Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Địa lí Lớp 10 - Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa (Có đáp án)

docx 4 trang Hùng Thuận 20/05/2022 4000
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Địa lí Lớp 10 - Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_dia_li_lop_10_truong_thpt_bui.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Địa lí Lớp 10 - Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐT TP CẦN THƠ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THPT BÙI HỮU NGHĨA Môn: ĐỊA LÍ LỚP 10 (ĐỀ CHÍNH THỨC) Thời gian làm bài: 45 phút; Câu 1. Trên bản đồ kinh tế – xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là A. các nhà máy, sự trao đổi hàng hoá và hành khách. B. biên giới trên đất liền, đường giao thông trên biển. C. các luồng di dân, sự vận chuyển hàng hóa và hành khách. D. các nhà máy, đường giao thông trên bộ và trên biển. Câu 2: Để biểu hiện các đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể, người ta thường dùng phương pháp nào sau đây? A. Kí hiệu. B. Chấm điểm. C. Bản đồ - biểu đồ. D. Đường chuyển động. Câu 3: Phương pháp chấm điểm trên bản đồ biểu hiện A. sự phân bố dân cư.B. các cảng biển. C. các mỏ khoáng sản. D. luồng di dân. Câu 4: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất sinh ra hệ quả nào sau đây? A. Các mùa trong năm. B. Ngày đêm dài ngắn theo mùa. C. Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ. D. Sự luân phiên ngày, đêm. Câu 5: Nếu múi giờ số 12 đang là 3 giờ ngày 01/01 thì cùng lúc đó Việt Nam (múi giờ số 7) đang là mấy giờ, ngày bao nhiêu? A. 22 giờ ngày 01/01.B. 22 giờ ngày 31/12. C. 8 giờ ngày 31/12.D. 8 giờ ngày 01/01. Câu 6: Việt Nam nằm trong khu vực nội chí tuyến nửa cầu Bắc, Mặt Trời lần lượt lên thiên đỉnh trên lãnh thổ nước ta trong khoảng thời gian A. từ 21/3 đến 23/9.B. từ 22/6 đến 22/12. C. từ 23/9 đến 21/3.D. từ 22/12 đến 22/6. Câu 7: Ở bán cầu Nam, chịu tác động của lực Côriolit, gió Bắc sẽ bị lệch hướng trở thành A. gió Đông Nam.B. gió Tây Nam. C. gió Đông Bắc.D. gió Tây Bắc. Câu 8: Nơi nào trên trái đất có hiện tương ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ? A. Ở 2 cực.B. Từ vòng cực về phía cực. C. Từ vòng cực về chí tuyến.D. Các địa điểm nằm trên xích đạo. Câu 9: Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là A. chuyển động có thực của Mặt Trời trong năm giữa hai chí tuyến. B. chuyển động có thực của Mặt Trời trong năm giữa hai cực. C. chuyển động không có thực của Mặt Trời trong năm giữa hai chí tuyến. D. chuyển động không có thực của Mặt Trời trong năm giữa hai cực. Câu 10: Vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo thường xuất hiện A. động đất. B. ngập lụt. C. mưa bão. D. lũ quét. Câu 11. Khối khí ôn đới hải dương có kí hiệu là A. Em. B. Am. C. Pm. D. Tm Câu 12. Vận động theo phương nằm ngang ở vùng đá mềm dẻo sinh ra hiện tượng nào sau đây? A. Đứt gãy. B. Biển tiến. C. Biển thoái. D. Uốn nếp.
  2. Câu 13.Nội lực và ngoại lực có điểm giống nhau là A. cùng được sinh ra do năng lượng của Trái Đất. B. cùng có tác động thay đổi diện mạo của Trái Đất. C. đều cần có sự tác động của con người. D. đều được hình thành từ năng lượng Mặt Trời. Câu 14. Trong các đứt gãy theo phương nằm ngang bộ phận nâng lên được gọi là A. địa hào. B. địa lũy. C. biển tiến. D. biển thoái. Câu 15. Vận động theo phương thẳng đứng của vỏ Trái Đất có đặc điểm là A. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích lớn. B. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích nhỏ. C. xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn. D. xảy ra rất chậm và trên một diện tích nhỏ. Câu 16. Hiện tượng nào sau đây không phải do tác động của nội lực? A. Đứt gãy. B. Uốn nếp. C. Bồi tụ. D. Động đất. Câu 17. Dạng địa hình cacxtơ là kết quả của quá trình nào sau đây? A. Phong hóa. B. Bóc mòn. C. Vận chuyển. D. Bồi tụ. Câu 18: Phong hóa lí học làm cho đá bị thay đổi về A. kích thước và màu sắc. B. thành phần khoáng vật. C. hình dạng và kích thước. D. tính chất hóa học. Câu 19. Quá trình phong hoá lí học xảy ra mạnh nhất ở A. miền khí hậu cực đới và miền khí hậu ôn đới hải dương ấm, ẩm. B. miền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và miền khí hậu ôn đới. C. miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh. D. miền khí hậu xích đạo nóng, ẩm quanh năm. Câu 20. Thung lũng sông suối được hình thành chủ yếu do A. xâm thực của sóng biển.B. thổi mòn do gió. C. mài mòn của sóng biển.D. xâm thực do nước chảy. Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng về tác động của nội lực và ngoại lực đến bề mặt Trái đất? A. Nội lực có xu hướng làm cho bề mặt Trái đất gồ ghề hơn, ngoại lực có xu hướng san bằng chỗ gồ ghề. B. Ngọai lực có xu hướng làm cho bề mặt Trái đất gồ ghề hơn, nội lực có xu hướng san bằng chỗ gồ ghề. C. Nội lực tác động đến địa hình bề mặt Trái đất thông qua các vận động kiến tạo. D. Ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái đất thông qua các quá trình: phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ. Câu 22. Phong hóa sinh học là quá trình làm cho đá A. bị phá hủy về mặt cơ giới và hóa học. B. bị biến đổi thành phần và tính chất hóa học. C. bị phá hủy về mặt kích thước và hình dạng. D. dễ thấm nước và dễ hòa tan. Câu 23: Cồn cát, đồi cát là dạng địa hình bồi tụ do A. gió.B. sóng biển.C. nước chảy.D. băng hà. Câu 24. Ở mỗi bán cầu, từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao lần lượt là các khối khí A. chí tuyến, cực, ôn đới, xích đạo. B. cực, chí tuyến, ôn đới, xích đạo. C. xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực. D. cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo. Câu 25. Khu vực có nhiệt độ cao nhất trên Trái đất là A. chí tuyến. B. xích đạo. C. cận xích đạo. D. ôn đới.
  3. Câu 26. Nhiệt độ không khí trong tầng đối lưu có được là do A. khí quyển hấp thụ trực tiếp từ bức xạ mặt trời. B. nhiệt của bề mặt Trái đất được Mặt Trời đốt nóng. C. năng lượng từ các phản ứng hóa học trong lòng đất. D. hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Câu 27: Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM VÀ BIÊN ĐỘ NHIỆT ĐỘ NĂM THEO VĨ ĐỘ Ở BÁN CẦU BẮC (Đơn vị: oC) Vĩ độ 0o 20o 30o 40o 50o Nhiệt độ trung bình năm 24,5 25,0 20,4 14,0 5,4 Biên độ nhiệt độ năm 1,8 7,4 13,3 17,7 23,8 (Nguồn: Trang 41 - SKG Địa lí lớp 10, NXB Giáo dục Việt Nam ) Căn cứ bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao ở bán cầu Bắc? A. Nhiệt độ trung bình năm giảm, biên độ nhiệt độ năm tăng. B. Nhiệt độ trung bình năm tăng, biên độ nhiệt độ năm giảm. C. Nhiệt độ trung bình năm giảm, biên độ nhiệt độ năm giảm. D. Nhiệt độ trung bình năm tăng, biên độ nhiệt độ năm tăng. Câu 28: Cho bảng số liệu: BIÊN ĐỘ NHIỆT ĐỘ NĂM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM TRÊN THẾ GIỚI Địa điểm Valenxia Pôdơnan Vácxava Cuốcxcơ Biên độ nhiệt độ trung bình 90C 210C 230C 290C năm (Nguồn: Trang 42 - SKG Địa lí lớp 10, NXB Giáo dục Việt Nam ) Căn cứ bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với biên độ nhiệt độ năm của một số địa điểm trên thế giới? A. Cuốcxcơ cao hơn Pôdơnan.B. Vácxava thấp hơn Valenxia. C. Pôdơnan cao hơn Vácxava.D. Cuốcxcơ thấp hơn Valenxia. Câu 29. Nhiệt độ không khí thay đổi theo bờ Đông và bờ Tây lục địa là do ảnh hưởng A. vĩ độ địa lí. B. lục địa. C. dòng biển. D. địa hình. Câu 30. Gió Tây ôn đới có nguồn gốc xuất phát từ A. các khu áp cao cực về phía áp thấp ôn đới. B. các khu áp thấp cận nhiệt về phía vùng xích đạo. C. các khu áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới. D. các khu áp cao cận nhiệt về phía áp thấp xích đạo. Câu 31. Khi nhiệt độ giảm thì A. không khí co lại, tỉ trọng giảm nên khí áp tăng. B. không khí nở ra, tỉ trọng giảm nên khí áp tăng. C. không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng. D. không khí nở ra, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng. Câu 32. Đặc điểm nào sau đây không đúng về sự phân bố các vành đai khí áp? A. Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo. B. Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua áp cao cận nhiệt. C. Các đai khí áp phân bố không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt. D. Các đai khí áp phân bố không liên tục là do sự phân bố xen kẽ của lục địa và đại dương.
  4. Câu 33. Loại gió thay đổi hướng theo ngày đêm là A. gió Tây khô nóng.B. gió đất, gió biển. C. gió Mậu dịch.D. gió mùa. Câu 34. Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là do A. sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa. B. gió mát ẩm thổi tới một dãy núi bị chặn lại và gây mưa nhiều bên sườn đón gió. C. sự hấp thu nhiệt độ khác nhau của đất và nước theo ngày đêm. D. sự chuyển động không khí từ các vùng áp cao về áp thấp. Câu 35. Không khí khô khi xuống núi tăng A. 0,6O C /1000m.B. 6 OC /1000m. C. 1 OC/ 1000m.D. 10 OC/ 1000m. Câu 36: Cho bảng số liệu: LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI (Đơn vị: mm) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Lượng 18,6 26,2 43,8 90,1 188,5 230,9 288,2 318,0 265,4 130,7 43,4 23,4 mưa (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Căn cứ bảng số liệu, Hà Nội có lượng mưa trung bình tháng lớn nhất là A. tháng II. B. tháng V. C. tháng VIII. D. tháng X Câu 37. Ở những nơi có khu áp cao hoạt động sẽ có lượng mưa A. rất lớn.B. trung bình. C. rất ít hoặc không mưa.D. không mưa. Câu 38. Khu vực xích đạo mưa nhiều nhất chủ yếu do A. khí áp thấp, nhiệt độ cao, nhiều hơi ẩm. B. khí áp thấp, nhiệt độ thấp, nhiều hơi ẩm. C. khí áp cao, có hoạt động của gió Mậu dịch. D. khí áp thấp, có hoạt động của gió Tây ôn đới. Câu 39. Trên trái đất, khu vực nào sau đây có lượng mưa nhỏ nhất? A. Chí tuyến. B. Vùng địa cực. C. Ôn đới. D. Cận xích đạo. Câu 40. Đặc điểm nào sau đây không đúng về các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa? A. Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít. B. Những vùng có hoạt động của gió mùa thường có lượng mưa nhiều. C. Miền có hoạt động của gió Tây ôn đới thường mưa rất ít hoặc không có mưa. D. Ven bờ đại dương nơi có dòng biển lạnh đi qua thường mưa ít. .HẾT.