Đề kiểm tra đội tuyển lần 1 môn Sinh học - Trường THPT Lương Đắc Bằng
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đội tuyển lần 1 môn Sinh học - Trường THPT Lương Đắc Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_doi_tuyen_lan_1_mon_sinh_hoc_truong_thpt_luong_d.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra đội tuyển lần 1 môn Sinh học - Trường THPT Lương Đắc Bằng
- SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA ĐỀ KIỂM TRA ĐỘI TUYỂN LẦN 1 TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG MÔN: SINH HỌC ( Thời gian: 180 phút ) Câu 1. (2 điểm) a. Trình bày cấu trúc đơn phân của axit nuclêic và prôtêin? Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin và axit nuclêic được quyết đinh bởi yếu tố nào? b. Cho biết ở tế bào động vật những cấu trúc nào trong tế bào có chứa prôtêin và axit nuclêic? Nêu sự khác nhau giữa các axit nuclêic có trong các loại cấu trúc đó. Câu 2. (2 điểm) a. Người ta tiến hành làm thí nghiệm như sau: Lấy 4 ống nghiệm, cho vào mỗi ống nghiệm 2ml dung dịch tinh bột 1%. Đặt ống 1 trong nồi cách thủy đang sôi; ống 2 trong tủ ấm 400C; ống 3 trong cốc nước đá; ống 4 nhỏ vào 1ml dung dịch HCl 5%. Sau 5 phút cho vào mỗi ống 5ml dung dịch amlaza (nước bọt pha loãng) rồi để ở nhiệt độ phòng trong 5 phút. Nhỏ dung dịch iot 0,3% vào ống nghiệm và quan sát hiện tượng và giải thích kết quả? b. Giả sử một tế bào nhân tạo có màng thấm chọn lọc chứa 0,06M saccarôzơ và 0,04M glucôzơ được đặt trong một bình đựng dung dịch 0,03M saccarôzơ; 0,02 glucôzơ và 0,01M fructôzơ. - Kích thước của tế bào nhân tạo có thay đổi không? Vì sao? - Các chất tan đã cho ở trên khuếch tán như thế nào? Câu 3. (2 điểm) Một tế bào sinh dục sơ khai của thỏ cái (2n = 44) sau một số đợt nguyên phân liên tiếp, môi trường tế bào đã cung cấp 11.176 NST đơn mới hoàn toàn. Các tế bào con tạo ra đều trở thành tế bào sinh trứng, giảm phân cho trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%, của tinh trùng là 6,25%. Mỗi trứng thụ tinh với một tinh trùng tạo thành 1 hợp tử. a. Tìm số hợp tử được hình thành ? b. Số lượng tế bào sinh trứng và sinh tinh trùng cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh ? c. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai cái ? d. Để hoàn tất quá trình thụ thai, môi trường tế bào đã cung cấp cho mỗi loại tế bào sinh dục sơ khai bao nhiêu NST đơn mới tương đương để tạo trứng và tinh trùng ? Nếu các tế bào sinh tinh trùng được tạo ra từ 1 tế bào sinh dục đực. Câu 4:(2 điểm) Để nghiên cứu hô hấp của trực khuẩn gây bệnh mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) người ta cấy trực khuẩn này vào môi trường có chứa các thành phần: thạch 5gam, thịt bò 30gam, glucozo 5gam, nước tinh khiết 1000ml. Sau khi nuôi cấy ở tủ ấm 35 0C trong 24h thì thấy trực khuẩn phát triển trên mặt thoáng của ống nghiệm. Thêm vào môi trường 1gam KNO3 thấy trực khuẩn phát triển trên cả mặt thoáng và trong toàn bộ ống nghiệm. a. Hãy xác định kiểu hô hấp của trực khuẩn và cho biết chất nhận e cuối cùng trong chuỗi chuyền e khi chưa có KNO3. b. Vì sao khi có KNO3 trực khuẩn lại phát triển được cả măt thoáng và trong toàn ống nghiệm? 1
- Câu 5.(2 điểm) a. Nuôi cấy vi khuẩn theo kiểu không liên tục, bắt đầu từ 5 tế bào với thời gian tiềm phát là 1 giờ, thời gian thế hệ là 20 phút. Hãy tính số lượng tế bào tạo thành theo lí thuyết (kể từ bắt đầu nuôi cấy) trong các trường hợp sau: sau 1 giờ; sau 4 giờ; sau 4 giờ nếu 1 trong 5 tế bào ban đầu bị chết. b. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa hô hấp và lên men. Câu 6. (2 điểm) a. Động lực vận chuyển các chất trong mạch gỗ (xilem) và mạch rây (phloem) ở thân cây gỗ khác nhau như thế nào? Tại sao tế bào mạch gỗ là tế bào chết còn các tế bào rây là tế bào sống lại phù hợp với chức năng của chúng? b. Thực vật có thể hấp thụ nito ở những dạng nào? Trình bày tóm tắt sự hình thành các dạng nito đó qua quá trình vật lí - hóa học, cố định nito khí quyển và phân giải các vi sinh vật đất. Câu 7. (2 điểm) a. So sánh sự khác nhau về cấu trúc cơ quan quang hợp ở thực vật C3 và C4. b. Vì sao nói " Hô hấp sáng gắn liền với thực vật C3"? c. Nêu tóm tắt quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật. Câu 8. (2 điểm) a. Dạ dày ở động vật nhai lại có mấy túi? Trình bày quá trình biến đổi thức ăn trong dạ dày động vật nhai lại. b. Giải thích tạo sao cùng động vật ăn cỏ nhưng hệ tiêu hóa của thỏ, ngựa thì manh tràng phát triển còn trâu, bò thì manh tràng lại kém phát triển hơn (ngắn hơn). c. Tại sao pepsin của dạ dày phân giải được protein của thức ăn nhưng lại không phân giải protein của chính cơ quan tiêu hóa đó? Câu 9. (2 điểm) a. Giải thích tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn đập được một thời gian ngắn nếu ta ngâm vào dung dịch dinh dưỡng thích hợp và có oxi? b. Giải thích tại sao nhịp tim của trẻ con thường cao hơn nhịp tim của người lớn? c. Ở người bình thường, mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây. Giả sử mỗi lần tâm thất co bóp đã tống vào động mạnh chủ 70ml máu và nồng độ oxi trong máu động mạch của người này là 21ml/100ml máu. Hãy cho biết trong một phút, có bao nhiêu ml oxi được vận chuyển vào động mạch chủ? Câu 10. (2 điểm) a. Nêu đặc điểm của bề mặt trao đổi khí. b. Tại sao uống nhiều rượu dẫn đến khát nước và mất nhiều nước qua nước tiểu? HẾT 2
- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC Câu NỘI DUNG Điểm 1 2 a. Cấu trúc đơn phân của axit nuclêic và prôtêin : * Đơn phân của axit nuclêic : Đơn phân của axit nuclêic là nuclêôtit. 0.5 + Các thành phần của một nu : Đường 5C, H3PO4, Bazơnitric + Đơn phân của ADN : Đường C5H10O4, H3PO4, một trong 4 loại bazơnitric (A, T, G, X) + Đơn phân của ARN : Đường C5H10O5, H3PO4, một trong 4 loại bazơnitric (A, U, G, X) - Sự liên kết của các thành phần : + H3PO4 liên kết với đường tại vị trí C5’ + Bazơ nitric liên kết với đường tại vị trí C1’ + (hình vẽ một nu) * Đơn phân của prôtêin : Đơn phân của prôtêin là axit amin : + Mỗi axit amin gồm : nhóm amin (-NH2); nhóm cacboxyl (-COOH); gốc R + Các axit amin khác nhau bởi gốc R 0.25 NH 2 CH COOH + Công thức chung của một a.a : R * Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin và axit nuclêic : - Tính đa dạng của prôtêin được quyết định bởi các yếu tố: số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các a.a và cấu trúc không gian của prôtêin. - Tính đa dạng của axit nuclêic được quyết định bởi các yếu tố: số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các nuclêôtit. b. * Đó là riboxom (chứa rARN và protein ), ti thể (chứa AND vòng và protein ) và nhân tế 0.25 bào (chứa AND và protein ). * Khác nhau 0.5 rARN AND ti thể AND nhân Mạch đơn Mạch kép Mạch kép 0.5 Dạng cuộn xoắn Dạng vòng Dạng thẳng Đơn phân A, U, G, X Đơn phân A, T, G, X Đơn phân A, T, G, X 2 2 a. - Ống nghiệm 1: chứa tinh bột ở nhiệt độ sôi nên khi cho enzim amilaza vào, E sẽ bị phá 0.25 vỡ cấu hình nên bị bất hoạt. Tinh bột không bị phân giải nên cho iot vào tinh bột sẽ chuyển thành màu xanh tím. - Ống nghiệm 2: chứa tinh bột 40 0C nên khi cho nước bọt pha loãng thì hoạt tính enzim tối 0.25 đa. Tinh bột phân giải thành glucozo, khi cho iot vào ống nghiệm không xuất hiện màu. - Ống nghiệm 3: chứa tinh bột ở nhiệt độ thấp nên khi cho nước enzim amilaza hoạt tính bị 0.25 giảm mạnh. Một lượng nhỏ tinh bột chuyển thành glucozo nên cho iot vào tinh bột sẽ bắt màu xanh tím nhạt hơn ống nghiệm 1. - Ống nghiệm 4: chứa tinh bột trong điều kiện pH thấp (chứa HCl), enzim bị phá vỡ cấu hình 0.25 không gian. Tinh bột không bị phân giải nên khi cho iot vào tinh bột sẽ bị bắt màu xanh tím. b. - Dung dịch trong bình là nhược trương so với dung dịch trong tế bào nhân tạo. 0.25 - Kích thước tế bào nhân tạo sẽ to ra do nước di chuyển từ ngoài bình vào trong tế bào nhân 0.25 tạo. 0.25 - Saccarôzơ là loại đường đôi hoàn toàn không thấm qua màng chọn lọc. 0.25 - Glucôzơ trong TB khuếch tán ra ngoài bình. Fructozơ trong bình khuếch tán vào trong TB nhân tạo 3 2 a. Gọi k là số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục cái. Theo giả thiết ta có: 0.5 3
- ( 2 k2) 44 = 11.176 2=k 256 k = 8. Như vậy sau 8 đợt nguyên phân tử 1 tế bào sơ khai hình thành 256 tế bào sinh trứng. Mỗi tế bào giảm phân tạo 1 trứng. Vì hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% nên số hợp tử tạo 50 256 thành là: = 128 hợp tử. 100 b. Số lượng tế bào sinh trứng là 256. Để tạo 128 hợp tử cùng với hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25% thì số lượng tinh trùng 128 100 cần có là: = 2.048 tinh trùng 0.5 6,25 Mỗi tế bào sinh tinh giảm phân tạo 4 tinh trùng. Vậy số lượng tế bào sinh tinh là: 2.048 = 512 tế bào. 4 c. Số đượt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai cái là: k = 8. d. Số NST đơn mới tương đương mà môi trường cung cấp cho tế bào sinh dục sơ khai cái là: 0.5 ( 2 81) 44 + 28 44 = 22.484 NST Số NST đơn mới tương đương mà môi trường cung cấp cho tế bào sinh dục sơ khai đực là: 0.5 ( 2 91) 44 + 29 44 = 45.012 NST 4 2 a. - Ban đầu trực khuẩn phát triển trên mặt thoáng của ống nghiệm tức là điều kiện có oxi 0.5 hay trực khuẩn hô hấp theo kiểu hiếu khí. - Chất nhận e cuối cùng là O2. 0.5 b. - Khi có KNO3 trực khuẩn lại phát triển ở cả mặt thoáng và trong toàn bộ ống nghiệm tức là trực khuẩn hô hấp theo kiểu kị khí không bắt buộc. 0.5 - Khi điều kiện hiếu khí nó sẽ hô hấp theo kiểu hiếu khí nhưng trong điều kiện kị khí có chất - nhận e là NO3 nó sẽ hô hấp theo kiểu kị khí. 0.5 5 2 a. - Sau 1 giờ, số lượng tế bào là 5 vì còn ở pha tiềm phát. - Sau 4 giờ: tế bào mới phân chia được 3 giờ hay 180 phút (9 thế hệ: 2 9). Áp dụng công thức 0.5 n 9 N = N0. 2 , ta có số TB sinh ra là 5.2 = 2560. - Sau 4 giờ: khi 1 TB ban đầu chết. Số tế bào tạo thành là: 4 .29 = 2048. 0.5 b. Hô hấp Lên men - Chất nhận e cuối cùng: Hô hấp hiếu khí là - Chất nhận e cuối cùng: chất hữu cơ - - O2; hô hấp kị khí CO2; NO3 ; SO4 . 1.0 - Chất hữu cơ được phân giải hoàn toàn. - Chất hữu cơ phân giải không hoàn toàn. - Hiệu suất năng lượng cao. - Hiệu suất năng lượng thấp. - Sản phẩm: CO2, H2O và ATP hoặc chất hữu - Sản phẩm: axit lactic + ATP; rượu etilic cơ và ATP ATP 6 2 a. - Mạnh gỗ: 0.25 + Gồm các TB chết nối tiếp nhau tạo thành ống rỗng → dòng nước, ion khoáng và các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ di chuyển bên trong. + 3 đồng lực: lực đẩy; lực hút và lực liên kết. - Mạch rây: 0.25 + Gồm các TB sống, có vai trò vận chuyển các sản phẩm đồng hóa ở lá cũng như một số ion khoáng sử dụng lại đến nơi sử dụng hoặc dự trữ. + Đông lực: sự chênh lệch áp suất từ cơ quan nguồn đến cơ quan chứa. * Giải thích: - Các TB mạch gỗ là TB chết do: 0.25 + Mạch gỗ có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng nên TB chết giúp giảm sức cản của dòng nước vận chuyển trong mạch ngược chiều với chiều trong lực. 4
- + Mạch gỗ được cấu tạo từ các TB chết, thành lignin hóa giúp các ống dẫn không bị vỡ vì chịu áp suất trong mạch do thoát hơi nước. - Các TB mạch rây là TB sống do: 0.25 Mạch rây có chức năng vận chuyển tích cực chất dinh dưỡng nên cần các TB sống. Vì thể TB có khả năng tổng hợp ATP , có các pr vận chuyển, có màng sinh chất có khả năng kiểm soát và điều chỉnh các chất qua màng. + - b. - TV hấp thụ nito ở 2 dạng là NH4 và NO3 0.25 - Sơ đồ tóm tắt sự hình thành các dạng nito nói trên: + Quá trình vật lí - hóa học: N2 + 2O2 → 2NO2 0.25 4NO2 + 2H2O + O2 → 4HNO3 + Quá trình cố định nito khí quyển: cần enzim nitrogenaza trong các VK 0.25 N ≡ N 2H NH = NH 2H H2N - NH2 2H 2NH3 + Quá trình phân giải bởi các VSV đất 0.25 VSV biến đổi mùn: Nito trong chất hữu cơ → NH3 - - VSV nitrat hóa và nitrit hóa: NH3 → NO2 → NO3 . 7 2 a. - Lá của thực vật C3 chỉ có 1 hoặc hai lớp mô giậu, chứa lục lạp; lá của thực vật C 4, ngoài 0.25 lớp mô giậu còn lớp tế bào bao bó mạch cũng chứa lục lạp. - Với cấu tạo trên, TV C3 có 1 loại lục lạp, còn thực vật C4 có 2 loại lục lạp. 0.25 b. Nói hô hấp sáng gắn liền với thực vật C3 vì: - Nhóm này khi sống trong điều kiện ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, phải tiết kiệm nước bằng 0.5 cách giảm độ mở của khí khổng, làm O2 khó thoát ra ngoài, CO2 khó đi từ ngoài vào trong. - Nồng độ oxi cao kích thích hoạt động của enzim rubisco chuyển hóa RiDP (C5) thành APG 0.5 (C3) và glicolic (C2). Axit glicolic chính là nguyên liệu của quá trình hô hấp sáng. c. * Đường phân: Xảy ra ở TBC. 1 Glucozo (6C) → 2 phân tử axit piruvic (3C) + 2ATP + 2NADH. 0.125 * Chu trình crep: Xảy ra chất nền của ti thể. 0.25 - Hoạt hóa axit piruvic: 2 piruvic → 2 axetyl- CoA + 2 CO2 + 2 NADH. - Chu trình crep: 2 axetyl- CoA → 6 NADH + 2 FADH2 + 4 CO2 + 2 ATP. 0.125 * Chuỗi chuyền e hô hấp: Diễn ra ở màng trong của ti thể. Các phân tử NADH, FADH2 sẽ bị oxi hóa, oxi sẽ bị khử → 32 ATP và H2O. 8 2 a. - Dạ dày của động vật nhai lại có 4 túi gồm: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. 0.25 - Sự biến đổi thức ăn trong dạ dày của ĐV nhai lại: Thức ăn nhai qua ở miệng → dạ cỏ (trộn nước bọt, VSV cộng sinh tiết ra enzim tiêu hóa 0.5 xenlulozo) → ợ lên miệng nhai lại → dạ lá sách hấp thụ bớt nước → dạ múi khế tiết ra enzim pepsin và HCl tiêu hóa protein của cỏ và VSV → ruột non. b. - Thỏ, ngựa có dạ dày đơn → Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ một phần trong dạ dày và 0.5 ruột non →Để có thể tiêu hóa và hấp thụ triệt để nguồn thức ăn này thì các loài động vật có manh tràng rất phát triển. Trong manh tràng của ĐV ăn cỏ có dạ dày đơn VSV cộng sinh có thể tiết ra enzim tiếp tục tiêu hóa phần còn lại của thức ăn. - Còn trâu, bò có dạ dày 4 ngăn, trong đó dạ cỏ có VSV cộng sinh tiêu hóa xenlulozo và các 0.5 chất hữu cơ khác có trong thức ăn → quá trình tiêu hóa ở dạ dày và ruột non là triệt để. b. Pepsin của dạ dày không phân hủy được protein của chính nó vì - Người bình thường, lót trong lớp dạ dày có lớp nhày bảo vệ, chất này do các TB cổ tuyến 0.25 và tế bào niêm mạc bề mặt dạ dày tiết ra → tạo thành "hàng rào" ngăn cản hoạt động của pepsin. - Người bình thường chất nhày này cân bằng với sự tiết pepsin - HCl, nên protein trong dạ dày không bị phân hủy (dạ dày được bảo vệ) 5
- 9 2 a. - Vì tim có tính tự động do hệ dẫn truyền tim. 0.25 - Hệ dẫn truyền tim: Nút xoang nhĩ phát nhịp xung thần kinh được truyền khắp cơ tâm nhĩ → làm tâm nhĩ co → nút nhĩ thất → bó his → mạng puockin → lan khắp cơ tâm thất làm 0.5 tâm thất co. b. Vì - Hoạt động trao đổi chất mạnh, nhu cầu oxi cao. 0.25 - Thể tích tim nhỏ nên lượng máu tống vào động mạch trong mỗi lần tim co bóp ít nên phải 0.25 co bóp nhiều lần. c. - Số lần tim co bóp trong 1 phút là: 60 : 0,8 = 75. 0.25 - Lượng máu được tống vào động mạch chủ là: 75 x 70 = 5250 ml. 0.25 - Lượng oxi vận chuyển vào động mạch chủ là: 5250 x 21 :100 = 1102,5 ml. 0.25 10 2 a. Đặc điểm bề mặt trao đổi khí: - Bề mặt trao đổi khí rộng (tỉ lệ giữa diện tích bề mặt trao đổi khí và thể tích cơ thể lớn) 0.25 - Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua. 0.25 0.25 - Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và mạch máu có sắc tố hô hấp - Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ khí O 2 và CO2 để các khí đó dẽ dàng 0.25 khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí. b. Vì - Thùy sau của tuyến yên tăng cường hoocmon chống đa niệu (ADH): hoocmon này tác 0.5 động nên ống lượn xa làm tăng tái hấp thụ nước ở các mặt gây co mạch thận, giảm lượng nước thải ra ngoài theo nước tiểu. - Uống rượu nhiều sẽ ức chế tuyến yên tiết ADH làm giảm quá trình hấp thụ nước ở thận. 0.25 Làm cho cơ thể mất nhiều nước qua nước tiểu. - Mất nước làm áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao kích thích vùng dưới đồi gây cảm giác 0.25 khát. 6