Đề kiểm tra cuối kì II môn Lịch sử 10 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT số 3 Bảo Thắng

docx 2 trang Đào Yến 13/05/2024 1230
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì II môn Lịch sử 10 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT số 3 Bảo Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_lich_su_10_ket_noi_tri_thuc_va_cu.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì II môn Lịch sử 10 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Trường THPT số 3 Bảo Thắng

  1. TRƯỜNG THPT SỐ 3 BẢO THẮNG KIỂM TRA CUỐI KÌ II TỔ SỬ- ĐỊA- GDCD- TD-QP NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: LỊCH SỬ 10 Thời gian làm bài: 45P (Đề thi có 02 trang) Họ và tên: Số báo danh: Mã đề 301 PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm): học sinh tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm): học sinh xem đề và làm bài ở mặt sau của phiếu trắc nghiệm Câu 1. Căn cứ vào tiêu chí phân chia nhóm các dân tộc ở Việt Nam, dân tộc Kinh thuộc nhóm A. dân tộc thiểu số. B. dân tộc đa số. C. dân tộc vùng thấp. D. dân tộc vùng đồng bằng. Câu 2. Việc đề cao Nho giáo của các nhà nước phong kiến Đại Việt đã không dẫn đến hệ quả nào dưới đây? A. Tạo ra sự bảo thủ,chậm cải cách trước những biến đổi xã hội. B. Tạo điều kiện giao lưu giữa các tôn giáo làm đậm đà bản sắc dân tộc. C. Nguy cơ tụt hậu,đứng trước sự xâm lược của thực dân phương Tây. D. Giữ ổn định trật tự kỷ cương của nhà nước phong kiến. Câu 3. Một trong những thành tựu kiến trúc tiêu biểu của cư dân Chăm pa là A. Tượng Phật. B. Vạc Phổ Minh. C. Chùa Một Cột. D. Tháp Bà Pô na ga. Câu 4. Theo đặc điểm để xếp các dân tộc vào cùng một ngữ hệ ở Việt Nam, dân tộc Kinh thuộc ngữ hệ nào dưới đây? A. Ngữ hệ Bắc Á. B. Ngữ hệ Đông Á. C. Ngữ hệ Nam Á. D. Ngữ hệ Tây Á. Câu 5. Dân tộc nào dưới đây thuộc nhóm dân tộc rất ít người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam (dưới 1000 người)? A. Si la. B. Kinh. C. Tày. D. Mông. Câu 6. Vào mùa Xuân, để khuyến khích phát triển nông nghiệp, các hoàng đế Đại Việt thường tổ chức A. lễ hội xuống đồng. B. lễ cày Tịch điền. C. lễ cúng rừng. D. lễ cấp sắc. Câu 7. Trước khi sáng tạo ra chữ viết riêng, một số cư dân Đông Nam Á đã sử dụng chữ viết nào sau đây? A. Chữ Nôm. B. Chữ Chăm cổ. C. Chữ viết cổ của Ấn Độ. D. Chữ Khơ-me cổ. Câu 8. Người Khơ-me và người Chăm canh tác lúa nước ở đâu? A. Các sườn núi ở Tây Nguyên. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đồng bằng duyên hải miền Trung. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 9. Nội dung nào là đặc điểm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của tộc người thiểu số ở nước ta? A. Phải thường xuyên đắp đê ngăn lũ lụt. B. Phải thường xuyên thau chua rửa mặn. C. Lúa nước được trồng ở ruộng bật thang. D. Phát triển nuôi trồng thủy - hải sản. Câu 10. Cư dân Phù Nam không có phong tục chôn cất người chết bằng A. điểu tảng. B. hỏa tang. C. băng tang. D. thủy tang. Câu 11. Thể loại văn học dân gian nổi bật ra đời ở Đông Nam Á thời cổ - trung đại là A. Kí sự. B. Tản văn. C. Truyện ngắn. D. Thần thoại. Câu 12. Dưới triều đại nhà Lê (thế kỉ XV), bộ luật thành văn nào sau đây được ban hành? A. Hình thư. B. Hoàng Việt luật lệ. C. Quốc triều hình luật. D. Hình luật. Câu 13. Rôbốt đầu tiên được cấp quyền công dân như con người là A. Xô-phi-a. B. Asimo. C. Paro. D. Robear. Câu 14. Thành tựu nào sau đây tiêu biểu cho đời sống tín ngưỡng của cư dân Văn Lang- Âu Lạc A. Phật giáo. B. Hồi giáo. C. Thiên chúa giáo. D. thờ cúng tổ tiên. Câu 15. Thành tựu nào sau đây không phải là của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (đầu thế kỷ XXI)? A. công nghệ thông tin. B. internet vạn vật. Mã đề 301 Trang 1/2
  2. C. trí tuệ nhân tạo. D. máy hơi nước. Câu 16. Cư dân Phù Nam đi lại chủ yếu bằng thuyền trên A. Suối. B. Kênh. C. Biển. D. Hồ. Câu 17. Chữ Chăm cổ là thành tựu chữ viết của cư dân A. Âu Lạc. B. Chăm Pa. C. Văn Lang. D. Phù Nam. Câu 18. Về phong tục, tập quán, lễ hội của người Kinh khác hầu hết các dân tộc thiểu số là liên quan A. chu kì vòng đời. B. chu kì canh tác. C. chu kì Mặt Trăng. D. chu kì thời gian/ thời tiết. Câu 19. Hiện vật nào sau đây tiêu biểu cho trình độ chế tác kim loại của cư dân Văn Lang – Âu Lạc? A. Trống đồng Đông Sơn. B. Tượng phật Đồng Dương. C. Phù điêu Khương Mỹ. D. Tiền đồng Óc Eo. Câu 20. Việc cho dựng bia đá ở Văn Miếu Quốc Tử có ý nghĩa như thế nào? A. Ghi danh những anh hùng có công với nước. B. Ghi lại tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. C. Đề cao vai trò của sản xuất nông nghiệp. D. Vinh danh người tài,đề cao việc học. HẾT Mã đề 301 Trang 2/2