Đề ôn tập kiểm tra giũa kì II - Môn Sinh 6

docx 4 trang hoaithuong97 7320
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập kiểm tra giũa kì II - Môn Sinh 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_sinh_6.docx

Nội dung text: Đề ôn tập kiểm tra giũa kì II - Môn Sinh 6

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 5 ĐIỂM Câu 1: Nguyên sinh vật là A. Sinh vật có cơ thể cấu tạo bởi 1 tế bào B. Sinh vật có cấu tạo bởi nhiều tế bào C. Sinh vật xuất hiện muộn nhất trong các sinh vật D. Sinh vật sống trong nước Câu 2: Vật trung gian truyền trùng sốt rét cho con người là A. RuồiB. Muỗi Anôphen C. Chuột D. Gián Câu 3: Động vật không xương sống là A. Ốc sên B. Lươn C. Trạch D. Ếch Câu 4: Động vật không xương sống gồm A. Ruột khoang, giun, thân mềm, chân khớp B. Giun, chân khớp, thân mềm, cá C. Ruột khoang, chân khớp, lưỡng cư D. Giun, chân khớp, bò sát Câu 5: Đặc điểm chung của động vật không có xương sống là. A. Cơ thể không có xương sườnB. Cơ thể không có xương sống C. Không có xương chi D. Có bộ xương trong Câu 6: Vai trò của động vật không xương sống. A. Làm thực phẩm, dược liệu, làm thức ăn cho động vật khác B. Làm thực phẩm, dược liệu, làm ô nhiễm môi trường C. Là vật chủ trung gian truyền bệnh D. Gây hại cho động vật và con người Câu 7: Động vật có xương sống có bao nhiêu lớp? A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 8: Động vật có lợi ích gì đối với con người? A. Động vật cung cấp nguyên liệu cho con người thực phẩm, lông, da. B. Động vật dùng làm thí nghiệm trong học tập, thí nghiệm, thử nghiệm thuốc C. Động vật hỗ trợ con người trong lao động, giải trí, thể thao. D. Cả a, b và c đúng Câu 9: Hiện nay, nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật là A. do sự phun trào núi lửa. B. do thiên tai, dịch bệnh bất thường. C. do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần. D. do hoạt động của con người. Câu 10: Nguyên nhân làm suy giảm số lượng các loài thú. A. Do săn bắt quá mức, cháy rừng, do con người thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên B. Do săn bắt quá mức, cháy rừng, lũ lụt, ô nhiễm môi trường C. Do Săn bắt động vật làm thực phẩm, do con người thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên D. Do thành lập các vương quốc gia Câu 11: Nguồn gốc của vật nuôi xuất phát từ. A. Động vật nguyên sinh B. Động vật hoang giã C. Động vật không xương sống D. Động vật có xương sống Câu 12: Lợi ích của vật nuôi đối với con người A. Cung cấp thịt, trứng làm thực phẩm, cung cấp sức kéo.
  2. B. Cung cấp lương thực cho con người C. Cung cấp nguyên liệu để làm thuốc là chủ yếu D. Cung cấp sức kéo là quan trọng nhất Câu 13: Những hoạt động nào của con người gây tác hại đến môi trường sống của các loài sinh vật A. Đốt rừng, chặt phá rừng, phun thuốc trừ sâu, làm ô nhiễm nguồn nước B. Đốt rừng, làm ô nhiễm nguồn nước, xây dựng khu nuôi dưỡng động vật hoang dã C. Đô thị hóa, săn bắt động vật, làm sạch môi trường nước D. Vận động mọi người bảo vệ động vật, chỉ săn bắt động vật quý hiếm Câu 14: Một số biện pháp bảo vệ động vật sống trong môi trường tự nhiên là A. Cấm săn bắt động vật hoang, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, xây dựng môi trường sống cho động vật hoang dã, bảo vệ rừng B. Được phép khai thác động vật sống trong rừng, động vật hoang dã C. Cấm khai thác động vật biển, động vật quý hiếm D. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, nuôi và bán động vật hoang dã Câu 15: Nhóm động vật gây hại cho con người A. Ruồi, muối, bọ gậy, gián B. Mèo, muỗi, châu chấu C. Ốc sên, giun đất, ruồi D. Lợn, hổ, voi Câu 16: Nhóm gồm động vật quý hiếm là A. Tê tê, Nhím, Hượu xạ B. Cá voi, Nhím, cá chép hồng C. Ốc sà cừ, cà cuống, chim bồ câu D. Voi, khỉ vàng, mèo rừng Câu 17: Đa dạng sinh học là gì? A. Là sự phong phú của sinh vật và môi trường sống của chúng. Có số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài nhiều. B. Là sự phong phú về môi trường sống nhưng số lượng cá thể của mỗi loài ít C. Là sự phong phú về nguồn thức ăn có trong khu vực sống của sinh vật D. Là sự phong phú về số lượng các loài động vật quý hiếm Câu 18: Ý nghĩa của đa dạng sinh học. A. Làm cho môi trường sống của sinh vật có nhiều thức ăn B. Làm cho cuộc sống của con người có đủ thực phẩm để ăn C. Làm cho môi trường sống của sinh vật và con người ổn định D. Làm cho sinh vật và con người có nhiều nơi để sinh sống Câu 19: Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng: A. ThấpB. Cao C. Trung bình D. ít Câu 20: Rạn san hô có ý nghĩa gì với môi trường biển A. Tạo vẻ đẹp, môi trường sống cho nhiều sinh vật B. Làm đồ trang sức, tạo vẻ đẹp tự nhiên C. Là môi trường sống của tất cả sinh vật biển D. Cung cấp đồ trang trí cho con người, cung cấp thức ăn cho các sinh vật biể PHẦN TỰ LUẬN: 5 ĐIỂM Câu 1.(0,5đ): Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi, nông thôn và vùng sông nước ?
  3. Câu 2.(1,5đ): Quan sát hình vẽ. Em hãy mô tả vòng đời của giun qua các giai đoạn từ 1 đến 4. Câu 3.(1,5đ) a. Động vật có xương sống có vai trò gì ? Cho ví dụ. b. Tại sao một số loài động vật có xương sống đang trên đà suy giảm ? Câu 4.(1đ): Nêu và giải thích các tác động của con người vào môi trường tự nhiên làm ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật. Câu 5.(0,5đ): Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học. ĐÁP ÁN: Câu 1: (0,5đ) + Bệnh sốt rét thường hay xảy ra ở miền núi và vùng sông nước vì có nước tù đọng nơi sinh đẻ của muỗi Anôphen. + Đời sống còn thiếu thốn, trình độ văn hóa thấp nên vệ sinh kém và y thức phòng chống bệnh sốt rét còn ít. Câu 2: (1,5đ) (1) Giun trưởng thành kí sinh trong ruột non người và đẻ nhiều trúng (2)-(3) Trứng theo phân ra ngoài môi trường và phát triển thành ấu trùng trứng bám vào rau, quả sống. (4) Ấu trùng trứng theo rau, quả sống và đi vào ruột non người và phát triển thành giun, qua máu, tim, gan và về lại ruột non kí sinh chính thức ở ruột non. Câu 3. (1,5đ)
  4. a. Vai trò của ĐVCXS - Cung cấp thực phẩm: Trâu, bò, lợn, - Sức kéo: Trâu, bò, ngựa, - Cung cấp nguồn dược liệu quí: sừng, nhung của hươu, nai, mật gấu, - Làm đồ mĩ nghệ có giá trị: ngà voi, da, lông hổ, báo, - Làm vật liệu thí nghiệm: chuột bạch, khỉ, - Tiêu diệt ngặm nhấm có hại: chồn, cày, chuột b. Nguyên nhân suy giảm - Suy giảm hoặc sự mất đi của môi trường sống, Sự khai thác quá mức - Ô nhiễm môi trường: từ chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp Câu 4.(1đ) Các hoạt động của con người tác động đến đời sống của động vật: - Đốt rừng, chặt phá rừng -> làm mất đi môi trường sống của các loài động vật, giết chết những loài động vật đang sinh sống trong rừng, ảnh hưởng đến đất, nước, không khí. - Đô thị hóa -> làm mất đi môi trường và không gian sống của các loài động vật. - Ô nhiễm nước, phun thuốc trừ sâu -> làm cho các động vật sống trong nước chết và ảnh hưởng đến nhiều loài động vật ở môi trường khác vì mất đi nguồn nước uống sạch. - Một số hoạt động khác: du canh, du cư, thải chất thải công nghiệp chưa qua xử lý ra môi trường, làm tràn dầu trên biển, vứt rác bừa bãi Câu 5 (0,5đ): Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học: - Đốt rừng, làm nương, khai thác gỗ, săn bắn bừa bãi - Ô nhiễm môi trường