Đề thi chọn học sinh giỏi huyện - Môn thi: Hóa Học
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi huyện - Môn thi: Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_thi_hoa_hoc.doc
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi huyện - Môn thi: Hóa Học
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN NINH GIANG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2013 – 2014 ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN THI: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 07/11/2013 ( Đề thi gồm có 01 trang ) Câu 1 (2điểm): Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xẩy ra. 1. Cho vào ống nghiệm một ít bột CuO màu đen, thêm 1-2ml dung dịch HCl vào, lắc nhẹ. 2. Ngâm một đoạn dây đồng trong dung dịch bạc nitrat. 3. Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch H2SO4 loãng, nhỏ vào 3 – 4 giọt dung dịch BaCl2. 4. Nhỏ vài giọt dung dịch muối CuSO4 vào ống nghiệm đựng 1 ml dung dịch NaOH. Câu 2 (2 điểm): Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, NaOH, Na2SO4, Ba(OH)2. Chỉ được dùng quỳ tím, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học? Viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 3 (2 điểm): Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển đổi hóa học sau, ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có. (1) (2) (3) (5) (6) (7) FeCl3 FeCl2 Fe(NO3)2 Fe(OH)2 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe (4) (8) Câu 4 (2 điểm): Hoà tan hết 4,68gam hỗn hợp 2 muối ACO3, BCO3 bằng dung dịch H2SO4 loãng. Sau phản ứng thu được dung dịch X và 1,12 lít khí CO2 (đktc). 1) Tính tổng khối lượng các muối tạo thành trong dung dịch X. 2) Tìm các kim loại A, B và tính thành phần % khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. Biết tỉ lệ số mol n : n 2 :3 , tỉ lệ khối lượng mol M : M = 3:5. ACO3 BCO3 A B 3) Cho toàn bộ lượng khí CO 2 thu được ở trên hấp thụ vào 200ml dung dịch Ba(OH) 2. Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 để thu được 1,97g kết tủa Câu 5 (2 điểm): Cho 37,2 gam hỗn hợp X gồm: R, FeO, CuO (R là kim loại chỉ có hóa trị II, hidroxit của R không có tính lưỡng tính) vào 500 gam dung dịch HCl 14,6 % (HCl dùng dư), sau phản ứng thu được dung dịch A, chất rắn B nặng 9,6 gam (chỉ chứa một kim loại) và 6,72 lít H 2 (đktc). Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch KOH dư, thu được kết tủa D. Nung kết tủa D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 34 gam chất rắn E gồm hai oxit. 1. Tìm R. 2. Cho 12 gam kim loại R ở trên vào 1 lít dung dịch MSO4 và NSO4 (M, N là kim loại) có cùng nồng độ là 0,1M (Biết R đứng trước M, M đứng trước N trong dãy hoạt động hóa học) thu được chất rắn C có khối lượng 19,2 gam. Cho C tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng dư thì còn lại một kim loại không tan có khối lượng 6,4 gam. Xác định 2 kim loại M và N. Cho biết : Mg = 24, Ca = 40, Fe = 56, Ba = 137, Cu = 64, C= 12, O = 16, H = 1, Cl=35,5, S=32 Hết Họ và tên thí sinh: Giám thị số 1: Số báo danh: : Giám thị số 2: