Đề thi chọn học sinh giỏi khối lớp 9 - Môn: Lịch Sử

doc 4 trang hoaithuong97 5150
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi khối lớp 9 - Môn: Lịch Sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_khoi_lop_9_mon_lich_su.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi khối lớp 9 - Môn: Lịch Sử

  1. PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2017-2018 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi này gồm 01 trang Câu 1. (6,0 điểm) Nêu những nét chính trong các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896). Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX? Câu 2. (4,0 điểm) Phân tích hoàn cảnh lịch sử của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nêu những nét mới của phong trào đó về các mặt: lãnh đạo, lực lượng tham gia, mục tiêu đấu tranh, quy mô. Câu 3. (4,0 điểm) Phân tích nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX. Câu 4. (6,0 điểm) Điều kiện lịch sử mới của phong trào giải phóng dân tộc thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Làm rõ những thắng lợi tiêu biểu của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thế giới trong các năm: 1945, 1959, 1960. HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh SBD: phòng thi
  2. PHÒNG GD&ĐT KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2017-2018 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ (Gồm 04 trang) Câu Nội dung Điểm 1 Nêu những nét chính trong các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896). Tại sao nói: cuộc khởi nghĩa 6,0 Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX? 1. Những nét chính các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Hương Khê: - Từ 1885 đến 1888: là giai đoạn chuẩn bị lực lượng, do Cao Thắng trực tiếp phụ 1,0 trách, nghĩa quân xây dựng căn cứ, huấn luyện, sản xuất vũ khí. - Từ 1888 đến 1896: là giai đoạn chiến đấu quyết liệt. + Diễn ra nhiều trận đánh lớn như trận ở đồn Trường Lưu (5 - 1890), trận tập kích 0,5 thị xã Hà Tĩnh (8 - 1892), trận ở núi Vụ Quang (10 - 1894) + Sau 1894, quân Pháp tấn công ác liệt, Phan Đình Phùng hy sinh tháng 12 - 0,5 1895, cuộc khởi nghĩa kết thúc thất bại vào đầu năm 1896. 2. Giải thích: - Thời gian diễn ra dài nhất (từ năm 1885 đến 1896) trong phong trào Cần Vương 0,5 chống Pháp. - Địa bàn khởi nghĩa rộng lớn: gồm 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng 1,0 Bình. - Lãnh đạo khởi nghĩa: Cụ Phan Đình Phùng, điển hình cho giới văn thân sĩ phu yêu nước cuối thế kỉ XIX, cụ vốn là một vị quan lớn trong triều Nguyễn. Ngoài 0,5 ra, còn có Cao Thắng, một tướng giỏi xuất thân từ nông dân. - Tổ chức lực lượng: rất chặt chẽ, nghĩa quân chia thành 15 quân thứ, ở trong nhân dân tự chế tạo được vũ khí, chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, căn cứ 1,0 khởi nghĩa . - Có nhiều cách đánh giặc độc đáo: tổ chức được nhiều trận đánh lớn, tấn công đồn Pháp, phục kích địch, tinh thần chiến đấu dũng cảm, gây cho Pháp nhiều tổn 1,0 thất nặng nề. 2 Phân tích hoàn cảnh lịch sử của phong trào yêu nước Việt Nam 4,0
  3. đầu thế kỷ XX. Nêu những nét mới của phong trào đó về các mặt: lãnh đạo, lực lượng tham gia, mục tiêu đấu tranh, quy mô. 1. Hoàn cảnh lịch sử : - Đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, 0,5 tác động đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. - Những luồng tư tưởng mới từ bên ngoài ảnh hưởng đến con đường cứu nước Việt Nam, như cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868, cuộc vận động 0,5 Duy Tân ở Trung Quốc năm 1898 - Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp (1897 - 1914) tác động đến kinh tế - xã hội Việt Nam, làm xuất hiện những giai cấp và tầng lớp 0,5 mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản . 2. Những nét mới trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX: - Lãnh đạo phong trào: là các văn thân sĩ phu yêu nước tiến bộ, chịu ảnh hưởng 1,0 của khuynh hướng dân chủ tư sản như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng - Lực lượng tham gia: gồm nhiều giai cấp, tầng lớp mới như công nhân, tiểu tư 0,5 sản, tư sản dân tộc - Mục tiêu đấu tranh: không chỉ là giành độc lập dân tộc, mà còn chống phong 0,5 kiến, đòi cải cách, canh tân đất nước, phát triển xã hội - Quy mô : rộng lớn, ở cả trong nước và ở cả ngoài nước. 0,5 Phân tích nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX. 4,0 3 - Mâu thuẫn dân tộc sâu sắc: Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược vũ trang Việt Nam, bước vào thời kì bình định tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân Việt Nam làm cho mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp trở nên sâu sắc. 1,0 - Triều đình phong kiến Nguyễn đầu hàng, nội bộ phân hóa, phe chủ chiến có những hành động phản kháng trong khi thực dân Pháp quyết tâm trừ khử phe chủ chiến: Triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã cơ bản đầu hàng thực dân Pháp qua hai hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884) kí với Pháp. Nội bộ triều đình nhà Nguyễn phân hóa sâu sắc giữa phe chủ chiến và phe chủ hòa Phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết vẫn nuôi hi vọng khôi phục lại chủ quyền khi có thời cơ, trong bối cảnh thực dân Pháp quyết tâm trừ khử phe chủ chiến trong triều 1,5 đình - Chiếu Cần Vương đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước, vốn đang âm ỉ cháy trong quần chúng nhân dân: Sau cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế (7-1885), Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời kinh đô Huế, nhân danh nhà vua ra chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu cùng nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước. 1,5 4 Điều kiện lịch sử mới của phong trào giải phóng dân tộc thế giới sau 6,0 chiến tranh thế giới thứ hai. Làm rõ thắng lợi tiêu biểu của phong
  4. trào giải phóng dân tộc thế giới trong các năm: 1945, 1959, 1960. 1. Điều kiện lịch sử mới của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 0,5 - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, chủ nghĩa thực dân, đế quốc suy yếu - Sau Chiến tranh giới thứ hai, chủ nghĩa thực dân, đế quốc quay trở lại 0,5 xâm lược các thuộc địa, tăng cường đàn áp, bóc lột nhân dân - Mĩ với tiềm lực kinh tế, tài chính, quân sự vượt trội thực hiện chiến lược toàn cầu, lôi kéo các nước đồng minh đàn áp phong trào giải phóng 0,5 dân tộc. - Sự lớn mạnh của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới Sự ra 0,5 đời của các tổ chức tiến bộ: Liên hợp quốc, phong trào không liên kết - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các lực lượng cách mạng ở các nước 0,5 Á - Phi - Mĩ latinh không ngừng lớn mạnh, trưởng thành 2. Thắng lợi tiêu biểu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của cách mạng thế giới trong các năm: 1945, 1959, 1960. * Năm 1945: Chớp thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, các nước ở Đông 1,0 Nam Á đã đấu tranh giành độc lập thành lập các quốc gia độc lập: Ở Inđônêxia 17-8-1945 đọc Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia. - Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Đông Dương chớp thời cơ tiến hành Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, ngày 2-9-1945 khai sinh nước 0,5 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Ở Lào: Ngày 23-8-1945 nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền. 0,5 Ngày 12-10- 1945 Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập. * Năm 1959: Cuộc đấu tranh của nhân dân Cuba chống chế độ độc tài Batixta dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô diễn ra mạnh mẽ Ngày 1,0 1-1-1959 cách mạng Cuba thắng lợi hoàn toàn, nước Cộng hòa Cuba ra đời. * Năm 1960: Ở châu Phi phong trào đấu tranh phát triển mạnh trên toàn châu lục, 17 nước châu Phi được trao trả độc lập, lịch sử gọi là Năm Châu 0,5 Phi (Trên đây là những nội dung cơ bản nhất mà khi làm bài học sinh phải đề cập đến. Bài viết đủ nội dung, chính xác, logic thì mới cho điểm tối đa) Hết