Đề luyện thi môn Địa lí Lớp 12 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi môn Địa lí Lớp 12 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_luyen_thi_mon_dia_li_lop_12_nam_hoc_2022_2023_co_dap_an.docx
Nội dung text: Đề luyện thi môn Địa lí Lớp 12 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
- ĐỊA BẮC NINH Câu 1: Quá trình feralit diễn ra mạnh ở khu vực nào của nước ta? A. Khu vực đồi núi thấp. B. Khu vực đồi núi thấp trên đá mẹ axít. C. Khu vực đồng bằng. D. Khu vực núi cao, địa hình dốc. Câu 2: Đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, là do nhân tố nào sauđây quy định? A. Khí hậu. B. Địa hình. C. Sông ngòi. D. Vị trí địa lí. Câu 3: Biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở đồng bằng nước ta là A. ngăn chặn nạn du canh, du cư. B. chống suy thoái và ô nhiễm đất. C. áp dụng biện pháp nông - lâm kết hợp. D. thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc. Câu 4: Đất ở đồng bằng ven biển có đặc điểm A. đất tơi xốp, màu mỡ, giàu dinh dưỡng. B. đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông. C. đất bị bạc màu nhiều nơi bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. D. đất chua, nghèo mùn. Câu 5: Hình dạng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang và hướng nghiêng của địa hình đã tác động đến tự nhiên nướcta là A. thiên nhiên từ Bắc vào Nam của nước ta khá đồng nhất. B.tạo điều kiện cho tính biển xâm nhập sâu vào đất liền. C. ảnh hưởng của biển vào trong đất liền không rõ rệt. D. thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo độ cao địa hình. Câu 6: Nhận định đúng nhất về ý nghĩa quan trọng của tài nguyên rừng nước ta là A. Hạn chế tình trạng thiên tai ngày càng gia tăng. B. Mang lại lợi ích kinh tế và đảm bảo việc cân bằng sinh thái môi trường. C. Góp phần quan trọng trong bảo vệ tài nguyên đất và tài nguyên nước. D. Góp phần ổn định cuộc sống của dân cư khu vực đồi núi.
- Câu 7: Động, thực vật tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta là A. các loài vùng ôn đới. B. các loài thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới. C. các loài vùng cận nhiệt đới. D. các loài từ phương Bắc di cư xuống. Câu 8: Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt là A. vùng biển và thềm lục địa; vùng đồng bằng và vùng núi cao. B. vùng biển và thềm lục địa; vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi. C. vùng biển; vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi D. vùng biển và thềm lục địa; vùng đồi và vùng núi. Câu 9: Đặc điểm khí hậu của đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta là A. nền nhiệt cao, mùa hạ nóng, mùa đông lạnh. B. nền nhiệt cao, khí hậu khắc nghiệt. C. nền nhiệt cao, mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi tùy nơi. D. nền nhiệt cao, mùa hạ nóng, mưa tăng theo độ cao. Câu 10: Bão ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây? A. Mùa bão từ tháng VI đến tháng XI. B. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam. C. Diễn biến ngày càng phức tạp, xuất hiện nhiều siêu bão. D. Đều được hình thành trên Biển Đông. Câu 11: Mức độ ngập lụt ở đồng bằng sông Hồng càng trở nên nghiêm trọng hơn là do A. diện mưa bão rộng. B. mặt đất thấp. C. có đê sông, đê biển bao bọc D. mật độ xây dựng cao. Câu 12: Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc của nước ta chủ yếu là do A. tác động của độ cao địa hình với ảnh hưởng của Biển Đông. B. tác động của gió mùa với ảnh hưởng của Biển Đông.
- C. tác động của độ cao địa hình với hướng của các dãy núi. D. tác động của gió mùa với hướng các dãy núi. Câu 13: Biện pháp nào sau đây là quan trọng nhất nhằm giảm thiệt hại do lũ quét gây ra ở nước ta? A. Quy hoạch các vùng dân cư tránh lũ. B. Thực hiện các biện pháp kĩ thuật thủy lợi, trồng rừng hợp lí. C. Quản lí, sử dụng đất đai hợp lí. D. Bảo vệ tài nguyên rừng. Câu 14: Đường biên giới trên đất liền của nước ta phần lớn nằm ở A. khu vực miền núi. B. khu vực cao nguyên. C. khu vực đồng bằng. D. khu vực trung du. Câu 15: Nhận định nào sau đây không đúng với thế mạnh của khu vực đồng bằng nước ta? A. Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm đa dạng. B. Thuận lợi tập trung các thành phố, các khu công nghiệp. C. Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông. D. Các sông có trữ năng thủy điện lớn. Câu 16: Để phòng chống khô hạn ở nước ta về lâu dài, cần A. xây dựng các công trình thủy lợi hợp lí. B. bố trí nhiều trạm bơm nước. C. tăng cường trồng và bảo vệ rừng. D. thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc. Câu 17: Địa hình nước ta không có đặc điểm nào sau đây? A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. B. Địa hình ít chịu tác động của con người. C. Nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. D. Cấu trúc địa hình khá đa dạng. Câu 18: Biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất trong phòng chống bão ở nước ta là
- A. Thực hiện sơ tán dân khi có bão mạnh. B. Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão. C. Đưa tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn. D. Củng cố hệ thống các công trình đê biển. Câu 19: Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc đã làm cho sông ngòi của vùng có đặc điểm A. sông ngắn, dốc, có hướng tây bắc – đông nam và tây – đông B. nhiều sông dài, lòng sông rộng, độ dốc lòng sông nhỏ. C. phần lớn các sông có hướng vòng cung và tây bắc – đông nam. D. mạng lưới dày đặc, có nhiều sông lớn. Câu 20: Rừng nguyên sinh nước ta hiện nay A. còn rất nhiều. B. còn rất ít. C. còn ít. D. còn nhiều. Câu 21: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta biểu hiện ở đặc điểm nào sau đây? A. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước ổn định. B. Sông ngòi dày đặc, chủ yếu là hướng tây bắc - đông nam. C. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước theo mùa. D. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, ít phù sa, chế độ nước thất thường. Câu 22: Thành phần loài sinh vật nào chiếm ưu thế ở nước ta? A. Các loài cận xích đạo. B. Các loài ôn đới. C. Các loài nhiệt đới. D. Các loài cận nhiệt đới. Câu 23: Động, thực vật tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta là A. các loài vùng ôn đới. B. các loài thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới. C. các loài vùng cận nhiệt đới. D. các loài từ phương Bắc di cư xuống. BDBBB-BBBCD-DCÂD-ABBAB-CCB