Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Môn: Sử 9

doc 4 trang hoaithuong97 8530
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Môn: Sử 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_su_9.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Môn: Sử 9

  1. UBND huyện Kinh Môn Phòng Giáo dục và Đào tạo đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Môn: Lịch sử - Lớp 9 Năm học: 2014-2015 (Thời gian làm bài: 120 phút) Đề thi gồm 01 trang Câu 1: (2,0 điểm) Phong trào yêu nước theo con đường dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đã phát triển theo những xu hướng nào? Đại diện tiêu biểu của những xu hướng ấy là ai? Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa các xu hướng cứu nước đó. Câu 2: (2,0 điểm) Hãy nêu những cơ sở để hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa sau chiến tranh thế giới thứ hai. Sự hợp tác về kinh tế, chính trị và quân sự giữa các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa diễn ra như thế nào? Câu 3: (3,0 điểm) Tại sao nói: “Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam á”? Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi tham gia ASEAN. Trước những tham vọng và hành động của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay, các nước ASEAN cần phải làm gì? Câu 4: (3,0 điểm) Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản đã đạt được sự phát triển “thần kì" như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn tới sự phát triển đó? Việt Nam có thể rút ra được những kinh nghiệm gì từ Nhật Bản để vận dụng vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay? Họ và tên thí sinh Số báo danh . Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: .
  2. Hướng dẫn chấm thi môn lịch sử 9 Năm học 2014-2015 H/S cần trình bày được những vấn đề cơ bản sau: Câu Phần nội dung Điểm 1 - Phong trào yêu nước theo con đường dân chủ tư sản ở Việt Nam 0.25 2.0 đ đầu thế kỉ XX phát triển theo hai xu hướng: Bạo động vũ trang và xu hướng cải cách văn hoá xã hội (bất bạo động) - Đại diện tiểu biểu: 0.25 + Phan Bội Châu tiêu biểu cho xu hướng bạo động vũ trang. + Phan Châu Trinh đại diện cho xu hướng bất bạo động (cải cách văn hoá xã hội) * Điểm giống nhau: 0.25 - Đều nhằm mục đích cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức thống trị của phong kiến và đế quốc, xây dựng nước Việt Nam độc lập hùng cường - Hai xu hướng này đều theo tư tưởng mới "dân chủ tư sản", vì đều 0.25 chịu ảnh hưởng của Nhật Bản, Trung Quốc và tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu * Khác nhau: 0.5 - Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu: Lập Hội Duy Tân, chủ trương tập hợp lực lượng, bạo động vũ trang đánh Pháp, lập ra một nước Việt Nam độc lập. Cầu viện Nhật Bản, vận động thanh niên yêu nước tham gia vào phong trào Đông du - Xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh: Chủ trương bất bạo 0.5 động, dựa vào Pháp để đánh phong kiến. Đòi Pháp cải cách chế độ cai trị. Thực hiện cuộc vận động duy tân, mở trường dạy học, diễn thuyết, tuyên truyền, đả phá hủ tục phong kiến, cổ động mở mang công thương nghiệp 2 * Cở sở hình thành 0.5 2.0 đ - Liên Xô, các nước Đông Âu, Trung Quốc đều có chung mục tiêu 0.25 xây dựng CNXH - Cùng chung hệ tư tưởng của CN Mác-Lê nin và đặt dưới sự lãnh 0.25 đạo của các Đảng Cộng sản * Biểu hiện hợp tác 1.5 - Về kinh tế: 0.25 + Năm 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập. + Sự tham gia của: Liên Xô, các nước Đông Âu, Mông Cổ, Cu Ba, Việt Nam nhằm đẩy mạnh sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các 0,5 nước XHCN - Về chính trị, quân sự: + Năm 1955, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu thành lập Tổ 0.25 chức Hiệp ước Vác-sa-va + Đây là một liên minh mang tính chất phòng thủ về quân sự và chính trị, nhằm bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH; duy trì hoà bình 0.5 an ninh của châu Âu và thế giới 3 * Một chương mới mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam á 1.0
  3. 3.0 đ - Từ đầu những năm 90, sau “chiến tranh lạnh” và vấn đề Cam-pu- 0.25 chia được giải quyết, tình hình ĐNA được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên là việc mở rộng khối được đẩy mạnh - Ngày 28/7/1995, Việt Nam là thành viên thứ 7. Tháng 9/1997, Lào 0.25 và Mianma ra nhập ASEAN . Ngày 30/4/1999 Campuchia là thành viên thứ 10 của ASEAN. - Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước ĐNA cùng đứng trong 0.25 một tổ chức thống nhất. ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, xây dựng khu vực ĐNA hoà bình, ổn định, phát triển bền vững. - ASEAN 10 trở thành một tổ chức khu vực ngày càng có uy tín với 0.25 những hợp tác kinh tế trong và ngoài khu vực (khu vực mậu dịch tự do AFTA năm 1992 và Diễn đàn khu vực ARF năm 1994, trong đó có nhiều nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ấn Độ ) * Thời cơ và thách thức của VN 1.0 - Mở rộng thị trường, tiếp thu KH-KT tiên tiến, thu hút vốn đầu tư 0.25 nước ngoài, rút ngắn khoảng cách phát triển, hợp tác giao lưu văn hoá, giáo dục - Tạo thuận lợi để VN hội nhập toàn diện với khu vực và thế giới. 0.25 Góp phần củng cố và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế - Sự chênh lệch về trình độ phát triển, chưa đồng nhất về ngôn ngữ. 0.25 Sự cạnh tranh quyết liệt khi mở cửa hội nhập - Sự bất ổn về chính trị của một số nước trong khu vực (Thái Lan, 0.25 Phi líp pin). Việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc khi mở cửa hội nhập * Hành động của các nước ASEAN 1.0 - Tăng cường đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện, hiệu quả giữa 0.25 các thành viên trong khối để xây dựng tổ chức ASEAN ngày càng phát triển mạnh mẽ, ổn định - Có thái độ kiên quyết, nhất quán đấu tranh chống mọi âm mưu, 0.25 hành động sai trái của Trung Quốc trên biển Đông - Giải quyết các tranh chấp về chủ quyền biển đảo bằng thương 0.25 lượng, hòa bình; tuyệt đối không dùng vũ lực hoặc đe dọa trên biển Đông - Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của quốc tế, giải quyết vấn đề biển 0.25 Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, đảm bảo tự do và an ninh hàng hải trên biển Đông 4 * Dẫn chứng sự phát triển thần kỳ 1.0 3.0 đ - Từ những năm 60 của thế kỉ XX, khi Mĩ xâm lược Việt Nam, kinh 0.25 tế Nhật có cơ hội mới đạt sự tăng trưởng “thần kì”, vượt qua Tây Âu, vươn lên đứng thứ 2 thế giới tư bản - Tổng sản phẩm quốc dân năm 1950 đạt 20 tỉ USD đến 1968 đạt 0.25 183 tỉ USD, đứng thứ hai thế giới. Năm 1990 thu nhập bình quân đầu người đạt cao, đứng thứ 2 thế giới
  4. - Công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng bình quân cao từ 13,5 đến 0.25 15%/năm. Nông nghiệp: Đã cung cấp được 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu về thịt sữa và nghề đánh cá phát triển đứng thứ hai thế giới - Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật đã trở thành một trong ba 0.25 trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới * Nguyên nhân phát triển 1.0 + Những cải cách dân chủ tiến bộ của Nhật sau chiến tranh thế giới 0.25 thứ hai: cải cách ruộng đất, ban hành hiến pháp mới, ban hành quyền tự do dân chủ đã xoá bỏ những ràng buộc của xã hội cũ. + Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật. Con 0.25 người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, tự cường, cần cù lao động, kỉ luật, tiết kiệm và luôn coi trọng khoa học kĩ thuật + Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các công ty, xí nghiệp 0.25 Nhật.Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và điều tiết kịp thời. + Sự tăng trưởng nhanh của kinh tế Nhật Bản còn gắn liền với 0.25 những điều kiện quốc tế thuận lợi như: sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, những tiến bộ của cuộc cách mạng KH-KT hiện đại, sự sa lầy của Mĩ trong cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam. * Bài học kinh nghiệm 1.0 - Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học-kĩ thuật đối với sự 0.5 phát triển kinh tế. Khoa học-kĩ thuật là khâu then chốt nên Việt Nam phải tiếp thu những thành tựu KH-KT mới nhất của thế giới - Cách tổ chức quản lí nền kinh tế một cách gọn nhẹ, năng động, 0.5 hiệu quả và vai trò điều tiết nền kinh tế của Nhà nước. Đào tạo nguồn lực con người có tay nghề cao và ý thức tự cường; coi trong GD-ĐT và khoa học công nghệ hết