Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Địa lí Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 4 trang Hùng Thuận 21/05/2022 3350
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Địa lí Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_dia_li_lop_12_nam_hoc_2021_202.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Địa lí Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn: ĐỊA LÍ – Lớp 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. Vị trí địa lí đã qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. B. Có thảm thực vật bốn mùa xanh tốt C. Có khí hậu hai mùa rõ rệt. D. Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa Câu 2. Tính chất khí hậu hải dương điều hoà là do yếu tố nào quy định? A.Địa hìnhB.Khí hậuC.Biển Đông D.Vị trí địa lý Câu 3. Loại thiên tai ít xảy ra ở vùng biển nước ta là A. Bão.B. Động đất. C. Sạt lở bờ biển.D. Cát bay, cát chảy. Câu 4. Nhờ tiếp giáp biển Đông nên nước ta có: A. Nền nhiệt độ cao, nhiều ánh nắng B. Khí hậu có hai mùa rõ rệt C.Thiên nhiên xanh tốt, giàu sức sốngD. Nhiều tài nguyên khoáng sản và sinh vật Câu 5. Dạng địa hình chiếm diện diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là: A. Đồng bằng.B. Đồi núi thấp.C. Núi trung bình.D. Núi cao Câu 6. Địa hình đồi núi nước ta được chia thành bốn vùng từ bắc vào nam A. Đông Bắc, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam B. Trường Sơn Nam, Trường Sơn Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam D. Tây Bắc, Đông Bắc Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam Câu 7. Dạng địa hình phổ biến ở vùng trong đê ở đồng bằng sông Hồng là A. Các bậc ruộng cao bạc màu.B. Các bãi bồi được bồi đắp phù sa hàng năm. C. Các ô trũng ngập nước.D. Các vũng, vịnh đầm phá. Câu 8. Khó khăn chủ yếu của vùng đồi núi là: A. Động đất, bão lũ lụt .B. Lũ quét, sạt lở, xói mòn C. Bão nhiệt đới, mưa kèm lốc xoáy. D. Hạn hán, cát bay, lốc xoáy Câu 9. Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là ở đặc điểm: A. Độ cao và hướng núiB. Hướng nghiêng C. Giá trị về kinh tếD. Sự tác động của con người Câu 10. Điểm giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là: A. Đều có 2/3 diện tích đất nhiễm phèn, mặn B. Đều có hệ thống đê ven sông ngăn lũ C. Đều là đồng bằng phù sa châu thổ sông D. Đều có hệ thống sông ngòi chằng chịt Câu 11. Ở đồng bằng sông Cửu Long, về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm một phần diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn là do A. Biển bao bọc ba mặt đồng bằng. B. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt. C. Có nhiều vùng trũng rộng lớn.D. Địa hình thấp, nhất là vùng ven biển. Câu 12. Nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên nước ta là A. Nước ta nằm trong khu vực gió mùa B. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm C. Nước ta có địa hình nhiều đồi núi D. Nước ta giáp Biển Đông rộng lớn Câu 13.Tính chất của gió mùa Đông Bắc vào nửa sau mùa đông thể hiện: A. lạnh khô B. lạnh ẩm C. rất lạnh D. lạnh, mưa nhiều Câu 14. Thiên nhiên vùng núi nào sau đây mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa? A. Vùng núi cao Tây Bắc.B. Vùng núi Trường Sơn C. Vùng núi thấp Tây Bắc.D. Vùng núi Đông Bắc Câu 15. Đặc trưng của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế. B. hướng núi tây bắc- đông nam. C. Đồng bằng nhỏ hẹp. D. Đồi núi cao nhất nước Câu 16. Nguyên nhân nước ta có cán cân bức xạ luôn dương, nhiệt độ cao là do A. Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu bắc B. Nước ta nằm trong khu vực có gió mùa điển hình Trang 1
  2. C. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa D. Nước ta có hình dạng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang Câu 17. Tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của nước ta là do ảnh hưởng của yếu tố A. Thiên nhiên có tính chất nhiệt đới ẩm B. Lao động theo mùa vụ ở các vùng nông thôn C. Nhu cầu đa dạng của thị trường trong và ngoài nước D. Sự phân hóa theo mùa của khí hậu Câu 18. Biện pháp nào không thích hợp để hạn chế tính thất thường của khí hậu tới sản xuất nông nghiệp của nước ta ? A. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lí B. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ C. Tăng cường thủy lợi, trồng rừng. D. Làm tốt công tác dự báo thời tiết Câu 19. So với thành phố Hồ Chí Minh thì Hà Nội có A. Nhiệt độ trung bình năm lớn hơnB. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn hơn. C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất D. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối cao hơn Câu 20. Sự phân hóa khí hậu theo độ cao đã tao khả năng cho vùng nào ở nước ta trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới A. Đồng bằng Bắc Bộ B. Tây Nguyên. C. Trung du miền núi Bắc Bộ D. Bắc Trung Bộ Câu 21. Giữa Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn có sự khác nhau giữa mùa khô và mùa mưa là do tác động của dãy Trường Sơn kết hợp với A. Gió mùa Tây Nam và Tín phong Bắc bán cầu B. Gió mùa Đông Bắc và Tín phong Bắc bán cầu C. Gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Nam D. Gió mùa Tây Nam và Tín phong Nam bán cầu Câu 22. Hướng các dãy núi là nguyên nhân cơ bản khiến cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông A. Đến muộn nhưng rất lạnh B. Khô, ẩm và ngắn. C. Đến sớm nhưng rất lạnhD. Lạnh và kéo dài Câu 23. Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng nước ta hiện nay suy giảm nhanh là do A. cháy rừng do thời tiết khô hạn B. công tác trồng rừng chưa tốt C. khai thác quá mức D. chiến tranh kéo dài Câu 24. Vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là tình trạng A. mất cân bằng môi trường sinh thái và cạn kiệt tài nguyên B. ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái C. mất cân bằng sinh thái và biến đổi khí hậu D. cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường Câu 25. Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là do A. mật độ dân số cao nhất nước ta. B. địa hình thấp nhất so với các đồng bằng. C. lượng mưa lớn nhất nước.D. hệ thống đê sông, đê biển bao bọc. Câu 26. Những tỉnh nào ở ven biển nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biển đổi khí hậu? A. Các tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ B. Các tỉnh ở Bắc Trung Bộ C. Các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long D. Các tỉnh ở Duyên Hải Nam Trung Bộ Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh, thành phố nào sau đây không giáp với biển Đông? A.HảiPhòng.B.QuảngNgãi.C.PhúYên.D. HàNam Câu 28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, thời kì tần suất các cơn bão di chuyển từ Biển Đông vào nước ta nhiều nhất là A.thángIX.B. tháng X.C.thángVIII.D. thángXI. Câu 29. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu biểu đồ khí hậu nào dưới đây có lượng mưa lớn tập trung từ tháng IX đến tháng XII? A. Biểu đồ khí hậuĐàLạtB. Biểu đồ khí hậu CàMau. C. Biểu đồ khí hậuNhaTrang.D. Biểu đồ khí hậu LạngSơn. Câu 30. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông Đà thuộc lưu vực sông nào sau đây? A. Lưu vực sôngTháiBình.B. Lưu vực sông Hồng. Trang 2
  3. C. Lưu vựcsôngMã.D. Lưu vực sông Kì Cùng –Bằng Giang. Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, đỉnh núi nào sau đây không thuộc vùng núi Đông Bắc? A. TâyCônLĩnh.B. PhuLuông.C. KiềuLiêu Ti. D. Pu ThaCa. Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu nào dưới đâykhông có gió Tây khô nóng? A. Vùng khí hậu ĐôngBắcBộ.B. Vùng khí hậu Nam TrungBộ. C. Vùng khí hậu Bắc TrungBộ.D. Vùng khí hậu Tây BắcBộ. Câu 33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tổng lượng mưa của nước ta thấp nhất vào thời gian nào sau đây? A. Từ tháng V đến thángX.B. Từ tháng IX đến thángXII. C. Từ tháng I đếnthángIV.D. Từ tháng XI đếnthángIV. Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, lát cắt địa hình A - B đi theo hướng A. Bắc-Nam.B. Đông Nam - TâyBắc. C.Tây Nam -ĐôngBắc.D. Đông - Tây. Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết căp ̣biểu đồ khí hậu nào dưới đây thể hiện rõ sự đối lập nhau về mùa mưa – mùa khô? A. Biểu đồ khí hậu Đà Lạt với biểu đồ khí hậu TP. Hồ ChíMinh. B. Biểu đồ khí hậu Đồng Hới với biểu đồ khí hậu ĐàNẵng. C. Biểu đồ khí hậu Hà Nội với biểu đồ khí hậu TP. Hồ ChíMinh. D. Biểu đồ khí hậu Đà Lạt với biểu đồ khí hậu NhaTrang. Câu 36.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, tỉ lệ diện tích lưu vực sông Mê Kông( Sông Cửu Long) lớn hơn tỉ lệ diện tích lưu vực sông Cả là A. 3,0 lần. B. 4,0% C.16,57%.D. 57,16%. Câu 37. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚC NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005-2014 Năm 2005 2009 2011 2014 Diện tích (nghìn ha) 7 329,2 7 437,2 7 655,4 7816,2 Sản lượng (nghìn tấn) 35 832,9 38 950,2 42 398,5 44 974,6 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) Để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng lúa nước ta, giai đoạn 2005-2014, theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Kết hợp. B. Miền.C. Đường. D. Cột. Câu 38. Cho biểu đồvềdiện tích và năng suất lúa nước ta qua các năm: Trang 3
  4. (Nguồn số liệu theo Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2016, NXB Thống kê, 2017) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Tốc độ tăng trưởng diện tích và năng suất lúa nước ta qua các năm. B. Quy mô và cơ cấu diện tích, năng suất lúa nước ta qua các năm. C. Diện tích và năng suất lúa nước ta qua các năm. D. Tình hình sản xuất lúa nước ta qua các năm. Câu 39. Cho bảng sốliệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH (Đơn vị: ºC) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Hà Nội 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 TP. Hồ Chí Minh 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 (Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 Nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh? A. Nhiệt độ trung bình tháng VII ở Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh. B. Số tháng có nhiệt độ trên 20ºC ở TP. Hồ Chí Minh nhiều hơn Hà Nội. C. Nhiệt độ trung bình tháng I ở Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh. D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở Hà Nội nhỏ hơn TP. Hồ Chí Minh. Câu 40. Cho bảng số liệu Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của nươc ta, giai đoạn 2005-2017 Năm 2005 2010 2014 2017 Khai thác 1 987,9 2 414,4 2 920,4 3 420,5 Nuôi trồng 1 478,9 2 728,3 3 412,8 3 892,9 Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của nước ta, giai đoạn 2005-2017? A. Sản lượng khai thác, nuôi trồng đều tăng. B. Sản lượng nuôi trồng lớn hơn sản lượng khai thác. C. Tỉ trọng khai thác giảm, tỉ trọng nuôi trồng tăng. D. Tỉ trọng khai thác và nuôi trồng đều tăng. Trang 4