Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường năm học 2017 – 2018 môn Hóa học khối lớp 9 - Trường THCS Trần Quốc Toản

doc 3 trang mainguyen 5470
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường năm học 2017 – 2018 môn Hóa học khối lớp 9 - Trường THCS Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_nam_hoc_2017_2018_mon_h.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường năm học 2017 – 2018 môn Hóa học khối lớp 9 - Trường THCS Trần Quốc Toản

  1. PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Năm học: 2017 – 2018 Môn: Hóa học. Khối lớp 9. Thời gian: 45 phút. Đề: Câu 1: (3,0đ) Viết các phương trình hóa học của chuỗi biến hóa sau: Zn  H2  Cu  CuO Câu 2: (5,0đ) Có 4 chất rắn ở dạng bột là Al, Cu, Al 2O3 và CuO. Vì sao chỉ 1 lần thử với dung dịch HCl ta có thể nhận biết được mỗi chất? Viết các phương trình hóa học (nếu có). Câu 3: (4,0đ) (Yêu cầu giải theo phương pháp sơ đồ đường chéo) Phải cần bao nhiêu lít dung dịch KOH 38% (D = 1,195 g/ml) và bao nhiêu lít dung dịch KOH 8% (D = 1,039 g/ml) để pha trộn thành 2 lít dung dịch KOH 20% (D = 1,1 g/ml)? Câu 4: (8,0đ) Có V lít hỗn hợp khí gồm CO và H2. Chia V lít hỗn hợp khí thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần thứ nhất bằng oxi, sau đó dẫn sản phẩm đi qua nước vôi trong (dư), thu được 20 gam chất kết tủa màu trắng. Dẫn phần thứ hai đi qua bột CuO nóng (dư), phản ứng xong thu được 19,2 gam kim loại Cu. a/ Viết các phương trình hóa học. b/ Tính thể tích của V lít hỗn hợp khí (đkct) ban đầu. c/ Tính thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí ban đầu. HẾT
  2. PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG. TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Năm học 2017 - 2018 Môn: Hóa học. Khối lớp 9. Thời gian: 45 phút. ĐÁP ÁN Câu Lời giải Điểm 1 (1) Zn + 2 HCl  ZnCl2 + H2 1,0đ (3,0đ) t0 (2) H2 + CuO  Cu + H2O 1,0đ (3) 2 Cu + O2  2 CuO 1,0đ 2 - Chất không biến đổi khi tác dụng với HCl là Cu. 0,5đ (5,0đ) - Chất tan được trong dd HCl, đồng thời có nhiều bọt khí thoát ra, chất đó là nhôm. 0,5đ PTHH: 2 Al + 6 HCl  2 AlCl3 + 3 H2 1,0đ - Chất tan được trong dd HCl, nhưng không có bọt khí thoát ra, chất đó là Al2O3. 0,5đ PTHH: Al2O3 + 6 HCl  2 AlCl3 + 3 H2O 1,0đ - Chất tan được trong dd HCl, tạo ra dung dịch có màu xanh, đó là CuO. 0,5đ PTHH: CuO + 2 HCl  CuCl2 + H2O 1,0đ 3 dd KOH 38% 20 - 8 = 12 1,0đ (4,0đ) (mdd1 = x ) 20% Dd KOH 8% 38 - 20 = 18 (mdd2 = y ) Ta có: x : y = 12 : 18 0,5đ Mà: mdd : x + y = 2 . 1000 . 1,1 = 2200 (g) 0,5đ Giải ra: x = 880 (g); y = 1320 (g) 1,0đ Vdd KOH 38% = 880 : 1,195 = 736 (ml) = 0,736 (l) 0,5đ Vdd KOH 8% = 1320 : 1,039 = 1,274 (l) 0,5đ 4 a/ Các PTHH: t0 (8,0đ) (1) CO + O2  CO2 0,5đ t0 đ (2) 2 H2 + O2  2 H2O 0,5 (3) CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O 0,5đ t0 0,5đ (4) CuO + CO  Cu + CO2
  3. t0 (5) H2 + CuO  Cu + H2O 0,5đ b/ Thể tích của V lít hỗn hợp khí: Số mol CaCO3 sinh ra ở (3): 20 : 100 = 0,2 (mol) 0,5đ Số mol Cu thu được ở (4) và (5): 19,2 : 64 = 0,3 (mol) 0,5đ Từ (4) và (5) ta thấy tổng số mol CO và H 2 tham gia phản ứng bằng số mol Cu sinh ra: nCO + nH2 = 0,3 (mol) 0,5đ Thể tích các khí CO và H2 tham gia phản ứng (4) và (5): VCO + VH2 = 22,4 . 0,3 = 6,72 (l) 0,5đ V lít hỗn hợp khí ban đầu có thể tích gấp 2 lần thể tích ở trên, ta có: VCO + VH2 = 2 . 6,72 = 13,44 (l) 1,0đ c/ Thành phần % theo thể tích của hỗn hợp khí CO và H2 Theo (3): nCaCO3 = nCO2 = nCO = 0,2 (mol) 1,0đ Như vậy, trong 0,3 mol hỗn hợp khí (1/2 v hỗn hợp khí ban đầu) có 0,2 mol CO và 0,1 mol H2 0,5đ % VCO = (0,2 : 0,3) . 100% = 66,7% 0,5đ % VH2 = 100% - 66,7% = 33,3% 0,5đ Giáo viên ra đề Trần Thị Dư