Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 - Năm học 2022-2023 - Đề 1 (Có đáp án)

docx 3 trang doantrang27 07/07/2023 3700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 - Năm học 2022-2023 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_11_nam_hoc_2022_2023_d.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 - Năm học 2022-2023 - Đề 1 (Có đáp án)

  1. KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1, LỚP 11-ĐỀ 1 NĂM HỌC: 2022 – 2023 MÔN : NGỮ VĂN I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau Chiếc lá không bao giờ nghĩ rằng nó có thể trả hết nợ ân tình của cây, dù nó đã hết lòng hấp thụ ánh nắng mặt trời để khổ công tinh chế nhựa thô thành nhựa luyện nuôi cây. Vì chiếc lá đã quan sát và thấy được sự thật là nó chưa bao giờ ngừng tiếp nhận tình thương yêu của cây. Dù cây có già cỗi nhưng cây vẫn cố gắng cắm sâu những chiếc rễ xuống lòng đất để hút chất khoáng về nuôi chiếc lá. Giả sử chiếc lá có trả được ân tình của cây thì nó cũng không thể nào trả hết được ân tình của mặt trời, gió, nước, chất khoáng,phân hữu cơ, côn trùng và cả vạn vật xung quanh. Tất cả những yếu tố ấy có vẻ như nằm ngoài chiếc lá, nhưng chúng vẫn đang từng giờ từng phút nuôi dưỡng chiếc lá.Chiếc lá chỉ còn cách sống sao cho trọn kiếp sống, sống cho thật dễ thương và làm tốt trách nhiệm của mình. Ta có khác gì chiếc lá đâu. Ta cũng không bao giờ trả nổi những ân tình mà cuộc đời này đã trao tặng cho ta, bằng trực tiếp hay gián tiếp. Vậy tại sao ta cứ mãi than phiền và đòi hỏi cuộc đời, mà có bao giờ ta tự hỏi cuộc đời cần gì nơi ta ? ( Hiểu về trái tim – Tác giả Minh Niệm, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh 2018 ) Trả lời các câu hỏi : Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên. Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu văn sau : Dù cây có già cỗi nhưng cây vẫn cố gắng cắm sâu những chiếc rễ xuống lòng đất để hút chất khoáng về nuôi chiếc lá. Câu 3. (1,0 điểm) Theo tác giả, ta giống chiếc lá ở những điểm nào ? Câu 4. (1,0 điểm) Anh/Chị sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào ? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) : Tâm trạng nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con ! (Tự tình – Hồ Xuân Hương, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục 2013) HẾT
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM - Cần nắm bắt được nội dung trình bày của học sinh để đánh giá một cách tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động và linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm này. - Đặc biệt trân trọng những bài viết có cách diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc, giàu hình ảnh và cảm xúc, có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng hợp lí. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 đ. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. Phần đọc hiểu : ( 3 điểm ) Câu 1. Phương thức nghị luận 0,5 Câu 2. Nhân hóa 0,5 Câu 3. Học sinh trả lời đúng 2 trong 3 ý sau 1,0 - Con người luôn nợ những ân tình của cuộc đời. - Ta cũng không bao giờ trả nổi những ân tình mà cuộc đời này đã trao tặng cho ta, bằng trực tiếp hay gián tiếp - Mỗi người hãy có gắng hoàn thành thật tốt trách nhiệm của mình Câu 4. Học sinh trả lời theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ ý cơ bản 1.0 - Lòng biết ơn là phẩm chất đẹp và cần có trong mỗi con người - Thay vì than phiền và đòi hỏi ở người khác, ở cuộc đời, mỗi cá nhân hãy làm thật tốt nhiệm vụ của mình - Sống phải biết cống hiến và cho đi. II. Phần làm văn : ( 7 điểm ) I. Yêu cầu chung : - Trên cơ sở những hiểu biết cơ bản về tác phẩm Tự tìnhcủa Hồ Xuân Hươngthí sinh phân tích các đoạn thơ, sau đó phân tích các tác phẩm, so sánh đối chiếu, để làm rõ vấn đề; hoặc kết hợp các thao tác nghị luận trên cùng một lúc. - Kết cấu chặt chẽ, văn viết lưu loát, có hình ảnh và cảm xúc ; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. II. Yêu cầu cụ thể : 1. Đảm bảo cấu trúc bài luận : 0,5 2. Giới thiệu đúng vấn đề nghị luận 0,5 3. Triển khai vấn đề : a. Hai câu luận : Sự phản kháng và gắng gượng vươn lên để có hạnh phúc 2,5 - Nghệ thuật : Tả cảnh từ gần đến xa ( mặt đất, chân mây); đảo ngữ ( xiên ngang, đâm toạc); động từ mạnh ( xiên, đâm); bổ ngữ ( ngang, toạc); định ngữ( mấy, từng)
  3. - Nội dung :Thiên nhiên như đang sinh sôi, nảy nở, tràn đầy sức sống, một bức tranh đầy đường nét, mạnh mẽ, tuyệ đẹp. Qua đó thể hiện nỗi niềm bực dọc, phẫn uất, phản kháng cho duyên phận hẩm hiu và cả bản lĩnh cứng cỏi, cá tính mạnh mẽ của nhân vật trữ tình dẫu trong hoàn cảnh khó khăn nào vẫn vươn lên mạnh mẽ để tìm lẽ sống cho chính mình. b. Hai câu kết : Bi kịch về duyên phận và khát khao hạnh phúc của người 2.5 phụ nữ xưa - Câu 7:Điệp từ xuân và lại nhằm dụng ý diễn tả : Mùa xuân trở lại như một sự trêu ngươi. Mùa xuân trở lại với cỏ cây nhưng chẳng trở lại với con người bao giờ. Đó cũng chính là nỗi cay đắng trước sự bào mòn của thời gian. - Câu 8: Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến: Mảnh tình – san sẻ - tí – con con >Câu thơ như nát ra vụn vỡ từng mảnh qua đó nhấn mạnh sự nhỏ bé dần, gợi nỗi éo le sự trớ trêu về duyên phận của nhân vật trữ tình . Câu thơ cực tả tâm trạng ngậm ngùi, uất ức và cả sự bực tức của một người luôn khát khao hạnh phúc nhưng chỉ gặp toàn những dở dang, bất hạnh. c. Đánh giá chung: - Nghệ thuật thơ Nôm qua việc sử dụng từ ngữ, xây dựng hình tượng, tâm trạng nhân vật trữ tình. 0.5 - Bài thơ, đoạn thơ là nỗi lòng chung của người phụ nữ trong xã hội xưa, dẫu trong hoàn cảnh nào họ cũng vươn lên tìm lẽ sống cho chính mình, đó là khát vọng sống đẹp đầy nghị lực đậy giá trị nhân văn. 4. Chính tả, dùng từ, đặt câu : 0,25 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 5. Sáng tạo : Có cách diễn đạt sáng tạo, suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề 0,25 * Lưu ý:Xem xét cả hai yêu cầu về hình thức, kĩ năng và kiến thức để cho điểm.