Đề kiểm tra kì II - Môn Sinh 7

doc 4 trang hoaithuong97 5080
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra kì II - Môn Sinh 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_ki_ii_mon_sinh_7.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra kì II - Môn Sinh 7

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKII MÔN SINH 7 Vận dụng Chủ đề Nhận biết Thông hiểu C.độ Cấp độ thấp cao T TN TL TN TL TL N Lớp Lưỡng Biết cấu tạo trong cư lưỡng cư Biết đại diện là cá cóc Tam Đảo TN:2; TN: 2 câu; 0.5đ-5% 0,5 điểm-100% Lớp Bò sát Biết Bò sát là động vật biến nhiệt, thời gian kiếm ăn, đa dạng. TN:3; TN: 3 câu; 0.75đ-7.5% 0.75điểm-100% Lớp Chim Nêu được đặc Nhận dạng điểm cấu tạo được các cơ trong của lớp quan bên chim thích nghi trong cơ thể đời sống của chim TN:4;TL:1 TL: 1 câu TN: 4 câu; 4đ-40% 3 điểm-75% 1 điểm-25% Lớp Thú Nêu được đặc Hiểu được vai điểm cấu tạo trò của lớp ngoài của lớp thú thú đối với tự thích nghi đời nhiên và con sống người TN:1;TL:1 TN: 1 câu; TL: 1 câu 3.25đ-32.5% 0.25 đ-7.69% 3 đ-92.31% Sự tiến hóa Phân tích được của động vật sự phức tạp hoá của hệ tuần hoàn TL:1 TL: 1 câu 1đ-10% 1 điểm-100% Động vật và - Đặc điểm động đời sống con vật môi trường người đới lạnh, hoang mạc đới nóng và nhiệt đới TN:2 TN: 2 câu; 0.5đ-5% 0.5 điểm-100% TN:12;TL:3 TN: 8 câu; TL:1câu TL:1 câu TN: 4 câu; TL:1câu 10đ-100% 2 điểm-20% 3 điểm-30% 3điểm-30% 1 đ-10% 1đ-10%
  2. TRƯỜNG THCS TT CỦNG SƠN KÌ THI KẾT THÚC HỌC KÌ II MÔN: SINH HỌC – LỚP 7 Thời gian: 45phút Họ và tên: . Lớp: 7 Điểm Nhận xét của giáo viên I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất: (Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm) Câu 1. Lớp động vật biến nhiệt là A. Bộ linh trưởng B. Chim C. Thú D. Bò sát Câu 2. Hô hấp ở lớp cá A. Phổi C. Mang B. Da D. Da và phổi Câu 3. Cấu tạo ngoài của Thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống trên cạn. A. Da khô có vảy sừng bao bọc B. Da trần ẩm ướt C. Da khô và trơn D. Da trần có lớp sáp bảo vệ. Câu 4. Lớp bò sát chia làm mấy bộ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 5. Động vật ở môi trường đới lạnh KHÔNG có đặc điểm thích nghi A. Có bộ lông rậm B. Chân cao, móng rộng C. Lớp mỡ dưới da dày D. Thay đổi màu lông Câu 6. Cá cóc Tam Đảo thuộc lớp A. Lớp cá B. Lớp lưỡng cư C. Lớp bò sát D. Lớp thú Câu 7. Đặc điểm di chuyển của Kanguru: A. Di chuyển bằng 4 chi B. Chuyền cành bằng 2 chi sau C. Dùng 2 chi sau để nhảy D. Chuyền cành bằng 2 chi trước Câu 8. Động vật môi trường nhiệt đới nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng là A. Khí hậu nóng ẩm, tương đối ổn định B. Khí hậu giá lạnh, có băng tuyết C. Khí hậu rất nóng và khô D. Thường xuyên xảy ra động đất Hãy xác định các thành phần cấu tạo của các hệ cơ quan ở chim bồ câu bằng cách chú thích vào các chữ số trong hình vẽ dưới đây: (Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm) 9 11 12 10
  3. II. Tự luận: (7 điểm) Câu 13. (3 điểm ). Thú vai trò như thế nào trong tự nhiên và đời sống con người? Lấy ví dụ minh họa cụ thể Câu 14. (3 điểm ). Nêu đặc điểm cấu tạo trong của chim thích nghi đời sống bay lượn? Câu 15. (1 điểm ). Sự phức tạp hoá của hệ tuần hoàn được thể hiện như thế nào qua các ngành động vật đã học? hết
  4. ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ II Môn: Sinh học 7 I. Trắc nghiệm: (3 điểm) A. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất: Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 D C A D B B C A Hãy xác định các thành phần cấu tạo của các hệ cơ quan ở chim bồ câu bằng cách chú thích vào các chữ số trong hình vẽ dưới đây: (Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm) 9. Diều 10. Tim. 11. Gan 12. Phổi. II. Tự luận: (7 điểm) Câu 13 (3 điểm ). Thú vai trò trong tự nhiên và đời sống con người: * Có lợi: - Cung cấp nguồn dược liệu quý như: sừng, nhung của hươu nai, xương (Hổ gấu ), mật gấu. - Nguyên liệu để làm đồ mỹ nghệ có giá trị: da, lông (hổ báo ), ngà voi, sừng (Tê giác, trâu, bò) xạ hương (tuyến xạ hươu, cầy giống, cầy hương). - Vật liệu thí nghiệm (chuột nhắt, chuột lang, khỉ ). - Thực phẩm: gia súc (lợn, bò, trâu ), gia cầm (gà, vịt ) - Cung cấp sức kéo quan trọng: trâu, bò, ngựa, voi - Nhiều loại thú ăn thịt như chồn, cầy, mèo rừng có ích vì đ tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp. - Giải trí: cá heo, khỉ, chó - Điều tra tội phạm: chó * Có hại: - Truyền bệnh: chuột - Phá hoại nông nghiệp: chuột, sâu Câu 14 (3 điểm ). Những đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn: + Hệ tiêu hóa hoàn chỉnh, tốc độ tiêu hóa cao + Hệ hô hấp có thêm hệ thống túi khí thông với phổi + Tim 4 ngăn nên máu không pha trộn + Không có bóng đái + Ở chim mái chỉ có 1 buồng trứng và ống dẫn trứng phát triển + Não chim phát triển liên quan đến nhiều hoạt động phức tạp ở chim Câu 15 (1 điểm ). Sự tiến hóa dần của hệ tuần hoàn của qua các ngành động vật đã học được thể hiện: Từ chỗ chưa có hệ tuần hoàn (động vật nguyên sinh, ruột khoang) xuất hiện tim đơn giản (giun đất, chân khớp) Tim hai ngăn, 1 vòng tuần hoàn kín(cá) Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn kín (lưỡng cư) Tim 2 ngăn có vạch hụt ở tâm thất, 2 vòng tuần hoàn kín (bò sát) Tim 4 ngăn có 2 vòng tuần hoàn kín, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi (chim và thú).