng tấn công lên Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn 0.25 dần. Đến 2/1913 thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã. *Ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX, đã tập hợp được lực lượng đông đảo là nông dân , 0.25 đặt dưới sự lãnh đạo của một thủ lĩnh nông dân mưu trí, dũng cảm. . So với phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa Yên Thế có những điểm khác biệt cơ bản: - Yên Thế không chịu ảnh hưởng của chiếu Cần vương, là cuộc đấu 0.25 tranh tự phát nhằm bảo vệ cuộc sống hòa bình và mảnh đất quê hương - Lãnh tụ và lực lượng tham gia của cuộc khởi nghĩa đều là nông 0.25 dân a. Nêu những hiểu biết về các giai cấp, tầng lớp mới và thái độ của họ đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc? 2 - Tầng lớp tư sản: 2 + Họ là chủ nhà thầu khoán, đại lí, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công, 0.25 các chủ hãng buôn bán Họ bị các nhà tư bản Pháp chèn ép, chính quyền thực dân kìm hãm. + Do bị lệ thuộc, yếu ớt về mặt kinh tế, nên họ chỉ mong muốn có những
- thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống, chứ chưa dám tỏ thái độ hưởng 0.25 ứng hay tham gia các cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc - Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: + Họ chiếm một lực lượng đông đảo bao gồm: chủ các xưởng thủ công 0.25 nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, những viên chức cấp thấp như thông ngôn Cuộc sống của họ bấp bênh + Họ là những người có ý thức dân tộc, nên tích cực tham gia vào cuộc 0.25 vận động cứu nước đầu thế kỉ XX. - Giai cấp công nhân: + Với lực lượng lúc đó khoảng 10 vạn, họ xuất thân từ nông dân, không 0.25 có ruộng đất nên phải tìm đến các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền xin làm công ăn lương. + Họ bị áp bức bóc lột nặng nề nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt (tăng lương, 0.25 giảm giờ làm ). b. Sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới đã tác động đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta đầu thế kỉ XX: - Sự xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới đã tạo ra những điều kiện thúc đẩy cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước ta theo xu hướng mới 0.25 đầu thế kỉ XX - xu hướng dân chủ tư sản. - Phong trào đấu tranh diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú, quy mô 0.25 rộng lớn thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham giạ a. Chứng minh: “ Cu- ba - Hòn đảo anh hùng” . - Tháng 3 / 1952 Mĩ điều khiển tướng Batixta làm cuộc đảo chính và thiết lập ra chế độ độc tài quân sự ở CuBa - Dưới ách thống trị của tướng Batixta phong trào đấu tranh của nhân 0.25 dân CuBa phát triển mạnh mẽ. 26/7/1953 Phi đen -Cat –Xtơ-rô cùng 135 chiến sĩ yêu nước tấn công vào trại lính Môncađa , tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa này có ý nghĩa vô cùng to lớn đã thổi bùng nên phong trào đấu tranh ở CuBa - Tháng 11/1956 Phi Đen cùng 81 chiến sĩ từ Mê-hi-cô về nước sau đó xây dựng căn cứ cách mạng ở vùng núi Xi-e-ra Ma-e-xtra. 0.25 3 - 1/1/1959 CM CuBa giành thắng lợi. 2 - Chính phủ cách mạng lâm thời do Phi đen -Cat –Xtơ-rô đứng đầu đã tiến hành nhiều cải cách: cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí 0.25 nghiệp, xây dựng chính quyền cách mạng - 4/1961 nhân dân Cu-ba đã đánh tan đội quân 1300 lính đánh thuê của 0.25 Mĩ tại bãi biển Hi-rôn Cu-ba tuyên bố tiến lên chủ nghĩa xã hội. - Cu-ba đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội: cơ cấu ngành công nghiệp hợp lý, nông nghiệp đa 0.25 dạng, giáo dục, y tế, văn hóa thể thao phát triển mạnh mẽ b. Trình bày hiểu biết của em về mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa Cu-ba với Việt Nam.
- + Mối quan hệ đoàn kết hữu nghị tốt đẹp gắn bó mật thiết trong lịch sử nhân dân hai nước dày công vun đắp. 0.25 + Nhân dân Cu-ba anh em không ngừng ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần, được thể hiện qua câu nói nổi tiếng của lãnh tụ Phi-đen cát-xtơ-rô 0.25 " Vì Việt Nam, Cu-ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình" . + Nhân dân Việt Nam luôn tin tưởng và ủng hộ cả vật chất lẫn tinh thần cho nhân dân Cu-ba, thông qua các chuyến viếng thăm của nguyên thủ 0.25 hai nước. Những thành tựu nổi bật của Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX. *Thành tựu của Liên Xô: - Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử tạo thế cân bằng với Mĩ. 0.25 - Giai đoạn từ 1950- đầu những năm 70: Đạt nhiều thành tựu to lớn, sản xuất công nghiệp hàng năm tăng 9,6%. Là cường quốc CN đứng thứ hai 0.25 thế giới chỉ sau Mĩ - Liên Xô là nước mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ năm 1957 phóng vệ tinh nhân tạo 1961 phóng thành công con tàu Phương 0.25 Đông *Thành tựu kinh tế Mĩ: 0.25 - Mĩ vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản. - 4 2 Trong năm 1945-1950, Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới( 56,47%), sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần 5 nước Anh, Pháp, 0.25 Tây Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại, chiếm ¾ trữ lượng vàng của thế giới. - Có tiềm lực quân sự mạnh nhất thế giới tư bản là nơi khởi đầu cuộc CMKHKT lần thứ hai với nhiều thành tựu kì diệu, năm 1969 lần đẩu 0.25 tiên đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng. Nhận xét về sự phát triển kinh tế và địa vị quốc tế của hai nước trong giai đoạn lịch sử trên. 0.25 - Hai nước đều có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng và đều trở thành cường quốc kinh tế. - Hai nước đều trở thành trụ cột của Trật tự hai cực Ian ta chi phối mối 0.25 quan hệ quốc tế sau chiến tranh II. - Hoàn cảnh ra đời: - Hội nghị Ianta quyết định thành lập tổ chức quốc tế mới là Liên Hợp 0.25 quốc. - Ngày 24/10/1945 tại hội nghị San Fransico –Mĩ, đại biểu 50 nước đã họp thông qua hiến chương Liên hợp quốc, Liên hợp quốc chính thức 0.25 thành lập. 5 2 - Nhiệm vụ: + Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hợp tác 0.25 giữa các nước 0.25 + Thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, giáo dục và nhân đạo - Vai trò: 0.25 + Giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới, đấu tranh chống chủ nghĩa thực
- dân và chủ nghĩa Apacthai. + Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế văn hóa, nhất là đối với các nước Á, Phi và Mĩ Latinh. 0.25 -Các tổ chức của Liên hợp quốc đang hoạt động ở Việt Nam (Học sinh nêu được đúng từ 3 tổ chức trở lên được tối đa 0,5 điểm) - UNESCO: Tổ chức văn hóa giáo dục khoa học Liên hợp quốc - ULPD: Chương trình phát triển Liên hợp quốc 0.5 -WHO: Tổ chức Y tế Thế giới - FAO: Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc - UNICEF: Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc