Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2018 - 2019 (Có đáp án)

doc 4 trang dichphong 4880
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2018 - 2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_vat_ly_lop_6_nam_hoc_2018_2019_co_d.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2018 - 2019 (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN : VẬT LÍ – LỚP 6 NĂM HỌC: 2018-2019 Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng Chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Đo độ - GHĐ và ĐCNN - Đổi đơn vị. dài,thể tích. của dụng cụ đo. - Xác định được thể - Dụng cụ để đo tích của một số vật chiều dài và thể tích rắn không thấm nước. Số câu 3 1 1 5 Số điểm 0,75đ 0,25đ 1đ 2đ Tỉ lệ 7,5% 2,5% 10% 20% 2. Khối lượng, - Dụng cụ dùng để -Vận dụng trọng lượng, đo khối lượng. D=m/V để tính D. khối lượng - Biết số liệu chỉ riêng, trọng khối lượng của vật. lượng riêng. Số câu 2 0,5 2,5 Số điểm 0,5đ 1đ 1,5đ Tỉ lệ 5% 10% 15% 3. Lực, phép - Hiểu được thế nào - Hiểu thế nào là lực -Vận dụng đo lực. là trọng lực. đàn hồi. P=10m để tính được - Biết được khi lực -Biết độ lớn lực để P khi biết m và tác dụng lên một kéo vật. ngược lại. vật có thể làm vật - Giải thích được một biến dạng hoăc biến số hiện tượng liên đổi chuyển động. quan tới hai lực cân - Dụng cụ dùng để bằng. đo lực. Số câu 4 3 1 0,5 8,5 Số điểm 1,75đ 0,75đ 1,5đ 1đ 5đ Tỉ lệ 17,5% 7,5% 15% 10% 50% - Công dụng của các máy cơ đơn 4. Máy cơ đơn giản. - Sử dụng được giản. - Biết được vật nào máy cơ đơn giản ứng dụng của đòn phù hợp trong bẩy. những trường hợp - Biết được ứng thực tế cụ thể. dụng của mặt phẳng nghiêng. Số câu 2 0,5 0,5 3 Số điểm 0,5đ 1đ 0,5đ 2đ Tỉ lệ 5% 10% 5% 20% TS câu 11,5 4 2,5 1 19 TS điểm 4,5đ 2,25đ 2,25đ 1,5đ 10đ Tỉ lệ % 45% 22,5% 22,5% 15% 100%
  2. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS Môn: VẬT LÍ – 6 (NĂM HỌC: 2018 – 2019) Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề 1 Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời em cho là đúng nhất: Câu 1: Trong các số liệu sau, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hóa: A. Trên nhãn của chai nước có ghi: 300 ml B. Trên vỏ hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén C. Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99 D. Trên vỏ túi bột giặt có ghi: Khối lượng tịnh 1kg Câu 2: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi? A. Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt B. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp C. Trọng lượng của một quả nặng D. Lực kết dính giữa băng keo với một mặt phẳng. Câu 3: Trong các vật sau đây vật nào không phải là đòn bẩy? A. Cái cân đòn B. Cái kéo C.Cái búa nhổ đinh D.Cái cầu thang gác Câu 4: Nên chọn bình chia độ nào trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l? A. Bình 1000ml có vạch chia tới 5ml. B. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml. C. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml. D. Bình 100ml có vạch chia tới 2ml. Câu 5: Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để làm công việc nào dưới đây ? A. Kéo cờ lên đỉnh cột cờ. B. Đưa thùng hàng lên xe ô tô. C. Đưa thùng nước từ dưới giếng lên. D. Đưa vật liệu xây dựng lên các tầng cao theo phương thẳng đứng. Câu 6: Người ta dùng bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là cm3 và chứa 50cm3 nước để đo thể tích của một vật. Khi thả vật ngập vào nước trong bình thì mực nước dâng lên đến vạch 84 cm3. Vậy thể tích của vật là: A. 50cm3 B. 84cm3 C.34cm3 D. 134cm3 Câu 7: Lọ hoa nằm yên trên mặt bàn vì nó: A. Chịu tác dụng của hai lực cân bằng. B. Không chịu tác dụng của lực nào. C. Chịu tác dụng của trọng lực. D. Chịu lực nâng của mặt bàn Câu 8: Kéo vật trọng lượng 10N lên theo phương thẳng đứng phải dùng lực như thế nào? A. Lực ít nhất bằng 10N. B. Lực ít nhất bằng 1N. C. Lực ít nhất bằng 100N. D. Lực ít nhất bằng 1000N. Bài 2: Điền từ hoặc cum từ thích hợp vào chỗ trống ( ) Câu 9: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi . . . .của vật đó hoặc làm nó . . Câu 10: Trọng lực là . của Trái Đất. Câu 11: Khi dùng thước đo, cần biết GHĐ và của thước. Bài 3: Nối mỗi mệnh đề ở cột A với mỗi mệnh đề ở cột B sao cho thành một câu đúng. Cột A A với B Cột B 12. Dụng cụ dùng để đo khối lượng là a. lực kế 13. Dụng cụ dùng để đo thể tích là b. thước 14. Dụng cụ dùng để đo lực là c. cân 15. Dụng cụ dùng để đo chiều dài là d. bình chia độ, bình tràn B – TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 16: (1đ) Đổi các đơn vị sau. a. 0,5m3 = dm3. b. 150mm = m. c. 1,2m3 = lít. d. 40 lạng = kg. Câu 17: (1,5đ)
  3. a. Hãy nêu lợi ích của máy cơ đơn giản. b. Muốn đưa một thùng dầu nặng 120kg từ dưới đất lên xe ô tô. Chúng ta nên sử dụng loại máy cơ đơn giản nào? Câu 18: (1,5đ) Một vật có khối lượng 600g treo vào một sợi dây cố định. a. Giải thích vì sao vật đứng yên? b. Cắt đứt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao? Câu 19: (2đ) Một vật có khối lượng 180 kg và thể tích 1,2 m3. a. Tính khối lượng riêng của vật đó. b. Tính trọng lượng của vật đó. BÀI LÀM:
  4. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN : VẬT LÍ – LỚP 6 NĂM HỌC: 2018-2019 Đề 1 A – TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời em cho là đúng nhất: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D B B C B C A A Bài 2: Điền từ hoặc cum từ thích hợp vào chỗ trống ( ) Câu 9: chuyển động ; biến dạng. Câu 10: lực hút. Câu 11: ĐCNN Bài 3: Nối mỗi mệnh đề ở cột A với mỗi mệnh đề ở cột B sao cho thành một câu đúng. 12 - c 13 - d 14 - a 15 - b B – TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 16: (1đ) Đổi các đơn vị sau. a. 0,5m3 = 500 dm3. b. 150mm = 0,15 m. c. 1,2m3 = 1200 lít. d. 40 lạng = 4 kg. Câu 17: (1,5đ) a. Lợi ích của máy cơ đơn giản: Các máy cơ đơn giản giúp thực hiện công việc nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. (1đ) b. Muốn đưa một thùng dầu nặng 120kg từ dưới đất lên xe ô tô, chúng ta nên sử dụng loại máy cơ đơn giản là: mặt phẳng nghiêng. (0,5đ) Câu 18: (1,5đ) a. Vật đứng yên vì: Lực kéo của sợi dây bằng với trọng lượng của vật. (0,5đ) b. Cắt đứt sợi dây, vật rơi xuống vì: Cắt đứt sợi dây,vật không còn chịu lực kéo của sợi dây nữa. Lúc đó vật chỉ còn chịu tác dụng của trọng lực có chiều từ trên xuống dưới nên rơi xuống. (1đ) Câu 19: (2đ) Tóm tắt: (0,5đ) Giải: m = 180kg Khối lượng riêng của vật là: m 180 V = 1,2 m3 D = = 150 (kg/m3) (0,75đ) V 1,2 D = ? Trọng lượng của vật là: P = ? P = 10.m = 10.180 = 1800 (N) (0,75đ)