Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_lich_su_lop_10_nam_hoc_2021_20.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 QUẢNG NAM Môn: LỊCH SỬ - LỚP 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ 601 (Đề gồm có 02 trang) Họ tên: Số báo danh: . I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Vua A-cơ-ba (Ấn Độ) trị vì dưới vương triều A. Gúp-ta. B. Mô-gôn. C. Hác-sa. D. Đê-li. Câu 2: Vào khoảng thời gian nào cư dân Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt? A. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN. B. Khoảng thiên niên kỉ III TCN. C. Khoảng thiên niên kỉ I TCN. D. Khoảng thiên niên kỉ II TCN. Câu 3: Đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại Phương Đông là A. săn bắt, hái lượm kết hợp với trồng trọt và chăn nuôi. B. kinh tế nông nghiệp là chính. C. trồng trọt, chăn nuôi kết hợp công thương nghiệp. D. phát triển đều các ngành kinh tế. Câu 4: Đâu không phải là hoạt động kinh tế chủ yếu của Lào và Cam-pu-chia thời phong kiến? A. Rèn sắt, đúc đồng. B. Sản xuất giấy. C. Làm đồ gốm. D. Trồng lúa. Câu 5: Xã hội cổ đại Hi Lạp và Rô-ma có hai giai cấp cơ bản nào? A. Địa chủ và nông dân. B. Chủ nô và nông dân công xã. C. Quý tộc và nông dân. D. Chủ nô và nô lệ. Câu 6: Quốc gia cổ đại phương Đông nào dưới đây hình thành sớm nhất? A. Lưỡng Hà. B. Ấn Độ. C. Trung Quốc. D. Ai Cập. Câu 7: Tầng lớp thấp nhất trong xã hội cổ đại phương Đông là A. nông dân công xã. B. nô lệ và nông nô. C. nô lệ. D. nông nô. Câu 8: Chế độ phong kiến Trung Quốc đạt đến đỉnh cao dưới triều đại nào? A. Thanh. B. Đường. C. Hán. D. Minh. Câu 9: Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Phương Đông là A. Chuyên chế cổ đại. B. Cộng hòa. C. Quân chủ lập hiến. D. Dân chủ. Câu 10: Đặc điểm của Thị quốc ở Địa Trung Hải là A. tất cả cư dân sống ở thành thị. B. mỗi thành thị có nhiều quốc gia. C. quốc gia có thành thị. D. mỗi thành thị là một quốc gia. Câu 11: Vì sao nói đến thời kì Hi Lạp và Rô-ma, các hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học? A. Ảnh hưởng đến nhiều nước. B. Có tính hệ thống. C. Độ chính xác và khái quát cao. D. Đạt nhiều thành tựu. Câu 12: Công trình kiến trúc nào sau đây không thuộc văn hóa cổ đại phương Đông? A. Vạn lý trường thành. B. Vườn treo Ba-bi-lon. C. Đền Pác-tê-nông. D. Lăng Ta-giơ Ma-han. Câu 13: Trong các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, lực lượng lao động chính làm ra của cải cho xã hội là A. bình dân. B. kiều dân. C. nô lệ. D. chủ nô. Câu 14: Thành tựu nào dưới đây là một trong 4 phát minh kĩ thuật quan trọng của người Trung Quốc thời phong kiến? Trang 1
- A. Súng trường. B. Tàu biển. C. Máy hơi nước. D. La bàn. Câu 15: Tư tưởng, tôn giáo nào dưới đây có ảnh hưởng nhiều nhất đối với giáo dục Đại Việt? A. Nho giáo. B. Hồi giáo. C. Thiên Chúa giáo. D. Đạo giáo. Câu 16: Triều đại nào đánh dấu sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc? A. Thanh. B. Tần. C. Minh. D. Đường. Câu 17: Văn hóa Lào và Cam-pu-chia thời phong kiến đều chịu ảnh hưởng chủ yếu từ văn hóa A. Ấn Độ. B. Việt Nam. C. Thái Lan. D. Trung Quốc. Câu 18: Tôn giáo nào du nhập từ bên ngoài vào Ấn Độ? A. Hồi giáo. B. Hin đu giáo. C. Phật giáo. D. Ấn Độ giáo. Câu 19: Văn hóa truyền thống Ấn Độ được định hình và phát triển dưới vương triều A. Hồi giáo Đê-li. B. Mô-gôn. C. Gúp-ta. D. Ma-ga-đa. Câu 20: Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất ở Cam-pu-chia thời phong kiến là A. Lăng Ta-giơ Ma-han. B. Ăng-co Vát và Ăng-co Thom. C. Vạn lý trường thành. D. Thạt Luổng. Câu 21: Phát minh và là cống hiến to lớn của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại là sự ra đời của A. hệ thống chữ số. B. các công trình kiến trúc. C. lịch pháp và thiên văn học. D. hệ thống chữ cái A,B,C. II. TỰ LUẬN (3 điểm) Trình bày những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hi Lạp và Rô-ma cổ đại: lịch, chữ viết; văn học; nghệ thuật. Vì sao văn hóa Hi Lạp và Rô-ma cổ đại phát triển cao hơn văn hóa cổ đại phương Đông?. HẾT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 QUẢNG NAM Môn: LỊCH SỬ - LỚP 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. Phần đáp án câu trắc nghiệm: (7 điểm) 601 603 605 607 1 B C A B 2 C D B D 3 B A D A 4 B A C C 5 D A C C 6 D D C D 7 C D C A 8 B C B B 9 A D A C 10 D D D C 11 C D D A 12 C A B D 13 C D A D 14 D D B C 15 A B C C 16 B A A C 17 A C D C 18 A A A D 19 C D B C Trang 2
- 20 B D D B 21 D C D D II. Phần đáp án câu tự luận: (3 điểm) 1. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu Nội dung Thành tựu 2.0 Lịch và chữ * Lịch: viết + Người Hi Lạp có nhiều hiểu biết chính xác hơn về trái đất và hệ Mặt Trời 0.5 + Người Rô-ma tính được 1 năm =365+1/4 ngày ; rất gần với hiểu biết ngày nay. * Chữ viết: sáng tạo ra hệ chữ A,B,C ban đầu 20 chữ, sau là 26 chữ: là 0.5 một phát minh và cống hiến lớn lao cho loài người. Văn học + Ở Hi Lạp: sau các bản anh hùng ca nổi tiếng của Hô-me là I-li-át và Ô- đi- xê, xuất hiện nhiều nhà văn có tên tuổi + Người Rô-ma tự nhận là học trò và người thừa kế của văn học nghệ thuật 0.5 Hi Lạp; xuất hiện những nhà văn hóa, nhà thơ nổi tiếng Nghệ thuật Người Hi Lạp cổ đại đã để lại rất nhiều tượng và đền đài đạt tới trình độ tuyệt mĩ. Rô-ma có nhiều công trình kiến trúc đồ sộ 0.5 2. Vì sao văn hóa Hi Lạp và Rô-ma cổ đại phát triển cao hơn ? Vì sao văn hóa Hi Lạp và Rô-ma cổ đại phát triển cao hơn văn hóa cổ đại phương 1.0 Đông? - Biết sử dụng đồ sắt sớm nên có nền kinh tế rất phát triển , từ đó văn hóa có điều kiện 0.25 phát triển cao và rực rỡ - Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời muộn nên tiếp thu được những tinh hoa của văn 0.25 hóa phương Đông - Cuộc sống thường bôn ba trên biển nên có cơ hội giao lưu, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa 0.25 trên thế giới - Thể chế dân chủ chủ nô đã tạo điều kiện cho con người tự do phát huy tài năng sáng tạo 0.25 của mình SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 QUẢNG NAM Môn: LỊCH SỬ - LỚP 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ 602 (Đề gồm có 02 trang) Họ tên: Số báo danh: . I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Văn hóa Lào và Cam-pu-chia thời phong kiến đều chịu ảnh hưởng chủ yếu từ văn hóa A. Trung Quốc. B. Thái Lan. C. Việt Nam. D. Ấn Độ. Câu 2: Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? A. Nông dân công xã, quý tộc, bình dân. B. Nông dân công xã, quý tộc, nô lệ. C. Chủ nô, bình dân, nô lệ. D. Nông dân công xã, bình dân, nô lệ. Trang 3
- Câu 3: Một trong những thành tựu văn hóa truyền thống Ấn Độ có ảnh hưởng nhiều nhất đến Việt Nam là A. văn học. B. tôn giáo. C. chữ viết. D. kiến trúc. Câu 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành đầu tiên ở A. ven bờ biển. B. vùng núi. C. lưu vực các con sông lớn. D. vùng trung du. Câu 5: Thành tựu nào dưới đây không thuộc 4 phát minh kỹ thuật quan trọng của người Trung Quốc thời phong kiến? A. Giấy. B. La bàn. C. Thuốc súng. D. Máy hơi nước. Câu 6: Trong các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, lực lượng lao động chính làm ra của cải cho xã hội là A. chủ nô. B. bình dân. C. kiều dân. D. nô lệ. Câu 7: Thành tựu kiến trúc nào dưới đây tiêu biểu cho nền văn hóa lâu đời của Ấn Độ? A. Thạt Luổng. B. Chùa hang. C. Vườn treo Ba-bi-lon. D. Vạn lý trường thành. Câu 8: Người đầu tiên khởi xướng Nho học ở Trung Quốc là A. Mặc Tử. B. Khổng Tử. C. Trang Tử. D. Tuân Tử. Câu 9: Ý nào sau đây không phản ánh đúng giá trị của các công trình kiến trúc phương Đông cổ đại? A. Tài năng lao động, óc sáng tạo của con người. B. Thể hiện sự giàu có của con người. C. Thể hiện tài năng của các nghệ nhân. D. Thể hiện uy quyền của các vị vua. Câu 10: Công trình kiến trúc nào sau đây không thuộc văn hóa cổ đại phương Đông? A. Những khu đền tháp Ấn Độ. B. Kim tự tháp. C. Vườn treo Ba-bi-lon. D. Đền Pác-tê-nông. Câu 11: Hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân Cam-pu-chia dưới thời Ăng-co là A. nông nghiệp. B. lâm nghiệp. C. thủ công nghiệp. D. thương nghiệp. Câu 12: Vương triều Gúp-ta ở Ấn Độ có vai trò A. thống nhất được toàn vẹn lãnh thổ đất nước Ấn Độ. B. giữ vững độc lập, không cho các tộc ở Trung Á xâm lấn từ phía tây nam. C. định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ. D. “Tạo ra những di sản văn hóa bất hủ, niềm tự hào vĩnh cửu về sự sáng tạo”. Câu 13: Sự ra đời của chữ viết là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại vì A. được tất cả các nước trên thế giới sử dụng đến ngày nay. B. đó là những kí hiệu đơn giản, dễ biểu đạt ý nghĩa. C. có hệ thống chữ viết gồm nhiều nét, ghép các nét theo quy ước để thành từ. D. khả năng ghép chữ linh hoạt thành từ và ứng dụng rộng rãi đến ngày nay. Câu 14: Các quốc gia cổ đại Phương Đông được hình thành trong khoảng thời gian nào? A. Thiên niên kỉ III TCN – II TCN. B. Thiên niên kỉ V TCN – IV TCN. C. Thiên niên kỉ II TCN – I TCN. D. Thiên niên kỉ IV TCN – III TCN. Câu 15: Vua A-cơ-ba là vị anh hùng dân tộc của nhân dân A. Ấn Độ. B. Trung Quốc. C. Thái Lan. D. Lào. Câu 16: Tôn giáo nào du nhập từ bên ngoài vào Ấn Độ? A. Ấn Độ giáo. B. Hồi giáo. C. Phật giáo. D. Hin đu giáo. Câu 17: Lãnh thổ của các quốc gia cổ đại phương Tây phần lớn là A. núi và cao nguyên. B. cao nguyên. Trang 4
- C. đồng bằng. D. núi. Câu 18: Công trình kiến trúc Thạt Luổng ở Lào chịu ảnh hưởng của các tháp ở A. Trung Quốc. B. Thái lan. C. Ấn Độ. D. Cam-pu-chia. Câu 19: “Một năm có 365 ngày và 1/4” là cách tính lịch của cư dân quốc gia cổ đại A. Trung Quốc. B. Hi Lạp. C. Ai Cập. D. Rô-ma. Câu 20: Tầng lớp thấp nhất trong xã hội cổ đại phương Đông là A. nông dân công xã. B. nô lệ và nông nô. C. nô lệ. D. nông nô. Câu 21: Tầng lớp có vai trò to lớn trong sản xuất ở các quốc gia cổ đại phương Đông là A. nông nô. B. nông dân công xã. C. nông dân tự do. D. nô lệ. II. TỰ LUẬN (3 điểm) Trình bày những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc thời phong kiến trên các lĩnh vực: tư tưởng, tôn giáo; văn học; kĩ thuật. Người Việt Nam đã tiếp thu tư tưởng Nho giáo của Trung Quốc thời phong kiến như thế nào? HẾT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 QUẢNG NAM Môn: LỊCH SỬ - LỚP 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. Phần đáp án câu trắc nghiệm: (7 điểm) 602 604 606 608 1 D B B B 2 B C A C 3 D C A D 4 C D C C 5 D C A A 6 D D B C 7 B C D B 8 B D A D 9 B B B C 10 D D A A 11 A D A D 12 C D C B 13 D A D C 14 D B A C 15 A C C A 16 B B C D 17 A C C A 18 C A A D 19 D C D B 20 C D C D 21 B D A D II. Phần đáp án câu tự luận: (3 điểm) 1. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu Nội dung Thành tựu 2.0 Trang 5
- Tư tưởng, - Nho giáo: do Khổng Tử sáng lập. Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tôn giáo tư tưởng phong kiến, là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến. Về sau 0.5 trở nên bảo thủ, lỗi thời, kìm hãm sự phát triển xã hội. - Phật giáo cũng thịnh hành, nhất là đời Đường. Văn học - Thơ phát triển mạnh nhất dưới thời Đường ( Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư 0.5 Dị ). - Tiểu thuyết phát triển mạnh dưới thời Minh - Thanh (Tam quốc diễn 0.5 nghĩa, Thủy hử, Tây du kí, Hồng lâu mộng). Kĩ thuật 4 phát minh: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng 0.5 2. Người Việt Nam đã tiếp thu tư tưởng Nho giáo ? Người Việt Nam đã tiếp thu Nho giáo của Trung Quốc thời phong kiến như thế nào? 1.0 Các triều đại phong kiến Việt Nam đã tiếp nhận Nho giáo làm công cụ tinh thần để quản lí 0.5 đất nước. Quần chúng nhân dân đã tiếp thu có chọn lọc Nho giáo cải biến thành những chuẩn mực 0.5 đạo đức trong cuộc sống hằng ngày như: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín HẾT Trang 6