Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề: 407 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 6 trang Hùng Thuận 6010
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề: 407 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_sinh_hoc_lop_11_ma_de_407_nam.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề: 407 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 QUẢNG NAM Môn: SINH HỌC – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ 407 I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quang hợp ở các nhóm thực vật? A. Pha tối của thực vật C3 diễn ra vào ban đêm. B. Pha sáng ở cả 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM là giống nhau. C. Pha sáng của thực vật C3 diễn ra vào ban đêm. D. Pha tối của thực vật CAM diễn ra tại màng tilacoit của lục lạp. Câu 2: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng? A. Nitơ. B. Phôtpho. C. Hiđrô. D. Sắt. Câu 3: Sắc tố nào sau đây trực tiếp tham gia chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH? A. Diệp lục b. B. Xantôphyl. C. Carôten. D. Diệp lục a. Câu 4: Quá trình hấp thụ các ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút ở thực vật theo cơ chế thụ động có đặc điểm nào sau đây? A. Từ nơi có nồng độ ion cao đến nơi có nồng độ ion đó thấp hơn, không cần tiêu tốn năng lượng. B. Từ nơi có nồng độ ion thấp đến nơi có nồng độ ion đó cao hơn, không cần tiêu tốn năng lượng. C. Từ nơi có nồng độ ion cao đến nơi có nồng độ ion đó thấp hơn, cần tiêu tốn năng lượng. D. Từ nơi có nồng độ ion thấp đến nơi có nồng độ ion đó cao hơn, cần tiêu tốn năng lượng. Câu 5: Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây đúng? A. Vận tốc máu trong tĩnh mạch là nhỏ nhất. B. Huyết áp ở tĩnh mạch là thấp nhất. C. Vận tốc máu trong mao mạch là lớn nhất. D. Huyết áp ở mao mạch cao nhất. Câu 6: Bộ phận nào sau đây không thuộc cấu tạo của hệ tuần hoàn? A. Tim. B. Hệ thống mạch máu. C. Phổi. D. Dịch tuần hoàn. Câu 7: Bào quan nào sau đây thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật? A. Lục lạp. B. Ti thể. C. Mạng lưới nội chất. D. Không bào. Câu 8: Ống tiêu hóa của động vật ăn thực vật có đặc điểm nào sau đây? A. Dạ dày một ngăn hoặc 4 ngăn. B. Ruột ngắn hơn ruột của động vật ăn thịt. C. Manh tràng không phát triển. D. Răng nanh luôn dài và nhọn. Câu 9: Dòng mạch rây ở thực vật gồm các thành phần chủ yếu nào sau đây? A. Saccarôzơ, axit amin. B. Glucôzơ, ion khoáng. C. Nước, vitamin. D. Glucôzơ, chất béo. Câu 10: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về điểm giống nhau trong pha tối của thực vật C3 và C4? A. Thời gian thực hiện là ban ngày. B. Chất nhận CO2 đầu tiên là RiDP. C. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là APG. D. Không gian thực hiện là lục lạp của tế bào bao bó mạch. thuvienhoclieu.com Trang 1
  2. Câu 11: Bào quan nào sau đây ở thực vật xảy ra quá trình quang hợp? A. Lizôxôm. B. Ribôxôm. C. Lục lạp. D. Ti thể. Câu 12: Cơ quan nào sau đây của thực vật trên cạn có chức năng hút nước từ đất? A. Thân. B. Lá. C. Hoa. D. Rễ. Câu 13: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm của sự xâm nhập nước và ion khoáng vào rễ theo con đường chất nguyên sinh - không bào? A. Nhanh và được chọn lọc. B. Chậm và không được chọn lọc. C. Chậm và được chọn lọc. D. Nhanh và không được chọn lọc. Câu 14: Bề mặt trao đổi khí ở động vật không có đặc điểm nào sau đây? A. Có sự lưu thông khí O2 và CO2. B. Diện tích bề mặt trao đổi khí hẹp. C. Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt. D. Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch. Câu 15: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về hô hấp sáng ở thực vật C3? A. Xảy ra ở ba bào quan: lục lạp, perôxixôm, ti thể. B. Tạo ra rất nhiều ATP cung cấp cho các hoạt động sống. C. Xảy ra trong điều kiện lượng O2 cạn kiệt, CO2 tích lũy nhiều. D. Không gây lãng phí các sản phẩm quang hợp. Câu 16: Trong cơ thể thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây tham gia cấu tạo axit nuclêic? A. Clo. B. Kẽm. C. Nitơ. D. Magiê. Câu 17: Nhóm động vật nào sau đây chỉ có hình thức tiêu hóa nội bào? A. Động vật có túi tiêu hóa. B. Động vật ăn thịt. C. Động vật ăn thực vật. D. Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa. Câu 18: Nội dung nào sau đây đúng với các con đường thoát hơi nước ở lá? A. Thoát hơi nước qua khí khổng có vận tốc nhỏ và không được điều chỉnh. B. Thoát hơi nước qua khí khổng có vận tốc lớn và không được điều chỉnh. C. Thoát hơi nước qua tầng cutin có vận tốc lớn và được điều chỉnh. D. Thoát hơi nước qua tầng cutin có vận tốc nhỏ và không được điều chỉnh. Câu 19: Nhóm động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường qua bề mặt cơ thể? A. Thú. B. Giun tròn. C. Côn trùng. D. Cá. Câu 20: Pha tối của quang hợp ở thực vật diễn ra tại vị trí nào sau đây? A. Màng trong của ti thể. B. Chất nền của ti thể. C. Chất nền của lục lạp. D. Grana của lục lạp. Câu 21: Mạch gỗ của thực vật được cấu tạo gồm quản bào và A. tế bào kèm. B. mạch ống. C. tế bào biểu bì. D. ống rây. II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hình bên là sơ đồ về con đường chuyển hóa nitơ hữu cơ trong đất và cố định nitơ phân tử. a. Hãy chú thích đúng tên các nhóm vi khuẩn sau đây: vi khuẩn amôn hóa, vi khuẩn cố định nitơ, vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn phản nitrat hóa tương ứng với các kí hiệu 1, 2, 3, 4 trong hình này. b. Nhóm vi khuẩn tương ứng với kí hiệu số 1 trong hình này có khả năng thực hiện quá trình đồng hoá nitơ phân tử trong điều kiện nào? thuvienhoclieu.com Trang 2
  3. Câu 2. (1,0 điểm) Các nhận định về hoạt động của tim và hệ mạch sau đây đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng và giải thích. a. Mỗi chu kỳ hoạt động của tim gồm có 3 pha: pha co tâm nhĩ, pha co tâm thất và pha dãn chung. b. Khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp trong hệ mạch tăng. - HẾT- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 QUẢNG NAM Môn: SINH HỌC – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ 408 I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quang hợp ở các nhóm thực vật? A. Pha tối của thực vật CAM diễn ra vào cả ban đêm và ban ngày. B. Pha sáng ở cả 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM là khác nhau. C. Pha sáng của thực vật C4 diễn ra vào cả ban đêm và ban ngày. D. Pha tối của thực vật C3 diễn ra ở lục lạp của tế bào bao bó mạch. Câu 2: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng? A. Nitơ. B. Kẽm. C. Canxi. D. Kali. Câu 3: Sắc tố nào sau đây trực tiếp tham gia chuyển hóa quang năng thành hóa năng? A. Carôten. B. Xantôphyl. C. Diệp lục a. D. Diệp lục b. Câu 4: Quá trình hấp thụ các ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút ở thực vật theo cơ chế chủ động có đặc điểm nào sau đây? A. Từ nơi có nồng độ ion cao đến nơi có nồng độ ion đó thấp hơn, cần tiêu tốn năng lượng. B. Từ nơi có nồng độ ion thấp đến nơi có nồng độ ion đó cao hơn, không cần tiêu tốn năng lượng. C. Từ nơi có nồng độ ion cao đến nơi có nồng độ ion đó thấp hơn, không cần tiêu tốn năng lượng. D. Từ nơi có nồng độ ion thấp đến nơi có nồng độ ion đó cao hơn, cần tiêu tốn năng lượng. Câu 5: Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây đúng? A. Vận tốc máu trong mao mạch là nhỏ nhất. B. Huyết áp ở động mạch là thấp nhất. C. Vận tốc máu trong tĩnh mạch là nhỏ nhất. D. Huyết áp ở mao mạch là cao nhất. Câu 6: Bộ phận nào sau đây không thuộc cấu tạo của hệ tuần hoàn? A. Tim. B. Hệ thống mạch máu. C. Thận. D. Dịch tuần hoàn. Câu 7: Bào quan nào sau đây thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật? A. Lục lạp. B. Không bào. C. Mạng lưới nội chất. D. Ti thể. Câu 8: Ống tiêu hóa của động vật ăn thịt có đặc điểm nào sau đây? A. Dạ dày có 4 ngăn. B. Ruột ngắn hơn ruột của động vật ăn thực vật. C. Manh tràng rất phát triển. D. Răng cửa và răng nanh luôn bằng nhau. Câu 9: Dòng mạch gỗ ở thực vật gồm các thành phần chủ yếu nào sau đây? thuvienhoclieu.com Trang 3
  4. A. Saccazôzơ, vitamin. B. Nước, ion khoáng. C. Saccarôzơ, axit amin. D. Glucôzơ, ion khoáng. Câu 10: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về điểm giống nhau trong pha tối của thực vật C4 và CAM? A. Thời gian thực hiện là cả ban ngày và ban đêm. B. Không gian thực hiện là lục lạp của tế bào bao bó mạch. C. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là APG. D. Chất nhận CO2 đầu tiên là PEP. Câu 11: Bào quan nào sau đây ở thực vật xảy ra quá trình quang hợp? A. Lục lạp. B. Ribôxôm. C. Ti thể. D. Lizôxôm. Câu 12: Thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi cơ quan nào sau đây? A. Hoa. B. Lá. C. Rễ. D. Thân. Câu 13: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm của sự xâm nhập nước và ion khoáng vào rễ theo con đường gian bào? A. Chậm và được chọn lọc. B. Chậm và không được chọn lọc. C. Nhanh và được chọn lọc. D. Nhanh và không được chọn lọc. Câu 14: Bề mặt trao đổi khí ở động vật không có đặc điểm nào sau đây? A. Có sự lưu thông khí O2 và CO2. B. Diện tích bề mặt trao đổi khí rộng. C. Bề mặt trao đổi khí dày và ẩm ướt. D. Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch. Câu 15: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về hô hấp sáng ở thực vật C3? A. Tạo ra rất nhiều ATP cung cấp cho các hoạt động sống. B. Xảy ra ở ba bào quan: lục lạp, ribôxôm, ti thể. C. Là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng. D. Không gây lãng phí các sản phẩm quang hợp. Câu 16: Trong cơ thể thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây tham gia cấu tạo prôtêin? A. Sắt. B. Nitơ. C. Kẽm. D. Mangan. Câu 17: Nhóm động vật nào sau đây chỉ có hình thức tiêu hóa nội bào? A. Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa. B. Động vật ăn thịt. C. Động vật ăn thực vật. D. Động vật có túi tiêu hóa. Câu 18: Nội dung nào sau đây đúng với các con đường thoát hơi nước ở lá? A. Thoát hơi nước qua tầng cutin có vận tốc nhỏ và được điều chỉnh. B. Thoát hơi nước qua khí khổng có vận tốc lớn và được điều chỉnh. C. Thoát hơi nước qua tầng cutin có vận tốc lớn và được điều chỉnh. D. Thoát hơi nước qua khí khổng có vận tốc nhỏ và không được điều chỉnh. Câu 19: Nhóm động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường bằng hệ thống ống khí? A. Thú. B. Giun tròn. C. Côn trùng. D. Cá. Câu 20: Pha sáng của quang hợp ở thực vật diễn ra tại vị trí nào sau đây? A. Chất nền của lục lạp. B. Chất nền của ti thể. C. Màng trong của ti thể. D. Trên màng tilacoit. Câu 21: Mạch rây của thực vật được cấu tạo gồm ống rây và A. tế bào kèm. B. mạch ống. C. tế bào biểu bì. D. quản bào. II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) thuvienhoclieu.com Trang 4
  5. Hình bên là sơ đồ về con đường chuyển hóa nitơ hữu cơ trong đất và cố định nitơ phân tử. a. Hãy chú thích đúng tên các nhóm vi khuẩn sau đây: vi khuẩn amôn hóa, vi khuẩn cố định nitơ, vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn phản nitrat hóa tương ứng với các kí hiệu 1, 2, 3, 4 trong hình này. b. Nhóm vi khuẩn tương ứng với kí hiệu số 1 trong hình này có khả năng thực hiện quá trình đồng hoá nitơ phân tử trong điều kiện nào? Câu 2. (1,0 điểm) Các nhận định về hoạt động của tim và hệ mạch sau đây đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng và giải thích. a. Khi tim đập nhanh, mạnh thì huyết áp trong hệ mạch giảm. b. Nút xoang nhĩ của tim có khả năng tự phát xung điện. - HẾT- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 QUẢNG NAM MÔN: SINH HỌC – LỚP 11 (Hướng dẫn chấm có 02 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) * Mỗi đáp án đúng được 1/3 điểm MÃ ĐỀ 407 1 B 6 C 11 C 16 C 21 B 2 D 7 B 12 D 17 D 3 D 8 A 13 C 18 D 4 A 9 A 14 B 19 B 5 B 10 A 15 A 20 C MÃ ĐỀ 408 1 A 6 C 11 A 16 B 21 A 2 B 7 D 12 C 17 A 3 C 8 B 13 D 18 B 4 D 9 B 14 C 19 C 5 A 10 D 15 C 20 D thuvienhoclieu.com Trang 5
  6. II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) MÃ ĐỀ: 407 Câu Nội dung đáp án Điểm a. Chú thích: 1 - Vi khuẩn cố định nitơ; 1,0 2 - Vi khuẩn amôn hóa; 1a 3 - Vi khuẩn phản nitrat hóa; 4 - Vi khuẩn nitrat hóa. b. Vi khuẩn cố định nitơ có khả năng cố định nitơ có khả năng 1,0 thực hiện quá trình đồng hoá nitơ phân tử trong điều kiện: - Có các lực khử mạnh. 1b - Được cung cấp năng lượng ATP. - Có sự tham gia của enzim nitrogenaza. - Thực hiện trong điều kiện kị khí. 2a a. Đúng. 0,25 b. Sai. 0,25 - Khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp trong hệ mạch giảm. 0,25 2b - Vì: Khi cơ thể mất máu thì khối lượng máu đẩy vào động mạch 0,25 ít hơn nên áp lực lên thành mạch giảm do đó huyết áp giảm. MÃ ĐỀ: 408 Câu Nội dung Điểm a. Chú thích: 1,0 1 - Vi khuẩn cố định nitơ; 1a 2 - Vi khuẩn phản nitrat hóa; 3 - Vi khuẩn amôn hóa; 4 - Vi khuẩn nitrat hóa. b. Vi khuẩn cố định nitơ có khả năng cố định nitơ có khả năng 1,0 thực hiện quá trình đồng hoá nitơ phân tử trong điều kiện: - Có các lực khử mạnh. 1b - Được cung cấp năng lượng ATP. - Có sự tham gia của enzim nitrogenaza. - Thực hiện trong điều kiện kị khí. a. Sai 0,25 - Khi tim đập nhanh, mạnh thì huyết áp trong hệ mạch tăng. 0,25 2a - Vì: Khi tim đập nhanh, mạnh thì tim đẩy máu nhanh và nhiều 0,25 gây áp lực lớn lên thành mạch làm cho huyết áp tăng. 2b b. Đúng. 0,25 - Hết – thuvienhoclieu.com Trang 6