Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Chiến Thắng (Có đáp án)

doc 5 trang dichphong 5590
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Chiến Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2017_2018_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Chiến Thắng (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN AN LÃO TRƯỜNG THCS CHIẾN THẮNG ĐỀ KSCL HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Lịch sử 7. Thời gian 45 phút. A. MA TRẬN. Chủ đề. Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng. Tổng. TN. TL. TN. TL. Thấp. Cao. Chủ đề 1: Khởi nghĩa Biết về Hiểu về các Lam Sơn. các sự sự kiện tiêu kiện tiêu biểu của biểu của khởi nghĩa khởi Lam Sơn. nghĩa Lam Sơn. 4 câu. 2c=0,5đ. 2c=0,5đ. 4c=1,0đ Chủ đề 2:Nước Đại Biết được Hiểu được Việt thời thành tựu thành tựu Lê sơ. của nước của nước Đại Việt Đại Việt thời Lê thời Lê sơ. sơ. 9 câu 3c=0,75đ 6c=1,5đ 9c=2,25đ. Chủ đề 3: Sự suy yếu Biết ranh của nhá giới chia nước cắt đất phong kiến nước thời tập quyền. phong kiến 5 câu 1c=0,25đ. 1c=0,25đ Chủ đề 4: Kinh tế- Biết các Hiểu các văn hóa thành tựu thành tựu thế kỉ XVI- văn hóa ỏ văn hóa ỏ XVIII. thế kỉ thế kỉ XVI- XVI- XVIII. XVIII.
  2. 3 câu 2c=0,5đ. 1c=0,25đ 3c=0,75đ. Chủ đề 5: Phong trào Biết nét Hiểu về Tây Sơn. cơ bản về cách đánh phong giặc của trào Tây phong trào Sơn. Tây Sơn. 3 câu 1c=0,25đ 2c=0,55đ. 3c=0,75đ. Chủ đề 6: Quang Biết Hiểu những Đánh giá Trung xây Quang việc làm công lao dựng đất Trung xây của Quang của nước. dựng đất Trung để Quang nước ntn? xây dựng Trung- đất nước. Nguyễn Huệ với đất nước ta. 5 câu 1c=0,25đ. 3c=0,75đ 1c=4đ 5c=5,0 đ Tổng số 10 câu. 14 câu. 1 câu 25 câu. câu Tổng số 2,5 điểm 3,5 điểm. 4điểm. 10 điểm. điểm. B. ĐỀ BÀI Phần I. Trắc nghiệm. 6 điểm. Câu 1: Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra vào A. 7/1/1418. B. 7/2/1418. C. 7/3/1418. D. 7/2/1419. Câu 2: Bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn có A. 15 người. B. 18 người. C. 17 người. D. 19 người. Câu 3: Quân Minh chấp nhận hòa hoãn với Lê Lợi vì A. do lực lượng quân ta lớn mạnh. B. vì quân Minh suy yếu. C. quân Minh nản lòng vì đánh mãi không thắng. D. quân Minh tạm hòa hoãn để dùng kế mới là mua chuộc các thủ lĩnh nghĩa quân. Câu 4: Chính quyền Lê sơ hoàn chỉnh và cực thịnh nhất vào thời vua A. Lê Lợi. B. Lê Hoàn. C. Lê Thánh Tông. D. Lê Lai.
  3. Câu 5: Vua Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển vì A. để bộ máy hành chính đỡ cồng kềnh quan liêu B. để tránh việc gây chia rẽ trong triều. C. vua muốn thay đổi không theo lệ cũ. D. để vua trực tiếp nắm quyền. Câu 6: . Chính sách “Ngụ binh ư nông” là A. coi trọng việc binh hơn việc nông. B. khi đất nước có ngoại xâm tất cả binh lính đều tại ngũ chiến đấu. C. khi đất nước có ngoại xâm tất cả binh lính đều tại ngũ chiến đấu khi hòa bình thay phiên nhau về làm ruộng. D. khi có ngoại xâm, tất cả binh lính đều chiến đấu, khi hòa bình, tất cả về làm ruộng. Câu 7: Nội dung chính của Luật “Hồng Đức” là A. bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị vua, quan lại, địa chủ. B. bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc. C. khuyến khích phát triển kinh tế. D. bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. Câu 8: Thời Lê Sơ, tư tưởng, tôn giáo chiếm địa vị độc tôn trong xã hội là A. Phật giáo. B. Đạo giáo. C. Nho giáo. D. Thiên chúa giáo. Câu 9: Tác giả của cuốn “ Bình Ngô Đại Cáo” là A. Lê Lợi. B. Lê Lai. C. Nguyễn Trãi. D. Ngô Sĩ Liên. Câu 10: Chính sách chia ruộng đất công của nhà Lê là chính sách gì? A. Chính sách tịnh điền. B. Chính sách quân điền. C. Chính sách hạn điền. D. Chính sách lộc điền. Câu 11:Thời Lê sơ, văn học chữ Nôm đó có một vị trí quan trọng so với văn học chữ Hán nói lên điều gì? A. Nói lên lòng yêu nước, tự hào dân tộc. B. Chữ Nôm đó phát triển mạnh. C. Nhà nước khuyến khích sử dụng chữ Nôm. D. Chữ Nôm đó dần khẳng định giá trị, khả năng, vai trò trong nền văn học nước nhà. Câu 12: Đặc điểm của nhà nước Lê Sơ là A. nhà nước phong kiến pháp quyền B. nhà nước phong kiến chuyên chế C. nhà nước phong kiến trung ương tập quyền D. nhà nước phong kiến phân quyền
  4. Câu 13: Bảo vệ quyền lợi của nhân dân và phụ nữ là nội dung có trong bộ luật A. Hình luật B. Hình thư C. Gia Long D. Hồng Đức Câu 14: Ranh giới chia cắt Đàng Ngoài và Đàng Trong là A. đèo Hải Vân. B. sông Gianh. C. sông Bến Thủy. D. sông Hồng. Câu 15: Kinh tế Đàng trong phát triển do A. đất đai tốt B. nhiều dân cư C. kĩ thuật canh tác tốt D. chính quyền có nhiều chính sách khuyến khích. Câu 16: Chữ Quốc ngữ ra đời vào thời gian A. thế kỉ XV B. thế kỉ XVI C. thế kỉ XVII D. thế kỉ XVIII. Câu 17: Vì sao Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn ngăn cấm truyền đạo Thiên Chúa vào với ta? A. Vì không muốn nhân dân ta theo đạo Thiên Chúa. B. Vì sợ các giáo sĩ bên cạnh truyền đạo, dò xét, do thám nước ta. C. Vì cho rằng đạo Thiên Chúa không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc. D. Vì đạo Thiên Chúa không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Trịnh, Nguyễn. Câu 18: Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra vào A. mùa xuân năm 1772. B. mùa xuân năm 1773. C. mùa xuân năm 1770. D. mùa xuân năm 1771. Câu 19: Trong trận đánh Rạch Gầm – Xoài Mút. Nguyễn Huệ dựng chiến thuật A. chủ động tấn công. B. mai phục, phục kích. C. lập phòng tuyến. D. rút lui nhử địch, chờ thời cơ. Câu 20: Cách đánh giặc của nghĩa quân Tây Sơn là A. đánh du kích. B. đánh trước để tự vệ. C. thần tốc, táo bạo, bất ngờ. D. tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu. Câu 21: Nguyên nhân nào khiến Tây Sơn thất bại trước cuộc tiến công của Nguyễn Ánh? A. Nội bộ Tây Sơn chia rẽ, suy yếu nhanh chóng. B. Do lực lượng của Nguyễn Ánh rất mạnh nhờ vào sự giúp đỡ của tư bản Pháp. C. Vì Quang Trung mất, Quang Toản nối ngôi nhưng thiếu năng lực, uy tín. D. Do Nguyễn Ánh kiên trì, liên tục mở các cuộc tấn công triều đình Tây Sơn.
  5. Câu 22: “Giải quyết tình trạng đất bỏ hoang và dân lưu vong” là nội dung của A. Chiếu khuyến nông. B. Chiếu lập học. C. Chiếu Cần Vương. D. luật Hồng Đức. Câu 23: Viện Sùng Chính lập ra để A. dịch sách chứ Hán sang chữ Quốc ngữ. B. dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm. C. dịch sách tiếng Việt sang tiếng Anh. D. dịch sách chữ Nôm sang chữ Hán. Câu 24: Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm A. 1990. B. 1991. C. 1992. D. 1993. Phần II. Tự luận. 4 điểm. Câu 1; Đánh giá công lao của người anh hùng áo vải Quang Trung với đất nước ta? Trong các công lao đó, công lao nào là quan trọng nhất? Vì sao?(4 điểm) C. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM. Phần 1. Trắc nghiệm. 6 điểm. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu hỏi. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án. B D D C D C A C C B D C D B Câu hỏi. 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án. D C D D B C C A B D Phần II. Tự luận. 4 điểm. Câu 1: Hs nêu: * Các công lao: - Thống nhất đất nước. + 1785 tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong. 0,5đ + 1786 tiêu diệt chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài. 0,5đ - Bảo vệ độc lập dân tộc. + 9/1785, đánh tan 5 vạn quân Xiêm.0,5đ. + 1789, đại phá 29 vạn quân Thanh .0,5đ. - Xây dựng đất nước 1797 – 1792. + Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa. .0,5đ. + Củng cố quốc phòng ngoại giao. .0,5đ. * Trong các công lao trên công lao thống nhất đất nước là quan trọng nhất.0,25đ. * Vì phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất đất nước. 0,75đ. Duyệt của tổ CM BGH duyệt Ngày 20/3/2018 Đào Xuân Dân