Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp huyện - Môn: Lịch sử - Mã đề 786

docx 6 trang hoaithuong97 7391
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp huyện - Môn: Lịch sử - Mã đề 786", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_thcs_cap_huyen_mon_lich_su_m.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp huyện - Môn: Lịch sử - Mã đề 786

  1. UBND HUYỆN PHÙ NINH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn: Lịch sử ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 03 trang) MÃ ĐỀ THI: 786 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8,0 điểm) Hãy chọn và ghi vào tờ giấy làm bài phương án đúng của các câu sau đây: Câu 1. Thắng lợi của cuộc cách mạng nước nào đã làm cho chủ nghĩa xã hội nối liền từ Âu sang Á? A. Trung Quốc. B. Cuba. C. Việt Nam. D. Nga. Câu 2. Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhiều nước ở Đông Nam Á đã giành được chính quyền từ A. thực dân Anh. B. thực dân Pháp. C. đế quốc Mĩ. D. phát xít Nhật. Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động của Hội nghị I-an-ta (2/1945) đến quan hệ quốc tế? A. Thúc đẩy Chiến tranh thế giới thứ hai nhanh chóng kết thúc. B. Làm gia tăng mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường. C. Dẫn tới sự đối đầu Xô - Mĩ, Đông - Tây và Chiến tranh lạnh. D. Tạo ra khuôn khổ của một trật tự thế giới mới - trật tự hai cực I-an-ta. Câu 4. Điểm tương đồng trong quá trình ra đời của hai tổ chức: Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là gì? A. Các nước thành viên đều là đồng minh chiến lược của Liên Xô. B. Chịu tác động trực tiếp trực tiếp từ các quyết định của hội nghị I-an-ta. C. Xuất phát từ nhu cầu liên kết, hợp tác để cùng nhau phát triển. D. Nhằm hạn chế ảnh hưởng của Mĩ và Trung Quốc vào khu vực. Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực nổ ra phong trào giải phóng dân tộc sớm nhất ở Châu Phi là A. Bắc Phi. B. Nam Phi. C. Đông Phi. D. Tây Phi. Câu 6. Chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi cơ bản sụp đổ khi A. 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập (1960). B. An-giê-ri giành được độc lập (1962). C. Ăng-gô-la được trao trả độc lập độc lập (1975). D. Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống da đen đầu tiên ở Nam Phi (1994). Câu 7. Nội dung “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ không nhằm mục tiêu cơ bản nào? A. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. B. Ngăn cản phong trào giải phóng dân tộc. C. Lôi kéo, khống chế các nước đồng minh. D. Ngăn chặn, đẩy lùi rồi tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 8. Đặc điểm nổi bật của cách mạng khoa học kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. B. sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học - công nghệ. C. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.
  2. MÃ ĐỀ THI: 786 2 D. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Câu 9. Kẻ thù chính của nhân dân các nước Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. giai cấp tư sản và phong kiến. B. các nước đế quốc thực dân phương tây. C. chế độ phân biệt chủng tộc và tay sai của chúng. D. chế độ tay sai, phản động của chủ nghĩa thực dân mới. Câu 10. Để giải quyết vấn đề biển Đông, Việt Nam đã vận dụng xu thế nào trong quan hệ quốc tế sau “chiến tranh lạnh”? A. Liên minh chính trị với các nước. B. Lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước lớn. C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp quân sự. Câu 11. Cho các dữ kiện sau: 1. Nhân dân Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập. 2. Bồ Đào Nha tuyên bố trao trả độc lập cho Mô-dăm-bích. 3. Chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) bị xóa bỏ ở Cộng hòa Nam Phi. 4. 17 nước Châu Phi tuyên bố độc lập. Hãy sắp xếp các dữ kiện trên theo trình tự thời gian. A. 1, 2, 4, 3. B. 1, 4, 2, 3. C. 3, 2, 4, 1. D. 4, 1, 3, 2. Câu 12. Hiện nay, mục tiêu quan trọng nhất của ASEAN là gì? A. Giải quyết vấn đề biển Đông. B. Xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh. C. Hợp tác có hiệu quả trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa. D. Thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các nước thành viên. Câu 13. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời A. khi Mĩ bắt đầu chiến tranh xâm lược Việt Nam. B. khi Mĩ đã rút khỏi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. C. sau khi các nước đã giành được độc lập. D. sau khi các nước đã phát triển mạnh về kinh tế. Câu 14. Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết với giai cấp A. địa chủ. B. nông nhân. C. tư sản. D. tiểu tư sản. Câu 15. Nội dung nào không có trong nguyên tắc hoạt động của ASEAN? A. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. C. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực. D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 nước lớn. Câu 16. Một trong những cơ sở quan trọng tạo điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước ta vào đầu thế kỉ XX là A. chính sách khai thác bóc lột tàn bạo của Pháp. B. những chuyển biến trong cơ cấu nền kinh tế. C. sự xuất hiện những lực lượng xã hội mới. D. sự du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Câu 17. Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp làm gia tăng các mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam, nhưng lớn nhất vẫn là mâu thuẫn giữa A. nông dân với địa chủ phong kiến tay sai phản động. B. nông dân với thực dân Pháp và tay sai phản động.
  3. MÃ ĐỀ THI: 786 3 C. giai cấp tư sản Việt Nam với tư bản Pháp. D. toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai. Câu 18. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với thực dân Pháp, lực lượng xã hội nào dưới đây trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam? A. Tư sản mại bản. B. Công nhân. C. Tiểu tư sản. D. Nông dân. Câu 19. Phong trào “chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa“ năm 1919 là cuộc đấu tranh của A. giai cấp nông dân. B. giai cấp tư sản dân tộc. C. tầng lớp tiểu tư sản trí thức. D. giai cấp công nhân. Câu 20. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đi vào đấu tranh tự giác? A. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922). B. Tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922). C. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son- Sài Gòn (8/1925). D. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926). II. PHẦN TỰ LUẬN (12,0 điểm) Câu 1: (4,0 điểm). a. Trình bày nét chính của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh trong những năm 1945 -1975? b. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh có ý nghĩa lịch sử như thế nào? Câu 2: (3,0 điểm). a. Hãy xác định những nguyên nhân chung đưa đến sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của Nhật Bản và Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. b. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam có thể học tập được những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản và Tây Âu? Câu 3: (3,0 điểm). Vì sao ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Việt Nam và Đông Dương? Trình bày nội dung và nhận xét về chính sách kinh tế của thực dân Pháp ở Việt Nam. Câu 4: (2,0 điểm). Hãy cho biết mục tiêu, hình thức đấu tranh, điểm tích cực và hạn chế trong phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc, tiểu tư sản những năm 1919 – 1925. Hết Ghi chú: Cán bộ coi thi không phải giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số BD:
  4. MÃ ĐỀ THI: 786 4 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học 2020- 2021 Môn: Lịch Sử Hướng dẫn chấm có: 03 trang I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A D B C A C A D D C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B B C B D C D A B C II. PHẦN TỰ LUẬN (12.0 điểm) Câu Gợi ý, định hướng nội dung cần đạt Điểm a. Trình bày nét chính của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ 2,5 La-tinh trong những năm 1945 -1975? * Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX. - Phong trào đấu tranh được khởi đầu từ khu vực Đông Nam Á, nhiều nước đã tuyên 0,5 bố độc lập như Inđônêxia (17/8/1945), Việt Nam (2/9/1945) và Lào (12/10/1945). - Tiếp đó, phong trào lan nhanh sang Đông Bắc Á, Nam Á, Bắc Phi. Kết quả nhiều nước đã giành được thắng lợi như Trung Quốc (1949), Ấn Độ (1950), Ai Cập (1953) Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Châu Á đều giành được 0.5 độc lập, tuy nhiên nhiều nước Đông Nam Á vẫn phải tiếp tục chiến đấu chống sự xâm lược trở lại của thực dân phương Tây. - Năm 1960 có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập, được gọi là “Năm châu Phi”. 0,25 - Tại Mĩ La-tinh, ngày 1/1/1959, nhân dân Cu Ba đã lật đổ được chế độ độc tài thân 0,25 Mĩ, thành lập nước Cộng hòa Cu Ba do Phi-đen Cát-xtơ-rô đứng đầu. - Tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc về 1 cơ bản đã bị sụp đổ 0,5 * Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX. - Điểm nổi bật của giai đoạn này là nhân dân ba nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghi-nê Bít-xao đã giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực 0,5 dân Bồ Đào Nha những năm 1974-1975. Sự kiện này đánh dấu chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân ở châu Phi qua nhiều thế kỉ. b. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh có 1,5 ý nghĩa lịch sử như thế nào? - Thắng lợi của các nước Á, Phi và Mĩ La-tinh, làm cho bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi to lớn và sâu sắc. 0,5 - Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phân biệt 0,5 chủng tộc kéo dài nhiều thế kỉ sụp đổ hoàn toàn.
  5. MÃ ĐỀ THI: 786 5 - Đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập. Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới. 0,5 a. Hãy xác định những nguyên nhân chung đưa đến sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của Nhật Bản và Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 1,5 - Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật để tăng năng suất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Đây là nguyên nhân có ý nghĩa quyết 0,5 định đến sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. - Vai trò của nhà nước trong việc quản lý hiệu quả, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 0,5 - Biết tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển (Tây Âu tận dụng viện trợ của Mĩ, hợp tác có hiệu quả trong khuân khổ Cộng đồng châu Âu (EC); Nhật tận dụng viện trợ của Mĩ, từ các cuộc chiến tranh Mĩ xâm lược Triều Tiên và Việt Nam để làm 0,5 2 giàu). b. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam có thể học tập được những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản và Tây Âu? 1,5 - Chú trọng tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại, áp dụng sáng tạo công nghệ mới để đi tắt đón đầu, rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển kinh tế. 0,5 - Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế, tiếp thu kinh nghiệm quản lý của các nước khác. 0,5 - Ngoài việc phát huy tối đa yếu tố nội lực (tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào), cần phải tận dụng tốt những yếu tố bên ngoài để phát triển kinh tế (tranh thủ 0,5 vốn đầu tư của nước ngoài, thời cơ từ hội nhập quốc tế và khu vực ) Vì sao ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Việt Nam và Đông Dương? Trình bày nội dung và nhận xét về 3,0 chính sách kinh tế của thực dân Pháp ở Việt Nam. * Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Việt Nam và Đông Dương vì: - Bước ra khỏi CTTG thứ nhất, thực dân Pháp thắng trận nhưng đất nước bị tàn phá 0,25 nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ. - Tư bản Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra. 0,25 * Nội dung chính sách kinh tế của thực dân Pháp ở Việt Nam 3 - Thực dân Pháp đầu tư, bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp và khai mỏ. 0,25 - Nông nghiệp: Pháp tăng cường đầu tư vốn, chủ yếu vào đồn điền cao su làm cho diện tích trồng cây cao su tăng lên nhanh chóng. 0,25 - Công nghiệp: Chú trọng khai mỏ, số vốn đầu tư tăng; nhiều công ti mới ra đời. Mở thêm một số cơ sở công nghiệp chế biến. 0,25 - Thương nghiệp: Pháp độc quyền xuất nhập khẩu, đánh thuế nặng vào hàng hoá các nước nhập vào Việt Nam, hàng của Pháp bị đánh thuế nhẹ hoặc không bị đánh thuế. 0,25
  6. MÃ ĐỀ THI: 786 6 - Giao thông vận tải: Đầu tư phát triển thêm, đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn. 0,25 - Ngân hàng: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương. 0,25 * Nhận xét - Chính sách kinh tế của Pháp ít nhiều làm cho nền kinh tế có sự phát triển nhất định, nhưng thực chất nhằm tận thu các nguồn lợi ở Việt Nam; giữ nền kinh tế nước ta 0,5 trong vòng lạc hậu, bị cột chặt vào kinh tế Pháp. - Chính sách kinh tế còn khiến tài nguyên thiên nhiên Việt Nam cạn kiệt, đời sống nhân dân cực khổ; xã hội phân hóa sâu sắc, các mâu thuẫn gay gắt đan xen. 0,5 Hãy cho biết mục tiêu, hình thức đấu tranh, điểm tích cực và hạn chế trong phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc, tiểu tư sản những năm 1919 – 2,0 1925. - Mục tiêu: Chống đế quốc, phong kiến, đòi tự do dân chủ, đòi quyền lợi về kinh tế. 0,5 - Hình thức đấu tranh: Phong phú như mít tinh, biểu tình, bãi khóa, xuất bản báo chí, 0,5 thành lập các tổ chức chính trị. 4 - Tích cực: Phong trào đấu tranh diến ra sôi nổi, thu hút đông đảo các lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh phong phú, thể hiện rõ mục tiêu chống đế quốc, phong kiến, 0,5 đòi các quyền tự do dân chủ; Phong trào thể hiện ý thức dân tộc, dân chủ và mang tính chất quần chúng rộng rãi - Hạn chế: Phong trào còn mang tính chất tự phát, chỉ giới hạn ở mục tiêu kinh tế và còn thiếu sự liên hệ với nhau; thiếu một đường lối lãnh đạo cách mạng đúng đắn 0,5 Hết Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa với những bài làm chính xác, bố cục hợp lý, trình bày rõ ràng, đủ nội dung; - Giám khảo chú ý những bài làm sáng tạo, thể hiện quan điểm của học sinh, cách diễn đạt khác mà vẫn đảm bảo nội dung theo yêu cầu./.