Đề thi chọn đội tuyển khối 10 môn Sinh học 10 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi (Vòng 1)

docx 7 trang doantrang27 07/07/2023 4541
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển khối 10 môn Sinh học 10 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi (Vòng 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_doi_tuyen_khoi_10_mon_sinh_hoc_10_nam_hoc_2022_2.docx

Nội dung text: Đề thi chọn đội tuyển khối 10 môn Sinh học 10 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi (Vòng 1)

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN KHỐI 10 – VÒNG I NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài : 90 phút Họ tên học sinh SBD Câu 1: Khi nói về phương thức vận chuyển thụ động, phát biểu nào sau đây là đúng? A .Không tiêu tốn năng lượng, các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. B. Có tiêu tốn năng lượng, các chất di chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. C. Không tiêu tốn năng lượng, các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. D. Diễn ra với tất cả các chất khi có sự chênh lệch nồng độ giữa trong và ngoài màng tế bào. Câu 2: Nhóm chất nào sau đây chỉ đi qua màng theo con đường xuất và nhập bào? A. Chất có kích thước nhỏ, mang điện. B. Chất có kích thước nhỏ, phân cực. C. Chất có kích thước nhỏ. D. Chất có kích thước lớn. Câu 3: Cho các nhận định sau về việc vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào sai? A. Các ion Na+, Ca+ vào trong tế bào bằng cách biến dạng của màng sinh chất. B. CO2 và O2 khuếch tán vào trong tế bào qua lớp kép photpholipit. C. Các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào nhờ kênh protein đặc biệt là “aquaporin”. D. Glucozo khuếch tán vào trong tế bào nhờ kênh protein xuyên màng. Câu 4: Trao đổi chất ở tế bào là gì? A. Là tập hợp các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào và sự trao đổi các chất giữa tế bào với môi trường. B. Là tập hợp các phản ứng vật lý diễn ra trong tế bào và sự trao đổi các chất giữa tế bào với môi trường. C. Là tập hợp các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào và sự trao đổi các chất giữa tế bào với tế bào. D. Là tập hợp các phản ứng vật lý diễn ra trong tế bào và sự trao đổi các chất giữa tế bào với tế bào. Câu 5: Cho biết cả chu trình Krebs và hệ thống vận chuyển electron đều xảy ra ở bào quan nào? A. Bộ máy Golgi. B. Nhân tế bào. C. Lysosome. D. Ti thể. Câu 6: Lên men có giai đoạn nào? A. Đường phân. B. Chuỗi truyền elctron hô hấp. C. Chu trình Calvin. D. Chu trình Krebs. Câu 7: Chọn ý đúng: hô hấp tế bào là quá trình hóa học đối lập với quang hợp. Công thức hóa học cơ bản của nó là gì? A. C6H12O6 (glucozơ) + 6 CO2 (khí cacbonic) -> 6 H2O (nước) + 6 O2 (oxi). B. C6H12O6 (glucose) + 6 O2 (oxy) -> 6 H2O (nước) + 6 CO2 (carbon dioxide). C. 6 H2O (nước) + 6 O2 (oxy) -> C6H12O6 (glucose) + 6 CO2 (carbon dioxide). D. 6 H2O (nước) + 6 CO2 (carbon dioxide) -> C6H12O6 (glucose) + 6 O2 (oxy). Câu 8: Em hãy cho biết: khi kết thúc quá trình đường phân và chu trình Kreb thì 1 phân tử glucozo sẽ tạo thành? A. 3 ATP, 8 NADH. B. 4 ATP, 8 NADH, 2 FADH2. C. 4 ATP, 10 NADH, 2 FADH2. D. 3 ATP, 6 NADH. Câu 9: Khối u ác tính là hiện tượng A. tế bào không lan rộng đến vị trí khác. B. tế bào có khả năng lây lan sang các mô lân cận và các cơ quan ở xa. C. tế bào không lan rộng nhưng xâm lấn sang các mô lân cận. D. tế bào phân chia một cách bình thường. Trang 1
  2. Câu 10: Càng của con cua có thể tái sinh là nhờ A. quá trình thụ tinh. B. quá trình giảm phân. C. quá trình nguyên phân. D. quá trình đột biến. Câu 11: ATP được coi là “đồng tiền năng lượng của tế bào” vì 1. ATP là một hợp chất cao năng. 2. ATP dễ dàng truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua việc chuyển nhóm photphat cuối cùng cho các chất đó để tạo thành AMP. 3. ATP được sử dụng trong mọi hoạt động sống cần tiêu tốn năng lượng của tế bào. 4. Mọi chất hữu cơ trải qua quá trình oxi hóa trong tế bào đều sinh ra ATP. Những giải thích đúng trong các giải thích trên là A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (3), (4). D. (1), (2), (3), (4). Câu 12: Nghiên cứu một số hoạt động sau 1. Tổng hợp protein. 2. Tế bào thận vận chuyển chủ động ure và glucozo qua màng. 3. Tim co bóp đẩy máu chảy vào động mạch. 4. Vận động viên đang nâng quả tạ. 5. Vận chuyển nước qua màng sinh chất. Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng ATP? A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 13: Enzym không có đặc điểm nào sau đây? A. Hoạt tính xúc tác mạnh. B. Bị biến đổi sau phản ứng. C. Bị bất hoạt ở nhiệt độ cao. D. Tính chuyên hoá cao. Câu 14: Chuẩn bị 3 ống nghiệm, mỗi ống đều chứa 1 mL dung dịch amylase. Sau đó, đặt ống 1 vào cốc đựng nước đá, ống 2 vào cốc đựng nước ở khoảng 37 oC, ống 3 vào cốc đựng nước sôi và để yên trong 10 phút. Thêm 1 mL dung dịch tinh bột vào mỗi ống nghiệm, lắc đều và đặt lại vào các cốc tương ứng. Để cố định trong 10 phút. Thêm vào mỗi ống 1 giọt thuốc thử Lugol. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về kết quả của thí nghiệm trên? A. Ống 2 có màu xanh tím đậm nhất, ống 3 có màu xanh tím nhạt hơn, ống 1 có màu xanh tím nhạt nhất. B. Ống 3 có màu xanh tím đậm nhất, ống 2 có màu xanh tím nhạt hơn, ống 1 có màu xanh tím nhạt nhất. C. Ống 1 có màu xanh tím đậm nhất, ống 3 có màu xanh tím nhạt hơn, ống 2 có màu xanh tím nhạt nhất. D. Ống 3 có màu xanh tím đậm nhất, ống 1 có màu xanh tím nhạt hơn, ống 2 có màu xanh tím nhạt nhất. Câu 15: Ví dụ nào sau đây nói lên tính chuvên hoá của enzym? A. Amilaza chỉ thuỷ phân được tinh bột, không thủy phân được xenllulôzơ. B. Trong 1 phút, một phân tử amilaza thuỷ phân được 1 triệu phân tử amilôpectin. C. Amilaza thuỷ phân được tinh bột ở khoang miệng với vận tốc nhanh. D. Amilaza có hoạt tính xúc tác mạnh ở môi trường có pH từ 7 đến 8. Câu 16: Dạng năng lượng dự trữ trong các tế bào là A. năng lượng nhiệt. B. năng lượng điện. C. năng lượng cơ học D. năng lượng hóa học. Câu 17: Vùng nhân của tế bào vi khuẩn có A. chứa một phân tử ADN mạch thẳng, xoắn kép. B. chứa một phân tử ADN dạng vòng, đơn. C. chứa một phân tử ADN dạng vòng, kép. D. chứa một phân tử ADN liên kết với protein. Câu 18: Tế bào chất của tế bào nhân sơ có chứa cấu trúc nào sau đây? A. Hệ thống nội màng. B. Riboxom và các hạt dự trữ. C. Các bào quan có màng bao bọc. D. Bộ khung xương tế bào Câu 19: Biết rằng S là diện tích bao quanh tế bào, V là thể tích tế bào. Vi khuẩn có kích thước nhỏ nên tỷ lệ S/V lớn. Điều này giúp cho vi khuẩn A. dễ dàng trao đổi chất với môi trường. B. dễ dàng gây bệnh cho các loài vật chủ. C. dễ dàng tránh được kẻ thù, hóa chất độc. D. dễ dàng biến đổi trước môi trường sống. Trang 2
  3. Câu 20: Bằng phương pháp nhân bản vô tính động vật, người ta đã chuyển nhân của tế bào sinh dưỡng ở loài ếch A vào trứng (đã bị mất nhân) của loài ếch B. Nuôi cấy tế bào này trong môi trường đặc biệt thì nó phát triển thành con ếch có phần lớn đặc điểm của loài A. Thí nghiệm này cho phép kết luận: A. Kiểu hình của cơ thể chủ yếu do yếu tố có trong tế bào chất đóng vai trò quyết định. B. Kiểu hình của cơ thể chủ yếu do yếu tố có trong nhân tế bào quyết định. C. Cả nhân và tế bào chất đều đóng vai trò ngang nhau trong việc quy định kiểu hình. D. Kiểu hình của cơ thể phụ thuộc chủ yếu vào môi trường mà ít phụ thuộc kiểu gen. Câu 21: Những bộ phận nào của tế bào tham gia việc vận chuyển một protein ra khỏi tế bào? A. Riboxom, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào. B. Bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào. C. Lưới nội chất trơn, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào. D. Lưới nội chất hạt, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào. Câu 22: Màng sinh chất có cấu trúc động là nhờ? A. Màng thường xuyên chuyển động xung quanh tế bào. B. Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên dịch chuyển. C. Tế bào thường xuyên chuyển động nên màng có cấu trúc động. D. Các phân tử protein và colesteron thường xuyên chuyển động. Câu 23: Loại tế bào nào trong cơ thể người không cần có ty thể? A. Tế bào da. B. Tế bào tim. C. Tế bào hồng cầu. D. Tế bào thần kinh. Câu 24: Loại tế bào nào sau đây của cơ thể người có lưới nội chất trơn phát triển? A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào gan. C. Tế bào biểu bì. D. Tế bào cơ. Câu 25: Loại RNA nào chiếm khoảng 10 - 20% tổng số RNA trong tế bào, đóng vai trò vận chuyển amino acid tương ứng đến ribosom để tổng hợp protein? A. m RNA. B. t RNA. C. r RNA. D. mRNA và r RNA. Câu 26: Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các vật chất hữu cơ là A. Nitơ. B. Hydrogen. C. Carbon. D. Oxygen. Câu 27. Cho các nhận định về thực hành quan sát quá trình nguyên phân trên tiêu bản tạm thời ở rễ hành: 1. Acid HCl giúp thủy phân thành tế bào làm đầu rễ mềm giúp dàn đều tế bào trên lam kính 2. Khi quan sát nhiễm sắc thể, người ta qua sát dưới vật kính 10x để quan sát sơ bộ sau đó mới chuyển sang quan sát dưới vật kính 40x. 3. Hóa chất oocxerin axetic là chất giúp nhuộm màu NST. 4. Trong cách tiến hành làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST, lúc đầu dùng bội giác lớn để xác định các tế bào, sau đó dùng bội giác nhỏ. Có bao nhiêu nhận định đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 28. Ở ruồi giấm (2n=8). Một tế bào sinh tinh thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Một số nhận xét đưa ra như sau: 1.Ở kì đầu của quá trình giảm phân I có 8 nhiễm sắc thể kép. 2.Ở kì sau của quá trình giảm phân I có 8 nhiễm sắc thể kép. 3.Ở kì giữa của quá trình giảm phân I có 16 tâm động. 4.Ở kì đầu của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con chứa 8 nhiễm sắc thể đơn. 5.Ở kì giữa của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có 8 cromatit. 6.Ở kì sau của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có 8 cromatit. 7.Ở kì sau của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có chứa 4 tâm động. Những nhận xét đúng: A. 1, 3, 4 B. 1, 2, 5. C. 3, 4, 7 D. 2, 4, 6 Trang 3
  4. Câu 29: Một tế bào mầm sinh trứng có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4 được ký hiệu là AaBb, khi kết thúc quá trình phát sinh giao tử sẽ cho số loại trứng là? A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 30: Ở ruồi giấm bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, được ký hiệu là AaBbDdXY. Có bao nhiêu loại giao tử được hình thành ( biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử không có hiện tượng trao đổi đoạn giữa các cặp NST tương đồng)? A. 4. B. 8. C. 10. D. 16. Câu 31: Có 7 hợp tử cùng loài cùng tiến hành nguyên phân 3 lần. Trong các tế bào con có chứa tổng số 448 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Số tế bào con được tạo ra và bộ NST của loài đó lần lượt là A. 56 và 4. B. 56 và 8. C. 21 và 16. D. 42 và 64. Câu 32: Chất nào sau đây không có trong lục lạp? A. Protein. B. Tinh bột. C. Cellulose. D. photpholipit. Câu 33: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Ở tế bào nhân thực, ti thể là bào quan duy nhất có khả năng tổng hợp ATP. B. Trong quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật, thoi phân bào được hình thành nhờ trung thể. C. Cacbohidrat, lipid, protein và nucleic acid đều là những phân tử sinh học có cấu trúc đa phân. D. Loại monosacarit tham gia cấu tạo nên DNA là C5H10O4 Câu 34: Thông tin giữa các tế bào có mấy giai đoạn? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 35: Cơ thể có kiểu gen AaXY, trong quá trình giảm phân II có sự rối loạn phân ly của cặp NST giới tính thì loại giao tử nào không được tạo ra? A. AXY, aX, AY, aXY. B. aXX, A, AY, aY. C. AYY, aYY, A, a . D. AY, aY, AYY, aX. Câu 36: Xem bức ảnh hiển vi chụp tế bào chuột đang phân chia thì thấy trong một tế bào có 19 NST, mỗi NST gồm 2 crômatit. Tế bào ấy đang ở A. Kì đầu của nguyên phân. B. Kì đầu I của giảm phân. C. Kì đầu II của giảm phân. D. Kì cuối II của giảm phân. Câu 37: Ở sinh vật nhân thực, các hiện tượng dẫn đến giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc nhiễm sắc thể gồm I. Các nhiễm sắc thể kép xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo. II. Trao đổi chéo của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu I. III. Sự phân li độc lập của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì sau I. IV. Các nhiễm nhiễm sắc thể kép xếp một hàng ở mặt phẳng xích đạo. A. I, II. B. I, IV. C. II, III D. III, IV. Câu 38: Có 3 tế bào sinh dục chín của một loài giảm phân Số tinh trùng tối đa được tạo ra sau giảm phân là: A. 3 B. 12 C. 6 D. 9 Câu 39: Một nhóm tế bào sinh tinh tham gia quá trình giảm phân đã tạo ra 512 tinh trùng. Số tế bào sinh tinh là A. 16. B. 32. C. 64. D. 128. Câu 40: Từ 20 tế bào sinh trứng giảm phân sẽ có: A. 40 thể định hướng. B. 20 thể định hướng. C. 80 trứng. D. 20 trứng. Câu 41: Sau một đợt giảm phân của 16 tế bào sinh trứng, người ta thấy có tất cả 1872 NST bị tiêu biến trong các thể định hướng. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%. Bộ NST lưỡng bội (2n) của loài và số hợp tử tạo ra là: A. 2n = 78 và 8 hợp tử. B. 2n = 78 và 4 hợp tử. C. 2n = 156 và 8 hợp tử. D. 2n = 8 và 8 hợp tử Câu 42: Ở một loài động vật (2n = 78), trong điều kiện giảm phân bình thường có 116 tế bào sinh trứng tham gia tạo trứng. Nếu hiệu suất thụ tinh là 25% thì tạo được bao nhiêu hợp tử? A. 29. B. 32. C. 48. D. 64. Câu 43: Một tế bào sinh dục đực và một tế bào sinh dục cái của một loài nguyên phân một số lần bằng nhau. Các tế bào mới tạo thành đều giảm phân tạo ra 160 giao tử. Số NST trong các tinh trùng nhiều Trang 4
  5. hơn ở các trứng tạo thành là 576 NST. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 6.25%. Số lượng NST trong bộ NST của loài và hiệu suất thụ tinh (H) của tinh trùng là A. 2n=8; H=3,125% B.2n=8, H=1,5625%. C. 2n=12, H=1,5625%. D. 2n=12; H=3,125%. Câu 44: Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính là A. mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó; B. thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên. C. được sinh ra từ một tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục. D. có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân. Câu 45: Khi nói về công nghệ tế bào, phát biểu nào sau đây đúng? A. Nuôi cấy và lưỡng bội hóa hạt phấn có thể tạo ra đời con có kiểu hình khác cây mẹ. B. Lai 2 tế bào trần cùng loài tạo ra thể song nhị bội (có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của 2 loài). C. Nuôi cấy mô tế bào để tạo ra quần thể cây trồng có kiểu gen đa dạng. D. Cây truyền phôi ở động vật chỉ cần sử dụng 1 cá thể cái để nuôi phôi. Câu 46: Cơ thể sinh vật nào sau đây không chứa cấp độ tổ chức sống cơ quan? A. Con người. B. Động vật. C. Thực vật. D. Vi khuẩn. Câu 47: Vì sao tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái được xem là các cấp độ tổ chức sống cơ bản? A. Vì các cấp độ tổ chức sống này có kích thước lớn và có khả năng thực hiện được các chức năng sống cơ bản một cách độc lập. B. Vì các cấp độ tổ chức sống này có kích thước lớn và có khả năng phối hợp với nhau để thực hiện được các chức năng sống cơ bản. C. Vì các cấp độ tổ chức sống này có cấu trúc ổn định và có khả năng thực hiện được các chức năng sống cơ bản một cách độc lập. D. Vì các cấp độ tổ chức sống này có cấu trúc ổn định và có khả năng phối hợp với nhau để thực hiện được các chức năng sống cơ bản. Câu 48: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống? A. Các cấp độ tổ chức sống chỉ có mối quan hệ thứ bậc về cấu trúc. B. Các cấp độ tổ chức sống chỉ có mối quan hệ thứ bậc về chức năng. C. Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể. D. Các cấp độ tổ chức sống hoạt động độc lập, riêng rẽ với nhau. Câu 49. Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào: Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Xét các phát biểu sau: (1) Tế bào 1 đang ở kì sau của nguyên phân với bộ NST 2n = 4. (2) Tế bào 2 đang ở kì sau của giảm phân 2 với bộ NST 2n = 8. (3) Cơ thể mang tế bào 1 có thể có kiểu gen đồng hợp hoặc dị hợp. (4) Cơ thể mang tế bào 2 có kiểu gen AaBb. (5) Tế bào 1 và tế bào 2 đều ở kì sau của quá trình nguyên phân với bộ NST 2n = 4. Số phát biểu không đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Trang 5
  6. Câu 50. Hình vẽ sau đây mô tả ba tế bào bình thường của các cơ thể dị hợp đang ở kỳ sau của quá trình phân bào. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau đúng? (1) Tế bào 1 và tế bào 2 có thể là của cùng một cơ thể. (2) Kết thúc quá trình phân bào, tế bào 2 tạo ra hai tế bào với cấu trúc NST giống nhau. (3) Nếu tế bào 1 và tế bào 2 thuộc hai cơ thể khác nhau thì NST trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể có tế bào 2 có thể gấp đôi bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể có tế bào 1. (4) Tế bào 1 và tế bào 3 có thể là của cùng một cơ thể. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Hết Trang 6
  7. TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ĐÁP ÁN THI CHỌN ĐỘI TUYỂN KHỐI 10 – VÒNG I NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài : 90 phút 1C 11C 21D 31B 41A 2D 12A 22B 32C 42A 3A 13B 23C 33D 43C 4A 14D 24B 34C 44A 5D 15A 25B 35A 45A 6A 16D 26C 36C 46D 7B 17C 27C 37C 47C 8C 18B 28B 38B 48C 9B 19A 29C 39D 49C 10C 20B 30D 40D 50B Trang 7