Đề cương ôn tập kiểm tra môn Sinh học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra môn Sinh học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_10_chan_troi_sang.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra môn Sinh học Lớp 10 (Chân trời sáng tạo)
- 24 C. Bò sát, chim, côn trùng.D. Côn trùng, cá, bò sát. Câu 9 (B): Ở động vật có hệ tuần hoàn kín, máu trao đổi chất với tế bào qua A. thành mao mạch.B. thành tĩnh mạch. C. thành động mạch.D. khoang cơ thể. Câu 10 (B): Ở động vật có hệ tuần hoàn hở, máu trao đổi chất với tế bào qua A. mao mạch.B. tĩnh mạch.C. động mạch.D. xoang cơ thể. Câu 11 (B): Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo thứ tự nào sau đây? A. Nút xoang nhĩ → nút nhĩ thất → bó His → mạng Purkinje. B. Nút xoang nhĩ → bó His → nút nhĩ thất → mạng Purkinje. C. Nút xoang nhĩ → nút nhĩ thất → mạng Purkinje → bó His. D. Nút xoang nhĩ → mạng Purkinje → nút nhĩ thất → bó His. Câu 12 (H): Khi nói về sự thay đổi huyết áp trong hệ mạch, phát biểu nào sau đây đúng? A. Huyết áp cao nhất ở động mạch, giảm ở tĩnh mạch và thấp nhất ở mao mạch. B. Huyết áp cao nhất ở động mạch, giảm ở mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch. C. Huyết áp cao nhất ở động mạch, tĩnh mạch và thấp nhất ở mao mạch. D. Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ và giữ ổn định ở tĩnh mạch, mao mạch. Câu 13 (H): Vận tốc máu trong hệ mạch phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây? A. Tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch. B. Tổng tiết diện của mạch máu và ma sát giữa các tế bào máu. C. Chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch và ma sát của dòng máu với thành mạch. D. Lực đẩy, lực hút của tim và chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch. Câu 14 (H): Khi nói về hoạt động bình thường của hệ tuần hoàn kép, đặc điểm nào sau đây sai? A. Máu đi ra khỏi mạch trộn với dịch mô.B. Có vòng tuần hoàn lớn đi khắp cơ thể. C. Có vòng tuần hoàn nhỏ đi qua phổi.D. Máu không tiếp xúc trực tiếp với tế bào. Câu 15 (H): Khi nói về chiều di chuyển của dòng máu trong hệ tuần hoàn kín của cơ thể bình thường, phát biểu nào sau đây sai? A. Từ tĩnh mạch qua mao mạch.B. Từ động mạch qua mao mạch. C. Từ tâm nhĩ qua tâm thất.D. Từ tĩnh mạch qua tâm nhĩ. Câu 16 (H): Khi nói về tuần hoàn máu, phát biểu nào sau đây đúng? A. Vận tốc máu là áp lực của máu tác động lên thành mạch. B. Hệ tuần hoàn của động vật gồm 2 thành phần là tim và hệ mạch. C. Huyết áp tâm trương được đo ứng với giá trị lớn nhất. D. Dịch tuần hoàn gồm máu hoặc hỗn hợp máu - dịch mô. Câu 17 (H): Khi nói về hệ tuần hoàn hở, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ chậm. B. Côn trùng là nhóm động vật hoạt động nhiều nhưng có hệ tuần hoàn hở. C. Hệ tuần hoàn của côn trùng không tham gia vận chuyển O2, CO2. D. Máu không tiếp xúc trực tiếp với các tế bào của cơ thể. Câu 18 (H): Khi nói đến hệ tuần hoàn ở người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? I. Hệ tuần hoàn người có duy nhất 1 vòng tuần hoàn lớn. II. Máu đi theo tĩnh mạch phổi về tim là máu giàu CO2. III. Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất. IV. Vận tốc máu ở mao mạch nhỏ nhất. A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 19 (H) : Khi nói về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, phát biểu sau đây sai? A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao. B. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào.
- 25 C. Tốc độ máu chảy nhanh, vận chuyển đi xa. D. Điều hòa phân phối máu đến các cơ quan nhanh. Câu 20 (VD): Có bao nhiêu yếu tố sau đây làm thay đổi huyết áp của cơ thể? I. Lực co tim. II. Lưu lượng máu. III. Nhịp tim. IV. Sự đàn hồi của mạch máu. A. 1. B. 4.C. 2.D. 3. Câu 21 (VD): Khi nói về ưu điểm của hệ tuần hoàn ở các loài động vật có tim 4 ngăn, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Lực co bóp của tim mạnh nên đẩy máu đi được xa. II. Máu chảy trong động mạch nhanh và áp lực mạnh. III. Khả năng điều hoà và phân phối máu tới các cơ quan nhanh chóng. IV. Máu đi nuôi cơ thể không bị pha trộn. A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 22 (VD): Dựa vào đồ thị về sự biến động vận tốc máu và tổng tiết diện trong hệ mạch, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Đồ thị (a) biểu diễn tổng tiết diện của các đoạn mạch, (b) biểu diễn vận tốc máu của các đoạn mạch. II. Vận tốc máu nhỏ nhất ở động mạch và lớn nhất ở mao mạch. III. Tổng tiết diện lớn nhất ở động mạch và nhỏ nhất ở mao mạch. IV. Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện các đoạn mạch. A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 23 (VD): Có bao nhiêu hành động sau đây mà người bị cao huyết áp nên thực hiện? I. Tập thể dục, thể thao điều độ. II. Ăn các loại thức ăn có nhiều chất béo, bột đường. III. Hạn chế ăn các loại thức ăn có nồng độ muối cao. IV. Sử dụng dầu thực vật hoặc dầu cá, hạn chế ăn mỡ động vật. A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 24 (VD): Khi nói về đặc tính của huyết áp, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng? I. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn. II. Tim co, dãn nhanh và mạnh làm huyết áp tăng. III. Khi cơ thể bị mất nhiều máu thì huyết áp giảm. IV. Sự giảm dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành tim mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển. A. 1.B. 4.C. 2.D. 3. Câu 25 (VD): Nhịp tim của voi là 25 nhịp/phút. Giả sử thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 2,1 giây và của tâm thất là 1,5 giây. Theo lí thuyết, tỉ lệ về thời gian của các pha trong 1 chu kì tim voi là A. 1 : 3 : 4.B. 3 : 4 : 1.C. 1 : 4 : 3.D. 4 : 3 : 1.
- 26 BÀI 11. THỰC HÀNH: MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ TUẦN HOÀN Câu 1 (B): Ở người trưởng thành bình thường, nhịp tim trung bình khoảng A. 90 lần/phút.B. 60 lần/phút.C. 75 lần/phút.D. 80 lần/phút. Câu 2 (B): Ở người trưởng thành bình thường, huyết áp tâm thu khoảng A. 140 mmHg.B. 120 mmHg.C. 60 mmHg.D. 80 mmHg. Câu 3 (H): Ở người trưởng thành bình thường, mỗi chu kì tim khoảng A. 0,8 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây. B. 0,8 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,3 giây, tâm thất co 0,1 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây. C. 0,8 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,3 giây. D. 0,8 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,4 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,1 giây. Câu 4 (VD): Ở người lớn tuổi, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì A. Mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. B. Mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. C. Mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. D. Thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. Câu 5 (VD): Khi nói về huyết áp ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Khi vận động mạnh huyết áp tăng cao. II. Khi mất nhiều máu huyết áp giảm. III. Khi nghỉ ngơi nếu huyết áp tâm trương thường xuyên cao hơn 90 mmHg, người đó có thể mắc bệnh cao huyết áp. IV. Khi hồi hộp, lo âu nhịp tim và huyết áp đều tăng cao. A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. BÀI 12. MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT Câu 1 (B): Miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh được gọi là gì? A. Miễn dịch đặc hiệu.B. Miễn dịch thể dịch. C. Miễn dịch tế bào.D. Miễn dịch không đặc hiệu. Câu 2 (B): Miễn dịch xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể gọi là gì? A. Miễn dịch đặc hiệu.B. Miễn dịch tự nhiên. C. Miễn dịch bẩm sinh.D. Miễn dịch không đặc hiệu.
- 27 Câu 3 (B): Hàng rào bảo vệ cơ thể ở hệ tiêu hóa là A. lớp dịch nhày trong khí quản, pH thấp ở dạ dày. B. lysosyme trong nước bọt, acid và enzyme pepsin trong dạ dày. C. dòng nước tiểu cuốn trôi mầm bệnh. D. vi khuẩn vô hại cạnh tranh với vi khuẩn có hại. Câu 4 (B): Hàng rào bảo vệ cơ thể ở hệ hô hấp là A. lớp dịch nhày, lông nhỏ trong khí quản và phế quản. B. lysosyme trong nước bọt, acid và enzyme pepsin trong dạ dày. C. nồng độ muối cao trong mồ hôi ức chế nấm, virus và vi khuẩn phát triển. D. vi khuẩn vô hại cạnh tranh với vi khuẩn có hại. Câu 5 (B): Phân tử gây phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên được gọi là gì? A. Độc tố.B. Chất cảm ứng.C. Kháng thể.D. Hormone. Câu 6 (B): Phân tử có bản chất protein khi xâm nhập vào cơ thể khác sẽ kích cơ thể tạo ra chất gây phản ứng đặc hiệu với nó gọi là A. kháng thể.B. kháng nguyên. C. chất cảm ứng.D. chất kích thích. Câu 7 (B): Miễn dịch do tế bào lympho B tiết ra kháng thể đặc hiệu chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh được gọi là A. miễn dịch không đặc hiệu.B. miễn dịch thể dịch. C. miễn dịch tế bào.D. miễn dịch tự nhiên. Câu 8 (H): Khi nói về miễn dịch tế bào, phát biểu nào sau đây sai? A. Là miễn dịch mà tế bào T độc đóng vai trò chủ chốt. B. Tế bào T độc tiết ra protein độc để tiêu diệt kháng nguyên lạ. C. Trong bệnh do virus, miễn dịch tế bào đóng vai trò quan trọng. D. Miễn dịch tế bào có ở tất cả mọi sinh vật, kể cả thực vật. Câu 9 (H): Khi nói về miễn dịch không đặc hiệu, phát biểu nào sau đây sai? A. Các yếu tố đề kháng tự nhiên của da và niêm mạc. B. Các dịch tiết của cơ thể như nước bọt, nước mắt, dịch vị. C. Huyết thanh chứa kháng thể điều trị bệnh cho cơ thể. D. Các đại thực bào, bạch cầu trung tính của cơ thể. Câu 10 (H): Khi nói về điều kiện cần để gây bệnh truyền nhiễm, phát biểu nào sau đây sai? A. Có khả năng lây từ cá thể này sang cá thể khác. B. Tác nhân gây bệnh phải có độc lực. C. Đường vào phải phù hợp với mỗi loại tác nhân gây bệnh. D. Không phụ thuộc vào số lượng tác nhân gây bệnh nhiều hay ít.
- 28 Câu 11 (H): Phòng tuyến nào sau đây được xem là tuyến bảo vệ thứ 3 của cơ thể người và động vật? A. Da và miễn dịch đặc hiệu.B. Đại thực bào và bạch cầu trung tính. C. Miễn dịch đặc hiệu.D. Miễn dịch không đặc hiệu. Câu 12 (H): Khi cơ thể người bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh thì kháng thể xuất hiện trong dịch thể của cơ thể như: máu, bạch huyết, màng phổi, dịch dạ dày. Loại tế bào nào sau đây có khả năng sản sinh ra kháng thể đó? A. Tế bào gan.B. Tế bào lympho T 2.C. Tế bào lympho B.D. Tế bào lympho T 4. Câu 13 (H): Khi nói về bệnh truyền nhiễm, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Lây lan từ cá thể này sang cá thể khác. II. Có thể do vi khuẩn, virus, động vật nguyên sinh gây ra. III. Có thể lan truyền bằng truyền dọc, truyền ngang. IV. Muốn gây bệnh chỉ cần số lượng nhiễm đủ lớn. V. Được điều trị bằng kháng sinh phù hợp. A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 14 (H): Loại bệnh nào sau đây hiện nay chưa có vaccine phòng ngừa? A. Bệnh bại liệt.B. Bệnh viêm não Nhật Bản. C. Bệnh cúm A/H5N1.D. Bệnh sốt xuất huyết. Câu 15 (VD): Khi nói về hệ thống miễn dịch, phát biểu nào sau đây đúng? A. Bênh tiểu đường type I là bệnh tự miễn dịch. B. Dị ứng có thể được điều trị bằng thuốc histamine. C. Bệnh tự miễn được điều trị bằng thuốc kháng sinh. D. Vaccine có thể chữa một số bệnh nhiễm virus. Câu 16 (VD): Khi nói về miễn dịch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nước mắt rửa trôi vi sinh vật ra khỏi mắt thuộc miễn dịch không đặc hiệu. II. Bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn theo cơ chế thực bào thuộc miễn dịch đặc hiệu. III. Acid trong dạ dày có thể ức chế hoặc giết chết vi khuẩn xâm nhập thuộc miễn dịch đặc hiệu. IV. Hắt hơi có tác dụng đẩy các vi sinh vật xâm nhập ra khỏi cơ thể thuộc dạng miễn dịch không đặc hiệu. A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 17 (VD): Có bao nhiêu bệnh truyền nhiễm sau đây lây truyền qua đường tình dục? I. Bệnh giang mai. II. Bệnh lậu. III. Bệnh lao IV. Bệnh viêm gan B. V. Bệnh AIDS. VI. Bệnh SAR-CoV2. A. 3.B. 4.C. 5.D. 6. Câu 18 (VD): Khi nói về ung thư, những phát biểu nào sau đây đúng? I. Ung thư là sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào trong cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.
- 29 II. U ác tính là trường hợp các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến nơi khác, tạo nên nhiều khối u khác nhau. IIII. Nguyên nhân gây ra ung thư có thể là do đột biến gen, đột biến NST. IV. Một số bệnh ung thư đã có vaccine phòng ngừa. A. 1. B. 2.C. 3. D. 4. Câu 19 (VD): Khi nói về miễn dịch thể dịch, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? I. Miễn dịch thể dịch là miễn dịch sản xuất ra kháng nguyên. II. Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể theo nguyên tắc khóa – chìa. III. Một kháng thể được hình thành có thể chống lại nhiều loại kháng nguyên xâm nhập. IV. Miễn dịch thể dịch có tác dụng lớn trong việc chống lại các mầm bệnh tồn tại trong máu hoặc dịch cơ thể. V. Miễn dịch thể dịch đóng vai trò quan trọng tiêu diệt các bệnh do virus. A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 20 (VD): Khi nói về bệnh truyền nhiễm, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Bệnh đậu mùa thường lây chủ yếu qua đường hô hấp. II. HIV có thể truyền qua côn trùng. III. Bệnh dại có thể truyền qua vết cắn của chó, mèo bị bệnh. IV. Bệnh viêm gan A có thể truyền qua đường tiêu hóa. V. Bệnh viêm gan B có thể truyền qua quan hệ tình dục. A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 21 (VD): Khi nói về bệnh ung thư, phát biểu nào sau đây sai? I. Một số nguyên nhân gây bệnh ung thư do đột biến gen và đột biến NST. II. Bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát của tế bào. III. Đột biến gây bệnh chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục. IV. Bệnh được hình thành do đột biến trội đối với gen ức chế khối u và đột biến lặn đối với gen quy định các yếu tố sinh trưởng. V. Bệnh ung thư luôn di truyền từ bố mẹ sang con cái. A. I, II, III.B. II, III, IV.C. III, IV, V.D. I, IV, V. BÀI 13. BÀI TIẾT VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI Câu 1 (B): Ở người, quá trình loại bỏ ra khỏi cơ thể các chất sinh ra từ quá trình chuyển hóa mà cơ thể không sử dụng, các chất độc hại, các chất dư thừa được gọi là A. tiêu hóa.B. tuần hoàn.C. bài tiết.D. hô hấp tế bào. Câu 2 (B): Cơ quan nào sau đây có vai trò lọc máu hình thành nước tiểu? A. Ruột.B. Da.C. Phổi.D. Thận. Câu 3 (B): Cơ quan nào sau đây có vai trò bài xuất carbon dioxide ra khỏi cơ thể? A. Ruột.B. Da.C. Phổi.D. Thận.
- 30 Câu 4 (B): Cơ quan nào sau đây có vai trò bài tiết mồ hôi ra khỏi cơ thể? A. Da.B. Hệ tuần hoàn.C. Thận.D. Phổi. Câu 5 (B): Sản phẩm bài tiết chính của phổi là A. oxygen.B. urea.C. bilirubin.D. carbon dioxide. Câu 6 (B): Nội môi là môi trường A. trong cơ thể được tạo bởi huyết tương, bạch huyết và dịch mô. B. ngoài cơ thể được tạo ra bởi máu, bạch huyết và dịch mô. C. trong cơ thể được tạo ra mao mạch, bạch huyết và dịch mô. D. ngoài cơ thể được tạo bởi huyết tương, bạch cầu và hồng cầu. Câu 7 (B): Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong A. tế bào.B. mô.C. cơ thể.D. cơ quan. Câu 8 (B): Cân bằng nội môi là trạng thái cân bằng A. tĩnh, các chỉ số của môi trường trong cơ thể có xu hướng thay đổi và dao động xung quanh một giá trị nhất định. B. động, các chỉ số của môi trường trong cơ thể có xu hướng thay đổi và dao động xung quanh một giá trị nhất định. C. tĩnh, các chỉ số của môi trường trong cơ thể có xu hướng thay đổi và dao động xung quanh nhiều giá trị. D. động, các chỉ số của môi trường trong cơ thể có xu hướng thay đổi và dao động xung quanh nhiều giá trị. Câu 9 (B): Cơ quan nào sau đây không tham gia cân bằng nội môi? A. Thận.B. Phổi.C. Gan.D. Mắt. Câu 10 (B): Bộ phận nào sau đây là bộ phận thực hiện cân bằng nội môi? A. Hệ thần kinh và tuyến nội tuyến.B. Các cơ quan như thận, gan, mạch máu. C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.D. Cơ và tuyến. Câu 11 (B): Tuyến tụy tiết ra hormone insulin và glucagon tham gia vào cơ chế nào sau đây? A. Điều hòa hấp thụ nước ở thận. B. Duy trì nồng độ glucose bình thường trong máu. C. Điều hòa hấp thụ Na+ ở thận. D. Điều hòa pH máu. Câu 12 (H): Khi nói về cơ chế duy trì cân bằng nội môi, trật tự nào sau đây đúng? A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích. B. Bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích. C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích.
- 31 D. Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích. Câu 13 (H): Khi lượng nước trong cơ thể giảm sẽ dẫn đến hiện tượng nào sau đây? A. Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp giảm. B. Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp tăng. C. Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp tăng. D. Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp giảm. Câu 14 (H): Có bao nhiêu bệnh lí sau đây ở người là bệnh về hệ tiết niệu? (I) Viêm thận. (II) Thận nhiễm mỡ. (III) Suy thận. (IV) Sỏi thận. (V) Tăng huyết áp vô căn. A. 2.B. 3.C. 4.D. 5. Câu 15 (H): Trong cơ chế điều hòa cân bằng nội môi, liên hệ ngược xảy ra khi A. điều kiện lý hóa ở môi trường trong sau khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích. B. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích. C. sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điều kiện lý hóa ở môi trường trong. D. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trở về bình thường trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích. Câu 16 (H): Cơ thể của chúng ta xuất hiện cảm giác khát nước khi A. áp suất thẩm thấu trong máu tăng.B. áp suất thẩm thấu trong máu giảm. C. pH máu giảm.D. nồng độ glucose trong máu giảm. Câu 17 (H): Hormone insulin làm giảm glucose máu bằng cách A. tăng đào thải glucose theo đường bài tiết. B. tích lũy glucose dưới dạng tinh bột để tránh sự khuếch tán ra khỏi tế bào. C. tăng cường giải phóng glucose ra khỏi tế bào. D. tăng cường vận chuyển glucose vào trong tế bào. Câu 18 (H): Hệ đệm bicarbonate (NaHCO3/Na2CO3) có vai trò A. duy trì cân bằng lượng đường glucose trong máu. B. duy trì cân bằng nhiệt độ cơ thể. C. duy trì cân bằng độ pH của máu. D. duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu. Câu 19 (VD): Biện pháp nào sau đây được sử dụng để bảo vệ thận? I. Chế độ ăn hợp lý. II. Uống đủ nước. III. Không uống nhiều rượu bia. IV. Hạn chế hút thuốc lá. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
- 32 Câu 20 (VD): Khi nói về cơ chế điều hòa cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? I. Hệ hô hấp giúp duy trì pH bằng cách thải CO2 ra môi trường. II. Gan duy trì cân bằng nội môi thông qua điều hoà nồng độ nhiều chất tan như protein, glucose, . III. Hệ tiết niệu tham gia điều hòa pH máu thông qua điều hoà áp suất thẩm thấu, điều chỉnh + - tiết H và tái hấp thu HCO3 . IV. Trong cơ thể, chỉ có gan, thận và phổi tham gia điều hoà cân bằng nội môi. A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 21 (VD): Khi hàm lượng glucose trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự A. tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucose trong máu giảm. B. gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucose trong máu giảm. C. gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucose trong máu giảm. D. tuyến tụy → insulin → tế bào cơ thể → gan → glucose trong máu giảm. Câu 22 (VD): Những cơ quan nào dưới đây có khả năng tiết ra hormone tham gia cân bằng nội môi? I. Tụy. II.Gan. III. Thận. IV. Lá lách. V. Phổi. Phương án trả lời đúng là A. I, IV và V.B. I, III và V.C. I, II và V.D. I, II và III. Câu 23 (VD): Trong máy lọc máu, hỗn hợp chất nào sau đây được phép thoát ra khỏi máu của bệnh nhân? A. Hồng cầu, urea và uric acid. B. Urea, creatinin, ion K+ và chất lỏng dư thừa. C. Tế bào máu, nước và glucose. D. Nước, uric acid và glucose. Câu 24 (VD): Về mặt sinh học, câu “nhai kĩ no lâu” có ý nghĩa nào sau đây? A. Nhai kĩ thì ăn được nhiều hơn. B. Nhai kĩ làm thức ăn biến đổi thành những phân tử nhỏ hơn, tạo điều kiện cho các enzyme tiêu hóa hoạt động tốt hơn, do đó có nhiều chất nuôi cơ thể hơn. C. Nhai kĩ làm thức ăn liên kết thành những phân tử lớn hơn, tạo điều kiện cho enzyme amylase hoạt động tốt hơn, do đó có nhiều chất nuôi cơ thể hơn. D. Nhai kĩ tạo cho ta cảm giác ăn nhiều nên no lâu. Câu 25 (VD): Vì sao khi nhai cơm trong miệng càng lâu thì càng cảm thấy ngọt? A. Vì trong nước bọt có chứa enzyme amylase và trong cơm có chứa tinh bột, nên khi càng nhai lâu thì phản ứng giữa enzyme và tinh bột càng xảy ra nhiều nên sẽ tạo nhiều đường glucose và đây là tiêu hóa cơ học và hóa học. B. Vì trong nước bọt có chứa enzyme amylase và trong cơm có chứa tinh bột, nên khi càng nhai lâu thì phản ứng giữa enzyme và tinh bột càng xảy ra nhiều nên sẽ tạo nhiều đường glucose và đây là tiêu hóa hóa học.
- 33 C. Vì trong nước bọt có chứa enzyme cellulase và trong cơm có chứa tinh bột, nên khi càng nhai lâu thì phản ứng giữa enzyme và tinh bột càng xảy ra nhiều nên sẽ tạo nhiều đường glucose và đây là tiêu hóa sinh học và tiêu hóa hóa học. D. Vì trong nước bọt có chứa enzyme peptidase và trong cơm có chứa tinh bột, nên khi càng nhai lâu thì phản ứng giữa enzyme và tinh bột càng xảy ra nhiều nên sẽ tạo nhiều đường glucose và đây là tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. Câu 26 (VD): Phản ứng sốt có thể giúp chống nhiễm trùng bằng cách nào? A. Giảm tính thấm của màng sinh chất đối với tác nhân gây bệnh. B. Tăng cường sản xuất và di động bạch cầu. C. Hạ huyết áp và nhịp tim. D. Tăng nồng độ oxygen trong máu. Câu 27 (VD): Khi nói về vai trò của hormone tuyến tụy, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Dưới tác dụng phối hợp của insulin và glucagon lên gan dẫn đến sự ổn định đường huyết ở người bình thường. II. Dưới tác động của glucagon lên gan làm chuyển hóa glucose thành glycogen, còn dưới tác động của insulin lên gan làm phân giải glycogen thành glucose. III. Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucose thành glycogen dự trữ, dưới tác động của glucagon lên gan làm phân giải glycogen thành glucose. IV. Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glycogen thành glucose dự trữ, với tác động của glucagon lên gan làm phân giải glucose thành glycogen. A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 28 (VD): Vì sao trâu và bò đều ăn cỏ mà thịt của chúng lại khác nhau? A. Cỏ là thức ăn, thức ăn này chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể để tổng hợp ra lipid, mà lipid lại dặc trưng cho từng loài. Cấu trúc lipid do gen mã hóa, trâu và bò được mã hóa khác nhau. B. Do trâu bị đột biến cấu trúc gen thành một loài mới, nên cho dù ăn cỏ cùng loại cũng sẽ khác bò. C. Cỏ là thức ăn, thức ăn này chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể để tổng hợp ra protein, mà protein lại dặc trưng cho từng loài. Cấu trúc protein do gene mã hóa, trâu và bò được mã hóa khác nhau. D. Cỏ là thức ăn, thức ăn này chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể để tổng hợp ra estrogen, mà estrogen lại dặc trưng cho từng loài. Cấu trúc estrogen do gen mã hóa, trâu và bò được mã hóa khác nhau. Câu 29 (VD): Câu “Thẳng như ruột ngựa” có ý nghĩa sinh học nào sau đây? A. Ngựa có dạ dày đơn. Ruột ngựa rất dài, đặc biệt đoạn nối ruột non với dạ dày, gọi là manh tràng, rất dài và lớn. Đoạn này là một ống dài khoảng 1 m, thẳng và to với đường kính 15-25cm. Quá trình tiêu hóa chủ yếu diễn ra ở cả manh tràng và dạ dày. B. Ngựa có dạ dày đơn. Ruột ngựa rất dài, đặc biệt đoạn nối ruột non với dạ dày, gọi là manh tràng, cũng dài và rất lớn. Đoạn này là một ống dài khoảng 1m, thẳng và to với đường kính 15- 25cm. Quá trình tiêu hóa sinh học chủ yếu diễn ra ở manh tràng.
- 34 C. Ngựa có dạ dày kép. Ruột ngựa rất dài, đặc biệt đoạn nối ruột non với dạ dày, gọi là manh tràng, cũng dài và rất lớn. Đoạn này là một ống dài tới một mét, thẳng và to với đường kính 15- 25cm. Quá trình tiêu hóa sinh học chủ yếu diễn ra ở dạ dày. D. Ngựa có dạ dày kép. Ruột ngựa rất dài, đặc biệt đoạn nối ruột non với dạ dày, gọi là manh tràng, cũng dài và rất lớn. Đoạn này là một ống dài tới một mét, thẳng và to với đường kính 15- 25cm. Quá trình tiêu hóa sinh học chủ yếu diễn ra ở manh tràng. Câu 30 (VD): Vì sao nói “lôi thôi như cá trôi lòi ruột”? I. Vì cá trôi chỉ có khoang bụng và tiêu hóa nội bào, các tua bụng nhìn như các phần ruột. II. Cá trôi là loài cá ăn động vật nên ruột dài thích nghi với việc tiêu hóa thức ăn. III. Cá trôi là loài cá ăn thực vật nên ruột dài thích nghi với việc tiêu hóa thức ăn. IV. Cá trôi là loài cá ăn cả thực vật và động vật nên ruột dài thích nghi với việc tiêu hóa thức ăn. Có bao nhiêu phát biểu trên đây đúng? A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 31 (VD): Khi nói về hô hấp ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Những người thường xuyên tập luyện thể lực, các cơ hô hấp phát triển hơn, sức co giãn tăng lên làm cho thể tích lồng ngực tăng giảm nhiều hơn, giúp họ khi lao động nặng ít thở gấp hơn. II. Khi ở trên cạn, mất đi lực đẩy của nước, các phiến mang và cung mang xẹp lại dính vào nhau làm giảm diện tích bề mặt trao đổi khí, làm cho những loài hô hấp bằng mang bị chết. III. Phổi của thú có nhiều phế nang hơn phổi của bò sát, lưỡng cư nên có diện tích bề mặt trao đổi khí lớn, nên phổi thú có hiệu quả trao đổi khí hiệu quả hơn. IV. Nếu động vật có phổi chìm vào trong nước, nước sẽ tràn vào các ống dẫn khí khiến các phế nang sẽ chứa đầy nước, không lưu thông được không khí, cơ thể thiếu oxygen và bị chết. A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. CHƯƠNG II . CẢM ỨNG Ở SINH VẬT BÀI 14. KHÁI QUÁT VỀ CẢM ỨNG Ở SINH VẬT Câu 1 (B): Sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật với những thay đổi của môi trường (trong và ngoài), đảm bảo cho sinh vật thích ứng với môi trường sống được gọi là A. trao đổi chất.B. sinh trưởng.C. phát triển.D. cảm ứng. Câu 2 (B): Cảm ứng ở thực vật diễn ra A. nhanh, khó nhận ra.B. chậm, dễ nhận ra.C. nhanh, dễ nhận ra.D. chậm, khó nhận ra. Câu 3 (B): Cảm ứng ở động vật diễn ra A. nhanh, khó nhận ra.B. chậm, dễ nhận ra.C. nhanh, dễ nhận ra.D. chậm, khó nhận ra. Câu 4 (H): Ví dụ nào sau đây là hiện tượng cảm ứng ở thực vật? A. Cây xương rồng biến lá thành gai để giảm thoát hơi nước. B. Chạm tay vào cây trinh nữ (cây xấu hổ), lá sẽ cụp xuống. C. Cây hoa mộc bị gió thổi bay hoa.
- 35 D. Cây phong lan có thể sống trên thân cây cau. Câu 5 (H): Ví dụ nào sau đây là hiện tượng cảm ứng ở động vật? A. Buổi sáng con chó thức dậy. B. Khi chạm tay vào con giun đất nó sẽ co và xoắn mình lại. C. Buổi chiều tà con gà khó nhìn thấy vật xung quanh. D. Con mèo thích ngồi gần đống lửa vào mùa đông. Câu 6 (VD): Khi đặt một chậu cây trên cửa sổ, sau một thời gian thấy ngọn cây vươn ra phía ngoài cửa sổ. Đây là ví dụ mô tả quá trình A. quang hợp.B. hô hấp.C. thoát hơi nước.D. cảm ứng. Câu 7 (VD): Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng nào sau đây? A. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao. B. Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây. C. Thân cây uốn cong theo phía ngược lại với bờ ao. D. Thân cây mọc thẳng nhận ánh sáng phân tán đều. BÀI 15: CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT Câu 1 (B): Các hình thức cảm ứng ở thực vật bao gồm A. hướng động và ứng động. B. hướng động và ứng động sinh trưởng. C. hướng động và ứng động không sinh trưởng. D. ứng động không sinh trưởng và ứng động sinh trưởng. Câu 2 (B): Khi nói về cảm ứng ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Cảm ứng ở thực vật là sự tiếp nhận và trả lời của thực vật đối với các kích thích từ môi trường. B. Cảm ứng biểu hiện bằng sự vận động của cơ quan, bộ phận thực vật chỉ khi nhận kích thích từ một hướng xác định. C. Cảm ứng biểu hiện bằng sự vận động của cơ quan, bộ phận thực vật chỉ khi nhận kích thích không theo hướng xác định. D. Con người không thể quan sát được cảm ứng ở thực vật bằng mắt thường. Câu 3 (B): Hướng động là A. hình thức phản ứng của cây đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định. B. hình thức phản ứng của cây đối với tác nhân kích thích không định hướng. C. hình thức phản ứng của cây đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định hoặc không định hướng. D. hình thức phản ứng của cây đối với mọi tác nhân kích thích. Câu 4 (B): Sự vận động định hướng của thực vật được chia thành A. 2 kiểu.B. 3 kiểu.C. 4 kiểu.D. 5 kiểu.
- 36 Câu 5 (B): Sự vận động cảm ứng của thực vật được chia thành A. 2 kiểu.B. 3 kiểu.C. 4 kiểu.D. 5 kiểu. Câu 6 (B): Các kiểu hướng động dương của rễ cây là A. hướng đất, hướng nước, hướng sáng. B. hướng đất, hướng sáng, hướng hóa. C. hướng đất, hướng nước, hướng hóa. D. hướng sáng, hướng nước, hướng hóa. Câu 7 (B): Hiện tượng nào sau đây thuộc kiểu ứng động không sinh trưởng? A. Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi va chạm. B. Vận động quấn vòng của tua cuốn ở cây bầu, bí. C. Vận động nở hoa khi cảm ứng với ánh sáng ở cây bồ công anh. D. Vận động ngủ, thức của chồi cây theo mùa ở cây bàng, cây phượng. Câu 8 (B): Loại hướng động nào sau đây là hướng động âm? A. Hướng sáng của ngọn cây.B. Hướng sáng của rễ. C. Hướng trọng lực của rễ.D. Hướng nước của rễ. Câu 9 (B): Sự vận động định hướng của cây phụ thuộc vào A. hướng của tác nhân kích thích.B. hướng vận động của cơ quan. C. tuổi cây.D. thời kì sinh trưởng của cây. Câu 10 (H): Ở thực vật, cơ quan có nhiều kiểu hướng động là A. hoa.B. thân.C. lá.D. rễ. Câu 11 (H): Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối thuộc kiểu A. ứng động không sinh trưởng dưới tác động của nhiệt độ. B. ứng động không sinh trưởng dưới tác động của ánh sáng. C. ứng động sinh trưởng dưới tác động của nhiệt độ. D. ứng động sinh trưởng dưới tác động của ánh sáng. Câu 12 (H): Trường hợp nào sau đây là ứng động không sinh trưởng? A. Vận động bắt mồi của cây gọng vó. B. Vận động hướng đất của rễ cây đậu. C. Vận động hướng ánh sáng của của ngọn cây dừa. D. Vận động nở hoa khi cảm ứng với ánh sáng ở cây bồ công anh. Câu 13 (H): Phát biểu nào sau đây sai khi nói về vận động định hướng ở thực vật? A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương. B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương.
- 37 C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm. D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương. Câu 14 (H): Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là thường diễn ra A. nhanh, dễ nhận thấy. B. chậm, khó nhận thấy. C. nhanh, khó nhận thấy. D. chậm, dễ nhận thấy. Câu 15 (H): Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của A. hướng sáng.B. hướng trọng lực âm. C. hướng tiếp xúc.D. hướng trọng lực dương. Câu 16 (H): Nguyên nhân của hiện tượng ngọn cây khi mọc vươn về phía có ánh sáng là do A. auxin phân bố tập trung ở đỉnh chồi. B. auxin phân bố đồng đều ở hai phía sáng và tối của cây. C. auxin phân bố nhiều hơn về phía sáng của cây. D. auxin phân bố nhiều hơn về phía tối của cây. Câu 17 (VD): Khi nói về hướng động của thực vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Rễ cây có tính hướng nước dương. II. Rễ cây có tính hướng hóa dương đối với mọi hóa chất trong môi trường đất. III. Tế bào rễ cây có độ nhạy cảm đối với auxin cao hơn so với tế bào thân cây. IV. Với hàm lượng auxin cao sẽ kích thích sự dãn dài của tế bào rễ trong khi ức chế sự sinh trưởng của tế bào thân. A. 2.B. 3. C. 4.D. 1. Câu 18 (VD): Khi đặt một cây non nằm ngang. Sau một thời gian, rễ cây cong xuống còn ngọn cây vươn lên. Hiện tượng này do A. mặt trên và mặt dưới có lượng auxin ngang nhau ở rễ. B. mặt trên có hàm lượng auxin cao hơn mặt dưới ở rễ. C. mặt trên có hàm lượng auxin thấp hơn mặt dưới ở rễ. D. tế bào thân và tế bào rễ nhạy cảm như nhau với auxin. Câu 19 (VD): Khi nói về ứng dụng của hướng động vào trồng trọt. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Làm đất tơi xốp, bón phân, tưới nước đều quanh gốc. II. Gieo trồng với mật độ caokhi cây còn non và tỉa thưa khi cây đã lớn. III. Làm giàn đối với cây thân leo. IV. Kéo dài thời gian ngủ của hạt bằng cách giảm nhiệt độ, độ ẩm. A. 1.B. 2.C. 3. D. 4.
- 38 Câu 20 (VD): Trong quá trình làm rau mầm, người ta thường che tối 2 – 3 ngày đầu khi hạt mới nảy mầm, việc làm này có ý nghĩa A. kích thích thân mầm phát triển nhanh hơn.B. kích thích rễ mầm phát triển nhanh hơn. C. tế bào thân mầm già hoá nhanh hơn.D. tạo màu xanh cho cây mầm. Câu 21 (VD): Nối các biện pháp canh tác và tác dụng của chúng cho phù hợp. Biện pháp canh tác Tác dụng 1. Làm đất tơi xốp, thoáng khí, bón phân tưới nước a. Tăng chiều cao cây. đều quanh gốc. 2. Hạn chế chiếu sáng trong thời gian đầu khi hạt nảy b. Kéo dài thời gian ngủ của hạt. mầm, tỉa thưa khi cây đã lớn. 3. Làm giàn, mở rộng giàn cho một số loại cây trồng. c. Tăng kích thước bộ rễ. 4. Bảo quản hạt trong kho lạnh, phơi khô hạt giống. d. Thúc đẩy cây thân leo sinh trưởng. 5. Bố trí vùng trồng hợp lí, đảm bảo các yêu cầu về e. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá nhiệt độ ánh sáng. trình ra hoa, nở hoa A. 1 – c, 2 – a, 3 – d, 4 – b, 5 – e.B. 1 – c, 2 – a, 3 – e, 4 – b, 5 – d. C. 1 – a, 2 – c, 3 – e, 4 – b, 5 – d. D. 1 – a, 2 – c, 3 – b, 4 – d, 5 – e. Câu 22 (VD): Khi nói về các kiểu ứng động sinh trưởng ở thực vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đỉnh sinh trưởng của cành và thân luôn hướng về phía có ánh sáng. II. Hiện tượng cụp lá của cây hoa trinh nữ khi bị va chạm. III. Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu. IV.Vận động ngủ, thức của chồi cây theo mùa. A. 1.B. 2. C. 3.D. 4. Câu 23 (VDC): Khi nói về tính cảm ứng ở thực vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cảm ứng đảm bảo cho thực vật có thể thích ứng tốt hơn với sự biến đổi của môi trường. II. Cơ chế của các kiểu vận động định hướng ở thực vật do sự thay đổi hàm lượng auxin ở hai phía đối diện nhau của cơ quan bị kích thích. III. Cơ chế của các kiểu vận động cảm ứng ở thực vật xảy ra do sự thay đổi sức trương nước trong tế bào hoặc sự thay đổi hàm lượng hormone. IV. Hiểu biết về cảm ứng ở thực vật giúp con người có thể nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng nông phẩm thông qua điều chỉnh các biện pháp canh tác. A. 1.B. 2. D. 3.D. 4. BÀI 16. THỰC HÀNH CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT Câu 1 (B): Để quan sát các phản ứng hướng động của thực vật, người ta thường bố trí các thí nghiệm với A. hạt khô và điều chỉnh tác nhân ngoại cảnh.
- 39 B. hạt khô và không điều chỉnh tác nhân ngoại cảnh. C. hạt nảy mầm và điều chỉnh tác nhân ngoại cảnh. D. hạt nảy mầm và không điều chỉnh tác nhân ngoại cảnh. Câu 2 (H): Cho các bước sau: (1) Gieo hạt đậu vào 2 cốc cát ẩm, tưới nước để hạt nảy mầm. (2) Đặt một cốc hạt trong điều kiện chiếu sáng đầy đủ, cốc còn lại đặt cạnh cửa sổ. (3) Quan sát hình thái cây đậu sau 5 - 7 ngày. Thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng ở cây có thứ tự các bước là A. 1 → 2 → 3. B. 2 → 1 → 3.C. 3 → 2 → 1.D. 2 → 3 → 1. Câu 3 (VD): Khi nói về cảm ứng ở thực vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? I. Có thể dựa vào tính hướng sáng của thực vật để tạo dáng cho cây cảnh. II. Có thể dùng phân bón để điều chỉnh sự phát triển của rễ cây. III. Trong thí nghiệm về tính hướng hoá, chỉ có thể dùng phân bón mới quan sát được phản ứng hướng hoá của rễ cây. IV. Chỉ có làm thí nghiệm mới quan sát được các hình thức cảm ứng của thực vật. A. 2.B. 3. C. 4.D. 1. BÀI 17: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT Câu 1 (B): Các loài động vật chưa có tổ chức thần kinh, cảm ứng có đặc điểm A. rất chậm, tiêu tốn năng lượng.B. rất nhanh, tiêu tốn nhiều năng lượng. C. rất nhanh, không tiêu tốn năng lượng.D. rất chậm, không tiêu tốn năng lượng. Câu 2 (B): Ngành động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới? A. Ruột khoang.B. Giun tròn.C. Giun dẹp.D. Chân khớp. Câu 3 (B): Những ngành động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? A. Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn.B. Ruột khoang, Giun dẹp, Chân khớp. C. Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp.D. Giun dẹp, Giun tròn, Dây sống. Câu 4 (B): Cấu tạo hệ thần kinh ống bao gồm A. thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. B. não bộ và tuỷ sống. C. hạch thần kinh và dây thần kinh. D. não bộ và dây thần kinh. Câu 5 (B): Khi bị kích thích, động vật có hệ thần kinh lưới phản ứng A. toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng.B. định khu, tiêu tốn nhiều năng lượng. C. toàn thân, không tiêu tốn năng lượng.D. định khu, không tiêu tốn năng lượng. Câu 6 (B): Đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh là A. neuron.B. synapse.C. myelin.D. Ranvier.
- 40 Câu 7 (B): Diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào khác được gọi là A. neuron.B. synapse.C. myelin.D. Ranvier. Câu 8 (B): Điện thế nghỉ là A. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào, khi tế bào bị kích thích. B. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi không bị kích thích, phía trong màng tích điện âm, phía ngoài màng tích điện dương. C. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi không bị kích thích, phía trong màng tích điện dương, phía ngoài màng tích điện âm. D. Sự cân bằng điện thế giữa hai bên màng tế bào, khi tế bào không bị kích thích. Câu 9 (B): Khi bị kích thích, điện thế nghỉ biến thành điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn theo thứ tự là A. Mất phân cực → Đảo cực → Tái phân cực. B. Đảo cực → Tái phân cực → Mất phân cực. C. Mất phân cực → Tái phân cực → Đảo cực. D. Đảo cực → Mất phân cực → Tái phân cực. Câu 10 (B): Đặc điểm của phản xạ có điều kiện là A. bẩm sinh, di truyền.B. được hình thành trong đời sống cá thể, không di truyền. C. rất bền vững.D. số lượng có giới hạn. Câu 11 (B): Quá trình cảm nhận ánh sáng có thể tóm tắt theo sơ đồ nào sau đây? A. Mắt → Dây thần kinh thị giác →Vùng thị giác trên vỏ não. B. Dây thần kinh thị giác →Vùng thị giác trên vỏ não→ Mắt. C. Vùng thị giác trên vỏ não→ Mắt→ Dây thần kinh thị giác. D. Mắt→ Vùng thị giác trên vỏ não→ Dây thần kinh thị giác. Câu 12 (H): Khi nói về đặc điểm cảm ứng ở thực vật so với cảm ứng của động vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Phản ứng thường diễn ra nhanh, dễ nhận thấy. II. Phản ứng đa dạng với kích thích. III. Không dựa trên nguyên tắc phản xạ. IV. Hầu hết có hệ thần kinh tham gia. A. 2.B. 3. C. 4.D. 1. Câu 13 (H): Đặc điểm không đúng của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là A. số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới. B. khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên. C. phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới. D. phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới. Câu 14 (H): Cho các bộ phận tham gia cung phản xạ: (1) Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể cảm giác).
- 41 (2) Bộ phận trung ương (não bộ và tuỷ sống). (3) Đường dẫn truyền li tâm (dây thần kinh vận động). (4) Bộ phận đáp ứng (cơ hay tuyến). (5) Đường dẫn truyền hướng tâm (dây thần kinh cảm giác). Cung phản xạ diễn ra theo trật tự là A. 1 → 2 → 3 → 4 → 5.B. 1 → 3 → 2 → 4 → 5. C. 1 → 5 → 2 → 3 → 4.D. 1 → 4 → 3 → 5 → 2. Câu 15 (H): Khi nói về tổ chức thần kinh ở các nhóm động vật, phát biểu nào sau đây là sai? A. Các loài thân lỗ, bọt biển chưa có tổ chức thần kinh. B. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gặp ở ngành Giun dẹp, Giun tròn và Chân khớp. C. Các loài thuộc lớp Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú có hệ thần kinh dạng ống. D. Các loài thuộc ngành Ruột khoang có hệ thần kinh dạng lưới hoặc dạng chuỗi hạch. Câu 16 (H): Cho các thành phần cấu trúc của synapse hoá học như sau: (1) Chùy synapse. (2) Khe synapse. (3) Màng trước synapse. (4) Màng sau synapse. Qua trình truyền tin qua xynapse diễn ra theo trật tự là A. 1 → 2 → 3 → 4.B. 1 → 3 → 2 → 4. C. 1 → 4 → 3 → 2.D. 1 → 3 → 4 → 2. Câu 17 (H): Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao myelin so với sợi thần kinh không có bao myelin là A. tốc độ lan truyền chậm và tốn ít năng lượng. B. tốc độ lan truyền chậm và tốn nhiều năng lượng. C. tốc độ lan truyền nhanh và tốn ít năng lượng. D. tốc độ lan truyền nhanh và tốn nhiều năng lượng. Câu 18 (H): Khi nói về thụ thể cảm giác, phát biểu nào sau đây sai? A. Thụ thể cảm giác là các neuron hoặc tế bào biểu mô chuyên hoá. B. Một số thụ thể cảm giác tập trung với các loại tế bào khác tạo nên cơ quan cảm giác. C. Thụ thể cảm giác bao gồm: thụ thể cơ học, thụ thể hoá học, thụ thể đau, thụ thể nhiệt, thụ thể điện từ. D. Ở động vật, các cơ quan như mắt, tai, mũi, lưỡi là các thụ thể cảm giác. Câu 19 (VD): Khi nói về các cơ quan cảm giác ở động vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Thị giác khởi đầu bằng cơ quan cảm giác là mắt tiếp nhận ánh sáng và truyền tín hiệu đến vùng thị giác ở vỏ não. II. Tai có chức năng là tiếp nhận âm thanh và tham gia giữ thăng bằng cho cơ thể. III. Vị giác giúp động vật lựa chọn thức ăn cũng như làm tăng hoạt động tiêu hoá. IV. Hoạt động của các cơ quan cảm giác được điều khiển bởi các vùng riêng biệt trên vỏ não. A. 1.B. 2. C. 3.D. 4.
- 42 Câu 20 (VD): Khi nói về phản xạ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh. II. Phản xạ thực hiện qua cung phản xạ, bất kì một bộ phận nào của cung phản xạ bị tổn thương, phản xạ sẽ không thực hiện được. III. Phản xạ ở động vật không xương sống hầu hết là các phản xạ không điều kiện. IV. Phản xạ có điều kiện được hình thành nhờ sự thay đổi liên hệ giữa các neuron khi chúng tăng cường hoạt động do bị kích thích nhiều lần. A. 1.B. 2. C. 3.D. 4. Câu 21 (VD): Khi nói về phản xạ có điều kiện. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Dừng xe trước vạch kẻ khi thấy đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ. II. Người run lập cập khi mặc không đủ ấm trong thời tiết lạnh giá. III. Thở nhanh khi không khí trong phòng không đủ O2. IV. Tìm cách tránh xa khi gặp chó dại trên đường. A. 1.B. 2. C. 3.D. 4. Câu 22 (VD): Khi nói về cơ chế cảm giác ở người. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai bị tổn thương thì thính lực sẽ giảm. II. Ánh sáng từ vật truyền tới mắt, đi qua giác mạc, thuỷ tinh thể và được hội tụ ở võng mạc. III. Tai biến mạch máu não có thể dẫn đến liệt một phần cơ thể hoặc toàn thân. IV. Các chất như heroin, cocaine, kích thích mạnh lên hệ thần kinh gây cảm giác dễ chịu, sảng khoái, nên được sử dụng làm thuốc giảm đau phổ biến. A. 1.B. 2. C. 3.D. 4. Câu 23 (VD): Bảng sau mô tả nguyên nhân một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh: Tên bệnh Nguyên nhân 1. Alzheimer a. Do sự thoái hoá các neuron gây mất kiểm soát khả năng vận động. b. Các neuron của vỏ não suy yếu và chết do tích luỹ các protein gây 2. Parkinson cản trở quá trình truyền thông tin trong não. c. Bị tổn thương các đường truyền cảm giác, hư hỏng các thụ thể ở cơ 3. Trầm cảm quan thụ cảm. d. Hoạt động của hệ thần kinh bị rối loạn, khi não bộ bị chấn thương, 4. Rối loạn cảm giác căng thẳng quá mức, sốc tâm lí, Kết nối phù hợp giữa bệnh và nguyên nhân gây bệnh: A. 1 – b, 2 – a, 3 – d, 4 – c.B. 1 – b, 2 – a, 3 – c, 4 – d. C. 1 – a, 2 – b, 3 – d, 4 – c.D. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d. Câu 24 (VD): Khi nói về các biện pháp góp phần bảo vệ sức khoẻ hệ thần kinh. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày hợp lí (ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc).
- 43 II. Có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lí, tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. III. Cần có chế độ ăn uống hợp lí, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, IV. Thường xuyên sử dụng chất kích thích, chất ức chế hoạt động thần kinh, chất giảm đau, khi bị căng thẳng. A. 1.B. 2. C. 3.D. 4. BÀI 18. TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT Câu 1 (B): Khi nói về tập tính ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Những hành động của động vật trả lời lại các kích thích từ môi trường trong, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. B. Những hành động của động vật trả lời lại các kích thích từ môi trường trong và ngoài, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. C. Những hành động của động vật trả lời lại các kích thích từ môi trường ngoài, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. D. Những hành động của động vật trả lời lại các kích thích, đảm bảo cho động vật tồn tại. Câu 2 (B): Khi nói về vai trò tập tính của động vật, phát biểu nào sau đây là sai? A. Đảm bảo cho sự thành công sinh sản.B. Là một cơ chế để cân bằng nội môi. C. Tăng khả năng sinh tồn. D. Tăng hoặc giảm khả năng sinh tồn. Câu 3 (B): Khi nói về tập tính bẩm sinh, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tập tính sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. B. Tập tính sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, không đặc trưng cho loài. C. Tập tính sinh ra đã có, không di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. D. Tập tính sinh ra đã có, không di truyền từ bố mẹ, không đặc trưng cho loài. Câu 4 (B): Khi nói về tập tính học được, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tập tính được hình thành do học hỏi từ bố mẹ, di truyền được. B. Tập tính được hình thành do học hỏi từ bố mẹ, không di truyền được. C. Tập tính hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, không di truyền được. D. Tập tính hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, di truyền được. Câu 5 (B): Tập tính ở động vật được có thể được chia thành A. tập tính bẩm sinh, tập tính hỗn hợp. B. tập tính học được, tập tính hỗn hợp. C. tập tính tự nhiên, tập tính nhân tạo và tập tính hỗn hợp. D. tập tính bẩm sinh, tập tính học được và tập tính hỗn hợp. Câu 6 (B): Tập tính nào sau đây có vai trò quan trọng hàng đầu với sự sinh tồn của động vật? A. Tập tính di cư.B. Tập tính xã hội.
- 44 C. Tập tính kiếm ăn.D. Tập tính bảo vệ lãnh thổ. Câu 7 (B): Tập tính nào sau đây phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao? A. Tập tính xã hội.B. Tập tính sinh sản. C. Tập tính di cư.D. Tập tính bảo vệ lãnh thổ. Câu 8 (B): Khi nói về pheromone ở động vật, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Chất hóa học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống, gây đáp ứng giống nhau giữa các cá thể khác loài. B. Chất hóa học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống, gây đáp ứng giống nhau giữa các cá thể cùng loài. C. Chất hóa học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống, gây đáp ứng khác nhau giữa các cá thể khác loài. D. Chất hóa học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống, gây đáp ứng khác nhau giữa các cá thể cùng loài. Câu 9 (B): Khi nói về các hình thức học tập ở động vật. Hình thức học tập nào sau đây là đơn giản nhất? A. In vết.B. Quen nhờn.C. Học liên kết.D. Học xã hội. Câu 10 (B): Hình thức học tập nào sau đây là động vật học bằng cách quan sát và bắt chước hành vi của động vật khác? A. In vết.B. Quen nhờn.C. Học liên kết.D. Học xã hội. Câu 11 (H): Cơ sở giải thích tại sao học tập có thể đưa đến hình thành tập tính mới và khi cần thiết có thể thay đổi tập tính đáp ứng với những thay đổi của môi trường sống? A. Sự hình thành mối liên hệ thần kinh mới giữa các neuron. B. Sự hình thành gene mới. C. Do tiết ra nhiều hormone mới. D. Do có sự phối hợp giữa các cá thể trong loài. Câu 12 (H): Khi nói về tập tính ở động vật. Theo lí thuyết, tập tính nào sau đây không phản ánh mối quan hệ cùng loài? A. Tập tính sinh sản.B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ. C. Tập tính kiếm ăn.D. Tập tính di cư. Câu 13 (H): Động vật sống trên cạn khi di cư định hướng nhờ A. vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình. B. từ trường trái đất. C. thành phần hóa học của nước.D. hướng dòng nước chảy. Câu 14 (H): Chim bồ câu khi di cư định hướng nhờ A. vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình. B. từ trường trái đất. C. thành phần hóa học của nước.D. hướng dòng nước chảy. Câu 15 (H): Cá khi di cư định hướng nhờ A. vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình. B. từ trường trái đất.
- 45 C. thành phần hóa học của nước. D. thành phần hóa học của nước và hướng dòng nước chảy. Câu 16 (H): Khi nói về các hình thức học tập ở động vật. In vết khác với các kiểu học tập khác ở điểm nào sau đây? A. gồm nhiều giai đoạn trung gian.B. có giai đoạn then chốt. C. chỉ hoàn thiện khi đã trưởng thành.D. giai đoạn phát triển cần nhiều thời hơn. Câu 17 (H): Ở động vật có hệ thần kinh. Tùy theo sự tiến hóa của tổ chức thần kinh có các dạng sau: I. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch; II. Hệ thần kinh dạng ống; III. Hệ thần kinh dạng lưới. Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là A. III → I → II.B. II → I → III.C. III → II → I.D. I→ II → III. Câu 18 (VD): Động vật không xương sống có ít tập tính học được. Theo lí thuyết, có bao nhiêu giải thích sau đây đúng? I. Động không xương sống có tuổi thọ ngắn. II. Động vật không xương sống có hệ thần kinh kém phát triển. III. Động vật không xương sống sống trong môi trường đơn giản. IV. Động vật không xương sống không thể hình thành mối liên hệ giữa các neuron. A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 19 (VD): Cho một số tập tính ở động vật như sau: I. Tò vò đào hố trên mặt đất để làm tổ sinh sản. II. Khi tham gia giao thông, khi thấy đèn tín hiệu bật xanh thì người điều khiển xe được đi. III. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. IV. Ve kêu vào mùa hè. Số lượng tập tính bẩm sinh là A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 20 (VD): Khi nói về nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư ở động vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nguồn thức ăn khan hiếm. II. Hoạt động sinh sản. III. Hướng nước chảy. IV. Thời tiết khắc nghiệt. A.1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 21 (VD): Con quạ thông minh - Truyện ngụ ngôn của tác giả Jean de La Fontaine, qụa biết cách cho các hòn sỏi vào bình miệng nhỏ để nước trong bình dâng lên và nó có thể uống. Câu chuyện trên thể hiện hình thức học tập gì ở động vật? A. In vết.B. Học xã hội. C. Nhận thức và giải quyết vấn đề.D. Học liên kết. Câu 22 (VD): Khi nói về cảm ứng ở sinh vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cảm ứng ở thực vật là các vận động diễn ra chậm hơn nhiều so với động vật
- 46 II. Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn so với thực vật nhờ có sự điều khiển của hệ thần kinh. III. Về thực chất, cảm ứng xảy ra ở động vật và thực vật như nhau, vì đều do các hormone điều khiển IV. Cảm ứng ở động vật và thực vật đều giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 23 (VD): Khi nói về ứng dụng những hiểu biết tập tính của động vật vào đời sống. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Chọn lọc, thuần dưỡng động vật hoang dã thành những vật nuôi nhưng vẫn giữ được tập tính có lợi của loài ban đầu. II. Sử dụng pheromone nhân tạo làm chất dẫn dụ giới tính để bắt côn trùng gây hại cây ăn quả. III. Tăng hiệu quả học tập ở người bằng đa dạng hóa các phương pháp học tập để phù hợp với lứa tuổi, cá thể và nội dung học tập. IV. Tiêu diệt thiên địch gây hại cây trồng. A.1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 24 (VD): Cho các phản xạ sau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phản xạ không điều kiện? I. Gà con nghe tiếng gọi “chích chích” thì chạy tới gà mẹ. II. Bạn An nhìn thấy quả me trong nhà bếp thì tiết nước bọt. III. Gà con nhìn thấy diều hâu bay trên trời thì chạy và nấp vào cánh gà mẹ. IV. Bạn Hoa hít phải bụi trong nhà máy sản xuất thì “hắt xì hơi”. A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. BÀI 19. KHÁI QUÁT VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT Câu 1 (B): Sinh trưởng ở sinh vật là A. quá trình tăng kích thước và tuổi của cơ thể. B. quá trình tăng kích thước và khối lượng cơ thể. C. quá trình tăng khối lượng và tuổi của cơ thể. D. Quá trình tăng thể tích và khối lượng của cơ thể. Câu 2 (B): Phát triển ở sinh vật là A. toàn bộ những biến đổi diễn ra bên ngoài của cá thể, bao gồm thay đổi kích thước và cân nặng. B. toàn bộ những biến đổi diễn ra bên ngoài cơ thể của cá thể, bao gồm thay đổi về số lượng tế bào, cấu trúc, hình thái và trạng thái sinh lý. C. toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể, bao gồm thay đổi chiều cao, cân nặng và tuổi thọ. D. toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể, bao gồm thay đổi về số lượng tế bào, cấu trúc, hình thái và trạng thái sinh lý.
- 47 Câu 3 (B): Vòng đời của sinh vật là A. khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành, sinh sản tạo cá thể mới, già đi rồi chết. B. khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành. C. khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành, sinh sản tạo cá thể mới. D. khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, sinh trưởng và phát triển thành cơ thể trưởng thành. Câu 4 (B): Khi nói về tuổi thọ của sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Thời gian sinh trưởng của sinh vật.B. Thời gian sinh con của sinh vật. C. Thời gian tuổi già của sinh vật.D. Thời gian sống của một sinh vật. Câu 4 (B): Tuổi thọ của một loài sinh vật là A. thời gian sống của các cá thể trong loài. B. thời gian sống thức tế của các cá thể trong loài. C. thời gian sống trung bình của các cá thể trong loài. D. thời gian sống trung bình của các cá thể trong môi trường. Câu 6 (H): Tuổi thọ của các loài sinh vật khác nhau thì do yếu tố nào quy định? A. Lối sống.B. Thức ăn.C. Môi trường sống.D. Kiểu gene. Câu 7 (H): Hình dạng chim bồ câu không giống với hình dạng các loài khác là do A. quá trình phân hóa tế bào.B. quá trình phát sinh hình thái. C. quá trình thay đổi cấu trúc tế bào.D. quá trình phát sinh chức năng của cơ thể. Câu 8 (VD): Khi nói về sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cây ra lá là sự phát triển của thực vật. II. Con gà tăng khối lượng từ 1,3 kg đến 3,1 kg là sự sinh trưởng của động vật. III. Phát triển là cơ sở cho sinh trưởng, sinh trưởng làm thay đổi và thúc đẩy phát triển. IV. Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, không tách rời nhau và đan xen với nhau. A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 9 (VD): Khi nói về dấu hiệu biểu hiện sự sinh trưởng của động vật. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Con bò tăng khối lượng cơ thể từ 60 kg đến 120 kg. II. Con gà trống mọc mào và cựa. III. Con gà mái đẻ trứng. IV. Con trăn tăng chiều dài cơ thể thêm 22 cm. A. 1.B. 2.C. 3.D. 4.
- 48 BÀI 20: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT Câu 1 (B): Khi nói về đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quá trình sinh trưởng và phát triển từ giai đoạn ra hoa cho đến khi cây già và chết. B. Sinh trưởng và phát triển xảy ra tại một số vị trí, cơ quan trên cơ thể thực vật như ngọn thân, đỉnh cành, chóp rễ nơi có các mô phân sinh. C. Sinh trưởng và phát triển xảy ra tại tất cả cơ quan trên cơ thể thực vật làm tăng chiều cao, đường kính thân. D. Sinh trưởng không giới hạn được biểu hiện bằng sự xuất hiện và thay mới của các cơ quan như cành, lá, rễ, hoa, quả trong suốt chu kì sống của cây. Câu 2 (B): Hình bên dưới chỉ sự nảy mầm của hạt rau diếp (Lactuca sativa L.). Điều kiện nảy mầm của hạt rau diếp là A. ngoài sáng và trong điều kiện được chiếu ánh sáng đỏ. B. ngoài sáng và trong điều kiện được chiếu ánh sáng xanh tím. C. trong tối và trong điều kiện được chiếu ánh sáng đỏ. D. trong tối và trong điều kiện được chiếu ánh sáng xanh tím. Câu 3 (B): Mỗi loài thực vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ tối ưu của cây ôn đới là A. 15 – 20oC. B. 20 – 30oC. C. 25 – 35oC. D. 0 – 15oC. Câu 4 (B): Mô phân sinh ở thực vật là A. nhóm các tế bào chưa phân hóa, nhưng khả năng nguyên phân rất hạn chế. B. nhóm các tế bào chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới trong suốt đời sống của thực vật. C. nhóm các tế bào chưa phân hóa, mất dần khả năng nguyên phân. D. nhóm các tế bào phân hóa, chuyên hóa về chức năng. Câu 5 (B): Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm? A. Mô phân sinh bên. B. Mô phân sinh đỉnh cây. C. Mô phân sinh lóng. D. Mô phân sinh đỉnh rễ. Câu 6 (B): Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là A. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
- 49 B. mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm. C. mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm. D. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm. Câu 7 (B): Khi nói về sinh trưởng thứ cấp, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Sinh trưởng thứ cấp là sự gia tăng về chiều dài của cơ thể thực vật. B. Sinh trưởng thứ cấp là do hoạt động của mô phân sinh bên. C. Sinh trưởng thứ cấp có ở tất cả các loài thực vật. D. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở thực vật một lá mầm. Câu 8 (B): Ở cây hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự là: A. Mô phân sinh đỉnh ngọn → Mô phân sinh bên → Mô phân sinh đỉnh rễ. B. Mô phân sinh đỉnh ngọn → Mô phân sinh đỉnh rễ → Mô phân sinh bên. C. Mô phân sinh đỉnh rễ → Mô phân sinh bên → Mô phân sinh bên. D. Mô phân sinh bên → Mô phân sinh đỉnh ngọn → Mô phân sinh đỉnh rễ. Câu 9 (B): Ở cây một lá mầm, mô phân sinh gồm có A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên. B. mô phân sinh lóng và mô phân sinh bên. C. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng. D. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh rễ. Câu 10 (B): Ở cây hai lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của A. mô phân sinh cành. B. mô phân sinh bên. C. mô phân sinh lóng. D. mô phân sinh đỉnh. Câu 11 (B): Các hormone kích thích sinh trưởng bao gồm A. auxin, gibberellin, cytokinin. B. auxin, abscisic acid, cytokinin. C. auxin, ethylene, abscisic acid. D. auxin, gibberellin, ethylene. Câu 12 (H): Loại mô phân sinh không có ở cây lúa là A. mô phân sinh đỉnh rễ. B. mô phân sinh lóng. C. mô phân sinh bên. D. mô phân sinh đỉnh thân. Câu 13 (H): Trong kĩ thuật nhân giống in vitro, loại mô nào thường được sử dụng làm vật liệu nuôi cấy tạo cây hoàn chỉnh, giúp nhân nhanh các giống cây trồng trong thời gian ngắn? A. Mô phân sinh bên. B. Mô phân sinh lóng. C. Mô phân sinh đỉnh rễ. D. Mô phân sinh đỉnh. Câu 14 (H): Hình bên dưới là mặt cắt ngang thân cây gỗ thể hiện cấu tạo của thân. Sự gia tăng đường kính thân là kết quả của sự tạo thành mạch gỗ thứ cấp ở phía trong và mạch rây thứ cấp nằm ở phía ngoài thân. Nguyên nhân là do sự phân chia của
- 50 A. mô phân sinh đỉnh ở ngọn. B. tầng sinh mạch. C. mô phân sinh đỉnh rễ. D. tầng sinh bần. Câu 15 (H): Hình bên dưới mô tả sự sinh trưởng sơ cấp ở thân và rễ. Để hạn chế chiều cao của cây, người làm vườn cần cắt tỉa bộ phận nào của cây? A. Ngọn cây. B. Lá cây. C. Thân cây. D. Rễ cây. Câu 16 (H): Loại auxin phổ biến nhất ở thực vật là A. NAA. B. 2,4 - D. C. IAA. D. IBA Câu 17 (H): Chất nào sau đây không phải là chất kích thích sinh trưởng? A. GA. B. Kinetin. C. IAA. D. AAB Câu 18 (H): Hormone được ứng dụng để kích thích ra rễ của cành giâm, cành chiết trong nhân giống vô tính là A. gibberellin. B. auxin. C. cytokinin. D. kinetin. Câu 19 (H): Trong đời sống, việc sản xuất giá đỗ và làm mạch nha đã ứng dụng giai đoạn nào trong chu kì sinh trưởng và phát triển của thực vật? A. Giai đoạn mọc lá, sinh trưởng mạch. B. Giai đoạn nảy mầm. C. Giai đoạn ra hoa. D. Giai đoạn tạo quả, chín. Câu 20 (H): Chất khoáng là thành phần cấu tạo tế bào và tham gia điều tiết các quá trình sinh lí trong cây. Hình bên cho thấy cây cà chua được trồng thí nghiệm có quả bị hỏng, nguyên nhân là do thiếu nguyên tố khoáng nào sau đây?
- 51 A. Magnesium (Mg). B. Potassium (K). C. Nitrogen (N). D. Calcium (Ca). Câu 21 (H): Một số hormone ngoại sinh được ứng dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp: A. Gibberellin, Auxin, Ethylene. B. Gibberellin, Abscisic acid, Ethylene. C. Gibberellin, Abscisic acid, Cytokinin. D. Gibberellin, Auxin, Cytokinin Câu 22 (H): Cho các nhân tố chi phối quá trình phát triển của thực vật có hoa: I. yếu tố di truyền II. hormone thực vật III. ánh sáng IV. nhiệt độ V. chất dinh dưỡng Các nhân tố bên trong là: A. I, II, V. B. I, II. C. I, II, IV. D. III, IV, V. Câu 23 (VD): Thời điểm ra hoa của thực vật 1 năm có phản ứng quang chu kì trung tính được dựa vào bao nhiêu nhân tố sau đây? I. Chiều cao của thân II. Số lượng lá trên thân III. Đường kính gốc IV. Tương quan độ dài ngày đêm A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 24 (VD): Trong đời sống, việc sản xuất giá để ăn, làm mạch nha đã ứng dụng giai đoạn nào trong chu kì sinh trưởng và phát triển của thực vật? A. Giai đoạn ra hoa. B. Giai đoạn mọc lá. C. Giai đoạn tạo quả. D. Giai đoạn nảy mầm. Câu 25 (VD): Cho các phát biểu sau: I. Auxin được tổng hợp ở các cơ quan đang sinh trưởng mạnh (chồi ngọn, lá non, phấn hoa, phôi hạt) sau đó được vận chuyển hướng gốc đến rễ theo mạch rây. II. Auxin được tổng hợp ở các cơ quan đang sinh trưởng mạnh (chồi ngọn, lá non, phấn hoa, phôi hạt) sau đó được vận chuyển hướng gốc đến rễ theo mạch gỗ. III. Ở cấp độ tế bào, auxin kích thích phân bào, dãn dài của tế bào, phối hợp với hormone khác kích thích quá trình biệt hóa tế bào. IV. Ở cấp độ cơ thể, auxin có tác dụng làm tăng kích thước quả, làm chậm quá trình chín, hạn chế rụng quả, làm liền vết thương. Có bao nhiêu phát biểu trên là đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 26 (VD): Khi nói về tương quan giữa các hormone thực vật. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tương quan chung là tương quan giữa hormone thuộc nhóm kích thích sinh trưởng với hormone thuộc nhóm ức chế sinh trưởng. B. Ở giai đoạn cây đang sinh trưởng, phát triển, hormone kích thích sinh trưởng được tổng hợp ít, khi cây chuyển sang giai đoạn sinh sản, già hóa thì hormone ức chế sinh trưởng giảm dần. C. Theo chu kì phát triển của cây, tác động của hormone kích thích có xu hướng giảm dần, trong khi tác động của hormone ức chế tăng dần. Điều này chỉ đúng đối với cây lâu năm, đối với cây 1 năm thì ngược lại. D. Khi xử lí các hormone ngoại sinh kích thích sinh trương lên cây trồng sử dụng làm thức ăn cho người và động vật với liều lượng càng nhiều càng tốt.
- 52 Câu 27 (VD): Cho biết mối tương quan của các loại hormone trong một số quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật trong bảng sau. Ghi chú: “-” không rõ tác động. Hormone thực vật Quá trình Auxin Gibberrellin Cytokinin Ethylene Abscisic acid Nảy mầm của hạt - Kích thích - - Ức chế Rụng lá Ức chế - - Kích thích Kích thích Già hóa của mô, Ức chế Ức chế Ức chế Kích thích Kích thích cơ quan Chín của quả Ức chế - - Kích thích - Phát triển của Ức chế - Kích thích - - chồi bên Ethylene và abscisic acid có cùng tác động nào sau đây? A. Kích thích quá trình rụng lá và chín của quả. B. Ức chế nảy mầm của hạt, kích thích quá trình già hóa của mô, cơ quan. C. Kích thích quá trình già hóa của mô, cơ quan và chín của quả. D. Kích thích quá trình rụng lá và già hóa của mô, cơ quan. Câu 28 (VD): Sự hoa hoa của nhiều loài thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là quang chu kì. Thực vật đêm dài (thực vật ngày ngắn) gồm các loài cây nào sau đây? A. Thanh long, cúc, mía, củ cải đường, lạc. B. Cà chua, cà tím, cà rốt, cúc và đậu tương. C. Dâu tây, cà tím, cà rốt, lạc và hành. D. Cúc, thược dược, cà tím, đậu tương và mía. Câu 29 (VD): Sự hoa hoa của nhiều loài thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là quang chu kì. Thực vật đêm ngắn (thực vật ngày dài) gồm các loài cây nào sau đây? A. Thanh long, dâu tây, cà rốt, củ cải đường và hành. B. Cà chua, cà tím, cà rốt, cúc và đậu tương. C. Dâu tây, cà tím, cà rốt, lạc và hướng dương. D. Cúc, thược dược, cà tím, đậu tương và mía. Câu 30 (VD): Cho các bộ phận của câu như sau: I. Đỉnh rễ II. Thân III. Chối nách IV. Chồi đỉnh V. Hoa VI. Lá Mô phân sinh đỉnh không có ở bộ phận nào của cây? A. I, II, III. B. II, III, IV. C. III, IV, V. D. II, V, VI. Câu 31 (VD): Cho các phát biểu sau: I. Ethylene là hormone thực vật duy nhất tồn tại ở dạng khí. II. Ethylene được vận chuyển bằng con đường khuếch tán trong phạm vi ngắn.
- 53 III. Ethylene được tổng hợp nhiều trong giai đoạn già hóa và quá trình chín của quả hoặc do tổn thương cơ học và hạn hán. IV. Vai trò của ethylene là thúc đẩy sự chín của quả, kích thích sự rụng lá, và sự ra hoa của một số loài thực vật như dứa, xoài, dưa chuột. V. Ethylene là hormone kích thích sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Những phát biểu đúng là: A. I, II, III, IV và V. B. I, II, III và IV. C. II, III, IV và V. D. I, III, IV và V. Câu 32 (VD): Cho biết mối tương quan của các loại hormone trong một số quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật trong bảng sau. Ghi chú: “-” không rõ tác động. Hormone thực vật Quá trình Auxin Gibberrellin Cytokinin Ethylene Abscisic acid Nảy mầm của hạt - Kích thích - - Ức chế Rụng lá Ức chế - - Kích thích Kích thích Già hóa của mô, Ức chế Ức chế Ức chế Kích thích Kích thích cơ quan Chín của quả Ức chế - - Kích thích - Phát triển của Ức chế - Kích thích - - chồi bên Ức chế sự già hóa của mô và cơ quan do tác động của các loại hormone nào sau đây? A. Auxin, gibberellin và cytokinin. B. Auxin, ethylene và abscisic acid. C. Gibberellin, cytokinin và abscisic acid. D. Cytokinin, ethylene và abscisic acid. BÀI 21: THỰC HÀNH - BẤM NGỌN, TỈA CÀNH, PHUN KÍCH THÍCH TỐ LÊN CÂY, TÍNH TUỔI CÂY Câu 1 (B): Khi cắt bỏ chồi đỉnh của cây thì hiện tượng nào sau đây không còn phù hợp? A. Hàm lượng auxin được tổng hợp giảm. B. Loại bỏ ưu thế đỉnh. C. Duy trì ưu thế đỉnh và ức chế sự phát triển của chồi bên. D. Kích thích sự phát triển của chồi bên. Câu 2 (B): Bước thứ 2 trong quá trình thực hành bấm ngọn là A. Đánh dấu vị trí bấm ngọn. B. Quan sát sự phân cành của cây. C. Tỉa bỏ cành cũ nhằm thúc đẩy chồi mới hình thành. D. Bấm hoặc cắt bỏ chồi ngọn.
- 54 Câu 3 (H): Cho các bước trong quy trình thực hành tỉa cành: I. Lựa chọn cây có cành cần cắt tỉa II. Vệ sinh vết cắt và quan sát kết quả thí nghiệm sau 2 – 4 tuần. III. Cắt cành tại vị trí cách phần tiếp giáp với thân chính nơi có đốt thân phát sinh cành khoảng 1,5 – 2 cm. Thứ tự đúng của các bước trong quy trình là A. I II III. B. III II I. C. I III II. D. II I III. Câu 4 (VD): Cho các bước đánh giá ảnh hưởng của hormone đến sinh trưởng và phát triển của thực vật: I. Pha dung dịch α– NAA ở 3 nồng độ 25 ppm, 75 ppm và 150 ppm. II. Tiến hành phun α– NAA vào 2 giai đoạn 25 ngày và 35 ngày sau trồng. III. Xác định các chỉ tiêu liên quan đến sinh trưởng và năng suất. IV. Lập bảng hoặc biểu đồ so sánh kết quả theo dõi các chỉ tiêu giữa 4 công thức. Thứ tự đúng của các bước là A. IV I II III. B. II III I IV. C. I III II IV. D. I II III IV. BÀI 22: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT Câu 1 (B): Quá trình phát triển của động vật đẻ trứng gồm giai đoạn A. phôi và sau khi sinh .B. phôi và hậu phôi. C. hậu phôi và sau khi sinh.D. phôi thai và sau khi sinh. Câu 2 (B): Quá trình phát triển của động vật đẻ con gồm giai đoạn A. phôi thai và hậu phôi.B. phôi và hậu phôi. C. hậu phôi và sau khi sinh.D. phôi thai và sau khi sinh. Câu 3 (B): Biến thái là A. sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra. B. sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra. C. sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra. D. sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra. Câu 4 (B): Sinh trưởng và phát triển ở động vật không qua biến thái có đặc điểm A. con non có cấu tạo khác con trưởng thành. B. con non lột xác hoàn thiện cơ thể giống con trưởng thành. C. con non có sự lột xác biến đổi thành con trưởng thành.
- 55 D. con non có cấu tạo giống con trưởng thành. Câu 5 (B): Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là A. trường hợp ấu trùng có hình thái và cấu tạo rất khác với con trưởng thành. B. trường hợp ấu trùng có hình thái giống với con trưởng thành, nhưng khác về cấu tạo. C. trường hợp ấu trùng có cấu tạo giống với con trưởng thành, nhưng khác về hình thái. D. trường hợp ấu trùng có hình thái và cấu tạo giống với con trưởng thành. Câu 6 (B): Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là A. trường hợp ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành con trưởng thành. B. trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua giai đoạn nhộng để biến đổi thành con trưởng thành. C. trường hợp ấu trùng có hình thái và cấu tạo rất khác với con trưởng thành. D. trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành con trưởng thành. Câu 7 (B): Loài nào sau đây sinh trưởng và phát triển không qua biến thái? A. Ếch đồng.B. Cào cào.C. Gà.D. Bướm. Câu 8 (B): Loài nào sau đây sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn? A. Ếch đồng.B. Cào cào.C. Tôm.D. Rắn. Câu 9 (B): Loài nào sau đây sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn? A. Ếch đồng.B. Cào cào. C. Cá.D. Bướm. Câu 10 (B): Hormone làm cơ thể bé gái thay đổi mạnh về thể chất và sinh lý ở thời kì dậy thì là A. testosterone.B. thyroxine.C. estrogen.D. GH. Câu 11 (B): Theo một số nghiên cứu của Việt Nam và thế giới. Độ tuổi trung bình bắt đầu dậy thì ở nữ là A. 10 tuổi.B. 11 tuổi.C. 12 tuổi.D. 13 tuổi. Câu 12 (B): Theo một số nghiên cứu của Việt Nam và thế giới. Độ tuổi trung bình bắt đầu dậy thì ở nam là A. 11 tuổi.B. 12 tuổi.C. 13 tuổi.D. 14 tuổi. Câu 13 (B): Trong quá trình phát triển ở động vật, trong giai đoạn phát triển phôi có các giai đoạn kế tiếp nhau là A. phân cắt trứng phôi vị phôi nang tạo cơ quan. B. phân cắt trứng phôi nang phôi vị tạo cơ quan. C. phân cắt trứng tạo cơ quan phôi vị phôi nang. D. phân cắt trứng tạo cơ quan phôi nang phôi vị. Câu 14 (B): Ở trẻ em, bị còi xương, chậm lớn do thiếu vitamin gì? A. Vitamin D. B. Vitamin A. C. Vitamin C. D. Vitamin E.
- 56 Câu 15 (H): Những loài nào sau đây sinh trưởng và phát triển không qua biến thái? A. Châu chấu, ếch đồng, cá rô.B. Bướm, mèo, cá rô. C. Bồ câu, rắn, mèo.D. Rắn, ruồi giấm, gà. Câu 16 (H): Những loài nào sau đây sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn? A. Cào cào, bướm, rắn mối. B. Ruồi, ếch đồng, bướm. C. Bướm, châu chấu, cá heo.D. Thằn lằn, tôm, cua. Câu 17 (H): Chu kì biến thái ở bướm gồm các giai đoạn theo trình tự nào sau đây? A. Sâu → bướm → nhộng → trứng.B. Bướm → trứng → sâu → nhộng. C. Trứng → sâu→ nhộng→ bướm. D. Trứng → nhộng → sâu → bướm. Câu 18 (H): Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là A. Trăn, gián, dế mèn.B. Bướm, ruồi giấm, muỗi. C. Bọ ngựa, cào cào, dế mèn.D. Châu chấu, ếch đồng, gián. Câu 19 (H): Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái là A. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi. C. Châu chấu, ếch đồng, muỗi.D. Cá lóc, gà, bò, dê. Câu 20 (H): Chất nào sau đây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của phôi thai, gây dị tật ở trẻ em? A. Rượu và chất kích thích.B. Ma túy, Thuốc lá và bia. C. Chất kích thích, chất gây nghiện.D. Ma túy, thuốc lá, rượu. Câu 21 (H): Ở trẻ em, thiếu loại hormone này(nào sau đây) làm cho trẻ chậm lớn, chịu lạnh kém, trí tuệ thấp A. testosterone.B. thyroxine.C. estrogen.D. sinh trưởng (GH). Câu 22 (H): Hormone kích thích sâu lột xác biến thành nhộng và bướm là A. ecdysone, juvenile.B. thyroxine, testosterone. C. estrogen, ecdysone.D. ecdysone. Câu 23 (H): Hormone có tác dụng kích thích phát triển và hoạt động của hệ thần kinh, tăng sinh nhiệt là A. testosterone.B. thyroxine.C. eEstrogen.D. juvenile. Câu 24 (H): Vitamin có vai trò chuyển hóa canxi để hình thành xương là A. vitamin A. B. vitamin D.C. vitamin E.D. vitamin K. Câu 25 (H): Tạo chuồng trại thoáng mát, sử dụng cỏ sạch, cho bò nghe nhạc, là các biện pháp: A. Cải thiện nguồn vật liệu di truyền nhằm cải tạo giống. B. Cải thiện môi trường sống nhằm tăng năng suất vật nuôi. C. Cải tạo môi trường sống nhằm tạo được giống vật nuôi tốt cho năng suất cao. D. Cải thiện chất lượng sản phẩm đầu ra, thân thiện môi trường.
- 57 Câu 26 (H): Khi trong thức ăn thiếu iodine thì hormone nào sau đây sẽ không được tạo thành ở động vật có xương sống? A. Testosterone.B. Thyroxine.C. Estrogen.D. Juvenile. Câu 27 (VD): Ở động vật, ánh sáng ở vùng quang phổ nào tác động lên da để biến tiền vitamin D thành vitamin D? A. Tia hồng ngoại.B. Tia tử ngoại. C. Tia alpha.D. Tia sáng nhìn thấy được. Câu 28 (VD): Hormone nào sau đây nếu được tạo thành nhiều sẽ sinh ra bệnh to đầu xương chi ở người lớn? A. Testosterone.B. Thyroxine.C. Estrogen.D. Sinh trưởng(GH). Câu 29 (VD): Ở các loài chim, việc ấp trứng có tác dụng A. giúp cho tập tính ấp trứng không bị mất đi. B. bảo vệ trứng không bị kẻ thù tấn công lấy đi. C. tạo nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định, giúp hợp tử phát triển. D. tăng tỉ lệ sống của trứng đã thụ tinh. Câu 30 (VD): Tại sao tắm nắng vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ? A. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Na để hình thành xương. B. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Ca để hình thành xương. C. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá K để hình thành xương. D. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ôxy hoá để hình thành xương. Câu 31 (VD): Khi nói về điểm giống nhau giữa sinh trưởng, phát triển qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn, có bao nhiêu phương án không đúng? I. Ấu trùng qua nhiều lần lột xác để lớn lên. II. Ấu trùng có hình thái, cấu tạo giống con trưởng thành. III. Ấu trùng có hình thái, cấu tạo khác với con trưởng thành. IV. Ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành không qua lột xác. A. 2.B. 4.C. 3.D. 1. Câu 32 (VD): Cho các thông tin sau: I. Các tế bào của phôi phân hóa tạo thành các cơ quan của sâu bướm. II. Hợp tự phân chia nhiều lần để tạo phôi, hình thành cơ quan cơ thể. III. Sự khác biệt về hình thái và cấu tạo của ấu trùng giữa các lần lột xác là rất nhỏ. IV. Ấu trùng có hình thái, cấu tạo và sinh lý rất khác với con trưởng thành. Những thông tin đúng về biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn là A. Biến thái hoàn toàn: I, III, IV; Biến thái không hoàn toàn: II, III.
- 58 B. Biến thái hoàn toàn: I, II, IV; Biến thái không hoàn toàn: II, III. C. Biến thái hoàn toàn: I, II, IV; Biến thái không hoàn toàn: I, II, III. D. Biến thái hoàn toàn: I, II, IV; Biến thái không hoàn toàn: II, III, IV. Câu 33 (VD): Cho các thông tin sau: I. Kích thích phát triển xương, xương dài và to ra. II. Kích thích, duy trì chuyển hóa ở tế bào. III. Kích thích chuyển calcium vào xương. IV. Kích thích mạnh ở giai đoạn dậy thì, hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. Có bao nhiêu thông tin trên đúng với tác động của hormone Testosterone và Estrogen? A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 34 (VD): Cho các nhóm sinh vật sau: I. Cua; Mối; Tôm; Gián; Dế II. Chuồn chuồn; Ruồi nhà; Ong; Bọ ngựa III. Chuột; Mèo; Cá; Gà IV. Cá; Cua; Muỗi; Ong Nhóm sinh vật nào phát triển qua biến thái không hoàn toàn? A. Nhóm I.B. Nhóm IV.C. Nhóm III.D. Nhóm II. Câu 35 (VD): Quan sát hình dưới đây và cho biết có bao nhiêu nhận định sai? I. Tất cả côn trùng có kiểu phát triển giống bướm. II. Ở Bướm, ấu trùng trải quá nhiều lần lột xác để hình thành bộ phận mới. III. Gà con có cấu tạo gần giống con trưởng thành. (cấu tạo giống con trưởng thành.) IV. Tất cả động vật có xương sống có kiểu phát triển không qua biến thái. A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 36 (VD): Quan sát hình dưới đây và cho biết có bao nhiêu nhận định đúng?
- 59 I. Gián, dế có kiểu phát triển giống cào cào. II. Ở cào cào, sự khác biệt về hình thái và cấu tạo của ấu trùng giữa các lần lột xác là rất nhỏ III. Ấu trùng của bướm và cào cào có hình thái, cấu tạo và sinh lý rất khác với con trưởng thành. IV. Tất cả côn trùng có kiểu phát triển qua biến thái. A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. BÀI 23: THỰC HÀNH: QUAN SÁT ĐƯỢC QUÁ TRÌNH BIẾN THÁI Ở ĐỘNG VẬT Câu 1 (B): Quan sát hình vòng đời của bướm. Hãy điền thông tin đúng vào các chữ cái A, B, C, D A. Bướm trưởng thành; Trứng; Ấu trùng; Nhộng. B. Bướm trưởng thành; Ấu trùng; Trứng; Nhộng. C. Bướm trưởng thành; Trứng; Nhộng; Ấu trùng. D. Bướm trưởng thành; Ấu trùng; Nhộng; Trứng. Câu 2 (B): Quan sát hình vòng đời của ếch. Kiểu phát triển của ếch là A. không qua biến thái. B. biến thái không hoàn toàn. C. biến thái hoàn toàn. D. biến thái 1 phần cơ thể. Câu 3 (B): Quan sát hình vòng đời của muỗi. Kiểu phát triển của muỗi là
- 60 A. không qua biến thái. B. biến thái không hoàn toàn. C. biến thái hoàn toàn. D. biến thái 1 phần cơ thể. Câu 4 (H): Quan sát hình vòng đời của sâu bướm cho biết. Giai đoạn nào sâu bướm phá hại cây trồng nhiều nhất? A. Sâu non.B. Nhộng.C. Trứng.D. Bướm trưởng thành. Câu 5 (VD): Quan sát hình dưới đây và cho biết có bao nhiêu nhận định đúng? I. Bướm là loài phát triển qua biến thái hoàn toàn; gà phát triển không qua biến thái. II. Ở Bướm, ấu trùng trải quá nhiều lần lột xác để lớn lên. III. Gà con có cấu tạo giống con trưởng thành. IV. Ở Bướm, ấu trùng có cấu tạo gần giống con trưởng thành. A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. CHƯƠNG. SINH SẢN Ở SINH VẬT BÀI 24. KHÁI QUÁT VỀ SINH SẢN Ở SINH VẬT Câu 1 (B): Sinh sản là quá trình A. tạo ra cơ thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. B. tạo ra những cá thể mới cần thiết qua nhiều thế hệ. C. tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển không liên tục của loài. D. tạo ra những cá thể mới sống sót qua nhiều thế hệ. Câu 2 (B): Sinh vật có 2 kiểu sinh sản A. sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử.B. sinh sản phân đôi và nảy chồi.
- 61 C. sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.D. sinh sản bằng thân củ và thân rễ. Câu 3 (B): Sinh sản vô tính ở động vật không có trường hợp nào sau đây? A. Trinh sinh.B. Đẻ con.C. Phân mảnh.D. Nảy chồi. Câu 4 (H): Bản chất của sự thụ tinh là A. sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái hình thành hợp tử. B. sự kết hợp giữa con đực và con cái hình thành con non. C. sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng hình thành con non. D. sự tổ hợp vật chất di truyền của giao tử đực và giao tử cái trong hợp tử. Câu 5 (H): Sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính do A. vật chất di truyền được truyền đạt từ thế hệ mẹ sang thế hệ con thông qua cơ chế nguyên phân. B. vật chất di truyền được truyền đạt từ thế hệ mẹ sang thế hệ con thông qua giảm phân, thụ tinh và nguyên phân. C. sinh sản hữu tính được điều hòa chủ yếu bởi hệ thống kiểm soát chu kì tế bào. D. vật chất di truyền của các cơ thể con giống nhau và giống với cơ thể mẹ thông qua thụ tinh. Câu 6 (VD): Vì sao sinh sản hữu tính tạo ra tổ hợp gene đa dạng về đặc điểm di truyền? A. Vật chất di truyền của các cơ thể con giống nhau và giống với cơ thể mẹ thông qua thụ tinh. B. Vật chất di truyền được truyền đạt từ thế hệ mẹ sang thế hệ con thông qua cơ chế nguyên phân. C. Sinh sản hữu tính được điều hòa chủ yếu bởi hệ thống kiểm soát chu kì tế bào. D. Vật chất di truyền được truyền đạt từ thế hệ mẹ sang thế hệ con thông qua giảm phân, thụ tinh và nguyên phân. Câu 7 (VD): Vì sao sinh sản hữu tính giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường? A. Sinh sản hữu tính tạo ra nhiều thế hệ con cháu trong một thời gian ngắn nên có khả năng thích ứng cao. B. Sinh sản hữu tính thông qua giảm phân tạo ra nhiều biến dị tổ hợp có lợi. C. Sinh sản hữu tính được điều hòa chủ yếu bởi hệ thống kiểm soát chu kì tế bào. D. Sinh sản hữu tính tạo ra các cá thể con giống nhau thích hợp với điều kiện môi trường biến đổi. BÀI 25. SINH SẢN Ở THỰC VẬT Câu 1 (B): Sinh sản vô tính ở thực vật là hình thức sinh sản có đặc điểm A. Cây con sinh ra có đặc điểm khác cây mẹ. B. Cây con sinh ra có đặc điểm khác cây bố, mẹ. C. Cây con sinh ra mang đặc điểm chung của cây bố, mẹ. D. Cây con được tạo ra từ một bộ phận của cây mẹ. Câu 2 (B): Sinh sản vô tính ở thực vật là hình thức sinh sản A. tạo ra các cá thể con từ cá thể bố và mẹ.
- 62 B. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái. C. trãi qua quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. D. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái. Câu 3 (B): Sinh sản vô tính ở thực vật là cây non được sinh ra mang đặc tính A. giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. B. giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. C. giống bố và mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. D. giống hoặc khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Câu (B): Khoai tây sinh sản bằng A. rễ củ.B. thân củ.C. thân rễ.D. lá. Câu 5 (B): Hình thức sinh sản của cây rêu là sinh sản A. bào tử. B. phân đôi. C. sinh dưỡng. D. hữu tính. Câu 6 (B): Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được tạo ra A. từ một bộ phận sinh dưỡng của cây mẹ.B. từ một bộ phận rễ của cây mẹ. C. từ một bộ phận thân của cây mẹ.D. từ một bộ phận lá của cây mẹ. Câu 7 (B): Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật là A. Có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường biến đổi. B. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho chọn gống và tiến hoá. C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền. D. Là hình thức sinh sản phổ biến. Câu 8 (B): Đặc điểm nào là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật? A. Có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường biến đổi. B. Tạo ra nhiều cá thể giống nhau làm nguyên liệu cho chọn gống và tiến hoá. C. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền. D. Là hình thức sinh sản không phổ biến. Câu 9 (B): Thụ phấn là quá trình A. hạt phấn phát tán và rơi trên núm nhụy. B. hợp nhất nhân giao tử đực và nhân tế bào trứng. C. hạt phấn phát tán và rơi từ nhụy đến núm nhị. D. hợp nhất hai nhân tinh trùng với một tế bào trứng. Câu 10 (B): Hình thức thụ tinh kép xảy ra ở A. cây rêu. B. cây hạt trần. C. cây dương xỉ. D. cây hạt kín. Câu 11 (B): Điều không đúng khi nói về thụ phấn và thụ tinh của thực vật có hoa là A. thụ phấn là điều kiện dẫn đến thụ tinh. B. có thể thụ phấn mà không có thụ tinh. C. có thể thụ tinh mà không cần thụ phấn. D. có thể thụ tinh nhưng không tạo hợp tử.
- 63 Câu 12 (B): Bộ phận nào của hoa biến đổi thành quả? A. Noãn thụ tinh. B. Nhụy hoa.C. Bầu nhụy. D. Đài hoa. Câu 13 (B): Ngoài tự nhiên cây mía sinh sản bằng A. lóng. B. mắt mầm.C. thân rễ.D. thân bò. Câu 14 (H): Sinh sản bằng bao tử là tạo ra thế hệ mới từ A. bào tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ bào tử thể và giao tử thể. B. bào tử được phát sinh do nguyên nhân ở những thực vật có xen kẽ thế hệ bào tử thể và giao tử thể. C. bào tử được phát sinh do giảm phân ở pha giao tử thể của những thực vật có xen kẽ thế hệ bào tử thể và giao tử thể. D. hợp tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ bào tử thể và giao tử thể. Câu 15 (H): Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là A. tiết kiệm vật liệu di truyến do sử dụng cả 2 tinh tử để thụ tinh. B. hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển. C. hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội. D. cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới. Câu 16 (H): Phát biêu nào sau đây không đúng? A. Nội nhũ có vai trò nuôi dưỡng phôi cho đến khi mọc thành cây con. B. Chỉ hạt của cây một lá mầm mới có nội nhũ. C. Những loài mà hạt không có nội nhũ thì không có quá trình thụ tinh kép. D. Thực vật hai lá mầm dự trữ chất dinh dưỡng ở chính lá mầm. Câu 17 (H): Có bao nhiêu phát biểu đúng về ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với cây trồng từ hạt? I. Giữ nguyên được tính trạng mà người ta mong muốn. II. Sớm ra hoa kết quả nên sớm thu hoạch. III. Lâu già cỗi nên sử dụng cây lâu dài. IV. Do là cành chiết nên tạo ra nhiều biến dị có lợi. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 18 (H): Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về mục đích của việc buộc chặt cành ghép với gốc ghép? I. Dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép. II. Cành ghép không bị rơi. III. Nước di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép không bị chảy ra ngoài. IV. Cành ghép không bị rụng lá. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 19 (H): Bản chất của sự thụ tinh là A. sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái hình thành hợp tử.
- 64 B. sự kết hợp giữa con đực và con cái hình thành con non. C. sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng hình thành con non. D. sự tổ hợp vật chất di truyền của giao tử đực và giao tử cái trong hợp tử. Câu 20 (H): Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quả? I. Quả do bầu nhụy sinh trưởng dày lên chuyển hóa thành. II. Quả có vai trò bảo vệ hạt. III. Quả do noãn đã thụ tinh phát triển thành. IV. Quả không có vai trò trong phát tán hạt. V. Quả cung cấp các chất dinh dưỡng (đường, vitamin, khoáng chất, ). A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 21 (H): Phần lớn cây ăn quả được trồng trọt mở rộng bằng A. gieo từ hạt. B. ghép cành. C. giâm cành. D. chiết cành. Câu 22 (H): Bào tử ở thực vật mang bộ nhiễm sắc thể A. lưỡng bội và hình thành cây đơn bội.B. đơn bội và hình thành cây lưỡng bội. C. đơn bội và hình thành cây đơn bội.D. lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội. Câu 23 (VD): Cho các ví dụ về sinh sản vô tính ở thực vật như sau I. Rau má sinh sản bằng thân bò. II. Rêu sinh sản bằng thân rễ. III. Cỏ gấu sinh sản bằng thân bò. IV. Khoai tây sinh sản bằng rễ củ.S V. Cây sống đời sinh sản bằng lá. Có bao nhiêu phương án đúng? A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 24 (VD): Xét các ngành thực vật sau (1) Hạt trần (2) Rêu (3) Quyết (4) Hạt kín Sinh sản bằng bao tử có ở A. (1) và (2). B. (1) và (4).C. (2) và (3). D. (3) và (4). Câu 25 (VD): Xét các đặc điểm sau I. Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu nên có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp. II. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh. III. Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền. IV. Tạo ra số lượng con cháu giống trong một thời gian ngắn. V. Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh. VI. Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền nên có lợi thế khi điều kiện sống thay đổi. Có bao nhiêu đặc điểm đúng về sinh sản vô tính?
- 65 A. 3. B. 4.C. 6. D. 5. Câu 26 (VD): Để nhân giống cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành vì A. cây con dễ trồng và ít công chăm sóc trong từng giai đoạn. B. phương pháp này giúp nhân giống nhanh và tạo nhiều đặc tính tốt. C. phương pháp này giúp tránh được sâu bệnh gây hại cho cây trồng. D. rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả. Câu 27 (VD): Đặc điểm của bào tử là: A. Mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và hình thành cây đơn bội. B. Mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội và hình thành cây lưỡng bội. C. Mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội và hình thành cây đơn bội. D. Mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội. Câu 28 (VD): Bộ nhiễm sắc thể có mặt trong các tế bào ở sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa là? A. Tế bào mẹ, đại bào tử mang 2n; tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n. B. Tế bào mẹ mang 2n; đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm, tế bào trứng, tế bào nhân cực đều mang n. C. Tế bào mẹ, đại bào tử, tế bào đối cực đều mang 2n; tế bào kèm, tế bào trứng, nhân cực đều mang n D. Tế bào mẹ, đại bào tử, tế bào đối cực, tế bào kèm đều mang 2n; tế bào trứng, tế bào nhân cực đều mang n. Câu 29 (VD): Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về thụ tinh kép? I. Thụ tinh kép là hiện tượng cả hai giao tử đực cùng tham gia thụ tinh. II. Tất cả thực vật sinh sản hữu tính đều xảy ra thụ tinh kép. III. Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín. IV. Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt trần. Phương án trả lời đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Bài 26. THỰC HÀNH ĐƯỢC NHÂN GIỐNG BẰNG SINH SẢN SINH DƯỠNG; THỤ PHẤN CHO CÂY Câu 1 (B): Người ta quan tâm đến phương pháp chiết cành bởi đặc điểm nào? A. Cây con cho sản phẩm quả chất lượng hơn cây trồng từ hạt. B. Cây con sống thọ hơn so với cây trồng từ hạt. C. Cây con thích nghi cao trong môi trường sống mới. D. Cây con có thể giữ lại các đặc điểm của cây mẹ. Câu 2 (B): Nhận định nào nói về hạn chế của phương pháp chiết cành?
- 66 A. Rễ ăn nông nên dễ đổ ngã khi trời giông gió. B. Cây ra hoa kết quả nhanh rút ngắn được thời gian thu hoạch. C. Cây trồng bằng cách chiết cành thường thấp nên dễ chăm sóc. D. Cây con có thể giữ lại các đặc điểm tốt của cây mẹ. Câu 3 (H): Vì sao cần phải tỉa bớt lá trên đoạn cành giâm? A. Kích thích các mắt ngủ nảy chồi. B. Kích thích sự ra rễ trên đoạn cành giâm C. Để đoạn cành giâm quang hợp tốt hơn. D. Giảm sự mất nước trên đoạn cành giâm. Câu 4 (VD): Vì sau trong nông nghiệp thường không thể ghép đối với cây một lá mầm? A. Cây một lá mầm không có mạch gỗ giúp vết ghép lành lại và hợp nhất cành ghép. B. Cây một lá mầm không có mạch rây giúp vết ghép lành lại và hợp nhất cành ghép. C. Cây một lá mầm không có bao bó mạch giúp vết ghép lành lại và hợp nhất cành ghép. D. Cây một lá mầm không có mạch cambium giúp vết ghép lành lại và hợp nhất cành ghép. BÀI 27: SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT Câu 1 (B): Sinh sản vô tính ở động vật là ? A. Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng. B. Một cá thể luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng. C. Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể có thể giống hoặc khác mình, không có sự kết hợp giữa tỉnh trùng và trứng. D. Một cá thể luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng. Câu 2 (B): Trong sinh sản vô tính các cá thể mới sinh ra A. giống nhau và giống cá thể gốc.B. khác nhau và giống cá thể gốc. C. giống nhau và khác cá thể gốc.D. khác nhau và khác cá thể gốc. Câu 3 (B): Sinh sản vô tính ở động vật chủ yếu dựa trên các hình thức phân bào nào? A. Trực phân và nguyên phân.B. Trực phân và giảm phân. C. Giảm phân và nguyên phân.D. Trực phân, giảm phân và nguyên phân. Câu 4 (B): Đặc điểm nào sau đây không đúng với sinh sản vô tính ở động vật? A. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn. B. Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể. C. Cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường. D. Có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường
- 67 Câu 5 (B): Hạn chế của sinh sản vô tính là A. tạo ra các thế hệ con cháu không đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng khác nhau trước điểu kiện môi trường thay đổi. B. tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng đồng nhất trước điều kiện môi trường thay đổi. C. tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi. D. tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng chậm chạp trước điều kiện môi trường thay đổi. Câu 6 (B): Sinh sản hữu tính ở động vật là sự kết hợp A. của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. B. ngẫu nhiên của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. C. có chọn lọc của hai giao tử đực và một giao tử cái tạo nên hợp tác phát triển thành cơ thể mới. D. có chọn lọc của giao tử một cái với nhiều giao tử đực và tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Câu 7 (B): Quá trình sinh sản hữu tính ở người gồm các giai đoạn? A. Hình thành giao tử, thụ tinh và đẻ con. B. Thụ tinh, phát triển phôi thai và đẻ con. C. Hình thành giao tử, thụ tinh, tạo thành hợp tử. D. Hình thành giao tử, thụ tinh, phát triển phôi thai và đẻ con. Câu 8 (B): Testosteron kích thích A. Tuyến yên sản sinh LH.B. Tế bào kẽ sản sinh ra FSH. C. Tế bào kẽ và sản sinh ra tinh trùng.D. Ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng. Câu 9 (B): Trong cơ chế điều hòa sinh tinh, FSH kích thích A. Ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng. B. Tế bào kẽ sản sinh ra testosteron. C. Phát triển ống sinh tinh và sản sinh ra tinh trùng D. Tuyến yên sản sinh LH. Câu 10 (B): Cho những biện pháp sau đây: I. Nuôi cấy phôi II. Thụ tinh nhân tạo III. Sử dụng hormone IV. Thay đổi yếu tố môi trường V. Sử dụng chất kích thích tổng hợp Những biện pháp thúc đẩy trứng chín nhanh và rụng hàng loạt là A. II, IV.B. I, IV.C. II, III.D. III, V. Câu 11 (B): Biện pháp nào sau đây không đúng với sinh đẻ có kế hoạch? A. Điều chỉnh khoảng cách sinh con.B. Điều chỉnh sinh con trai hay con gái. C. Điều chỉnh thời điểm sinh con.D. Điều chỉnh về số con.
- 68 Câu 12 (B): Các biện pháp ngăn cản tinh trùng gặp trứng là A. Dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng, uống viên tránh thai. B. Dùng bao cao su, thắt ống dẫn trứng, xuất tinh ngoài, giao hợp vào giai đoạn rụng trứng. C. Dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, xuất tinh ngoài, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng. D. Dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, đặt vòng tránh thai, uống viên tránh thai. Câu 13 (H): Điều nào sau đây không đúng khi nói về hậu quả của việc nạo phá thai? A. Gây mất nhiều máu, viêm nhiễm cơ quan sinh dục. B. Là một trong những biện pháp sinh đẻ có kế hoạch. C. Có thể gây tử vong. D. Có thể gây vô sinh. Câu 14 (H): Một tế bào sinh tinh trùng giảm phân hình thành bao nhiêu tinh trùng? A. 1.B. 2.C. 4.D. 8. Câu 15 (H): Một tế bào sinh trứng giảm phân hình thành bao nhiêu trứng? A. 1.B. 2.C. 4.D. 8. Câu 16 (H): Cho các yếu tố sau: 1. Hệ thần kinh 2. Các nhân tố bên trong cơ thể 3. Các nhân tố bên ngoài cơ thể 4. Hệ nội tiết 5. Hệ đệm Có bao nhiêu yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quá trình điều hòa sinh tinh và sinh trứng? A. 2.B. 3.C. 1. D. 4. Câu 17 (H): GnRH kích thích A. Phát triển ống sinh tinh và sản sinh ra tinh trùng. B. Tế bào kẽ sản sinh ra testosteron. C. Tuyến yên sản sinh LH và FSH. D. Ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng. Câu 18 (H): Thụ tinh nhân tạo được sử dụng trong các biện pháp nào? A. Nuôi cấy phôi, thay đổi các yếu tố môi trường. B. Thụ tinh nhân tạo, nuôi cấy phôi, sử dụng hormonehoặc chất kích thích tổng hợp. C. Sử dụng hormonehoặc chất kích tổng hợp, thay đổi các yếu tố môi trường. D. Thay đổi các yếu tố môi trường, nuôi cấy phôi, thụ tinh nhân tạo. Câu 19 (H): Ở người, cấm việc xác định giới tính thai nhi vì A. việc xác định giới tính thai nhi sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người mẹ. B. tâm lý của người thân muốn biết trước con trai hay con gái. C. việc xác định giới tính thai nhi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- 69 D. việc xác định giới tính thai nhi có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng làm mất cân bằng giới tính chung của toàn xã hội. Câu 20 (H): Trong các các biện pháp tránh thai, nữ vị thành niên không nên sử dụng biện pháp nào sau đây? A. Thắt ống dẫn trứng.B. Tính ngày rụng trứng. C. Uống viên tránh thai.D. Dùng dụng cụ tử cung. Câu 21 (VD): Nói về sinh sản hữu tính, điều không đúng là A. Gắn liền với quá trình giảm phân và thụ tính. B. Luôn cần có cơ thể đực và cái. C. Tạo ra đời con đa dạng. D. Ít hiệu quả khi mật độ quần thể thấp. Câu 22 (VD): Tuyến yên tiết ra chất nào trong các chất sau? 1. FSH 2. Testosteron 3. LH 4. GnRH 5. Estrogen Phương án trả lời đúng là: A. (1) và (4). B. (3) và (4).C. (1) và (2). D. (1) và (3). Câu 23 (VD): Quá trình chín và rụng của trứng diễn ra theo chu kì là do ảnh hưởng của A. nồng độ hoocmon sinh dục biến động theo chu kì. B. các nhân tố bên trong biến động theo chu kì. C. điều kiện môi trường biến động theo chu kì. D. hoat động của hệ nội tiết biến động theo chu kì. Câu 24 (VD): Nồng độ Testosteron cao sẽ A. ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi tiết GnRH, FSH và LH. B. ức chế tuyến yên tiết GnRH, FSH và LH. C. kích thích tuyến yên và vùng dưới đồi tăng tiết GnRH, FSH và LH. D. ức chế vùng dưới đồi tiết GnRH, FSH và LH. Câu 25 (VD): Thời kỳ mang thai không có trứng chín và rụng vì khi nhau thai được hình thành A. thể vàng tiết ra hormoneprogesteron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên. B. sẽ tiết ra hormonenhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra hormoneprogesteron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên. C. sẽ tiết ra hormonekích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên. D. sẽ duy trì thể vàng tiết ra hormoneprogesteron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.
- 70 CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÝ TRONG CƠ THỂ VÀ MỘT SỐ NGÀNH GHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ BÀI 28: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ Câu 1 (B): Điều nào dưới đây đúng khi nói về một hệ thống sống? A. Hệ thống sống là một hệ thống kín và có khả năng tự điều chỉnh. B. Hệ thống sống hệ thống mở và không khả năng tự điều chỉnh. C. Hệ thống sống là hệ thống kín và thường xuyên trao đổi chất với môi trường. D. Hệ thống sống là hệ thống mở và có khả năng tự điều chỉnh. Câu 2 (B): Tại sao nói cơ thể thực vật và động vật là những hệ thống mở, tự điều chỉnh? A. Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường B. Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường và sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường. C. Các sinh vật đều có các cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống giúp hệ thống cân bằng và phát triển. D. Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường và sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường. Mọi cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao đều có các cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống giúp hệ thống cân bằng và phát triển. Câu 3 (B): Nghiên cứu hình dưới đây, cho biết mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp là A. cả hai đều có chung nhiều sản phẩm trung gian và nhiều hệ enzyme. Sản phẩm của quá trình quang hợp là chất hữu cơ và oxy cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp. Sản phẩm của quá trình hô hấp là CO2 và H2O lại cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp. B. cả hai đều có chung nhiều sản phẩm trung gian và nhiều hệ enzyme. Sản phẩm của quá trình quang hợp là chất hữu cơ và oxy cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp. Sản phẩm của quá trình hô hấp là O2 và H2O lại cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp. C. cả hai đều có chung nhiều sản phẩm trung gian và nhiều hệ enzyme. Sản phẩm của quá trình quang hợp là chất hữu cơ và oxy cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp. Sản phẩm của quá trình hô hấp là CO2 và O2 lại cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp. D. mỗi quá trình đều có chức năng riêng và không có mối liên hệ.
- 71 Câu 4 (B): Một người thực hiện chạy dài. Khi chạy có mồ hôi chảy ra, tim đập nhanh. Những hệ nào tham gia hoạt động mạnh khi người này chạy? A. Hệ bài tiết, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp. B. Hệ tuần hoàn, hệ vận động, hệ hô hấp. C. Hệ bài tiết, hệ tuần hoàn, hệ vận động, hệ hô hấp. D. Hệ bài tiết, hệ vận động, hệ hô hấp. Câu 5 (H): Trong cơ thể thực vật diễn ra những quá trình sinh lí nào? A. Trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng. B. Hô hấp, quang hợp. C. Tuần hoàn, bài tiết. D. Trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng, hô hấp, quang hợp. Câu 6 (H): Các quá trình sinh lí trong cơ thể thực vật diễn ra như thế nào? A. Đều có sự liên quan mật thiết với nhau, sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình khác. B. Không có sự liên quan mật thiết với nhau, sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình khác. C. Đều có sự liên quan mật thiết với nhau, sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình khác để đảm bảo cho sự hoạt động thống nhất của cơ thể. D. Đều có sự liên quan mật thiết với nhau, sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình khác để đảm bảo cho sự hoạt động thống nhất của cơ thể bất kì quá trình sinh lí nào thay đổi đều ảnh hưởng đến quá trình sinh lí khác. Câu 7 (VD): Nghiên cứu dưới đây và cho biết hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxygen tới tế bào, đưa các chất thải và carbon dioxide từ tế bào tới các cơ quan để thải ra ngoài. Đây là mối quan hệ của những hệ nào? A. Hô hấp, thần kinh. B. Hô hấp, bài tiết. C. Hô hấp, bài tiết, tiêu hoá và tuần hoàn. D. Hô hấp, nội tiết. Câu 8 (VD): Nghiên cứu hình dưới đây, cho biết mối quan hệ giữa bài tiết và tuần hoàn?
- 72 A. Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của hệ tuần hoàn. B. Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn. C. Mỗi hệ đều có chức năng riêng và không có mỗi liên hệ. D. Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài không qua hệ tuần hoàn. Câu 9 (VD): Dựa vào mối liên quan giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể nhận định nào về cơ thể thực vật hoặc động vật là một thể thống nhất? A. Các cơ quan, bộ phận, các quá trình sinh lí của cơ thể thực vật hoặc động vật đều liên quan chặt chẽ với nhau. B. Các quá trình sinh lí của cơ thể thực vật hoặc động vật đều liên quan chặt chẽ với nhau, quá trình này hỗ trợ cho sự hoạt động của quá trình khác. C. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các quá trình đã giúp duy trì các hoạt động sống cho cơ thể. D. Các cơ quan, bộ phận, các quá trình sinh lí của cơ thể thực vật hoặc động vật đều liên quan chặt chẽ với nhau, quá trình này hỗ trợ cho sự hoạt động của quá trình khác bất cứ quá trình sinh lí nào thay đổi đều ảnh hưởng đến quá trình sinh lí khác. BÀI 29: MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ Câu 1 (B): Biết kiến thức sinh học cơ thể giúp cho người học như thế nào trong việc lựa chọn nghề nghiệp? A. Vì sinh học cơ thể không liên quan đến nhiều ngành, nghề như y học, nông nghiệp, lâm nghiệp. B. Giúp người học khó lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân. C. Giúp các cơ quan, đơn vị sử dụng nhân lực một cách hạn chế liên quan đến cơ thể thực vật, động vật và người. D. Vì sinh học cơ thể liên quan đến nhiều ngành giúp các cơ quan và người học chọn được lĩnh vực phù hợp. Câu 2 (B): Đâu là ngành nghề liên quan đến sinh học thực vật, động vật và người? A. Quản lý nhà nước.B. Chăn nuôi, thú ý, nuôi trồng thủy sản. C. Viện nghiên cứu, trường đào tạo.D. Đơn vị dịch vụ, sản xuất. Câu 3 (H): Đâu không phải thành tựu nổi bật của lĩnh vực sinh học cơ thể? A. Công nghệ nuôi cấy mô. B. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật choh phép tạo ra các hệ thống canh tác an toàn, hiệu quả. C. Tạo ra các loài virus mới. D. Các phương pháp khám chữa bệnh ở người. HẾT