Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử 7

doc 4 trang mainguyen 3600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_lich_su_7.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử 7

  1. UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN LỊCH SỬ 7 (Thời gian làm bài: 45 phút) I.MA TRẬN ĐỀ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL TN TL Đại Việt -Nguyên thời Lê sơ nhân dẫn đến nhà Lê sụp đổ Số câu 1 1 Số điểm 0,25 0,25 Đại Việt ở -Lê Chiêu - Chính -Điều kiện - Giải - Nêu suy các thể kỉ Thống sách của thúc đẩy thích nghĩ về XVI- sang cầu vua nông nguyên tấm XVIII cứu nhà Quang nghiệp nhân gương Lê Thanh Trung Đàng phong Lai. - Sự ra Trong trào tây đời chữ phát triển Sơn giành quốc ngữ - Mục thắng lợi -Đặc điểm đích của - ý nghĩa văn học chiếu lịch sử nghệ thuật khuyến của phong -Chính nông trào Tây sách đối Sơn với Nho giáo Số câu 4 1 2 1 1 9 Số điểm 1 3 0,5 3 1 8,5 -Kinh đô -Nguyên của triều nhân thất Nguyễn bại của - Năm triều Tây triều sơn Nguyễn thành lập -Tình hình công thương nghiệp - Niên hiệu của Nguyễn ánh là Gia Long Số câu 4 1 5 Số điểm 1 0,25 1,25 Tổng câu 8 1 4 1 1 15 Tổngđiểm 2 3 1 3 1 10 Tỉ lệ 20% 30% 10% 30% 10% 100%
  2. UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN LỊCH SỬ 7 (Thời gian làm bài: 45 phút) I. Trắc nghiệm (3 điểm) Câu1 : Lê Chiêu Thống ở thế cùng lực kiệt, sai người sang cầu cứu nhà A.Xiêm. B. Tống . C.Thanh . D. Nam Hán. Câu 2: Nguyên nhân nào gây nên sự suy sụp của triều đình nhà Lê đầu thế kỉ XVI? A. Giặc giã, trộm cướp nổi lên khắp nơi. B. Nhân dân cùng khổ, không chịu được, đã nổi dậy khắp nơi. C. Triều đình nhà Lê mục nát, vua quan chỉ biết ăn chơi xa xỉ, xây dựng tốn kém. D. Nội bộ triều đình rối loạn, đánh giết lẫn nhau, tranh giành quyền lực, quan lại tham nhũng. Câu 3: Sự ra đời chữ quốc ngữ ở nước ta thế kỉ XVII có ý nghĩa gì? A. Thêm một chữ viết mới. B.Xóa bỏ chữ Hán và chữ Nôm. C. Tạo ra một thứ chữ viết dễ học, dễ viết, dễ phổ biến. D. Phục vụ việc truyền đạo của các giáo sĩ Thiên Chúa. Câu 4: Đặc điểm nổi bật của văn học, nghệ thuật thế kỉ XVI- XVIII là A. tuồng, chèo, cải lương phát triển. B. văn học dân gian phát triển phong phú. C. sự phát triển của thơ Nôm, truyện Nôm. D. sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian. Câu 5: Chính sách đối với Nho giáo ở nước ta vào thế kỉ XVI- XVIII là A. không được quan tâm. B.được xem như quốc giáo. C.đã bị xóa bỏ hoàn toàn. D.được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại. Câu 6: Điều kiện nào thúc đẩy nông nghiệp Đàng Trong phát triển mạnh mẽ vào thế kỉ XVI- XVIII? A. Nhờ việc giảm tô, thuế. B, Nhờ khuyến khích nông dân sản xuất tại chỗ. C. Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi. D. Nhờ khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Câu7 : Phú Xuân là kinh đô của triều A. nhà Lê sơ . B.nhà Nguyễn. C. nhà Mạc. D. nhà Trần. Câu 8: Quang Trung thực hiện “Chiếu khuyến nông” nhằm mục đích gì? A. Giải quyết việc làm cho nông dân. B. Giải quyết nạn cướp ruộng đất của quan lại, địa chủ. C. Giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong. D. Giải quyết tình trạng đói kém do họ Nguyễn ở Đàng Trong để lại. Câu 9: Nguyên nhân thất bại của vương triều Tây Sơn trước cuộc tấn công của Nguyễn Ánh là do A. Nguyễn Ánh được quân lính của Tây Sơn ủng hộ. B. quân Nguyễn Ánh được tư bản Pháp giúp về quân sự. C. vua Quang Trung mất, vương triều Tây Sơn suy yếu, mâu thuẫn nhau. D. lực lượng quân Nguyễn Ánh mạnh, áp đảo được quân vương triều Tây Sơn. Câu 10: Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn vào năm nào ? A. Năm 1803. B. Năm 1804 . C. Năm 1802. D. Năm 1805. Câu 11: Trong thế kỉ XIX, tình hình công thương nghiệp nước ta như thế nào? A. Công thương nghiệp sa sút. B. Công thương nghiệp có xu hướng phát triển mạnh mẽ. C. Nhà Nguyễn không có chính sách phát triển công thương nghiệp. D. Nhà Nguyễn tăng cường thu thuế, làm hạn chế sự phát triển công thương nghiệp. Câu12 : Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là A. Thuận Thiên . B. Quang Trung. C. Gia Long . D. Thiên Đức.
  3. II. Tự luận (7 điểm) Câu 1 (3 điểm): Vua Quang Trung đã có chính sách gì để phục hồi kinh tế , xây dựng văn hóa dân tộc? Câu 2 (3 điểm). Vì sao phong trào Tây Sơn nhanh chóng giành được thắng lợi? Thắng lợi đó có ý nghĩa như thế nào? Câu3 (1 điểm) . Em suy nghĩ gì về việc Lê Lai cải trang để giải cứu cho Lê Lợi?
  4. UBND HUYỆN AN LÃO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KTHK II PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN LỊCH SỬ 7 I. Trắc nghiệm (3 điểm): ( mỗi câu đúng được 0,25 điểm.) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C D D B D D B C D C D C II. Tự luận (7 điểm ) Câu Nội dung Điểm - Ban hành chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và dân lưu (0,5đ ). 1 vong. (3đ) - Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế. (0,5đ). - Yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải thông chợ búa. (0,5đ). - Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần. (0,5đ). - Ban bố chiếu lập học, khuyến khích mở trường học ở huyện, xã. (0,5đ). - Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức.Lập Viện sùng chính đẻ dịch sách chữ Hán (0,5đ). sang chữ Nôm. 2 -Nguyên nhân : (3đ) + Nhờ vào ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của (0,75đ ) nhân dân. + Có sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân . (0,75đ ) - Ý nghĩa : + Trong 17 năm liên tục chiến đấu phong trào Tây Sơn đã lật đổ được chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê. Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước và đặt nền (0,75đ ) tảng thống nhất quốc gia. + Đánh tan các cuộc xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ độc lập và lãnh thổ Tổ quốc. (0,75đ ) 3 - Suy nghĩ: Đó là tấm gương hi sinh anh dũng, nhận lấy cái chết cho mình để cứu chủ. (1 đ) (1đ) Thể hiện tinh thần yêu nước của Lê Lai.Đây là tấm gương để chúng ta học tập . NGƯỜI THẨM ĐỊNH Người ra đề Trịnh Thị Thủy