Đề kiểm tra học kỳ I – Môn Sinh học 7 - Mã đề 104
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I – Môn Sinh học 7 - Mã đề 104", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_7_ma_de_104.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I – Môn Sinh học 7 - Mã đề 104
- Mã đề 104 PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – MÔN SINH 7 TRƯỜNG THCS Năm học 2020-2021 TRẦN QUỐC TOẢN Thời gian : 45 phút ĐỀ 2 Mã đề 104 A Trắc nghiệm: (3 điểm) chọn đáp án đúng nhất: Câu 1. Trong các nhóm động vật sau , nhóm nào thuộc ngành giun đốt? A. Giun chỉ, giun đũa, giun kim. B. Giun đỏ, giun kim, giun đất. C. Giun đũa, giun kim, giun đất. D. Giun đỏ, giun quế, giun đất. Câu 2. Nơi kí sinh của trùng sốt rét là A. phổi người B. gan động vật C. ruột động vật. D. máu người Câu 3. Loài nào sau đây làm cho đất màu mỡ, tơi xốp? A. Giun kim. B. Giun rễ lúa. C. Giun chỉ. D. Giun đất. Câu 4. Nơi kí sinh của giun tóc là A. ruột non. B. ruột già. C. dạ dày. D. tá tràng. Câu 5. Cơ quan hô hấp của trai sông là A. phổi. B. mang. C. ống khí. D. da. Câu 6. Để phòng bệnh phù chân voi chúng ta sử dụng biện pháp nào sau đây? A. Ăn chín uống sôi. B. Không cho muỗi tiếp xúc với người. C. Đi vệ sinh đúng nơi quy định. D. Không đi chân đất. Câu 7. Sán dây lây nhiễm qua con đường nào sau đây? A. Qua đường tiêu hóa. B. Qua đường máu. C. Qua da rồi vào máu. D. Qua đường hô hấp. Câu 8. Để lấy được mẫu nước có trùng roi xanh ta nên lấy mẫu ở khu vực nào sau đây? A. Nước ruộng. B. Nước biển. C. Dưới đáy bùn. D. Mặt nước ao hồ. Câu 9. Chúng ta có nguy cơ bị loài giun dẹp nào sau đây kí sinh khi ăn những loại rau thủy sinh? A. Sán lá gan. B. Sán lông. C. Sán lá máu. D. Sán chó. Câu 10. Các lớp vỏ của trai sông cấu tạo theo thứ tự từ trong ra ngoài là: A. Lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. B. Lớp xà cừ, lớp đá vôi, lớp sừng. C. Lớp xà cừ, lớp sừng, lớp đá vôi. D. Lớp đá vôi, lớp xà cừ, lớp sừng. Câu 11. Khi đi chân trần qua những vùng nước ô nhiễm chúng ta có nguy cơ bị loài nào sau đây kí sinh? A. Sán lá máu. B. Sán lông. C. Sán lá gan. D. Sán dây. Câu 12.Trong những loài sau đây loài nào có khả năng tái sinh? A. Sán lá gan B. Giun đất C. Đỉa D. Giun đũa B. Tự luận: (7 điểm) Câu 13. (1 điểm) Hãy kể tên một số loài trong ngành thân mềm có cách di chuyển nhanh mà em biết. Chúng có những đặc điểm cấu tạo gì khác so với những loài cùng ngành di chuyển chậm chạp? Câu 14. (2.5 điểm) Phân tích các bước bắt mồi và tiêu hóa mồi trong tập tính bắt mồi của nhện. Theo em những con nhện nhà có hại hay có lợi? Vì sao? Trang 1/2
- Mã đề 104 Câu 15. (1.5điểm) Vì sao dịch sốt rét hay bùng phát ở miền núi? Để phòng tránh bệt sốt rét cho bản thân và cộng đồng, ta có những biện pháp gì? Câu 16. (1 điểm) Trình bày vòng đời của giun đũa bằng sơ đồ. Câu 17. (1 điểm) Nêu đặc điểm chung của ngành Ruột khoang. Vì sao nói ngành ruột khoang có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái biển? Trang 2/2