Đề kiểm tra học kỳ I – Môn Sinh 7 - Mã đề 103

doc 2 trang hoaithuong97 4120
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I – Môn Sinh 7 - Mã đề 103", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_sinh_7_ma_de_103.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I – Môn Sinh 7 - Mã đề 103

  1. Mã đề 103 PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – MÔN SINH 7 TRƯỜNG THCS Năm học 2020-2021 TRẦN QUỐC TOẢN Thời gian : 45 phút ĐỀ 1 Mã đề 103 A Trắc nghiệm: (3 điểm) chọn đáp án đúng nhất: Câu 1. Loài nào sau đây gây bệnh phù chân voi? A. Giun đất. B. Giun kim. C. Giun chỉ. D. Giun rễ lúa. Câu 2. Trai sông không sống được trong nước máy vì nguyên nhân nào sau đây? A. Nước máy có chất clo và không có thức ăn cho chúng. B. Nước máy quá trong mà trai chỉ sống được ở những nơi nước đục C. Nước máy quá sạch mà trai chỉ sống được ở những nơi ô nhiễm. D. Nước máy có chất clo nên trai bị ngộ độc. Câu 3. Nơi kí sinh của giun kim là A. ruột non. B. tá tràng. C. ruột già. D. dạ dày. Câu 4. Các lớp vỏ của trai sông cấu tạo theo thứ tự từ ngoài vào trong là: A. Lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. B. Lớp xà cừ, lớp sừng, lớp đá vôi. C. Lớp xà cừ, lớp đá vôi, lớp sừng. D. Lớp đá vôi, lớp xà cừ, lớp sừng. Câu 5. Chúng ta có nguy cơ bị loài giun dẹp nào sau đây kí sinh khi ăn nem chua? A. Sán lông. B. Sán lá gan. C. Sán bã trầu. D. Sán dây. Câu 6. Nơi kí sinh của trùng kiết lị là A. phổi người. B. ruột người. C. gan động vật. D. máu người. Câu 7. Thói quen mút tay của trẻ con làm trẻ có nguy cơ bị loài nào sau đây kí sinh? A. Giun chỉ. B. Giun móc. C. Giun kim. D. Giun rễ lúa. Câu 8. Đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống của nhóm ĐVNS kí sinh giúp chúng thích nghi với lối sống kí sinh là: A. Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm, tự dưỡng, sinh sản vô tính với tốc độ nhanh. B. Cơ quan di chuyển thường phát triển, dị dưỡng, sinh sản vô tính với tốc độ nhanh C. Cơ quan di chuyển thường phát triển, tự dưỡng, sinh sản vô tính với tốc độ nhanh. D. Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm, dị dưỡng, sinh sản vô tính với tốc độ nhanh. Câu 9. Ý kiến nào sau đây là đúng? A. Giun đỏ sống ao, hồ di chuyển. B. Giun đất sống nơi đất khô ráo, cố định. C. Rươi sống nước lợ tự do. D. Đỉa sống ở nước lợ ký sinh. Câu 10. Trong các nhóm động vật sau, nhóm nào thuộc ngành giun tròn? A. Giun đỏ, giun kim, giun quế. B. Giun đũa, giun kim, giun đất. C. Giun kim, giun móc câu, giun đất. D. Giun chỉ, giun đũa, giun kim. Câu 11. Để phòng giun chỉ kí sinh chúng ta sử dụng biện pháp nào sau đây? A. Đi vệ sinh đúng nơi quy định. B. Không cho muỗi tiếp xúc với người. C. Ăn chín uống sôi. D. Không đi chân đất. Câu 12. Sán lá máu xâm nhập vào cơ thể người qua con đường nào sau đây? A. Qua da rồi vào máu. B. Qua đường tiêu hóa. Trang 1/2
  2. Mã đề 103 C. Qua đường máu. D. Qua đường hô hấp. B. Tự luận: (7 điểm) Câu 13. (1đ) Mực và Trai sông thuộc ngành nào? Dù cùng một ngành nhưng mực và trai lại có lối sống khác nhau, đó là những lối sống gì? Mực có đặc điểm gì giúp chúng bơi nhanh? Câu 14. (2.5đ) Phân tích các bước bắt mồi và tiêu hóa mồi trong tập tính bắt mồi của nhện. Theo em những con nhện nhà có hại hay có lợi? Vì sao? Câu 15. (1.5điểm) Nêu một số bệnh thường gặp ở Việt Nam do ĐVNS gây ra. Chúng xâm nhiễm vào cơ thể người qua những con đường nào? Em hãy đề ra một số biện pháp để phòng bệnh. Câu 16. (1 điểm) Sán lá máu thuộc ngành nào? Xâm nhập vào cơ thể người qua con đường nào? Các em có cách gì để phòng tránh sán lá máu xâm nhập và kí sinh cơ thể? Câu 17. (1 điểm) Thủy tức có lối sống tự do còn San hô lại có lối sống cố định nhưng vì sao chúng lại được xếp vào chung một ngành Ruột khoang? Trang 2/2