Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 11
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_11.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Ngữ văn Lớp 11
- Trường THPT Lịch Hội Thượng Họ và tên giáo viên: Tổ Ngữ văn – GDCD Phùng Thị Thanh Thúy Tuần: 16_ Tiết: 61, 62, 63, 64 Tuần: 17_ Tiết: 65, 66, 67, 68 Ngày soạn: 24/12/2021 KẾ HOẠCH BÀI DẠY: BÀI 21. ÔN TẬP CHUẨN BỊ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 Môn học: Ngữ văn; lớp:11 Thời gian thực hiện: 08 tiết A. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU I. ĐỌC HIỂU Thơ trung đại (ngữ liệu ngoài sách giáo khoa) Nhận biết: - Xác định đề tài, hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ/đoạn thơ. - Nhận diện được phương thức biểu đạt, thể thơ, các biện pháp tu từ trong bài thơ/đoạn thơ. - Nhận diện được từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, trong bài thơ/đoạn thơ. Thông hiểu: - Hiểu nghĩa của từ/câu thơ trong ngữ cảnh; hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ. - Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của thơ trung đại Việt Nam về thể loại, đề tài, cảm hứng, nghệ thuật biểu đạt được thể hiện trong bài thơ/đoạn thơ. Vận dụng: - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong bài thơ/đoạn thơ. - Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân. Văn tế trung đại (ngữ liệu ngoài sách giáo khoa) Nhận biết: - Xác định được mục đích, đối tượng của bài văn tế; cảm xúc, thái độ của tác giả. - Nhận diện được bố cục của bài văn tế, phương thức biểu đạt, thành ngữ, điển cố, chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ của văn bản/đoạn trích. Thông hiểu: - Hiểu nghĩa của từ/câu trong ngữ cảnh; giá trị của các thành ngữ điển cố trong văn bản/đoạn trích; những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích. 1
- Trường THPT Lịch Hội Thượng Họ và tên giáo viên: Tổ Ngữ văn – GDCD Phùng Thị Thanh Thúy - Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của bài văn tế được thể hiện trong văn bản/đoạn trích: nội dung hiện thực và tiếng nói trữ tình, cách khắc hoạ hình tượng Vận dụng: - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích. - Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân. Hát nói trung đại (ngữ liệu ngoài sách giáo khoa) Nhận biết: - Nhận diện được bố cục của bài hát nói; phương thức biểu đạt, thành ngữ, điển cố, hình ảnh, chi tiết, trong văn bản/đoạn trích. Thông hiểu: - Hiểu nghĩa của từ/câu trong ngữ cảnh; giá trị của thành ngữ, điển cố được sử dụng trong văn bản/đoạn trích; những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích. - Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của thể hát nói về nội dung và cách thể hiện tư tưởng tình cảm được thể hiện trong văn bản/đoạn trích. Vận dụng: - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích. - Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân. Truyện hiện đại Việt Nam (ngữ liệu ngoài sách giáo khoa) Nhận biết - Xác định được đề tài, cốt truyện, các chi tiết, sự việc tiêu biểu trong văn bản/đoạn trích. - Nhận diện được phương thức biểu đạt, các biện pháp nghệ thuật, ngôi kể, hệ thống nhân vật trong văn bản/đoạn trích. Thông hiểu - Hiểu được nghĩa của từ/câu trong ngữ cảnh; những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích: chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa của các chi tiết, sự việc tiêu biểu; ý nghĩa của hình tượng nhân vật, nghệ thuật trần thuật, bút pháp - Hiểu một số đặc điểm của truyện ngắn Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 được thể hiện trong văn bản, đoạn trích. Vận dụng - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích. - Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân. - Phân biệt được truyện trung đại và truyện hiện đại về đề tài, kết cấu, nghệ thuật thể hiện. II. VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: 2,0 điểm (khoảng 150 chữ) 1. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý 2
- Trường THPT Lịch Hội Thượng Họ và tên giáo viên: Tổ Ngữ văn – GDCD Phùng Thị Thanh Thúy Nhận biết: - Xác định được tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. - Xác định được cách thức trình bày đoạn văn. Thông hiểu: - Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng, đạo lí. Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. 2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống Nhận biết: - Xác định được hiện tượng đời sống cần bàn luận. - Xác định cách thức trình bày đoạn văn. Thông hiểu: - Hiểu được thực trạng/nguyên nhân/các mặt lợi – hại, đúng – sai của hiện tượng đời sống. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về hiện tượng đời sống. Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. III. VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC: 5,0 điểm Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi Nhận biết: - Xác định được kiểu bài nghị luận, vấn đề nghị luận. - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích. - Nêu được cốt truyện, đề tài, chủ đề, nhân vật, các chi tiết, sự việc nổi bật của tác phẩm/đoạn trích. Thông hiểu: - Diễn giải về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm/đoạn trích theo yêu cầu của đề: giá trị hiện thực, tư tưởng nhân đạo, nghệ thuật trần thuật và xây dựng nhân vật, bút pháp hiện thực và lãng mạn - Lí giải được một số đặc điểm của truyện hiện đại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 được thể hiện trong văn bản/đoạn trích. Vận dụng: 3
- Trường THPT Lịch Hội Thượng Họ và tên giáo viên: Tổ Ngữ văn – GDCD Phùng Thị Thanh Thúy - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích/văn bản. - Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích/ văn bản, đóng góp của tác giả. Vận dụng cao: - So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục. B. ÔN TẬP KIẾN THỨC - Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) - Chí Phèo (Nam Cao) C. BIÊN SOẠN ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 16 ĐỀ 01_ÔN TẬP_ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài thơ: ĐI THI TỰ VỊNH Nguyễn Công Trứ Đi không há lẽ trở về không ? Cái nợ cầm thư phải trả xong. Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt Dở đem thân thế hẹn tang bồng. Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông. Trong cuộc trần ai, ai dễ biết Rồi ra mới rõ mặt anh hùng. (Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Trương Chính biên soạn, NXB Văn học, 1983) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác địnhphương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Chỉ ra từ ngữ thể hiện không gian nghệ thuật trong văn bản. Câu 3. Nêu hiệu quả của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ: Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt Dở đem thân thế hẹn tang bồng. Câu 4. Tâm sự của tác giả trong hai câu thơ: Đã mang tiếng ở trong trời đất,/Phải có danh gì với núi sông gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) bày tỏ suy nghĩ về sức lan tỏa của lòng vị tha trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) 4
- Trường THPT Lịch Hội Thượng Họ và tên giáo viên: Tổ Ngữ văn – GDCD Phùng Thị Thanh Thúy “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa này chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián. Trong một không khí khói lửa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, họ dụi lia lịa. Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất từng đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, để xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không? Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ớ đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân -SGK Ngữ văn 11, NXB Giáo dục, 2009, tập Một,tr 113- 114) Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Huấn Cao trong đoạn trích trên. HẾT HƯỚNG DẪN CHUNG (Đáp án và hướng dẫn chấm) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án : 0,75 điểm - Học sinh trả lời không đúng: 0,0 điểm 5
- Trường THPT Lịch Hội Thượng Họ và tên giáo viên: Tổ Ngữ văn – GDCD Phùng Thị Thanh Thúy 2 Từ ngữ thể hiện không gian nghệ thuật: điền viên; tuế nguyệt; 0,75 trời đất; núi sông Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời 3-4 từ như Đáp án : 0,75 điểm - Học sinh trả lời 2 từ như Đáp án : 0,5 điểm - Học sinh trả lời không đúng: 0,0 điểm 3 - Phép đối: Rắp mượn - dở đem; điền viên - thân thế; vui tuế 1,0 nguyệt - hẹn tang bồng. - Hiệu quả: + Tạo sự cân xứng, hô ứng, đăng đối, nhịp nhàng, trang trọng cho các dòng thơ; + Nhấn mạnh một tâm thế rất đẹp của một kẻ sĩ mang chí nam nhi, mang nợ tang bồng muốn thi thố tài năng với đời. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời được 02 ý về hiệu quả, không nêu biểu hiện của phép đối: 0,75 điểm - Học sinh trả lời được 01 ý về hiệu quả, không nêu biểu hiện của phép đối: 0,5 điểm - Học sinh trả lời được 01 ý về hiệu quả, không nêu biểu hiện của phép đối: 0,25 điểm 4 - Tâm sự của tác giả trong hai câu thơ: muốn thể hiện bản lĩnh 0,5 cá nhân của một nhà nho lãng mạn đầy khí tiết, một trang nam nhi đầy hùng tâm, tráng chí. - Suy nghĩ của bản thân: trân quý, cảm phục, ngưỡng mộ trước khát vọng cao đẹp của nhà thơ; có ý thức trách nhiệm của bản thân trong cuộc sống đời thường: không bao giờ chùn bước trước khó khăn, thử thách. Hướng dẫn chấm: 6
- Trường THPT Lịch Hội Thượng Họ và tên giáo viên: Tổ Ngữ văn – GDCD Phùng Thị Thanh Thúy - Học sinh trả lời được 2 ý: 0,5 điểm - Học sinh trả lời được 1 ý: 0.25 điểm II LÀM VĂN 7,0 1 Anh/Chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) 2,0 bày tỏ suy nghĩ về sức lan tỏa của lòng vị tha trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Ý nghĩa của việc sống cách sống của riêng mình. c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ, quan điểm của bản thân về vấn đề cần nghị luận. Có thể theo hướng sau: + Sống vị tha sẽ giúp con người gần nhau hơn; người biết sống vị tha thì cuộc sống sẽ trở nên nhẹ nhàng, dễ chịu hơn + Sự lan tỏa của lòng vị tha sẽ giúp hạn chế những muộn phiền lo âu trong cuộc sống, khiến ta thấy hạnh phúc, yêu đời hơn, + Con người yêu thương nhau nhiều hơn, xã hội nhân văn hơn Hướng dẫn chấm: - Học sinh lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Học sinh lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm) 7
- Trường THPT Lịch Hội Thượng Họ và tên giáo viên: Tổ Ngữ văn – GDCD Phùng Thị Thanh Thúy - Học sinh lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong đoạn trích. 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị 0,5 Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong đoạn trích Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. 8
- Trường THPT Lịch Hội Thượng Họ và tên giáo viên: Tổ Ngữ văn – GDCD Phùng Thị Thanh Thúy c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm, đoạn trích và nhân 0,5 vật (0,25 điểm) * Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong đoạn trích. 2,5 - Giới thiệu khái quát về nhân vật Huấn Cao trong tác phàm “Chữ người tử tù”: + Huấn Cao là nhân vật trung tâm của thiên truyện đươc xây dựng từ nguyên mẫu Cao Bá Quát, một danh sĩ triều Nguyễn. + Cũng giống như nhiều nhân vật trong “Vang bóng một thời”. Huấn Cao là một nhân vật đặc tuyển, nhân vật của những người muôn năm cũ còn sót lại trong xã hội Tây Tàu nhố nhăng làm sai lạc đi bao nhiêu giá trị cổ truyền. Bản thân Huấn Cao là hiện thân cho giá trị đó, những giá trị chỉ còn vang bóng. + Huấn Cao xuất hiện trong truyện với nhiều tư cách, và mỗi tư cách gắn với một quan niệm nhất định của Nguyễn Tuân về cái Đẹp. Từ phương diện triều đình phong kiến, Huấn Cao là kẻ tạo phản, phạm tội khi quân nhưng trong quan niệm của người dân đói khổ, Huấn Cao là người anh hùng chống áp bức, bất công. Khi bị bắt vào nhà giam, Huấn Cao vừa hiện diện với tư cách của một người tử tù, đợi ngày ra pháp trường, lại vừa là người nghệ sĩ sáng tạo ra cái Đẹp. Ông chính là hiện thân của cái Đẹp thức tỉnh và cảm hóa con người. - Nhân vật Huấn Cao qua đoạn trích: 9
- Trường THPT Lịch Hội Thượng Họ và tên giáo viên: Tổ Ngữ văn – GDCD Phùng Thị Thanh Thúy + Nhân vật Huấn Cao được khắc họa trong một hoàn cảnh đặc biệt: ++ Không gian: Tại buồng giam bẩn thỉu, tăm tối, tường đầy mạng nhện, mặt đất đầy phân chuột, phân gián, ẩm thấp, hôi hám, ngoài trời tối đen như mực. ++ Thời gian: lúc nửa đêm, đêm cuối trong cuộc đời Huấn Cao, ngày mai ông sẽ ra pháp trường chịu án chém. ++Một tử tù, một con người có số phận bất hạnh, đang sống những giờ phút cuối đời. + Nhân vật Huấn Cao được khắc họa gắn với hành động sáng tạo: viết chữ. Từ đó, nhân vật hiện lên với nhiều phẩm chất tốt đẹp: ++ Một người nghệ sĩ với tài hoa viết chữ: từng con chữ vuông vắn hiện ra trên vuông lụa trắng, thể hiện hoài bão tung hoành của một đời người. Đó thực sự là một tác phẩm nghệ thuật ngời sáng dưới ánh sáng của ngọn đuốc. Đó là báu vật mà Huấn Cao tặng lại cho tri kỉ., ++ Một người anh hùng với khí phách hào hùng “tư thế hiên ngang”, phong thái ung dung dù đang bị giam cầm: Người nghệ sĩ trổ tài viết chữ trong khi “cổ đeo gông, chân vướng xiềng”, bị cầm tù, đày đọa về thể xác. Nhưng dường như ông tự do về tinh thần, ông say mê sáng tạo, tâm hồn ông cất cánh cùng những nguyện ước gửi vào trong nét chữ. ++ Một con người với thiên lương trong sáng: Thái độ trân trọng và lời khuyên chân thành với quản ngục, giữ vững khí tiết mọi hoàn cảnh: Khi Huấn Cao, quản ngục và thầy thơ lại cùng nhìn dòng chữ đã viết xong, Huấn Cao dặn dò quản ngục 10
- Trường THPT Lịch Hội Thượng Họ và tên giáo viên: Tổ Ngữ văn – GDCD Phùng Thị Thanh Thúy “Ớ đây lẫn lộn ” - lời dặn dò bằng tất cả tấm lòng và sự trân trọng. Trước lời khuyên chân tình đó, quản ngục cảm động vái lạy tù nhân như một kẻ lầm lạc vái lạy người chỉ lối chính nghĩa cho mình. Hành động bái lạy đó là giá trị nhân văn mà dòng chữ mang lại đồng thời khẳng định sức mạnh của cái Đẹp, sự thăng hoa của tài năng ở mức tuyệt đỉnh. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Ngôn ngữ trang trọng, cổ kính, sử dụng từ Hán Việt thể hiện qua cách xưng hô. + Sự đối lập giữa cảnh vật, đồ vật, màu sắc, âm thanh một cách gay gắt càng làm nổi rõ bức tranh bi hùng này. + Từng câu, từng chữ đều trang trọng, góc cạnh như chạm, như khắc, đầy chất tạo hình, nhịp văn chậm rãi, không khí thiêng liêng, bi tráng. + Kết hợp bút pháp lãng mạn. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắcvẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong đoạn trích: 2,0 điểm - 2,5 điểm - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâuvẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong đoạn trích : 1,0 điểm - 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sàivẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong đoạn trích: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá: 0,5 - Đoạn trích đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao - một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín 11
- Trường THPT Lịch Hội Thượng Họ và tên giáo viên: Tổ Ngữ văn – GDCD Phùng Thị Thanh Thúy tấm lòng yêu nước. - Đoạn trích thể hiện tài năng nghệ thuật cùa Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo; trong nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng; trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Tuân; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 Hết 12
- Trường THPT Lịch Hội Thượng Họ và tên giáo viên: Tổ Ngữ văn – GDCD Phùng Thị Thanh Thúy TUẦN 17 ĐỀ 02_ÔN TẬP_KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng trong trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than? Không, không, Ðiền không thể nào mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn luôn bày ra đấy. Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Ðiền cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi quá. Ðiền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Ðiền khổ, con Ðiền khổ, cha mẹ Ðiền khổ. Chính Ðiền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Ðiền! Cái khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ. Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Ðiền. Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền chẳng cần trốn tránh, Điền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời Sáng hôm sau, Điền ngồi viết, giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của một người láng giềng ban đêm mất gà. (Trích Giăng sáng, Tuyển tập Nam Cao, Tập một, NXB Văn học, 2003, tr.317-318) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2.Trong đoạn trích, trăngđược miêu tả qua những chi tiết nào? Câu 3. Nêu tâm trạng của nhân vật nhàvăn Điền khi nói về nghệ thuật, về văn chương trong đoạn trích. Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Nam Cao trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của tính tự chủ trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm Cảm nhận của anh,chị về nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích sau: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là 13
- Trường THPT Lịch Hội Thượng Họ và tên giáo viên: Tổ Ngữ văn – GDCD Phùng Thị Thanh Thúy tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại, ai cũng nhủ: “ Chắc nó trừ mình ra! ” Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ thân hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha ! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết, hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết ” (Nam Cao, Chí Phèo, Ngữ văn 11, tập một, 2014, tr.146) Hết HƯỚNG DẪN CHUNG Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích: tự sự, 0,75 miêu tả, biểu cảm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 3 phương thức biểu đạt: 0,75 điểm. - Học sinh nêu được 2 phương thức biểu đạt: 0,5 điểm. - Học sinh nêu được 1 phương thức biểu đạt: 0,25 điểm. 2 Trong đoạn trích, trăng được miêu tả qua những chi tiết: Trăng 0,75 đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 4chi tiết trở lên: 0,75 điểm. - Học sinh nêu được 3 chi tiết: 0,5 điểm. - Học sinh nêu được 1-2chi tiết: 0,25 điểm. 3 Tâm trạng của nhân vật nhà văn Điền khi nói về nghệ thuật, về văn 1,0 chương trong đoạn trích: - Ðiền tự ý thức được không thể nào mơ mộng được nữa: bởi vì, biết bao tiếng đau khổ đã “giết chết những ước mơ lãng mạn gieo 14
- Trường THPT Lịch Hội Thượng Họ và tên giáo viên: Tổ Ngữ văn – GDCD Phùng Thị Thanh Thúy trong đầu óc Ðiền cái thứ văn chương của bọn nhàn rỗi” - Điền còn tự nhận thức về việc sáng tác nghệ thuật, văn chương: không nên chạy theo cái đẹp, cái thơ mộng, quay lưng lại với hiện thực để viết ra những điều giả dối, phù phiếm mà phải đồng cảm và phản ánh “tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than” Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được các nét tâm trạng của nhân vật hoặc có cách diễn đạt tương đương:1,0 điểm. - Học sinh nêu được 1 hoặc 2 nét tâm trạng: 0,5 điểm. 4 Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạngnhân vật của Nam Cao 0,5 trong đoạn trích: miêu tả tinh tế các sắc thái tâm trạng; ngôn ngữ tạo hình, gợi cảm; giọng điệusâu lắng, triết lí; Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 2 ý trở lên: 0,5 điểm. - Học sinh nêu được 1 ý: 0,25 điểm. Lưu ý:Học sinh trả lời các ý trongĐáp án bằng các từ ngữ/cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của 2,0 bản thân về vai trò của tính tự chủ trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Vai trò của tính tự chủ trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần 15
- Trường THPT Lịch Hội Thượng Họ và tên giáo viên: Tổ Ngữ văn – GDCD Phùng Thị Thanh Thúy thiết phải có tính tự chủ trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau: Tính tự chủ giúp con người làm chủ được chính mình, có ý thức cao và tự giác trong mọi việc, tự tin vào khả năng, năng lực của cá nhân, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành các nhiệm vụ, công việc được giao; tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thiện bản thân; đóng góp tài năng, công sức để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn; Hướng dẫn chấm: - Học sinh lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Học sinh lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm) - Học sinh lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong diễn 16
- Trường THPT Lịch Hội Thượng Họ và tên giáo viên: Tổ Ngữ văn – GDCD Phùng Thị Thanh Thúy đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu 0,25 điểm. 2 Cảm nhận của anh,chị về nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích. 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị 0,5 Cảm nhận của anh,chị về nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích Hướng dẫn chấm: -Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm, đoạn trích và vấn đề 0,5 cần nghị luận (0,25 điểm) *Cảm nhận nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích. 2,5 - Nêu vị trí của đoạn trích: nằm ở phần đầu của tác phẩm Chí Phèo, diễn tả tiếng chửi của Chí Phèo sau khi ở tù về. - Nhân vật Chí Phèo thể hiện qua tiếng chửi: + Chí Phèo chửi vì hắn say rượu. Hành động chửi của Chí đã thành qui luật thường kì: “Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi ” + Phạm vi tiếng chửi của Chí Phèo hẹp dần: Từ trời - đời - cả làng Vũ Đại - cha đứa nào không chửi nhau với hắn – đến cuối cùng là đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn. 17
- Trường THPT Lịch Hội Thượng Họ và tên giáo viên: Tổ Ngữ văn – GDCD Phùng Thị Thanh Thúy + Nam Cao không nói rõ nguồn gốc của Chí Phèo: Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết nhưng rõ ràng Chí Phèo là một hiện tượng có thật, một sản phẩm tất yếu cùa xã hội thực dân nửa phong kiến ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Đẻ ra hiện tượng Chí Phèo chính là chế độ xã hội bất công thối nát đương thời. + Với Chí Phèo, chửi chính là một cách giao tiếp, một cách thức biểu hiện niềm khát khao được hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên không ai lên tiếng đáp lại hắn, điều đó chứng tỏ Chí đã bị loại ra khỏi cuộc sống của làng Vũ Đại, rộng hơn là cuộc sống của loài người. + Tiếng chửi của Chí Phèo thể hiện tâm trạng bất mãn của con người bị xã hội gạt ra khỏi cộng đồng. Tiếng chửi chính là phản ứng của Chí Phèo với cuộc đời, với cái xã hội dửng dưng, lạnh lùng quay lưng lại với hắn, và với chế độ thực dân nửa phong kiến đã nhào nặn biến hắn từ một người lương thiện thành một “con quỉ dữ” bị cô lập. Mặt khác, tiếng chửi cũng bộc lộ sự bất lực, bế tắc, sự cô đơn tột độ của Chí giữa làng quê, giữa mọi người. - Nghệ thuật: + Ngôn ngữ trong văn bản là ngôn ngữ trần thuật nửa trực tiếp. Lời văn không đơn thuần là lời kể của tác giả (Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời.) mà là lời nhân vật (Tức thật! Ơ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! , Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Tưởng chừng như tác giả đã nhập vào Chí Phèo để nói lên những suy nghĩ trong nhân vật. 18
- Trường THPT Lịch Hội Thượng Họ và tên giáo viên: Tổ Ngữ văn – GDCD Phùng Thị Thanh Thúy Lời văn nửa trực tiếp thể hiện sự thấu hiểu, cảm thông, yêu thương của tác giả đối với nhân vật của mình. + Lời văn thuật lại tiếng chửi của chí Phèo bằng một giọng văn kể chuyện lạnh lùng: tác giả gọi nhân vật là hắn, kể chuyện một cách khách quan, chân thực, không hề giấu giếm, che đậy hình ành xấu xí của nhân vật. Tuy nhiên, đằng sau lời văn lạnh lùng tưởng như vô cảm ấy, tác giả thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương dành cho nhân vật. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc về nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích: 2,0 điểm - 2,5 điểm - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu về nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích : 1,0 điểm - 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài về nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá: 0,5 - Đoạn trích thể hiện thành công bi kịch tha hóa và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo, tiêu biểu cho số phận chung của người nông dân Việt Nam trước cách mạng, đồng thời cho thấy niềm xót xa, cảm thông sâu sắc của nhà văn Nam Cao trước nỗi đau của con người và niềm khát khao hòa nhập với cộng đồng để được làm người của họ; - Đoạn trích còn bộc lộ tài năng nghệ thuật độc đáo của Nam Cao trong việc sử dụng ngôn ngữ, đi sâu vào khai thác diễn biến nội tâm của nhân vật Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. 19
- Trường THPT Lịch Hội Thượng Họ và tên giáo viên: Tổ Ngữ văn – GDCD Phùng Thị Thanh Thúy d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắnNam Cao; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 Hết IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ÔN TẬP 1. GV gửi đề cho HS tự ôn trước ở nhà. 2. Lên lớp, GV gọi HS trả lời phần ĐỌC HIỂU. Luyện viết ĐOẠN VĂN. Xây dựng dàn ý phần NGHỊ LUẬN VĂN HỌC. Triển khai một vài luận điểm từ Dàn ý thành đoạn văn. 3. GV nhận xét, phát hiện những chỗ yếu của đa số HS để rèn luyện thêm cho HS, khắc sâu kiến thức và rèn luyện kĩ năng ĐỌC HIỂU và LÀM VĂN. HẾT 20