Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Địa lí Lớp 11 - Mã đề: 701+703 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Quế Sơn (Có đáp án)

doc 3 trang Hùng Thuận 20/05/2022 2830
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Địa lí Lớp 11 - Mã đề: 701+703 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Quế Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_dia_li_lop_11_ma_de_701703_nam.doc
  • docxBang dac ta ki 1 Dia 11.docx
  • docDA.doc
  • docxMA TRẬN KIỂM TRA GIUA K I 21-22.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Địa lí Lớp 11 - Mã đề: 701+703 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Quế Sơn (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN KIỂM TRA GIỮA KÌ I ĐỊA LÝ 11 TỔ SƯ –ĐỊA- CÔNG DÂN Học kì 1 (2021-2022) Đề gốc mã đề 701,703 Phần A. Tự luận (3,0đ) Câu 1. (1,5 đ) Trình bày một số nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của ô nhiễm không khí. Câu 2 (1,5 đ) Cho bảng số liệu: Giá trị GDP phân theo khu vực kinh tế của hai nhóm nước năm 2004. ( Đơn vị : Tỉ USD) GDP GDP phân theo khu vực kinh tế Nhóm nước Khu vực I Khu vực II Khu vực III Phát triển 695,1 9383,8 24675,8 Đang phát triển 1533,0 1962,6 2637,6 a, Tính cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của hai nhóm nước b, Nhận xét và giải thích về qui mô và cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của hai nhóm nước. Phần B trắc nghiệm (7,0đ) CÂU 1: Chưa hoàn thành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có cơ cấu kinh tế còn lạc hậu là nhóm nước A. đang phát triển. B. công nghiệp mới. C. công nghiệp. D. phát triển. CÂU 2: Các nước phát triển có đặc điểm gì? A. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI thấp. B. đầu tư ra nước ngoài ít, chỉ số HDI. C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI thấp. D. đầu tư nước ngoài nhiều, chỉ số HDI cao. CÂU 3: Ở các nước phát triển, lao động chủ yếu tập trung vào ngành nào dưới đây? A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Dịch vụ. D. Lâm nghiệp. CÂU 4. Cho bảng số liệu: Tỷ lệ biết chữ của thế giới và một số nước châu Phi năm 2015 Đơn vị (%) Nước Thế giới An giê ri Nam Phi Angola Xu Đăng Tỷ lệ biết chữ 84,5 86,0 94,3 71,1 75,9 Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên ? A. Angola có tỉ lệ biết chữ thấp nhất. B. Các nước châu Phi đều có tỷ lệ biết chữ cao hơn trung bình của thế giới. C. Nam Phi có tỷ lệ biết chữ cao nhất. D. Tỷ lệ biết chữ có sự chênh lệch giữa các quốc gia Châu Phi. P a g e 1 | 3
  2. CÂU 5. Cho bảng số liệu: Tỉ lệ dân số thế giới và các châu lục. (Đơn vị: %) Châu lục Châu Phi Châu Mĩ Châu Á Châu Âu Châu Đại Dương Thế giới 2005 13,8 13,7 60,6 11,4 0,5 100 2014 15,7 13,4 60,2 10,2 0,5 100 Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu dân số trên thế giới năm 2005 và năm 2014 là A. biểu đồ tròn có bán kính khác nhau.B. biểu đồ cột đơn. C. biểu đồ đường biểu diễn.D. biểu đồ tròn có bán kính bằng nhau. CÂU 6. Đâu là biểu hiện của toàn cầu hóa? A. thương mại thế giới phát triển mạnh. B. môi trường bị suy thoái trên toàn cầu. C. biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ô dôn. D. ô nhiễm nguồn nước, biển và đại dương. CÂU 7. Lợi thế của các công ty xuyên quốc gia là A. tăng sự hợp tác quốc tế trên phạm vi toàn thế giới. B. đầu tư ra nước ngoài tăng mạnh trên phạm vi toàn cầu. C. có nhiều nhà đầu tư lớn liên kết với nhau. D. nắm nguồn của cải vật chất lớn, chi phối nhiều ngành kinh tế. CÂU 8. Mặt trái của toàn cầu hoá kinh tế là A. sự phụ thuộc ngày càng tăng giữa các nền kinh tế. B. làm tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo. C. ô nhiễm môi trường gia tăng trên phạm vi toàn cầu. D. sự cạn kiệt nhanh chóng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. CÂU 9. Hệ quả quan trọng nhất của toàn cầu hóa kinh tế là A. đẩy nhanh đầu tư nước ngoài. B. tăng cường hợp tác quốc tế. C. mở rộng thị trường toàn cầu. D. thúc đẩy sản xuất phát triển. CÂU 10. Nguyên nhân chính gây nên lỗ thủng tầng ôzôn là A. khí thải của các nhà máy công nghiệp. B. khí thải của các phương tiện giao thông. C. các hoá chất sử dụng trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. D. khí thải CFCs trong sản xuất công nghiệp. CÂU 11. Để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu cần sự hợp tác giữa A. một số cường quốc kinh tế. B. các quốc gia trên thế giới. C. các quốc gia phát triển. D. các quốc gia đang phát triển. P a g e 2 | 3
  3. CÂU 12. Cảnh quan tự nhiên chiếm diện tích rộng lớn nhất của châu phi là A. hoang mạc và bán hoang mạc. B. rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm. C. rừng cận nhiệt đới khô. D. xa van và xa van lẫn rừng. CÂU 13. Mĩ La Tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc là do A. nguồn thức ăn công nghiệp dồi dào.B. nghành công nghiệp chế biến phát triển. C. có nhiều đồng cỏ và khí hậu nóng ẩm.D. có nguồn lương thực dồi dào và khí hậu lạnh CÂU 14. Lãnh thổ châu Phi đối xứng qua A. xích đạo. B. chí tuyến Bắc. C. chí tuyến Nam. D. kinh tuyến gốc. CÂU 15. Khó khăn lớn về tự nhiên của các nước Châu Phi đối với phát triển kinh tế là A. khí hậu khô nóng. B. giảm diện tích rừng. C. nhiều thiên tai. D. thiếu đất canh tác. CÂU 16. Diện tích đất đai bị hoang mạc hóa của châu Phi ngày càng tăng là do A. khí hậu khô hạn. B. rừng bị khai phá quá mức. C. quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ. D. quá trình xói mòn, rửa trôi xảy ra mạnh. CÂU 17. Mĩ La Tinh, nguyên nhân chủ yếu nào sau đây đã làm cho dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm? A. Tình hình chính trị không ổn định. B. Các chủ trang trại chiếm giữ đất canh tác. C. Thiếu lực lượng lao động ở thành phố. D. Thiên tai ở nông thôn xảy ra nhiều. CÂU 18. Mặc dù các nước Mĩ La Tinh giành độc lập khá sớm nhưng nền kinh tế phát triển chậm không phải do A. duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài. B. các thế lực bảo thủ của thiên chúa giáo tiếp tục cản trở. C. chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập. D. điều kiện tự nhiên khó khăn, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn. CÂU 19. Vốn đầu tư nước ngoài vào Mĩ La Tinh giảm mạnh trong thời kỳ 1985 - 2004 do A. chính trị không ổn định. B. chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo. C. tình hình kinh tế suy thoái. D. chính sách thu hút đầu tư không phù hợp. CÂU 20. Ở Mĩ La Tinh, các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn diện tích đất canh tác là do A. không ban hành chính sách cải cách ruộng đất. B. dân ít có nhu cầu sản xuất nông nghiệp. C. cải cách ruộng đất không triệt để. D. dân tự nguyện bán đất cho các chủ trang trại. CÂU 21. Nguyên nhân chủ yếu Mĩ La tinh có tỉ lệ dân cư đô thị rất cao (75% dân số) là do A. chiến tranh ở các vùng nông thôn. B. công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh. C. dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố làm. D. điều kiện sống ở thành phố của Mĩ La tinh rất thuận lợi. HẾT P a g e 3 | 3