Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Địa lí Lớp 11 - Mã đề: 134 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quế Sơn (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Địa lí Lớp 11 - Mã đề: 134 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quế Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_dia_li_lop_11_ma_de_134_nam_ho.doc
- DA.doc
- K 11 Bang dac ta ki 1 Dia 11.docx
- MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I ĐIA 11 NĂM HỌC 20-21.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Địa lí Lớp 11 - Mã đề: 134 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quế Sơn (Có đáp án)
- TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN KIỂM TRA GIỮA KÌ ĐỊA LÝ 11 TỔ SƯ –ĐỊA- CÔNG DÂN Học kì 1 (2020-2021) Mã đề 134 Họ, tên thí sinh: Lớp: Phần A trắc nghiệm (5,0đ) (Học sinh chọn phương án đúng nhất và điền vào ô dưới đây) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 CHỌN Phần B. Tự luận (5,0đ) Câu 1. (3,5 đ) a.Trình bày một số biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm nguồn nước ngọt, nước biển và đại dương. (2,0đ) b. Giải thích vì sao phần lớn các nước Châu Phi đều là những nước nghèo và kinh tế kém phát triển?(1,5đ) Câu 2 (1,5 đ) Dựa vào bảng số liệu sau : Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong giai đoạn 1991 -2000 (Đơn vị : Tỉ USD) Năm 1991 1995 1997 1999 2000 FDI toàn cầu 195 380 500 1000 1150 FDI vào các nước đang phát triển 50 110 190 200 200 Nguồn niên giám thống kê 2009. a. Tính tốc độ tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu và FDI vào các nước đang phát triển trong giai đoạn 1991 -2000 . b. Nhận xét và giải thích tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực các nước đang phát triển. P a g e 1 | 4
- . . Đề Trắc nghiệm: Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với các nhóm nước đang phát triển? A. Kinh tế phát triển chậm. B. Nợ nước ngoài nhiều. C. GDP bình quân đầu người thấp. D. Xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp. Câu 2. Tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã không mang lại kết quả nào dưới đây? A. Làm xuất hiện nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ mới. B. Nâng cao tỉ lệ đóng góp của khu vực II. C. Phát triển xu thế mậu dịch quốc tế và đầu tư nước ngoài. D. Tăng cường tỉ lệ lao động trí óc.\ Câu 3. Dân số thế giới năm 2017 là 7515 triệu người. Nhóm nước đang phát triển chiếm 80% dân số thế giới. Hỏi số dân nhóm nước đang phát triển là bao nhiêu triệu người? A. 6012 triệu người. B. 6110 triệu người. C. 6112 triệu người. D. 6212 triệu người. Câu 4. Dựa vào bảng số liệu sau: P a g e 2 | 4
- Sản lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô tiêu dùng của khu vực Tây Nam Á giai đoạn 1990 - 2010 Đơn vị: nghìn thùng Năm 1990 1998 2000 2004 Dầu thô khai thác 1668 22157 23586 23829 Dầu thô tiêu dùng 3993 5687 6693 7895 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô tiêu dùng của khu vực Tây Nam Á giai đoạn 1990 – 2010 là A. Biểu đồ cột đường. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ cột đôi Câu 5. Biểu hiện nào không phải là xu hướng toàn cầu hóa? A. Thương mại thế giới phát triển mạnh. B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. C. Đầu tư trong nước tăng nhanh. D. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. Câu 6. Các ngân hàng thế giới được nối với nhau qua A. Tổ chức quỹ tiền tệ quốc tế. B. Ngân hàng thế giới. C. Mạng viễn thông điện tử. D. Các ngân hàng trong nước Câu 7. Đâu không phải hệ quả của toàn cầu hóa A. tăng cường hợp tác quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. B. đẩy mạnh đầu tư và tăng cường sự hợp tác quốc tế. C. làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo. D. môi trường toàn cầu bị ô nhiễm ngày càng nhiêm trọng. Câu 8. Một số vấn đề mang tính toàn cầu đang được quan tâm là A. Bùng nổ dân số, gìa hóa dân số, ô nhiễm môi trường và bảo vệ hòa bình. B. Bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường nước biển dâng và rừng bị tàn phá. C. Trẻ hóa dân số, bệnh tật, đói nghèo, thất học và bảo vệ hòa bình. D. Bùng nổ dân số, gìa hóa dân số, thiếu nhân công lao động và bảo vệ hòa bình. Câu 9. Phục hồi sự đa dạng sinh học sẽ đem lại cho con người những lợi ích to lớn về môi sinh, môi trừơng, đó là cung cấp A. Nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao . B. Nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành. C. Điều kiện để phát triển bền vững các hệ sinh thái. D. Nguồn dược liệu quý giá. Câu 10. Việc dân số thế giới tăng nhanh đã A. làm cho tài nguyên suy giảm và ô nhiễm môi trường. B. thúc đẩy giáo dục và y tế phát triển nhanh. C. thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế thế giới. D. làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn. P a g e 3 | 4
- Câu 11. Để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người, các quốc gia cần A. Hạn chế gia tăng dân số trên quy mô toàn cầu. B. Hạn chế ô nhiễm môi trường đất ,nước ,không khí. C. Hạn chế nạn khủng bố quốc tế và tội phạm có tổ chức. D. Hạn chế và loại trừ các mô hình sản xuất, tiêu dùng thiếu bền vững. Câu 12. Ý nào sau đây không đúng về điều kiện tự nhiên của châu phi? A. Cảnh quan tự nhiên có sự đối xứng qua xích đạo. B. Có tỉ lệ diện tích hoang mạc lớn nhất trong châu lục. C. Giàu khoáng sản kim loại quý hiếm và khoáng sản năng lượng . D. Không có đồng bằng châu thổ rộng lớn như châu Á, châu /Mĩ. Câu 13. Nhận xét đúng nhất về thực trạng tài nguyên ở Châu Phi A. khoáng sản nhiều, đồng cỏ và rừng xích đạo chiếm diện tích lớn. B. khoáng sản và rừng đang bị khai thác quá mức. C. khoáng sản phong phú, rừng nhiều nhưng chưa được khai thác. D. trữ lượng lớn về vàng, kim cương, phốt phát nhưng chưa được khai thác. Câu 14. Nhờ đâu mà Trung Á thừa hưởng được nhiều giá trị văn hóa của cả phương Đông và phương Tây? A. Nhờ nằm ở vị trí cầu nối giữa phương Đông và phương Tây. B. Nhờ quá trình xâm chiếm thuộc địa của thực dân Châu Âu. C. Nhờ sự du nhập văn hóa của những người nhập cư từ Châu Âu. D. Nhờ trước đây,Trung Á đã từng có con đường tơ lụa đi qua. Câu 15. Cho bảng số liệu: Tuổi thọ trung bình của các châu lục 2010 và 2014 (Đơn vị: tuổi) Châu lục Châu Phi Châu Mĩ Châu Á Châu Âu Châu Đại Thế giới Dương 2010 55 75 70 76 76 69 2014 59 76 71 78 77 71 Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Các châu lục có tuổi thọ trung bình như nhau. B. Tuổi thọ trung bình của Châu Phi tăng chậm hơn Châu Âu. C. Dân số Châu Phi có tuổi thọ trung bình thấp nhất thế giới. D. Dân số thế giới có tuổi thọ trung bình không biến động. P a g e 4 | 4