Đề kiểm tra Học kì 1 môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề: 123 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Khúc Thừa Dụ (Có đáp án)

docx 4 trang Hùng Thuận 7550
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề: 123 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Khúc Thừa Dụ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_sinh_hoc_lop_11_ma_de_123_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Học kì 1 môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề: 123 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Khúc Thừa Dụ (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016- 2017 TRƯỜNG THPT KHÚC THỪA DỤ MÔN SINH HỌC 11  Thời gian làm bài:45 phút Họ, tên thí sinh: Mã đề thi 123 Số báo danh: Câu 1. Nước đi từ đất vào tế bào lông hút của rễ cây theo cơ chế vận chuyển nào? A) Khuếch tán B) Vận chuyển chủ động C) Vận chuyển thụ động D) Vận chuyển thụ động và chủ động Câu 2. Để hạn chế sự thất thoát đạm trong đất, ta cần hạn chế nhóm vi khuẩn nào sau đây? A) Vi khuẩn amôn hoá B) Vi khuẩn nitrat hoá C) Vi khuẩn cố định nitơ D) Vi khuẩn phản nitrat hoá Câu 3. Quang hợp là quá trình chuyển hoá vật chất quan trọng nhất đối với sự sống trên trái đất vì: A) Chuyển hoá quang năng thành hoá năng trong vật B) Chuyển hoá vật chất từ dạng vô cơ thành hữu cơ chất hưu cơ. C) Quang hợp chỉ được thực hiện bởi thực vật xanh D) Quang hợp giúp điều hoà khí hậu Câu 4. Đồ thị nào sau đây phù hợp nhất để mô tả ảnh hưởng của yếu tố nồng độ CO 2 đến cường độ quang hợp ở thực vật? A) B) C) D) Câu 5. Để ức chế quá trình hô hấp nhằm bảo quản giá trị nông sản người ta cần áp dụng tổng hợp các biện pháp nào sau đây? A) Giảm lượng nước, giảm nhiệt độ, giảm oxi và tăng CO2 B) Tăng lượng nước, giảm nhiệt độ, tăng oxi và giảm CO2 C) Giảm lượng nước, giảm nhiệt độ, tăng oxi và tăng CO2 D) Tăng lượng nước, tăng nhiệt độ, giảm oxi và giảm CO2 Câu 6. Ở động vật có túi tiêu hoá, thức ăn được biến đổi theo trình tự nào sau đây a) Thức ăn được lấy vào túi tiêu hoá qua miệng túi b) Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ các enzim tiết ra từ thành túi c) chất thải được đưa ra ngoài qua miệng túi d) Thức được tiêu hoá nội bào bởi các tế bào trên thành túi. Trình tự đúng là: A) a - b - c - d B) a - b - d - c C) a - d - b - c D) a - c - b - d Câu 7. Hãy sắp xếp các bộ phận sau theo trình tự từ trên xuống dưới trong ống tiêu hoá ở người: a - Miệng; b - dạ dày; c - ruột; d - hầu; e - thực quản; g - hậu môn Trình tự đúng là: A) a - c - b - e - d - g B) a - d - c - b - e - g C) a - e - c - d - b - g D) a - d - e - b - c - g Câu 8. Loài động vật nào sau đây không hô hấp bằng phổi A) Ếch B) Rắn C) Cá voi D) Cá mập Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không phải của hệ tuần hoàn kín A) Máu từ tim được bơm vào động mạch sau đó tràn vào khoang cơ thể B) Máu trao đổi chất gián tiếp với tế bào thông qua thành mao mạch C) Có ở mực ống, bạch tuộc giun đốt và động vật có xương sống D) Máu chảy với áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh Câu 10. Đâu là vai trò của tiêu hoá hoá học? A) Phân cắt thức ăn thành các phần tử nhỏ B) Trộn, đảo đều dịch tiêu hoá C) Biến đổi thức ăn thành chất đơn giản dễ hấp thụ D) Giúp thức ăn di chuyển liên tục trong ống tiêu hoá Câu 11. Hiêu quả hô hấp không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A) Bề mặt trao đổi khí rộng, mỏng và luôn ẩm ướt B) Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp C) Ti lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể 1
  2. D) Có sự lưu thông khí tạo sự chênh lệch về nồng độ O2, CO2 Câu 12. Vì sao tốc độ máu chảy trong mao mạch lại nhỏ nhất? A) Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn nhất B) Vì mao mạch ở khoảng cách xa tim nhất C) Vì mao mạch có cấu tạo mỏng nhất D) Vì mao mạch là nơi trao đổi chất với các tế bào Câu 13. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tiêu hoá ở thú ăn thịt? A) Hệ tiêu hoá có đầy đủ enzim để tiêu hoá thức ăn B) Ruột thường ngắn và manh tràng ít phát triển C) Răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh và răng D) Lượng thức ăn tiêu thụ ít, thời gian tiêu hoá hàm nhanh Câu 14. Vì sao người sống ở vùng núi cao thường có hàm lượng hồng cầu trong máu cao hơn so với người ở vùng đồng bằng. Ý nào sau đây không phải giải thích đúng? A) Ở vùng núi cao không khí loãng hơn B) Người ở vùng núi cao thường có khí hậu lạnh hơn so với vùng đồng bằng C) Người ở vùng núi cao hoạt động nhiều hơn so với ở vùng đồng bằng D) Cơ thể người có khả năng tự điều chinh để phù hợp với môi trường sống Câu 15. Cơ chế điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu tăng diễn ra theo trật tự nào? A) Lượng glucôzơ trong máu tăng → thụ thể trên thành mạch → trung khu điều hoà lượng đường ở tuỷ sống → Gan → Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể → Insulin → Glucôzơ trong máu giảm. B) Lượng glucôzơ trong máu tăng → thụ thể trên thành mạch → trung khu điều hoà lượng đường ở tuỷ sống → Gan → Insulin → Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu giảm. C) Lượng glucôzơ trong máu tăng → thụ thể trên thành mạch → trung khu điều hoà lượng đường ở tuỷ sống → Tuyến tuỵ → Insulin → Gan và tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu giảm. D) Lượng glucôzơ trong máu tăng → thụ thể trên thành mạch → trung khu điều hoà lượng đường ở tuỷ sống → Tuyến tuỵ → Insulin → Gan → tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu giảm. Câu 16. Điều nào sau đây khi nói về cảm ứng ở động vật là không đúng? A) Là sự trả lời của cơ thể trước các tác nhân kích thích từ môi trường B) Giúp cơ thể thích nghi với sự biến đổi của môi trường C) Cảm ứng nhanh, đa dạng và phong phú D) Có thể có nhiều bộ phận cùng phản ứng nhưng theo cách khác nhau Câu 17. Trong hướng động ở thực vật, ý nào sau đây không đúng? A) Bộ phận chịu kích thích trả lời một cách có hướng và giống nhau ở tất cả các loài B) Có thể có nhiều bộ phận chịu tác động và có sự trả lời khác nhau C) Giúp cây hướng tới nguồn sống và tránh xa những yếu tố có hại D) Phản ứng thường nhanh và ít tính bền vững tương đối Câu 18. Khi được chiếu sáng từ một phía, ngọn cây hướng về phía ánh sáng, đây là: A) Hướng sáng dương B) Ứng động sinh trưởng C) Ứng động không sinh trưởng D) Đồng hồ sinh học Câu 19. Các kiểu hướng động dương của rễ là: A) Hướng đất, hướng nước, hướng sáng. B) Hướng đất, ướng sáng, huớng hoá. C) Hướng đất, hướng nước, huớng hoá. D) Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá. Câu 20. Những ứng động nào dưới đây là ứng động sinh trưởng? A) Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, lá cây họ đậu xoè ra và cụp lại. B) Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, lá cây trinh nữ cụp lại. C) Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở. D) Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở. Câu 21. Có hai hình thức ứng động chính là A) Ứng động sinh trưởng (gây ra bởi tốc độ sinh trưởng khác nhau của các tế bào ở hai phía của cơ quan chịu tác động) và ứng động không sinh trưởng (liên quan tới sự thay đổi áp suất trước nước của các miền chuyên hoá). B) Ứng động sinh trưởng (liên quan tới sự thay đổi áp suất trước nước của các miền chuyên hoá )và ứng động không sinh trưởng (gây ra bởi tốc độ sinh trưởng khác nhau của các tế bào ở hai phía của cơ quan chịu tác động). C) Ứng động sinh trưởng (gây ra bởi tốc độ sinh trưởng giống nhau của các tế bào ở hai phía của cơ quan chịu tác động) và ứng động không sinh trưởng (liên quan tới sự tăng áp suất trước nước của các miền chuyên hoá). D) Ứng động sinh trưởng (liên quan tới sự tăng áp suất trước nước của các miền chuyên hoá) và ứng động không sinh trưởng (gây ra bởi tốc độ sinh trưởng giống nhau của các tế bào ở hai phía của cơ quan chịu tác động). 2
  3. Câu 22. Hiện tượng cây non mọc vống, thân dài màu trắng, lá nhỏ mỏng màu vàng nhạt là do điều kiện chiếu sáng như thế nào? A) Chiếu sáng từ một hướng. B) Không được chiếu sáng. C) Chiếu sáng từ hai hướng. D) Chiếu sáng từ nhiều hướng. Câu 23. Cơ sở khoa học của hướng động âm ở thực vật là: A) Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong ngược phía tiếp xúc. B) Do sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong ngược phía tiếp xúc. C) Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong ngược phía tiếp xúc. D) Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong ngược phía tiếp xúc. Câu 24. Bắc giàn leo cho cây, bón phân ra rìa tán cây ăn quả là ứng dụng của hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật? A) Hướng nước và hướng hoá ở rễ, hướng sáng ở B) Hướng tiếp xúc ở thân, hướng nước và hướng hoá thân ở rễ C) Hướng sáng ở thân và hướng trọng lực ở rễ cây D) Hướng trọng lực, hướng nước và hướng hoá ở rễ. Câu 25. Để tiến hành thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng ở thực vật ta cần bố trí thí nghiệm trong điều kiện như thế nào? A) Sử dụng 1 mẫu cây rồi lần lượt đặt ở 3 trạng thái là trong tối hoàn toàn, chiếu sáng từ một phía và chiếu sáng từ mọi phía rồi quan sát và rút ra kết luận B) Sử dụng 3 chậu cậy, một chậu để tối hoàn toàn, một chậu cho chiếu sáng từ 1 phía, một chậu để ở trong điều kiện chiếu sáng bình thường, quan sát, so sánh rồi kết luận C) Sử dụng 3 mẫu cây rồi lần lượt đặt ở 3 trạng thái là trong tối hoàn toàn, chiếu sáng từ một phía và chiếu sáng từ mọi phía rồi quan sát và rút ra kết luận D) Sử dụng 1 chậu cây, ban ngày để trong tối hoàn toàn, ban đêm dùng bóng điện để chiếu sáng, quan sát sự sinh trưởng và rút ra kết luận. Câu 26. Các động vật có hệ thần kinh dạng ống là A) Tôm, ếch nhái, cá heo, người, cá sấu. B) Người, ếch nhái, thằn lằn, bò, giun C) Châu chấu, ếch nhái, gà, sư tử, rắn D) Cá, ếch nhái, thằn lằn, gà và cá heo Câu 27. Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào? A) Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → Bộ phận phản hồi thông tin. B) Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận thực hiện phản ứng → Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → Bộ phận phản hồi thông tin. C) Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → Bộ phận thực hiện phản ứng. D) Bộ phận trả lời kích thích → Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận thực hiện phản ứng. Câu 28. Phản xạ của động vật có hệ thần kinh lưới khi bị kích thích là: A) Duỗi thẳng cơ thể. B) Co toàn bộ cơ thể. C) Di chuyển đi chỗ khác. D) Co ở phần cơ thể bị kích thích. Câu 29. Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành do: A) Các tế bào thần kinh rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh. B) Các tế bào thần kinh phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh. C) Các tế bào thần kinh phân bố tập trung ở một số vùng trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh. D) Các tế bào thần kinh rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh. Câu 30. Phản xạ phức tạp thường là: A) Phản xạ có điều kiện, gồm có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế bào vỏ não. B) Phản xạ không điều kiện, gồm có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế bào vỏ não. 3
  4. C) Phản xạ có điều kiện, gồm có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế bào tuỷ sống. D) Phản xạ có điều kiện, gồm có sự tham gia của một số ít tế bào thần kinh trong đó có các tế bào vỏ não. Câu 31. Ý nào sau đây không đúng với cảm ứng động vật đơn bào? A) Co rút chất nguyên sinh. B) Thông qua phản xạ. C) Tiêu tốn năng lượng. D) Chuyển động cả cơ thể. Câu 32. Điện thế nghỉ là: A) Sự không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương. B) Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện dương và ngoài màng mang điện âm. C) Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương. D) Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương. Câu 33. Sự phân bố ion K+ và ion Na+ ở điện thế nghỉ trong và ngoài màng tế bào như thế nào? A) Ở trong tế bào, K+ có nồng độ cao hơn và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào. B) Ở trong tế bào, K+ và Na+ có nồng độ cao hơn so với bên ngoài tế bào. C) Ở trong tế bào, K+ có nồng độ thấp hơn và Na+ có nồng độ cao hơn so với bên ngoài tế bào. D) Ở trong tế bào, K+ và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào. Câu 34. Vì sao trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn tái phân cực? A) Do Na+ đi vào ồ ạt, làm mặt ngoài màng tế bào tích điện âm, còn mặt trong tích điện âm. B) Do K+ đi ra ồ ạt, làm mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, còn mặt trong tích điện âm. C) Do Na+ đi vào ồ ạt, làm mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, còn mặt trong tích điện âm. D) Do Na+ đi vào ồ ạt, làm mặt ngoài màng tế bào tích điện âm, còn mặt trong tích điện dương. Câu 35. Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin lại “nhảy cóc”? A) Vì sự thay đổi tính thấm của mang chỉ xảy ra tại các eo Ranvie. B) Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng. C) Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bọc bằng bao miêlin cách điện. D) Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh. Câu 36. Chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap? A) Màng trước xinap. B) Khe xinap. C) Màng sau xinap. D) Chuỳ xinap. Câu 37. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao miêlin diễn ra như thế nào? A) Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến tái phân cực rồi đảo cực. B) Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do cực rồi đảo cự đến mất phân cực rồi tái phân cực. C) Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến đảo cực rồi tái phân cực. D) Xung thần kinh lan truyền không liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến đảo cực rồi tái phân cực. Câu 38. Tập tính học được là: A) Loại tập tính được hình thành trong quá trình phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. B) Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. C) Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền. D) Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, mang tính đặc trưng cho loài. Câu 39. Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều? A) Vì sống trong môi trường phức tạp. B) Vì số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao. C) Vì có nhiều thời gian để học tập. D) Vì hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron. Câu 40. Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi: A) Kích thích của môi trường mạnh mẽ. B) Kích thích của môi trường kéo dài. C) Kích thích của môi trường lạp lại nhiều lần. D) Số lượng các xinap trong cung phản xạ tăng lên. 4