Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn Lịch Sử (đề chính thức)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn Lịch Sử (đề chính thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_lich_su_de_chinh_thuc.doc
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 - Môn Lịch Sử (đề chính thức)
- PHÒNG GD- ĐT ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VĨNH TƯỜNG MÔN LỊCH SỬ NĂM HOC 2010 -2011 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: Khái quát về quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Câu 2: Nét khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi với khu vực Mĩ La-tinh là gì? Vì sao có sự khác biệt đó? Câu 3: Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đến năm 1918 theo mẫu: thời gian, tên phong trào, lãnh đạo, địa bàn và rút ra nhận xét chung về lãnh đạo, mục tiêu, lực lượng, hình thức? Câu 4: Nêu những sự kiện của cách mạng thế giới có ảnh hưởng tới cách mang Việt Nam và chỉ rõ ảnh hưởng như thế nào? Câu 5: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919-1925) phong trào cách mạng Việt Nam diễn ra như thế nào? Em hãy trình bày và nhận xét. Ghi chú: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: ; SBD:
- PHÒNG GD- ĐT HD CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VĨNH TƯỜNG MÔN LỊCH SỬ Câu hỏi Nội dung Điểm Câu 1 Khái quát về quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở (3,0đ) các nước Á, Phi, Mĩ La- tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay: Thí sinh cần nêu được các giai đoạn phát triển của phong trào GPDT ở châu Á, châu Phi, Mĩ La-tinh cụ thể : *Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 1960: 1,0đ - Ở Đông Nam Á: Khi được tin phát xít Nhật đầu hàng nhân dân các nước Đông Nam Á đã nổi dậy (kể tên 1 số nước) 0,2đ - Phong trào ở Bắc Á (Trung Quôc) , Nam Á (Ấn Độ) 0,2đ - Ở châu Phi: Ai Cập(1952), An giê ri(1954-1962). Đặc biệt năm 1960 có 0,2đ 17 nước châu Phi đã tuyên bố độc lập (năm châu Phi) - Ở Mĩ La- tinh: Cách mạng Cu Ba (1959) 0,2đ Như vậy: Đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX hệ thống thuộc địa của 0,2đ CN thực dân đã bị sụp đổ. *Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX 1,0đ - Phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi: Ăng –gô-la, 0,3đ Mô- dăm- bích, Ghi-nê-bít-xao . - Từ đầu những năm 70 nhân dân ba nước này đã đấu tranh vũ trang đến năm 0,4đ 1974 chính phủ mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho các nước này -Thắng lợi của ba nước trên đã cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa, đặc biệt nhân dân châu Phi. 0,3đ *Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX - Đến cuối những năm 70 chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình 1,0đ thức phân biệt chủng tộc (A-Pác-thai)tập trung ở miền nam châu Phi 0,25đ - Sau nhiều năm đấu tranh kiên trì và bền bỉ của người da đen chính quyền của người da trắng ở những nước này phải tuyên bố xóa bỏ chế độ 0,25đ phân biệt chủng tộc (A-Pác- thai) . - Chính quyền của người da đen được thành lập ở Rô-đê-ri-a(1980), Tây Nam phi(1990) 0,25đ - Năm 1993chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xóa bỏ Câu 2 Nét khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, 0,25đ (1,0 đ) châu Phi với khu vực Mĩ La tinh là: *Nét khác biêt: 1,0 đ - Châu Á, châu Phi đấu tranh chống bọn đế quốc, thực dân và tay sai để GPDT giành độc lập và chủ quyền. 0,25đ - Khu vực Mĩ La- tinh đấu tranh chống các thế lực thân Mĩ để thành lập chính phủ DTDC qua đó giành lại chủ quyền DT. 0,25đ *Vì: - Châu Á, châu Phi là thuộc địa, nửa thuộc đia, phụ thuộc vào CNTB, độc lập chủ quyền đã bị mất . 0,25đ - Khu vực Mĩ La- tinh vốn là những nước cộng hòa độc lập nhưng thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ . 0,25đ
- Câu 3:1,5 đ Thời gian Tên phong trào Lãnh đạo Địa bàn Điểm 1904 Cuộc vận động Duy Phan Châu Trinh Trung kì 0,1 Tân 1905-1907 Đông du Phan Bội Châu Trung kì 0,2 Nam kì. 1906-1907 Đông kinh nghĩa thục Lương văn Can, Nguyễn Bắc kì 0,2 Quyền 1908 Chống thuế Tự phát Trung kì 0,1 1916 Khởi nghĩa ở Huế Vua Duy Tân, Thái Phiên, Huế 0,2 Trần Cao Vân 1917 Khởi nghĩa của binh Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn), Thái Nguyên 0,2 lính Thái Nguyên Lương Ngọc Quyến Nhận xét: 0,5đ - Lãnh đạo: Đều là các sĩ phu yêu nước có tư tưởng mới. có cả vua Duy Tân 0,1đ - Mục tiêu : Chống Pháp và phong kiến giành độc lập cho Tổ Quốc, xây dựng 0,2đ nhà nước tư bản - Lực lượng tham gia: nhân dân, tư sản, tiểu tư sản, binh lính v.v 0,1đ - Hình thức:Bạo động, cải cách, chính trị, cầu viện . 0,1đ Câu 4 *Những sự kiện của cách mạng thế giới có ảnh hưởng tới cách 0,5đ (1,0 đ) mạng Việt Nam: - Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công đã làm cho 0,2đ phong trào GPDT ở các nước phương Đông và phong trào công nhân các nước phương Tây gắn bó mật thiết với nhau - Làn sóng cách mạng đã dâng cao trên toàn thế giới . 0,1đ - 1919 Quốc tế Cộng sản được thành lập 0,1đ - Sự ra đời của Đảng Cộng sản Pháp (1920) Đảng Cộng sản Trung 0,1đ Quốc(1921) *Ảnh hưởng như thế nào? 0,5đ - Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công, Quốc tế Cộng sản ra đời đã tác động mạnh mẽ tới sự lựa chọn con đường giải phóng 0,25đ dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. - Hoàn cảnh trên cũng tạo diều kiện thuận lợi cho việc truyền bá tư 0,25đ tưởng Mác-Lê nin vào Việt Nam. Câu 5 Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ (3,5đ) nhất(1919-1925) HS cần nêu được các phong trào của giai cấp TS dân tộc, tiểu TS, giai cấp công nhân. Cụ thể như sau: *Phong trào của TS dân tộc: 1,0đ - Giai cấp TS ra đời trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, 0,2đ vốn liếng nhỏ bé, bị TS Pháp chèn ép do vậy họ muốn vươn lên giành
- lấy vị trí trong nền kinh tế Việt Nam nên họ đã phát động cuộc đấu tranh. - Họ phát động phong trào chấn hưng nội hóa(hàng sản xuất trong 0,2đ nước), bài trừ ngoại hóa(hàng của nước ngoài mang vào)(1919). - Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng 0,2đ lúa gạo ở Nam kì(1923). - Một số địa chủ và tư bản ở miền Nam đã thành lập Đảng Lập Hiến 0,2đ v.v nhưng khi Pháp nhượng cho một số quyền lợi thì họ lại thỏa hiệp với Pháp. +Nhận xét: Giai cấp TS dân tộc đấu tranh chủ yếu là đòi quyền lợi 0,2đ về kinh tế, họ đấu tranh chống sự chèn ép của tư bản nước ngoài, nhưng điểm hạn chế của phong trào thể hiện ở chỗ các hoạt động bộc lộ tính chất cải lương phục vụ của tầng lớp trên *Phong trào của tiểu tư sản: 1,0đ - Giai cấp tiểu tư sản ra đời đồng thời với giai cấp tư sản Việt Nam, 0,2đ thành phần rất đa dạng - Vì bị áp bức bóc lột nên tầng lớp TTS đã đứng lên đấu tranh họ 0,2đ lập được các tổ chức chính trị như hội Phục Việt, hội Hưng Nam, Đảng Thanh niên - Họ tổ chức mít tinh, biểu tình, bãi khóa v.v , xuất bản báo tiến bộ 0,2đ như Chuông rè, Người nhà quê, An Nam trẻ v.v - Tháng 6/1924 tiếng bom Phạm Hông Thái ở Sa Điện (Quảng Châu- 0,2đ Trung Quốc), phong trào đòi thả Phan Bộ Châu(11/1925) và để tang Phan Châu Trinh(1926). +Nhận xét:- Phong trào đấu tranh của TTS nhằm chống cường quyền 0,2đ áp bức đòi tự do dân chủ, mang tính chất yêu nước .Điểm tích cực của phong trào là có tác dụng thức tỉnh lòng yêu nước truyền bá tự do dân chủ trong nhân dân. Tuy vậy phong trào còn mang tính bồng bột, xốc nổi, chưa có chính đảng lãnh đạo. *Phong trào công nhân(1919-1925) 1,5đ - Giai cấp công nhân ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 0,2đ nhất của Pháp, họ có đặc điểm riêng là bị ba tầng áp bức bóc lột, có quan hệ gần gũi gắn bó với nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước của DT - Những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất tuy các cuộc đấu tranh còn lẻ tẻ tự phát 0,1đ - Năm 1920 công nhân Sài Gòn, Chợ Lớn đã thành lập Công Hội đỏ do Tôn Đức Thắng đứng đầu. 0,2đ - Các cuộc đấu tranh của thủy thủ pháp và công nhân thủy Trung Quốc ở các cảng lớn như Hương Cảng, Thượng Hải . 0,2đ Từ năm 1919-1925 đã nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân đó là đấu tranh của công nhân viên chức các sở công thương của pháp ở 0,2đ Bắc Kì - Các cuộc bãi công của công nhân dệt, xay xát gạo ở Nam Định, Hà 0,2đ Nội, Hải Dương(1924)
- - Tháng 8/1925 công nhân Ba Son (Sài Gòn) bãi công Đã đánh 0,2đ dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam , đấu tranh có tổ chức, có lãnh đạo và thể hiện được tinh thần quốc tế vô sản, giai cấp công nhân bắt đầu đấu tranh tự giác. +Nhận xét: Phong trào công nhân từ 1919-1925 có bước phát triển 0,2đ mới.Tuy các cuộc đấu tranh còn lẻ tẻ và mang tính tự phát, nhưng ý thức giai cấp, chính trị của giai cấp công nhân ngày càng phát triển tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân Ba Son(Sài Gòn). Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa các ý khi bài làm chặt chẽ, lôgic theo yêu cầu của bài thi HSG. - Những bài làm thể hiện sự sáng tạo trong cách hiểu và trình bày thì người chấm chú ý vận dụng để cho điểm phù hợp.