Đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ái Quốc (Có đáp án)

docx 3 trang doantrang27 07/07/2023 3240
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ái Quốc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_sinh_hoc_11_nam_hoc_2022_2023_truo.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Ái Quốc (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT ÁI QUỐC NĂM HỌC 2022-2023 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC 11 ( Đề kiểm tra có 02 trang) (Thời gian làm bài:45 phút không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHẴN A.TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Điểm bão hòa ánh sáng là A. Cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt cực đại. B. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực tiểu. C. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình. D. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt trên mức trung bình. Câu 2. Các chất hữu cơ của thực vật được hình thành từ chất nào ? A. Nito. B. Nước.C. Cacbonic. D. Các chất khoáng. Câu 3 . Lông hút có vai trò chủ yếu là A. Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc. B. Tế bào kéo dài thành lông, lách vào nhiều kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng. C. Lách vào kẽ hở của đất giúp cho rễ lấy được ôxi để hô hấp. D. Lách vào kẽ đất hút nước và muối khoáng cho cây. Câu 4 . Vì, sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước ? A. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng. B. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm. C. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng. D. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm. Câu 5. Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ? A. Tích luỹ năng lượng.C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường. B. Điều hòa không khí. D. Tạo chất hữu cơ. Câu 6. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ti thể theo chu trình Crep tạo ra A.CO 2 + ATP + NADH. C. CO2 + ATP + NADH + FADH2 B.CO 2 + ATP + FADH2. D. CO2 + NADH + FADH2. Câu 7. Chu kỳ Crep diễn ra ở trong A. Tế bào chất.B. Nhân. C. Ti thể.D. Lục lạp. Câu 8. Pha sáng diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp ? A.Ở màng ngoài. B. Ở chất nền. C. Ở màng trong. D. Ở tilacôit. Câu 9. Điều nào sau đây không đúng với dạng nước tự do? A. Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào. B. Là dạng nước chứa trong các mạch dẫn. C. Là dạng nước chứa trong các khoảng gian bào. D. Là dạng nước bị hút bởi các phần tử tích điện. Câu 10. Nhiệt độ tối đa cho hô hấp trong khoảng A. 30 - 35°C. B. 40 - 45°C. C. 45 - 50°C D. 35 - 40°C. Câu 11. Vai trò của canxi đối với thực vật là A. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng. B. Thành phần của axit nucleic, ATP, phôtpholipit, coenzim cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. C. Thành phần của prôtêin, axit nuclêic. D. Thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hoá enzim. Câu 12. Ý nào dưới đây không đúng với sự đóng mở khí khổng? A. Ánh sáng là nguyên nhân duy nhất gây nên việc mở khí khổng. B. Nếu chuyển cây từ trong tối ra ngoài sáng thì khí khổng mở và ngược lại. C. Một số cây sống trong điều kiện thiếu nước khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày. D. Một số cây khi thiếu nước, khi ở ngoài sáng khí khổng đóng lại. Câu 13: Ôxi trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu? A. H2O ( quang phân li H2O). B. Pha sáng. C. Pha tối. D. Chu trình Canvin
  2. Câu 14. Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật đang sinh trưởng là A. Rễ B. Thân C. Lá. D. Quả Câu 15. Sản phẩm của quá trình hô hấp gồm: A. CO2, H2O, năng lượng. B. CO2, H2O, O2. C. O2, H2O, năng lượng. D. CO2, O2, năng lượng Câu 16. Một phân tử glucôzơ khi hô hấp hiếu khí giải phóng: A. 38 ATP. B. 30 ATP. C. 40 ATP. D. 32 ATP. Câu 17: Hô hấp hiếu khí xảy ra ở vị trí nào trong tế bào? A. Ti thể. B. Tế bào chất. C. Nhân. D. Lục lạp. Câu 18: Mạch rây được cấu tạo từ? A. Tế bào kèm và quản bào. B.Quản bào và mạch ống. C. Mạch ống và ống rây. D.Ống rây và tế bào kèm. Câu 19: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là gì? A. Axit béo và fructôzơ B.Vitamin và axit amin C. Nước và các ion khoáng D.Nước và saccacrôzơ Câu 20: Vai trò của Nitơ đối với thực vật là: A. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng. C. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim. D. Thành phần của prôtêin và axít nuclêic. Câu 21: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp? A. Hình thành chất khử NADPH. B.Quá trình quang phân li nước. C. Cố định CO2. D.Giải phóng O2. Câu 22: Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc vào: A. Trao đổi chất của tế bào B.Cung cấp năng lượng C. Građien nồng độ chất tan D.Hiệu điện thế màng Câu 23: Động lực đẩy dòng mạch gỗ: A. Áp suất rễ B. Lực hút từ thoát hơi nước ở lá C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ D. A, B, C. Câu 24: Động lực đẩy dòng mạch rây: A. Lực từ thoát hơi nước ở lá B. Áp suất rể C. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa D. A và C Câu 25: Giấy clorua côban khi ướt sẽ có màu hồng, khi khô có màu xanh sáng. Người ta ép giấy tẩm clorua côban khô vào hai mặt lá khoai lang. Theo bạn kết luận nào dưới đây là chính xác ? A. Tốc độ chuyển màu của miếng giấy clorua côban ở hai mặt lá như nhau. B. Tốc độ chuyển màu của miếng giấy clorua côban ơ hai mặt lá phụ thuộc vào lá già hay lá non. C. Miếng giấy tẩm clorua côban ở mặt dưới lá sẽ hồng nhanh hơn. D. Miếng giấy tẩm clorua côban ở mặt trên lá sẽ hồng nhanh hơn. Câu 26. Nội dung nào sau đây nói không đúng về mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường ngoài? A. Nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ hô hấp tăng (do tốc độ các phản ứng enzim tăng). B. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước. C. Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ CO2. D. Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ O2. Câu 27: Ở thực vật nào dưới đây, quá trình cố định và tái cố định CO2 diễn ra ở 2 vị trí khác nhau (2 loại tế bào khác nhau)? A. Rau dền B. Dứa gai C. Xương rồng D. Lúa nước Câu 28: Cây nào dưới đây thuộc nhóm thực vật CAM? A. Thuốc bỏng B. Ngô C. Khoai lang D. Kê B. TỰ LUẬN Câu 1. Trình bày những nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây trồng? Câu 2. Tại sao trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả người ta phải khống chế sao cho cường độ hô hấp ở mức tối thiểu? Hết
  3. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Sinh học – Lớp 11 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM( Đề chẵn) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án A C D A C C C D D B D A A A Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án A A A D C D C B D C C D A A * Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu hỏi Nội dung Điểm Câu 1 Nitơ là nguyên tố phổ biến trong tự nhiên, tồn tại chủ yếu trong không khí và trong đất. (2,0 điểm) 1. Nitơ trong không khí 0,5 - Nitơ phân tử (N2) trong khí quyển chiếm khoảng gần 80%, cây không thể hấp thụ được N2, còn NO và NO2 trong khí quyển là độc hại với thực vật. 0,5 - Các vi sinh vật cố định đạm có enzim nitrôgenaza có khả năng liên kết N2 với hiđrô → NH3 thì cây mới đồng hóa được. 2. Nitơ trong đất 0,5 - Nguồn cung cấp chủ yếu nitơ cho cây là đất. Nitơ trong đất tồn tại ở 2 dạng: nitơ vô cơ (nitơ khoáng) và nitơ hữu cơ (trong xác sinh vật). 0,25 + - - Rễ cây chỉ hấp thụ từ đất nitơ vô cơ ở dạng: NH4 và NO3 - Cây không hấp thụ trực tiếp nitơ trong xác sinh vật mà phải nhờ các vi sinh vật 0,25 + - trong đất khoáng hóa thành: NH4 và NO3 Câu2 -Vì mục tiêu bảo quản là bảo tồn chất lượng và số lượng của đối tượng bảo quản - Nếu hô hấp mạnh hơn dẫn đến các hậu quả: giảm số lượng và chất lượng, làm 0,25 (1,0 điểm) giảm O2 và tăng CO2 môi trường, nếu quá mức đối tượng bảo quản có thể nhanh chóng bị phân hủy. 0,75