Đề thi chọn học sinh giỏi khối 9 cấp huyện - Môn Lịch Sử

pdf 5 trang hoaithuong97 10391
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi khối 9 cấp huyện - Môn Lịch Sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_khoi_9_cap_huyen_mon_lich_su.pdf

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi khối 9 cấp huyện - Môn Lịch Sử

  1. UBND HUYỆN YÊN LẠC ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO NĂM HỌC 2018 – 2019 TẠO MÔN: LỊCH SỬ (Thời gian 150 phút, không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 (2,0 điểm). Bằng những sự kiện lịch sử đã học, hãy làm rõ cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1918. Câu 2 (2,0 điểm). Động lực nào đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Quá trình tìm đường cứu nước của Người có gì khác so với các nhà cách mạng tiền bối? Câu 3 (2,0 điểm). Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 1989- 1991 đã gây nên những hậu quả gì? Câu 4 (2,5 điểm). Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai: a) Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu năm 1950 đã giành được những thắng lợi tiêu biểu nào? b) Tại sao nói thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới? Câu 5 (1,5 điểm). Hiệp ước Ba-li của tổ chức ASEAN kí tháng 2-1976 đã xác định những nguyên tắc cơ bản nào ? Tại sao Hiệp ước này được coi là cơ sở tạo ra bước ngoặt mới trong sự phát triển của ASEAN ? Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: , SBD:
  2. PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN Năm học 2018- 2019 MÔN: LỊCH SỬ LỚP 9 Câu 1 (2,0 điểm). Bằng những sự kiện lịch sử đã học, hãy làm rõ cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1918. Nội dung Điểm - Cuộc khủng hoảng về đường lối cách mạng từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1918: các phong trào đấu tranh của nhân dân ta không xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ, lực lượng, phương pháp đấu tranh để giải quyết những mâu 0,25 thuẫn cơ bản và chủ yếu của xã hội thuộc địa nửa phong kiến ở Việt Nam lúc đó - Cuối thế kỷ XIX: Phong trào Cần vương chống Pháp theo hệ tư tưởng phong kiến hạn chế trong việc xác định mục tiêu đấu tranh chống Pháp lập lại chế độ phong kiến, phương pháp đấu tranh bạo động vũ trang mang tính 0, 5 thủ hiểm, các phong trào thiếu sự phối hợp thống nhất phong trào thất bại chấm dứt hoàn toàn con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến. - Phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913): Phong trào tự phát của nông dân chống chính sách bình định của Pháp để bảo vệ cuộc sống của mình. 0,25 Phong trào còn hạn chế trong xác định nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh sau 30 năm phong trào thất bại. - Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các sỹ phu yêu nước có tư tưởng tiến bộ khởi xướng: Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy tân chống Pháp dưới nhiều hình thức khác nhau cải cách, 0,5 bạo động, hạn chế trong xác định kẻ thù, mục tiêu đấu tranh, tập hợp lực lượng phong trào thất bại. - Phong trào trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra: Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên, Hội kín ở Nam kỳ của binh lính, của nông dân 0,25 thể hiện sự bế tắc trong đường lối đấu tranh đã nhanh chóng thất bại. - Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tất cả các phong trào yêu nước chống Pháp ở nước ta diễn ra liên tục nhưng đều thất bại. Nguyên nhân chính là thiếu 0,25 đường lối đấu tranh đúng đắn do đó phong trào yêu nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng về đường lối cách mạng và giai cấp lãnh đạo cách mạng. Câu 2 (2,0 điểm) Động lực nào đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ? Quá trình tìm đường cứu nước của Người có gì khác so với các nhà cách mạng tiền bối ? ội dung Điểm * Động lực đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước 0,5 - Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược và thống trị, nhân dân ta trở thành nô lệ, Người xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở một quê hương có truyền thống đấu
  3. tranh cách mạng. Chứng kiến cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động dưới 0,5 ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp và tay sai, sự bế tắc của phong trào cứu nước cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX; với lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, ý chí, nghị lực kiên cường, Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc * Điểm khác so với các nhà cách mạng tiền bối: 1,5 - Về hướng đi và sự tiếp cận với chân lí cứu nước: Khác với những nhà cách mạng tiền bối hướng về Trung Quốc và Nhật Bản, Nguyễn Tất Thành quyết 0,5 định đi sang phương Tây, đến nước Pháp - Về mục đích: Khác với những người đi trước, cầu viện bên ngoài, tổ chức tuyên truyền, vận động duy tân, chuẩn bị lực lượng đánh Pháp theo con đường dân chủ tư sản; Nguyễn Tất Thành đến nước Pháp để tìm hiểu xem 0,5 nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình, mục đích là đi tìm đường cứu nước. - Về hành trình: để tìm chân lý cứu nước, Người đã trải qua một cuộc hành trình lâu dài, qua nhiều nước vừa lao động để kiếm sống vừa học tập nghiên cứu, hòa mình vào phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và 0,5 nhân dân lao động các nước, từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quá trình khảo sát, lựa chọn từ đó giúp Người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn Câu 3 (2,0 điểm) Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 1989- 1991 đã gây nên những hậu quả gì ? Nội dung Điểm * Nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô 1,5 và các nước Đông Âu - Thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế – xã hội, chủ quan duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường Điều đó làm cho nền kinh tế đất nước thiếu tính năng 0,5 động, sản xuất trì trệ; xã hội thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế XHCN - Không bắt kịp sự phát triển của cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại, đưa tới khủng hoảng về kinh tế- chính trị. Chậm sửa chữa, thay đổi trước những 0,5 biến động lớn của tình hình thế giới, và khi đã sửa chữa, thay đổi thì lại rời bỏ những nguyên lí đúng đắn của chủ nghĩa Mác- Lê Nin - Khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm nặng nề. Những sai lầm và sự tha hóa về phẩm chất chính trị và 0,25 đạo đức cách mạng của một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong một số nước xã hội chủ nghĩa - Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước ( cuộc ấn công hòa bình mà họ thường gọi là cuộc cách mạng nhung ) có tác động 0,25 không nhỏ làm cho tình hình càng thêm rối loạn * Hậu quả: 0,5 - Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 1989- 1991 đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Đó 0,25 là một tổn thất lớn trong phong trào cộng sản- công nhân quốc tế
  4. - Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại. Trật tự thế giới hai 0,25 cực đã kết thúc Câu 4 (2,5 điểm) Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai: a) Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu năm 1950 đã giành được những thắng lợi tiêu biểu nào ? b) Tại sao nói thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới ? Nội dung Điểm * Thắng lợi tiêu biểu của phong trào giải phóng dân tộc 1,75 + Năm 1945: một số quốc gia độc lập ra đời: - Ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, một số quốc gia đã tuyên bố độc lập. Ngày 17-8-1945, Inđônêxia tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hoà In-đô-nê-xi-a. - Cuộc cách mạng tháng Tám của nhân dân Việt Nam thành công dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (2-9-1945). 0,75 - Ngày 12-10-1945 nước Lào tuyên bố độc lập. - Thắng lợi của cách mạng ba nước In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc, đặc biệt là nhân dân châu Á, châu Phi + Năm 1949: Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập - Sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản, kéo dài 3 năm (1946- 1949). Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng. Ngày 1-10-1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời. 0,5 - Thắng lợi này chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, xoá bỏ chế độ phong kiến, đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội; hệ thống xã hội chủ nghĩa nối liền từ châu Âu sang châu Á; ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. + Năm 1950: Ấn Độ tuyên bố độc lập - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại bùng lên mạnh mẽ. Trước áp lực đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh buộc phải trao trả độc lập hoàn toàn cho Ấn Độ. Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước 0,5 cộng hoà Ấn Độ. - Thắng lợi của nhân dân Ấn Độ trong cuộc đấu tranh giành độc lập có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. * Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới 0,75 thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới vì: - Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã xoá bỏ ách thống trị của ủ nghĩa thực dân, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và 0,25 chế độ phân biệt chủng tộc kéo dài nhiều thế kỉ sụp đổ hoàn toàn. - Đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập. Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế 0,25 giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
  5. - Góp phần vào quá trình làm "xói mòn" và tan rã trật tự thế giới hai cực 0,25 Ianta được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai Câu 5 (1,5 điểm) Hiệp ước Ba-li của tổ chức ASEAN kí tháng 2-1976 đã xác định những nguyên tắc cơ bản nào ? Tại sao Hiệp ước này được coi là cơ sở tạo ra bước ngoặt mới trong sự phát triển của ASEAN ? Nội dung Điểm * Hiệp ước Ba-li của tổ chức ASEAN kí tháng 2-1976 đã xác định những 0,5 nguyên tắc cơ bản: - Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội 0,25 bộ của nhau. - Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết mọi tranh 0,25 chấp bằng hòa bình. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội Hiệp ước Ba-li được coi là cơ sở tạo ra bước ngoặt mới trong sự phát triển 1,0 của ASEAN vì: - Trong bối cảnh lịch sử mới ở Đông Nam Á, Mĩ thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến tranh Việt Nam, cách mạng ba nước Đông Dương thắng lợi; tháng 2/1976 các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký kết các văn kiện quan trọng (Hiệp ước Bali). Hiệp 0,5 ước Ba-li đã đặt nền tảng lý luận cho sự hợp tác ASEAN, hình thành chủ nghĩa khu vực ASEAN; đồng thời củng cố nền tảng pháp lý, cơ cấu tổ chức bảo đảm cho sự hợp tác ASEAN - Hiệp ước Ba-li cũng mở cửa cho các nước khác trong khu vực tham gia Sau Hiệp ước Ba li, mối quan hệ giữa các nước trong ASEAN đã không ngừng phát 0,5 triển, ngày càng gắn bó hơn, quan hệ giữa các nước Đông Dương với các nước ASEAN được cải thiện rõ rệt vị thế của ASEAN ngày càng lớn mạnh hơn HẾT