Đề tham khảo thi THPT quốc gia - Môn: Địa lí 12

docx 4 trang hoaithuong97 4860
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo thi THPT quốc gia - Môn: Địa lí 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_tham_khao_thi_thpt_quoc_gia_mon_dia_li_12.docx

Nội dung text: Đề tham khảo thi THPT quốc gia - Môn: Địa lí 12

  1. SỞ GD&ĐT . ĐỀ THAM KHẢO THI THPT QUỐC GIA NĂM 2021 TRƯỜNG THPT Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 30 phút, không kể thời gian phát đề Câu 41: Biện pháp mở rộng diện tích rừng sản xuất ở nước ta là A. lập vườn quốc gia. B. tăng cường khai thác. C. tích cực trồng mới. D. làm ruộng bậc thang. Câu 42. Trong cơ cấu sản lượng điện của nước ta hiện nay, tỉ trọng lớn nhất thuộc về A. nhiệt điện, điện gió. B. thủy điện, điện gió. C. nhiệt điện, thủy điện. D. thủy điện, điện mặt trời. Câu 43. Cho biểu đồ: SẢN LƯỢNG CAO SU CỦA ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 2000 - 2017 (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng với sản lượng cao su của Đông Nam Á và thế giới, giai đoạn 2000 - 2017? A. Đều tăng liên tục, Đông Nam Á tăng ít hơn. B. Tỉ lệ của Đông Nam Á cao, tăng không liên tục. C. Đông Nam Á luôn chiếm hơn 70% của thế giới. D. Đông Nam Á tăng nhanh hơn và tăng nhiều hơn. Câu 44. Việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là biểu hiện của A. nước ta đã xây dựng được nền kinh tế thị trường. B. cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ có nhiều chuyển biến. C. đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. D. cơ cấu kinh tế theo ngành có nhiều chuyển biến Câu 45: Phát biểu nào sau đây đúng về giao thông đường bộ nước ta hiện nay? A. Chưa hội nhập vào khu vực. B. Chủ yếu phục vụ xuất khẩu. C. Khối lượng vận chuyển lớn. D. Mạng lưới vẫn còn thưa thớt. Câu 46. Ý nghĩa chiến lược của các đảo và quần đảo nước ta về kinh tế là A. căn cứ để tiến ra khai thác nguồn lợi biển. B. cơ sở để khẳng định chủ quyền vùng biển. C. tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền. D. làm điểm tựa để bảo vệ an ninh quốc phòng. Câu 47. Nguyên nhân chủ yếu phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng là A. vùng thiếu nguyên liệu cho sự phát triển công nghiệp, nhất là khoáng sản. B. khả năng phát triển nền nông nghiệp truyền thống đang tiến đến giới hạn. C. tài nguyên đất nông nghiệp hạn chế trong khi dân số tập trung quá đông. D. để khắc phục những hạn chế và phát huy những thế mạnh vốn có của vùng. Câu 48: Điểm khác biệt hệ thống thuỷ điện của Tây Nguyên với các vùng khác là A. có nhiều nhà máy thủy điện lớn. B. hình thành các bậc thang thuỷ điện. C. có ý nghĩa để phát triển du lịch sinh thái. D. cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp. Câu 49: Giải pháp chủ yếu để sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. phát triển tổng hợp kinh tế biển và sống chung với lũ.
  2. B. đẩy mạnh trồng cây lương thực và nuôi trồng thuỷ sản. C. khai khẩn đất, trồng rừng ngập mặn và khai thác biển. D. cải tạo đất, bảo vệ rừng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Câu 50. Việc phát triển và bảo vệ vốn rừng ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nguyên nhân chủ yếu là do A. sông ngòi ngắn và dốc rất dễ xảy ra lũ lụt. B. vùng giàu tài nguyên rừng thứ 2 cả nước. C. công nghiệp chế biến nông sản rất phát triển. D. chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng. Câu 51. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA GẠO CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2018 Năm 2005 2012 2018 Diện tích (nghìn ha) 7329 7489 7716 Sản lượng (nghìn tấn) 35833 40006 43979 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2018, NXB Thống kê, 2019) Theo bảng số liệu, để thể hiện diện tích và sản lượng lúa gạo của nước ta, giai đoạn 2005 – 2018, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Đường. B. Miền. C. Kết hợp. D. Cột. Câu 52: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm địa hình vùng núi nước ta? A. Tây Bắc là khu vực núi cao đồ sộ bậc nhất nước ta. B. Trường Sơn Nam gồm khối núi và cao nguyên. C. Đông Bắc là vùng núi thấp, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. D. Trường Sơn Bắc là các dãy núi song song, so le nhau, cao hai đầu thấp ở giữa. Câu 53: Theo Công ước Luật biển quốc tế năm 1982, vùng biển mà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được phép đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải, hàng không là A. lãnh hải B. vùng đặc quyền kinh tế C. nội thủy D. thềm lục địa Câu 54: Nguyên nhân nào làm cho tự nhiên Việt Nam mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa là A. do ảnh hưởng của gió mùa. B. do ảnh hưởng của địa hình. C. do ảnh hưởng của vị trí địa lí D. do ảnh hưởng của biển. Câu 55: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm địa hình vùng núi nước ta? A. Tây Bắc là khu vực núi cao đồ sộ bậc nhất nước ta. B. Trường Sơn Nam gồm khối núi và cao nguyên. C. Đông Bắc là vùng núi thấp, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. D. Trường Sơn Bắc là các dãy núi song song, so le nhau, cao hai đầu thấp ở giữa. Câu 56: Biển Đông nằm trong vùng nội chí tuyến, nên có đặc tính là A. nóng ẩm B. biển tương đối lớn C. độ mặn không lớn D. có nhiều dòng hải lưu Câu 57: Điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta A. Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí . B. Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đât nước . C. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa đông bắc . D. Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn . Câu 58: Tỉnh Lâm Đồng và Gia Lai trồng được cây chè nhiều hơn các tỉnh khác ở Tây Nguyên là do A. hệ đất phong phú. B. địa hình bằng phẳng. C. sông ngòi dày đặc. D. khí hậu thuận lợi. Câu 59: Nhận định nào sau đây không chính xác về tình hình phát triển ngành chăn nuôi của nước ta? A. Hiệu quả chăn nuôi rất cao và ổn định. B. Chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa. C. Bước đầu phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại. D. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng đảm bảo. Câu 60: Những thành tựu trong lĩnh vực phát triển văn hóa, giáo dục và y tế đã tác động đến nguồn lao động nước ta là: A. Số lượng lao động được tăng lên. B. Kinh nghiệm sản xuất được tích lũy. C. Tăng tỉ lệ lao động phổ thông. D. Chất lượng lao động được nâng lên.
  3. Câu 61: Về tự nhiên, khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên là: A. Diện tích rừng giảm nhanh. B. Mùa khô kéo dài. C. Tiềm năng thủy điện nhỏ. D. Mùa mưa tập trung vào thu - đông. Câu 62. Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là : A. Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng. B. Tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng. C. Chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh. D. Dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm. Câu 63. Một trong những nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng sản xuất là: A. Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên B. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích rừng và chất lượng C. Trồng rừng trên đất trống, đòi núi trọc D. Duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng rừng Câu 64. Vùng thường xảy ra cơ cháy rừng cao vào mùa khô là : A. Vùng Tây Bắc B. Vùng Đông Bắc C. Vùng Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 65: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm : A. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô. B. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm. C. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm. D. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC. Câu 66: Nguyên nhân khiến đất Feralit có màu đỏ vàng do A. Sự tích tụ ôxit nhôm ( Al2O3). B. Sự tích tụ ôxit sắt ( Fe2O3). C. Sự tích tụ ôxit sắt ( Fe2O3) và ôxit nhôm ( Al2O3). D. Sự rửa trôi của các bazơ dễ tan Câu 67: Mưa phùn là loại mưa : A. Diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc. B.Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc đầu mùa đông. C. Diễn ra vào nửa sau mùađông ở miền Bắc. D. Diễn ra ở đồng bằng, ven biển miền Bắc nửa sau mùa đông Câu 68. Nội dung chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là : A. Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống con người. B. Đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên môi trường đi đôi với sự phát triển bền vững. C. Cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên. D. Phòng, chống, khắc phục sự suy giảm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Câu 69. Đây là một biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng đặc dụng. A. Gây trồng rừng trên đất trống đồi trọc. B. Bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia. C. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng. D. Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có. Câu 70: Đặc điểm nào sau đây không phải của điểm công nghiệp? A. Chỉ bao gồm 1-2 xí nghiệp riêng lẻ. B. Phân bố gần nguồn nguyên, nhiên liệu hoặc trung tâm tiêu thụ. C. Giữa các xí nghiệp không có mối liên hệ về sản xuất. D. Mới được hình thành ở nước ta từ thập niên 90 của thế kỉ XX cho đến nay. Câu 71: Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ nổi lên hàng đầu là các hoạt động A. bảo hiểm, giáo dục, y tế. B. hành chính công, giáo dục, y tế. C. du lịch, ngân hàng, y tế. D. tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Câu 73: Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long vì : A. Lượng mưa ở Duyên hải miền Trung thấp hơn. B. Do địa hình dốc ra biển lại không có đê nên dễ thoát nước. C. Lượng mưa lớn nhưng rải ra trong nhiều tháng nên mưa nhỏ hơn. D. Mật độ dân cư thấp hơn, ít có những công trình xây dựng lớn. Câu 74: Ở nhiều đồng bằng ven biển miền Trung thường có sự phân chia thành 3 dải, lần lượt từ biển vào là A. đồng bằng – cồn cát, đầm phá-vùng thấp trũng. B. cồn cát, đầm phá-vùng thấp trũng – đồng bằng. C. cồn cát, đầm phá-đồng bằng-vùng thấp trũng D. vùng thấp trũng – cồn cát, đầm phá –đồng bằng. Câu 75: Ở miền khí hậu phía Bắc, trong mùa đông, khu vực Tây Bắc ấm hơn khu vực Đông Bắc vì A. nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình.
  4. B. bức chắn địa hình ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. C. Tây Bắc không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. D. vùng Tây Bắc có địa hình thấp hơn Đông Bắc. Câu 76: Công nghiệp kém phát triển ở vùng trung du và miền núi của nước ta chủ yếu do A. Nguồn lao động có trình độ thấp B. Nguồn nguyên nhiên liệu hạn chế C. Giao thông vận tải kém phát triển D. Vị trí địa không thuận lợi, thiếu vốn Câu 77: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và14, khu vưc̣ đồi núi Tây Bắc theo lắt cắt điạ hinh̀ từ C đến D (C-D) có đăc̣ điểm điạ hình là : A. Cao ở đông bắc thấp dần về tây nam, có nhiều đinh̉ núi cao, các cao nguyên xen lẫn các thung lũng sông. B. Thấp dần từ tây bắc về đông nam, có các thung lũng sông đan xen đồi núi cao. C. Cao dần từ đông sang tây, nhiều đinh̉ núi thấp, cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn. D. Cao ở tây bắc thấp dần về đông nam, có nhiều đinh̉ núi cao, các cao nguyên xen lẫn các thung lũng sông. Câu 78: Bản chất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta là : A. gió Tín phong bán cầu Nam B. khối khí lạnh phương Bắc C . khối khí hoạt động theo hai mùa D. khối khí ẩm Bắc Ấn Độ Dương Câu 79: Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gio mùa đến vùng núi đá vôi được thể hiện : A. Bào mòn lớp đất trên mặt tạo nên đất xám bạc màu. B. Tạo nên hẻm vực, khe sâu sườn dốc. C. Làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh. D. Tạo nên các hang động cax tơ, suối cạn, thung khô. Câu 80: Khí hậu của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đặc điểm: A. Độ ẩm thay đổi tùy nơi: từ khô đến ẩm ướt. B. Mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 250C. C. Khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 150C. D. Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình trên 250C. .HẾT