Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_11_nam_hoc_2022_2023_t.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi (Có đáp án)
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2021 - 2022 TỔ: NGỮ VĂN Môn: Ngữ Văn – Lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ĐỀ BÀI: I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau: “Cùng với vaccine, hàng phòng ngự quan trọng là 5K. Khi có biến chủng mới xuất hiện, càng phải siết chặt kỷ luật, hãy sốc lại tinh thần “ kỷ luật là nhân văn”. Để hàng phòng ngự 5K được siết chặt thì phải có cây gậy pháp luật. Lúc này, phải tăng cường kiểm tra, xử lí thật nghiêm các trường hợp vi phạm. Từ sau khi chuyển sang “ thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, các địa phương ít xử phạt hơn trước. Không dụng pháp thì người dân xem thường, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến dịch lây lan. Khi đã phong thủ vững chắc thì cứ tự tin, bình tĩnh để buôn bán làm ăn. Các doanh nghiệp bước vào giai đoạn tăng tốc để phục hồi sản xuất , không thể vì một biến chứng mới mà hạn chế các hoạt động ảnh hưởng đến mở cửa nền kinh tế.” ( Bình tĩnh và chủ động ứng phó với biến chủng omicron- Lê Thanh Phong. Báo Lao động 1.12.2021) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: (0.5điểm). Xác định phương thức biểu đạt có trong đoạn trích. Câu 2: (0.5điểm). Nêu nội dung của đoạn trích. Câu 3: (1.0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: “Để hàng phòng ngự 5K được siết chặt thì phải có cây gậy pháp luật” Câu 4: (1.0 điểm). Anh, chị có đồng tình với quan điểm “Không dụng pháp thì người dân xem thường, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến dịch lây lan” không? Vì sao? II. LÀM VĂN: (7.0 điểm) Câu 1: (2 điểm) Từ nội dung văn bản đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sự cần thiết của “hàng phòng ngự 5K” và “cây gậy pháp luật”. Câu 2: (5 điểm) Từ một con người lưu manh nhưng sau đêm gặp thị Nở, sáng hôm sau Chí Phèo đã có sự thức tỉnh, phần người đã được hiện về ở Chí Phèo. Hãy phân tích đoạn truyện sau, để làm sáng tỏ điều đó: “Khi Chí Phèo mở mắt thì trời đã sáng lâu. Mặt trời chắc đã cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài là đủ biết. Nhưng trong cái lều ẩm thấp vẫn chỉ hơi tờ mờ. Ở đây người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm thì bên ngoài trời vẫn sáng. Chưa bao giờ Chí Phèo nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hết say. Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc, hay là đói rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tý. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cườu nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy Chao ôi là buồn! - Vải hôm nay bán mấy? - Kém ba xu dì ạ. - Thế thì còn ăn thua gì! - Thật thế đấy. Nhưng chẳng lẽ rằng lại chơi. Chí Phèo đoán một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Ðịnh về. Hắn nôn nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Tỉnh dậy hắn thấy già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lý nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đầy đọa cực nhọc mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.” ( Trích “ Chí Phèo”- Nam Cao)
- ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM (Có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG Đáp án - hướng dẫn chấm chỉ định hướng về nội dung và lượng điểm. Giám khảo chủ động, linh hoạt vận dụng khi chấm bài, tránh hiện tượng đếm ý cho điểm. Khuyến khích bài làm có cảm xúc, sáng tạo; bài làm đạt điểm tối đa có thể còn một vài sai sót nhỏ. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong đáp án phải được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch điểm của mỗi câu. Bài thi được chấm theo thang điểm 10, lấy điểm lẻ đến 0.25. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ, ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung - yêu cầu Điểm ĐỌC - HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5 Nội dung đoạn trích: tầm quan trọng trong việc thực hiện “5K” 2 0,5 và siết chặt kỉ luật trong việc thực hiện nó. - Biện pháp tu từ: Ẩn dụ. + Hàng phòng ngự: biện pháp bảo vệ. I. 3 1.0 + Cây gậy: Biện pháp bắt buộc để thực hiện. - Tác dụng: giàu hình ảnh, dễ hiểu, tăng tính thuyết phục. Đồng tình vì không phải ai cũng tự giác, trong xã hội vẫn còn nhiều người thiếu trách nhiệm với cộng đồng và với chính mình. 4 1,0 Chính dụng pháp mới triệt để được việc thực hiện 5K trong cộng đồng. II. LÀM VĂN 7.0 Từ nội dung văn bản đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn 1 (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sự cần thiết của 2.0 “hàng phòng ngự 5K” và “cây gậy pháp luật”. 1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, 0.25 móc xích, tổng - phân - hợp hoặc song hành nhưng phải đảm bảo dung lượng và chỉ viết một đoạn văn duy nhất. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết của “hàng 0.25 phòng ngự 5K” và “cây gậy pháp luật”. 3. Triển khai vấn đề cụ thể: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách khác nhau, đảm bảo các ý sau: a. Nêu được các vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết của “5K” và biện pháp bắt buộc thực hiện. 1.0 b. Giải thích “5K”. c. Sự cần thiết của “hàng phòng ngự 5K”: - Đối với bản thân. - Đối với cộng đồng d. Sự cần thiết của các biện pháp chế tài “cây gậy pháp luật”. 4. Chính tả, ngữ pháp: 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng việt 5. Sáng tạo: 0,25 Văn viết có cảm xúc, có cách diễn đạt mới mẻ Từ một con người lưu manh nhưng sau đêm gặp thị Nở, sáng 5,0 hôm sau Chí Phèo đã có sự thức tỉnh, phần người đã được hiện 2 về ở Chí Phèo. Hãy phân tích đoạn sau truyện sau, để làm sáng tỏ điều đó: “ ” 1. Đảm bảo cấu trúc về bài văn nghị luận 0,5 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết
- bài khái quát được vấn đề 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự thức tỉnh của Chí phèo 0,5 sau đêm gặp Thị Nở 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận phân tích, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: a. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, đoạn trích 0,5 b. Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật: 2.5 b1.Giới thiệu lướt qua về Chí phèo trước khi gặp Thị Nở. b2.Tâm trạng bâng khuâng khi tỉnh dậy sau cơn say - Trạng thái của một người tỉnh dậy sau cơn say - Nghe và đón nhận vẻ đẹp, âm thanh cuộc sống -> Buồn vì nghe những âm thanh quen thuộc mà lại vô cùng xa lạ. b3. Giấc mơ ngày xưa hiện về và nỗi buồn vì sự cô độc. -> Buồn, lo, sợ cũng chính là tâm trạng của một con người khi đã bắt đầu muốn sống một cuộc đời đúng nghĩa. b 4. Nghệ thuật + miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế + Ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ miêu tả của tác giả linh hoạt c. Đánh giá vấn đề cần nghị luận: 0,5 - Nghệ thuật: + miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế + Ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ miêu tả của tác giả linh hoạt - Nội dung tư tưởng: + Sự thức tỉnh con người lương thiện của Chí Phèo + Tư tưởng nhân đạo sâu sắc mới mẻ của Nam Cao d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng 0.25 Việt e. Sáng tạo: Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn 0.25 đạt mới mẻ. Hết