Câu hỏi ôn bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 11

doc 97 trang Hùng Thuận 21/05/2022 6612
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi ôn bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_on_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_11.doc

Nội dung text: Câu hỏi ôn bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 11

  1. - Động vật sống dưới nước thường dựa vào thành phần hóa học của nước, hướng dòng chảy Câu 80. a. Ở người, vận tốc máu trong loại mạch nào là chậm nhất? Giải thích. b. Trình bày vai trò của muối mật trong quá trình tiêu hóa thức ăn. ĐA. a. – Mao mạch. Vì mao có tổng tiết diện là lớn nhất b. - Muối mật giúp nhũ tương hóa mỡ, cần thiết cho quá trình tiêu hóa mỡ - Muối mật cũng cần thiết cho sự hấp thu các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K Câu 81. a. Xếp các động vật sau vào những dạng hệ thần kinh tương ứng: thủy tức, châu chấu, cá chép, ếch, rắn, thỏ, giun đất. b. Khi trời rét, thấy môi tím tái, sởn gai ốc, ta vội đi tìm áo ấm mặc. Những phản ứng này thuộc loại phản xạ nào? Có những bộ phận nào của hệ thần kinh tham gia? ĐA. a. Sắp xếp các động vật vào ba dang hê ̣thần kinh - Hê ̣thần kinh dạng lưới: thủy tức. - Hê ̣thần kinh dạng chuỗi hạch: giun đất, châu chấu. - Hê ̣thần kinh dang ̣ ống: cá chép, ếch, rắn, thỏ. b. - Môi tím tái, sởn gai ốc: Phản xạ không điều kiện – Hệ thần kinh sinh dưỡng. - Đi tìm áo ấm mặc: Phản xạ có điều kiện – Bán cầu đại não. Câu 82. a) Tại sao mang cá chỉ thích nghi với hô hấp ở dưới nước? Tại sao ở trên cạn cá sẽ bị chết? b) Côn trùng thực hiện sự trao đổi khí như thế nào? ĐA. a)* Mang cá chỉ thích nghi với hô hấp ở dưới nước vì: -ở dưới nước do lực đẩy của nướclàm các phiến mang xoè ra làm tăng diện tích trao đổi khí - Nhờ hoạt động của các cơ quan tham gia vào động tác hô hấp: Sự nâng hạ của xương nắp mang phối hợp với mở đóngcủa miệng làm cho dòng nước chảy một chiều gần như liên tục qua mang - Cách sắp xếp của các mao mạch trong các phiến mang giúp cho dòng máu trong các mao mạch luôn chảy song song nhưng ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài làm tăng hiệu suất TĐKgiữa máu&dòng nước giàu O2 đi qua mang * ở trên cạn cá sẽ bị chết vì : - Khi cá lên cạn do mất lực đẩy của nướcnên các phiến mang & các cung mang xẹp lại, dính chặt với nhau thành một khối làm diện tích bề mặt TĐK còn rất nhỏ - Hơn nữa khi lên cạn mang cá bị khô nên cá không hô hấp được & cá sẽ chết trong thời gian ngắn b) -ở côn trùng sự TĐK được thực hiện qua hệ thống ống khí.Các ống khí phân nhánh dần thành các ống khí nhỏ nhất tiếp xúc trực tiếp với các tế bào của cơ thể & thực hiện sự TĐK - Hệ thống ống khí thông với bên ngoài nhờ các lỗ thở - Sự thông khí trong các ống khí thực hiện được nhờ sự co dãn của phần bụng Câu 83. a) Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? b) Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở? ĐA. a) Tim hoạt động suốt đời mà không mỏi vì: - Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kỳ - Bắt đầu mỗi chu kỳ là pha co tâm nhĩ tiếp đó là pha co tâm thất & kết thúc là pha dãn chung - Thời gian mỗi chu kỳ khoảng 0,8s, trong đó TN co khoảng 0,1s nghỉ 0,7s, tâm thất co 0,3s, nghỉ 0,5s. Pha dãn chung 0,4s. Như vậy thời gian nghỉ trong một chu kỳ tim của các ngăn tim nhiều hơn thời gian co của các ngăn tim nên tim hoạt động suốt đời mà không mỏi b) Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở là: Trong hệ tuần hoàn kín: - Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao - Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa -Điều hoà phân phối máu đến các cơ quan nhanh - Đáp ứng được nhu cầu TĐK & TĐC cao Câu 84: Cảm giác khát sẽ xảy ra khi nào?
  2. ĐA. - Cảm giác khát xảy ra khi thẩm áp máu tăng, huyết áp giảm hoặc do mất nước hoặc do lượng NaCl đưa vào nhiều, làm nồng độ Na+ trong dịch ngoại bào tăng gây tăng thẩm áp máu. Tất cả những thay đổi trên sẽ kích thích trung khu điều hòa cân bằng nước ở vùng dưới đồi, gây nên cảm giác khát. Biểu hiện rõ nhất của cảm giác khát là khô miệng, nước bọt tiết ít và quánh. - Cảm giác khát một mặt sẽ dẫn tới nhu cầu uống nước, mặt khác sẽ có cơ chế làm giảm lượng nước tiểu bài xuất để điều chỉnh thẩm áp máu trở lại bình thường Câu 85. a. Trình bày chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở nhóm động vật có xương sống? b. Khi huyết áp giảm hoặc tăng thì hoạt động của tim và hệ mạch sẽ thay đổi như thế nào? ĐA. a. Chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở nhóm động vật có xương sống: - Tiến hóa theo hướng từ cấu tạo đơn giản đến cấu tạo phức tạp: Từ tim 2 ngăn ở cá, tốc độ máu chảy trung bình đến tim 3 ngăn ở lưỡng cư, tốc độ máu chảy tương đối nhanh đến tim 3 ngăn và 1 vách ngăn hụt ở bò sát( trừ cá sấu) đến tim 4 ngăn ở thú vói tốc độ máu chảy rất nhanh - Tiến hóa theo hướng từ máu pha nhiều (ở lưỡng cư) đến máu pha ít (ở bò sát) đến máu không pha (ở chim và thú) b. Khi huyết áp tăng hoặc giảm - Khi huyết áp giảm Thụ quan áp lực ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh phát xung thần kinhTrung khu điều hòa tim mạch ở hành nãoTim đập nhanh, mạch co lạihuyết áp trở về trạng thái bình thường - Khi huyết áp tăngThụ quan áp lực ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh phát xung thần kinhTrung khu điều hòa tim mạch ở hành nãoTim đập chậm, mạch giãn rahuyết áp trở về trạng thái bình thường Câu 86. Cân bằng nội môi là gì? Trình bày chức năng các cơ quan trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi? ĐA. - Cân bằng nội môi: Là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. - Chức năng các bộ phận trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi: + Bộ phận tiếp nhận kích thích: là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong, ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển. + Bộ phận điều khiển: là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điều khiển các hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn. + Bộ phận thực hiện: là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu dựa trên tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn từ bộ phận điều khiển để tăng hoặc giảm hoạt động nhằm đưa môi trường trở về trạng thái cân bằng, ổn định Câu 87. Hãy cho biết các phát biểu sau đây là đúng hay sai và giải thích? a. Máu chảy trong động mạch luôn luôn là máu đỏ tươi và giàu oxi. b. Nhờ sự đàn hồi của thành động mạch mà huyết áp được duy trì tương đối ổn định trong suốt quá trình lưu thông trong cơ thể. c. Người lớn có chu kì tim ngắn hơn trẻ em. d. Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ. ĐA. a) Sai. Máu trong động mạch phổi là máu đỏ thẫm, giàu CO2 b) Sai. Càng xa tim hệ mạch càng phân nhánh, tiết diện càng lớn, ở mao mạch tiết diện rất lớn nên huyết áp giảm c) Sai. Trẻ em có chu kì tim ngắn hơn. Trẻ em có tỉ lệ S/V lớn tiêu hao năng lượng để duy trì thân nhiệt cao để đáp ứng nhu cầu cơ thể tim phải đập nhanh hơn, do đó chu kì tim ngắn hơn người lớn d) Đúng. Do máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên máu không đi xa đến các cơ quan và bộ phận ở xa tim kích thước cơ thể phải nhỏ Câu 88. 1. Hãy trình bày cơ chế điều hòa hoạt động tim mạch khi huyết áp giảm và khi nồng độ CO2 trong máu tăng. 2. Tại sao suy tim, xơ vữa mạch máu, mất máu lại làm thay đổi huyết áp? ĐA. 1. - Khi huyết áp giảm thì lượng máu cung cấp cho não không đủ => hình thành xung thần kinh từ các thụ quan áp lực nằm ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cổ => gây phản xạ làm tăng
  3. cường hoạt động của tim và co mạch ngoại vi => huyết áp được điều chỉnh tăng lên. Các mạch máu ở các “khu vực” không hoạt động co nhiều hơn, ưu tiên dồn máu cho não. - Khi nồng độ khí CO2 trong máu tăng => xung thần kinh từ các thụ quan hóa học nằm ở cung chủ động mạch và xoang động mạch cổ truyền theo sợi hướng tâm về trung khu vận mạch trong hành tủy => tăng hoạt động tim mạch, tăng lưu lượng máu => huyết áp tăng. Nồng độ khí CO2 trong máu tăng còn kích thích gây tăng sự thông khí ở phổi (tăng nhịp thở, lượng khí lưu thông). 2. - Huyết áp phụ thuộc vào 3 yếu tố: nhịp tim và lực co tim, sức cản của mạch máu, khối lượng máu và độ quánh của máu. Khi có sự biến đổi về các yếu tố này sẽ làm thay đổi huyết áp của cơ thể. Cụ thể là: - Khi tim đập nhanh và mạnh huyết áp tăng; tim đập chậm và yếu hoặc tim bị suy huyết áp giảm. - Khi lòng mạch hẹp lại do bị lão hóa, thành mạch bị xơ vữa thành mạch kém đàn hồi huyết áp tăng. - Khi mất máu huyết áp giảm; ăn mặn thường xuyên là tăng khối lượng máu trong cơ thể huyết áp cao. Câu 89. 1. Hãy nêu các hướng chính trong sự tiến hóa về tiêu hóa ở động vật. 2. Một người mới chuyển từ vùng đồng bằng lên sống một thời gian ở vùng núi cao. Hãy cho biết những thay đổi nào về hoạt động của hệ hô hấp, tuần hoàn và máu có thể xảy ra trong cơ thể người đó. ĐA. 1. Có 3 hướng chính: - Cấu tạo của cơ quan tiêu hóa ngày càng phức tạp. + Từ chưa có cơ quan tiêu hóa có túi tiêu hóa đơn giản ống tiêu hóa + Ống tiêu hóa ngày càng phức tạp với các phần có cấu tạo khác nhau và có các tuyến tiêu hóa khác nhau. - Sự chuyên hóa chức năng ngày càng cao. + Ở túi tiêu hóa: trong túi tiêu hóa thức ăn đã tiêu hóa và đang tiêu hóa trộn lẫn nhau. + Ở ống tiêu hóa: các phần ống tiêu hóa làm nhiệm vụ khác nhau trong quá trình t/hóa - Phương thức tiêu hóa ngày càng hoàn thiện. + Từ tiêu hóa nội bào tiêu hóa ngoại bào kết hợp với nội bào tiêu hóa ngoại bào. 2. - Về hoạt động hô hấp: Nhịp thở nhanh hơn, tăng thể tích phổi tăng thông khí - Về hoạt động tuần hoàn, máu: Tim đập nhanh hơn, tăng lượng máu lưu thông; hồng cầu được huy động vào dòng máu nhiều. Câu 90. a. Tại sao mang cá chỉ thích nghi với hô hấp ở dưới nước? Tại sao ở trên cạn cá sẽ bị chết? b. Côn trùng thực hiện sự trao đổi khí như thế nào ? ĐA. a)* Mang cá chỉ thích nghi với hô hấp ở dưới nước vì: - ở dưới nước do lực đẩy của nướclàm các phiến mang xoè ra làm tăng diện tích trao đổi khí - Nhờ hoạt động của các cơ quan tham gia vào động tác hô hấp: Sự nâng hạ của xương nắp mang phối hợp với mở đóngcủa miệng làm cho dòng nước chảy một chiều gần như liên tục qua mang - Cách sắp xếp của các mao mạch trong các phiến mang giúp cho dòng máu trong các mao mạch luôn chảy song song nhưng ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài làm tăng hiệu suất TĐK giữa máu & dòng nước giàu O2 đi qua mang * ở trên cạn cá sẽ bị chết vì : - Khi cá lên cạn do mất lực đẩy của nướcnên các phiến mang & các cung mang xẹp lại, dính chặt với nhau thành một khối làm diện tích bề mặt TĐK còn rất nhỏ - Hơn nữa khi lên cạn mang cá bị khô nên cá không hô hấp được & cá sẽ chết trong thời gian ngắn b) -ở côn trùng sự TĐK được thực hiện qua hệ thống ống khí.Các ống khí phân nhánh dần thành các ống khí nhỏ nhất tiếp xúc trực tiếp với các tế bào của cơ thể & thực hiện sự TĐK - Hệ thống ống khí thông với bên ngoài nhờ các lỗ thở Sự thông khí trong các ống khí thực hiện được nhờ sự co dãn của phần bụng
  4. Câu 91: Trung khu hô hấp ở người hoạt động như thế nào? ĐA. Trung khu hô hấp nằm ở hành não gồm hai trung khu: trung khu hít vào và trung khu thở ra, ngoài ra ở cầu não còn có trung khu điều chỉnh hô hấp (điều hòa trung khu hít vào và trung khu thở ra hoạt động luân phiên) Hai trung khu hít vào và thở ra hoạt động đều đặn và luân phiên. Khi trung khu hít vào hưng phấn thì trung khu thở ra bị ức chế, tiếp đó trung khu hít vào bị ức chế thì trung khu thở ra hưng phấn. Trung khu hít vào tự động phát xung TK một cách đều đặn, nhịp nhàng. Xung TK từ trung khu hít vào đi xuống tủy sống và đến các cơ hô hấp làm các cơ này co, gây ra động tác hít vào. Khi trung khu hít vào hết hưng phấn thì trung khu thở ra hưng phấn, các cơ hô hấp dãn ra, gây động tác thở ra. Câu 92. a. Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch? b. Giải thích sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch. ĐA. a. Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch? - Trong hệ mạch, HA giảm dần từ ĐM → MM → TM. -H A giảm dần là do: + Do ma sát của máu với thành mạch. + Do ma sát của các phần tử máu với nhau. b) Giải thích sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch. - Trong hệ mạch, vận tốc máu giảm dần từ ĐMC → TĐM → MM và tăng dần từ MM → TTM → TMC. Vmáu tỉ lệ nghịch với Smạch . Vmáu tỉ lệ thuận với sự chênh lệch HA giữa hai đầu đoạn mạch (Nếu S nhỏ, chênh lệch HA lớn → Vmáu nhanh và ngược lại). Cụ thể: + Trong hệ thống ĐM: Tổng tiết diện mạch (S) tăng dần từ ĐMC đến TĐM → V máu giảm dần. + MM có S lớn nhất → V máu chậm nhất. + Trong hệ thống TM: S giảm dần từ TTM đến TMC → V máu tăng dần. Câu 93. a. Tại sao thiếu iôt gây ra bệnh bướu cổ, cơ thể chịu lạnh kém? b. Dậy thì ở trẻ em nam và nữ là do tác động của hoocmôn nào? ĐA. a. Khi thiếu iốt → lượng tirôxin giảm (tirozin + iôt → tirôxin) → kích thích thùy trước tuyến yên tăng tiết TSH (hoocmôn kích giáp) → TSH làm tăng số lượng và kích thước nang tuyến và làm tăng tiết dịch nang → tuyến giáp phìng to ra thành một cái bướu (bệnh bướu cổ). Ở người bệnh suy giáp (nhược năng tuyến giáp) tirôxin tiết ra ít → chuyển hóa cơ sở giảm, sinh nhiệt kém → cơ thể chịu lạnh kém. b. Dậy thì ở trẻ em nam là do tác động của testostêrôn như phát triển cơ quan sinh dục nam, mọc lông mu, lông nách, mọc râu, thanh quản mở rộng, da dày và thô, Dậy thì ở tre em nữ là do tác động của estrôgen như phát triển cơ quan sinh dục, hông mở rộng, vai hẹp, giọng nói trong, tăng lớp mỡ dưới da, ) C. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT Câu 1: Điểm khác nhau giữa vận động khép lá, xòe lá ở cây phượng vĩ khi trời tối và sáng với vận động khép lá, xòe lá của cây trinh nữ khi có va chạm cơ học? ĐA: * Khác nhau: Cử động của lá cây phượng Cử động của lá cây trinh nữ Bản chất Là loại ứng động sinh trưởng Là kiểu ứng động không sinh trưởng Tác nhân kích thích Ánh sáng Sự va chạm cơ học Cơ chế Do tác động của auxin dẫn đến Do sự thay đổi sức trương nước của tế bào sự sinh trưởng không đồng đều chuyên hóa nằm ở cuống lá, không liên ở mặt trên và mặt dưới lá quan tới sinh trưởng Tính chất biểu hiện Biểu hiện chậm, có tính chu kỳ Biểu hiện nhanh hơn, không có tính chu kỳ Câu 2: a. Giải thích tại sao ở thực vật, khi cắt bỏ phần ngọn cây rồi chiếu ánh sáng từ một phía ta sẽ không quan sát được rõ hiện tượng hướng sáng nữa? b. Giải thích cơ chế lá cây trinh nữ cụp xuống khi có va chạm cơ học?
  5. ĐA: a. Sau khi cắt phần ngọn ta sẽ không thấy rõ hiện tượng hướng sáng vì: - Auxin được sản xuất ở đỉnh thân và cành di chuyển từ ngọn xuống rễ, cắt ngọn làm giảm lượng auxin - Ở thân các tế bào đã phân hoá tốc độ phân chia kém => sự sinh trưởng 2 phía thân không có sự chênh lệch lớn b. Cơ chế lá cây trinh nữ cụp xuống khi có va chạm cơ học hoặc khi trời tối: - Cây trinh nữ ở cuống lá và gốc lá chét có thể gối, bình thường thể gối luôn căng nước làm lá xoè rộng - Khi có sự va chạm, K+ được vận chuyển ra khỏi không bào làm giảm ASTT tế bào thể gối, tế bào thể gối mất nước làm lá cụp xuống Câu 3: a) Mô tả vận động bắt mồi của cây gọng vó? b) So sánh phản ứng hướng sáng của cây và vận động nở hoa của cây? ĐA: a. Vận động bắt mồi của cây gọng vó: - Ứng động tiếp xúc: Các lông tuyến phản ứng với sự tiếp xúc của con mồi bằng sự uốn cong và bài tiết Axitphoocmic. Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích sau đó kích thích lan truyền theo tế bào chất xuống các tế bào phía dưới - Hóa ứng động: Sau khi tiếp nhận kích thích hóa học, sợi lông gập lại để giữ con mồi đồng thời tiết ra dịch tiêu hóa con mồi b. So sánh phản ứng hướng sáng và vận động nở hoa của cây: - Giống nhau: Là phản ứng của cơ quan thực vật trước tác nhân kích thích của môi trường - Khác nhau: Đặc điểm so sánh Phản ứng hướng sáng Vận động nở hoa Hình thức cảm ứng Hướng động Ứng động Cơ quan phản ứng Có cấu tạo tròn: Thân, rễ Có cấu tạo dẹt: Cánh hoa Hướng của tác nhân kích thích Theo một hướng xác định Không định hướng Câu 4: a. Giải thích tại sao ở thực vật, khi cắt bỏ phần ngọn cây rồi chiếu ánh sáng từ một phía ta sẽ không quan sát được rõ hiện tượng hướng sáng nữa? b. Giải thích cơ chế lá cây trinh nữ cụp xuống khi có va chạm cơ học? ĐA: a. Sau khi cắt phần ngọn ta sẽ không thấy rõ hiện tượng hướng sáng vì: - Auxin được sản xuất ở đỉnh thân và cành di chuyển từ ngọn xuống rễ, cắt ngọn làm giảm lượng auxin. - Ở thân các tế bào đã phân hoá, tốc độ phân chia kém => sự sinh trưởng 2 phía thân không có sự chênh lệch lớn. b. Cơ chế lá cây trinh nữ cụp xuống khi có va chạm cơ học hoặc khi trời tối: - Cây trinh nữ ở cuống lá và gốc lá chét có thể gối, bình thường thể gối luôn căng nước làm lá xoè rộng. - Khi có sự va chạm, K+ được vận chuyển ra khỏi không bào làm giảm ASTT tế bào thể gối, tế bào thể gối mất nước làm lá cụp xuống. Câu 5. Giải thích vì sao quá trình vận động hướng động và vận động cảm ứng lại có sự khác nhau về thời gian phản ứng với các yếu tố tác động của môi trường ?Cho ví dụ? Đáp án : - Quá trình vận động hướng động xảy ra chậm vì liên quan đến sự phân bố lại hàm lượng các chất điều hoà sinh trưởng ở hai phía cơ quan, cơ thể. Liên quan đến sự sinh trưởng tế bào hai phía bị tác động và không bị tác động của yếu tố môi trường. Ví dụ : tính hướng sáng: - Quá trình vận động cảm ứng: Xảy ra nhanh vì liên quan đến đồng hồ sinh học ,đến sức căng trương nước ở các tế bào khớp gối .Những vận động này xảy ra theo nhịp sinh học và theo hoạt động của các bơm ion. Ví dụ : Vận động ngủ của lá, cây bắt mồi, cây xấu hổ Câu 6. 1. Phân biệt hướng động và ứng động ở thực vật. 2. Ánh sáng đơn sắc nào có hiệu quả nhất đối với vận động theo ánh sáng ? ĐA. 1. Phân biệt hướng động & ứng động
  6. điểm phân biệt Hướng động ứng động Định nghĩa Là một hình thức phản ứng của Là hình thức pư của cây trước một tác một bộ phận của cây trước một tác nhân KT không định hướng nhân KT theo một hướng xác đinh Hướng kích thích Có hướng Vô hướng Tốc độ cảm ứng Phản ứng chậm hơn vì liên quan Phản ứng nhanh hơn chỉ liên quan tới tới hoocmon và sự sinh trưởng của sức căng trương nước và đồng hồ sinh tế bào học Hình thức biểu Hướng sáng, hướng nước, hướng ứng động sinh trưởng (vận động theo hiện hoá,hướng trọng lực, hướng tiếp sức trương nước), ứng động không sinh xúc trưởng (vận động theo nhịp điệu đồng hồ sinh học) Cơ chế chung Do tốc độ sinh trưởng không đồng ứng động sinh trưởng xuất hiện do tốc đều của các TB tại 2 phía đối diện độ sinh trưởng không đồng đều của các nhau của cơ quan( thân , cành, rễ) TB tại 2 phía đối diện nhau của cơ quan (lá, cánh hoa) ứng động không sinh trưởng do biến đổi sức trương nước củacác TB Vai trò chung Giúp cây thích ứng với sự biến Là phản ứng thích nghi đa dạng của cơ động có hướng của môi trường thể TV đối với biến động vô hướng của môi trường. Câu 7: a. Giải thích hiện tượng tự vệ ở cây trinh nữ? b. Mô tả thí nghiệm chứng minh tính hướng đất (hướng trọng lực) của cây? Giải thích kết quả quan sát được. ĐA. a. Hiện tượng tự vệ ở cây trinh nữ: - Khi có kích thích chạm vào lá, các lá chét khép lại, cuống cụp xuống. - Lá khép cụp xuống do thể gối ở cuống lá và gốc lá chét mất nước làm giảm sức trương. Nguyên nhân là do K+ đi ra khỏi không bào làm giảm áp suất thẩm thấu gây mất nước (tương tự như cơ chế đóng mở khí khổng) b. - Thí nghiệm: Cho hạt đậu đã nảy mầm vào bên trong ống trụ bằng giấy dài 2 – 3cm nằm ngang. Sau một thời gian dễ và thân dài ra khỏi ống trụ. Quan sát hiện tượng. - Kết quả: Rễ quay hướng xuống dưới, thân hướng lên trên - Giải thích: Do sự phân bố lượng auxin không đều ở hai phía + Ở thân auxin phân bố nhiều ở mặt dưới, kích thích sinh trưởng dãn dài của tế bào mạnh hơn => cây cong lên trên + Ở rễ nhảy cảm hơn với auxin nên mặt dưới phân bố nhiều auxin làm ức chế sinh trưởng của rễ, mặt trên ít auxin nên sinh trưởng nhanh hơn => đẩy rễ cong xuống dưới Câu 8: Nguyên nhân gây ra hướng động và cơ chế chung của hướng động. Trả lời. + Nguyên nhân gây ra hướng động là do hooc môn auxin di chuyển từ phía bị kích thích (phía sáng) đến phía không bị kích thích ( phía tối) do đó phía nồng độ auxin cao hơn kích thích tế bà sinh trưởng mạnh hơn. + Cơ chế chung của hướng động ở mức tế bào là sự vận động định hướng do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại 2 phía của cơ quan (thân, rễ) do nồng độ khác nhau của auxin gây nên. Câu 9. 1. Nguyên nhân gây ra hướng động và cơ chế chung của hướng động. 2. Phân biệt ứng động với hướng động. Vai trò của ứng động và hướng động đối với thực vật. ĐA. 1. Nguyên nhân gây ra hướng động và cơ chế chung của hướng động. + Nguyên nhân gây ra hướng động là do hooc môn auxin di chuyển từ phía bị kích thích (phía sáng) đến phía không bị kích thích ( phía tối) do đó phía nồng độ auxin cao hơn kích thích tế bà sinh trưởng mạnh hơn.
  7. + Cơ chế chung của hướng động ở mức tế bào là sự vận động định hướng do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại 2 phía của cơ quan ( thân, rễ) do nồng độ khác nhau của auxin gây nên. 2. Phân biệt ứng động với hướng động. Vai trò của ứng động và hướng động đối với thực vật. Sự khác biệt thể hiện trong hai mặt: Đặc điểm Hướng động Ứng động Hướng kích thích Từ một hướng Từ mọi hướng Thời gian Xảy ra chậm Xảy ra nhanh Vai trò của ứng động và hướng động đối với thực vật: Tất cả các kiểu hướng động và ứng động đều có vai trò giúp cây thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. Câu 10: a. Phân biệt hướng động và ứng động ở thực vật. b. Ánh sáng đơn sắc nào có hiệu quả nhất đối với vận động theo ánh sáng ? ĐA a. b) Phân biệt hướng động & ứng động điểm phân biệt Hướng động ứng động Định nghĩa Là một hình thức phản ứng của một bộ Là hình thức pư của cây trước phận của cây trước một tác nhân một tác nhân KT không định KTtheo một hướng xác đinh hướng Hướng kích thích Có hướng Vô hướng Tốc độ cảm ứng Phản ứng chậm hơn vì liên quan tới Phản ứng nhanh hơn chỉ liên hoocmon và sự sinh trưởng của tế bào quan tới sức căng trương nước và đồng hồ sinh học Hình thức biểu hiện Hướng sáng, hướng nước, hướng ứng động sinh trưởng (vận động hoá,hướng trọng lực, hướng tiếp xúc theo sức trương nước), ứng động không sinh trưởng (vận động theo nhịp điệu đồng hồ sinh học) Cơ chế chung Do tốc độ sinh trưởng không đồng đều ứng động sinh trưởng xuất hiện của các TB tại 2 phía đối diện nhau của do tốc độ sinh trưởng không cơ quan( thân , cành, rễ) đồng đều của các TB tại 2 phía đối diện nhau của cơ quan (lá, cánh hoa) ứng động không sinh trưởng do biến đổi sức trương nước củacác TB Vai trò chung Giúp cây thích ứng với sự biến động có Là phản ứng thích nghi đa hướng của môI trường dạngcủa cơ thể TVđối với biến động vô hướng của môi trường. b. Ánh sáng xanh tím, vì ánh sáng này có năng lượng phôtôn lớn nhất. Câu 11: a. Ứng động là gì? Trình bày các kiểu ứng động? b. Phân biệt vận động khép lá – xòe lá ở cây phượng và cây trinh nữ? ĐA: a. - Ứng động là hình thức vận động của cây trước một tác nhân kích thích không định hướng. - Có 2 kiểu: + Ứng động không sinh trưởng: Là các vận động không có sự phân chia và lớn lên của tế bào của cây, chỉ liên quan đến sức trương nước, xảy ra sự lan truyền kích thích, có phản ứng nhanh ở các miến chuyên hóa của cơ quan. + Ứng động sinh trưởng: Là các vận liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây. Thường là các vận động theo đồng hồ sinh học. b. Điểm phân biệt Vận động khép lá – xòe lá ở cây Vận động khép lá – xòe lá ở cây
  8. trinh nữ phượng Bản chất Vận động không sinh trưởng Vận động sinh trưởng Tác nhân kích Do sự thay đổi sức trương nước của Do tác động của auxin nên ảnh hưởng thích tế bào chuyên hóa nằm ở cuống lá, đến sự sinh trưởng không đều ở mặt không liên quan đến sự sinh trưởng trên và mặt dưới của lá Tính chất biểu Nhanh hơn Chậm hơn hiện Không có tính chu kì Có tính chu kì Ý nghĩa Giúp lá không bị tổn thương khi có Giúp lá xòe ra khi có ánh sáng để tác động cơ học quang hợp và khép lại vào đêm để giảm thoát hơi nước. Câu 12: a) Vận động tự vệ của cây trinh nữ là hình thức cảm ứng nào? Giải thích? b) Phân biệt hướng động và ứng động ? ĐA a) Vận động tự vệ của cây trinh nữ là kiểu ứng động không sinh trưởng (vận động theo sự trương nước) Giải thích :- Lá cây trinh nữ thường xoè các lá chét thành một mặt phẳng do sức trương nứơc trong tế bào - Khi vật chạm vào lá các lá chét khép lại, cuống cụp xuống do thể gối ở cuống lá& gốc lá chét giảm sút sức trương, ion K+ đi ra khỏi không bào gây mất nước, giảm ASTT b) Phân biệt hướng động & ứng động điểm phân biệt Hướng động ứng động Định nghĩa Là một hình thức pư của một bộ Là hình thức pư của cây trước một tác nhân phận của cây tước một tác nhân KT không định hướng KT theo một hướng xác đinh Đặc điểm Phản ứng chậm hơn Phản ứng nhanh hơn Hình thức biểu Hướng sáng, hướng nước, hướng ứng động sinh trưởng (vận động theo sức hiện hoá,hướng trọng lực, hướng tiếp trương nước), ứng động không sinh trưởng xúc (vận động theo nhịp điệu đồng hồ sinh học) Cơ chế chung Do tốc độ sinh trưởng không ứng động sinh trưởng xuất hiện do tốc độ đồng đều của các TB tại 2 phía sinh trưởng không đồng đều của các TB tại đối diện nhau của cơ quan (thân, 2 phía đối diện nhau của cơ quan (lá, cánh cành, rễ) hoa) ứng động không sinh trưởng do biến đổi sức trương nước trong các TB hoặc do lan truyền KTcơ học hay hoá chất gây ra Vai trò chung Giúp cây thích ứng với sự biến Là phản ứng thích nghi đa dạngcủa cơ thể động của điều kiện môi trường TVđối với môi trường luôn biến đổi để tồn tại & phát triển Câu 13: Phân biệt vận động khép lá - xòe lá ở cây me và cây trinh nữ. ĐA Khép – xòe lá ở cây me Cụp xòe lá ở cây trinh nữ Bản chất Là loại ứng động sinh trưởng Là kiểu ứng động không sinh trưởng Tác nhân Ánh sáng Sự va chạm cơ học Cơ chế Do tác động của auxin dẫn đến sự sinh Do sự thay đổi sức trương của nước ở trưởng không đều ở mặt trên và mặt dưới của tế bào chuyên hóa nằm ở cuống lá, lá. không liên quan tới sự sinh trưởng Tính chất - Biểu hiện chậm - Biểu hiện nhanh biểu hiện - Có tính chu kỳ - Không có tính chu kì Ý nghĩa Giúp lá xòe ra khi có ánh sáng để quang hợp Giúp lá không bị tổn thương khi có và cụp lại khi tối để giảm thoát hơi nước tác động cơ học
  9. Câu 14: Ứng động là gì? Gồm những dạng nào? Phân biệt các kiểu ứng động ở Thực vật? ĐA: a. Khái niệm ứng động: b. Các dạng ứng động c. Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng: Tiêu chí Ứng động sinh trưởng Ứng động không sinh trưởng Ví dụ Sự nở và khép cánh hoa ở cây hoa Sự cụp và xòe lá ở cây trinh nữ thược dược Biểu hiện Chậm hơn và có tính chu kì Nhanh, rõ rệt hơn và không có tính chu kỳ Cơ chế Ảnh hưởng của auxin dẫn đến sự Không kiên quan đến sự sinh trưởng, mà sinh trưởng không đều ở mặt trên do biến đổi hàm lượng nước trong TB và mặt dưới cánh hoa chuyên hóa D. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT Câu 1: Trong mã hóa thông tin thần kinh thì các thông tin về cường độ kích thích sẽ được mã hoá theo những cách nào? Trong lúc nơron đang nghỉ ngơi, nếu dùng 1 vi điện cực kích thích vào bao miêlin của sợi trục hoặc vào điểm giữa sợi trục không có bao miêlin thì xung thần kinh sẽ dẫn truyền như thế nào? Vì sao? ĐA: * Có 2 cách mã hoá: - Cách mã hoá thứ nhất phụ thuộc vào ngưỡng kích thích của các nơron. - Cách mã hoá thứ hai phụ thuộc vào tần số xung thần kinh. * Kết quả của kích thích - Kích thích vào bao miêlin của sợi trục: Không xuất hiện xung thần kinh vì bao mielin có tính chất cách điện nên không có khả năng hưng phấn. - Với sợi trục không có bao mielin: Xung thần kinh sẽ truyền đi theo 2 hướng vì nơron thần kinh đang ở trạng thái nghỉ ngơi nên không có vùng trơ tuyệt đối ngăn cản. Câu 2: Xináp là gì? Các thành phần của một xináp hóa học? Sự khác nhau giữa lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin và trên sợi thần kinh không có bao miêlin? ĐA: - Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với tế bào khác như tế bào cơ, tế bào tuyến - Thành phần cấu tạo xináp hoá học: Màng trước, màng sau, khe xináp, chùy xináp có các túi chứa các chất trung gian hoá học Trên sợi không có bao miêlin Trên sợi có bao miêlin - Dẫn truyền liên tục trên sợi trục, tốc độ - Dẫn truyền nhảy cóc từ eo ranvie này đến eo lan truyền chậm ranvie khác, tốc độ lan truyền nhanh - Tốn nhiều năng lượng cho bơm Na+/K+ - Tốn ít năng lượng cho bơm Na + /K + . Câu 3: a. Hãy cho biết cơ sở thần kinh của tập tính? b. Phân biệt hai hình thức học tập của động vật là học ngầm và học khôn? ĐA: a.- Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ - Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện b.- Học ngầm là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học. Sau này, khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện giúp động vật giải quyết được các tình huống tương tự. - Học khôn là kiểu học có chủ định, có chú ý nên trước một vấn đề mới sinh vật biết phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết các vấn đề đó Câu 4: Trình bày cơ chế truyền tin qua xináp? Tại sao tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều từ màng trước ra màng sau mà không theo chiều ngược lại? ĐA: * Cơ chế truyền tin qua xináp - Xung TK truyền đến tới chuỳ xináp làm Ca2+ từ dịch mô đi vào chuỳ xináp - Ca2+ làm các bóng chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian qua khe xináp đến màng sau - Chất trung gian hoá học tới gắn với các thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện xung TK ở màng sau. xung TK hình thành tiếp tục truyền đi tiếp
  10. * Truyền tin truyền qua xináp chỉ theo một chiều vì: Chỉ ở chuỳ xináp mới có các bóng xináp chứa các chất trung gian hoá học, chỉ màng sau xináp mới có các thụ quan tiếp nhận các chất này Câu 5: Các thông tin về cường độ kích thích sẽ được mã hoá theo những cách nào? Trong lúc nơron đang nghỉ ngơi, nếu dùng 1 vi điện cực kích thích vào bao miêlin của sợi trục hoặc vào điểm giữa sợi trục không có bao miêlin thì xung thần kinh sẽ dẫn truyền như thế nào? Vì sao? ĐA: * Có 2 cách mã hoá: - Cách mã hoá thứ nhất phụ thuộc vào ngưỡng kích thích của các nơron. - Cách mã hoá thứ hai phụ thuộc vào tần số xung thần kinh. * Kết quả của kích thích - Kích thích vào bao miêlin của sợi trục: Không xuất hiện xung thần kinh vì bao miêlin có tính chất cách điện nên không có khả năng hưng phấn. - Với sợi trục không có bao miêlin: Xung thần kinh sẽ truyền đi theo 2 hướng vì nơron thần kinh đang ở trạng thái nghỉ ngơi nên không có vùng trơ tuyệt đối ngăn cản. Câu 6: Nêu ứng dụng của tập tính động vật đối với đời sống con người. ĐA: Ứng dụng: - Chọn lọc, thuần dưỡng nhiều động vật hoang rã thành gia súc ngày nay - Những loài thú hoang rã được thuần hóa sử dụng tập tính săn mồi của chúng để bắt chuột, trông coi nhà cửa - Nuôi, gây phát triển nhiều loài côn trùng có lợi (thiên địch) để tiêu diệt sâu hại cây trồng - Tạo ra những cá thể đực bất thụ ở nhiều loài côn trùng gây hại, chúng có khả năng giao phối nhưng không có khả năng sinh sản Câu 7: Giải thích cơ chế truyền tin qua xinap hóa học. Tại sao mặc dù có cả xinap điện lẫn xinap hóa học, nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hóa học ? ĐA: * Khi điện thế hoạt động truyền đến tận cùng của mỗi sợi thần kinh, tới các chùy xinap sẽ làm thay đổi tính thấm đối với Ca2+, Ca2+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch bào ở chùy xinap. - Ca2+ vào làm vỡ các bóng chứa chất trung gian hóa học axetincolin, giải phóng các chất này vào khe xinap. - Axetincolin sẽ gắn vào các thụ thể trên màng sau xinap và làm xuất hiện điện thế hoạt động ở tế bào sau xinap. * Đại bộ phận là xinap hoá học vì xinap hóa học có các ưu điểm sau: - Việc truyền thông tin qua xinap hóa học dễ được điều chỉnh hơn so với ở xinap điện nhờ sự điều chỉnh lượng chất truyền tin được tiết vào khe xinap. - Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều - Chất trung gian hóa học khác nhau ở mỗi xinap gây ra các đáp ứng khác nhau. Câu 8. 1. Sự phân bố các ion hai bên màng nơron ở trạng thái nghỉ như thế nào? Nêu các yếu tố giúp duy trì điện thế nghỉ. 2. Giải thích hiện tượng xung thần kinh truyền trong cung phản xạ chỉ theo một chiều? ĐA. 1. a) Sự phân bố các ion trên màng nơron ở trạng thái nghỉ: . Bên ngoài: [K+] thấp hơn, [Na+] cao hơn, [Cl-] cao hơn, [các anion khác] rất thấp. . Bên trong: [K+] cao hơn, [Na+] thấp hơn, [Cl-] thấp hơn, [các anion khác] cao hơn. b) Các yếu tố giúp duy trì điện thế nghỉ: . Kênh K+ chỉ mở hé, lực hút của các ion âm trong màng => K+ đi ra không nhiều. . Bơm Na+/K+ chuyển Na+ ra, K+ vào (theo tỉ lệ 3Na+/2K+) => đuy trì ổn định tương đối điện thế nghỉ. 2. Giải thích: - Một cung phản xạ đơn giản có 3 nơ ron và 3 xinap tham gia. Xung thần kinh truyền từ từ cơ quan thụ cảm theo sợi hướng tâm, qua nơron trung gian, đến cơ quan đáp ứng. - Xung thần kinh truyền qua xinap theo một chiều (từ màng trước đến màng sau ) xẩy ra ở loại xinap hóa học => xung thần kinh truyền trong cung phản xạ chỉ theo một chiều. - Sở dĩ như vậy là do đặc điểm cấu tạo của xinap hóa học: * chỉ trong chùy xinap chứa chất trung gian
  11. hóa học, * chỉ trên màng sau có thụ thể tiếp nhận tín hiệu. (không bắt buộc nêu: xinap điện cho phép xung TK dẫn truyền 2 chiều) Câu 9. a. Một số cơ trơn có khả năng hoạt động tự động . Đó là nó hoạt động không cần kích thích bên ngoài nào. Để giải thích khả năng hoạt động tự động của cơ trơn thì phải dựa vào nững gì bạn biết về điện thế màng? b. Nếu bạn có 2 sợi dây TK cùng đường kính, nhưng 1 bị melin hoá còn 1 thì không. Vậy dây TK nào tạo điện thế hoạt động có hiệu quả năng lượng hơn? ĐA. a.- TB cơ trơn hoạt động tự động -> phải khử cực tự động để gây điện thế hoạt động. - Điện thế hoạt động phát ra một cách tự động nếu tính thấm với Na tăng. - Một ít Na xâm nhập vào TB cơ trơn gây khử cực nhẹ ở màng sinh chất. - Khử cực nhẹ có thể làm mở cổng Na và từ đó gây khử cực mạnh hơn-> gây điện thế hoạt động. b.Điện thế hoạt động chạy trên dây TK bị mêlin hoá sẽ có hiệu quả năng lượng cao hơn, vì: - Điện thế hoạt động được lan truyền theo cách nhảy vọt và được hình thành ở eo Ranvie. - So với dây TK bị miêlin hoá thì bơm Na/K ở dây không bị miêlin hoá sẽ bị hoạt động nhiều hơn-> tốn nhiều năng lượng hơn. Câu 10: a) Nêu những điểm khác biệt giữa sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục với sự dẫn truyền xung thần kinh qua xináp hóa học. b) Ở trẻ em, nếu chế độ dinh dưỡng thiếu iốt kéo dài thì thường có biểu hiện suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển. Giải thích. c) Ở người, vì sao khi bị tràn dịch màng phổi thì sẽ ngạt thở, dễ dẫn đến tử vong? d) Vì sao các loài động vật bậc thấp thường hoạt động theo bản năng là chủ yếu? ĐA: a. Dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục Dẫn truyền xung thần kinh qua xináp Tốc độ nhanh Tốc độ chậm hơn Có thể dẫn truyền theo hai hướng ngược Luôn dẫn truyền theo một chiều từ màng nhau bắt đầu từ một điểm kích thích trước ra màng sau xináp Dẫn truyền theo cơ chế điện Dẫn truyền theo cơ chế điện - hóa - điện Cường độ xung luôn ổn định suốt chiều dài Cường độ xung có thể bị thay đổi khi đi sợi trục. qua xináp. Kích thích liên tục có thể làm cho xung qua Kích thích liên tục không làm ngừng xung xináp bị ngừng (mỏi xináp) b. + Tyroxin là hooc môn sinh trưởng, có chức năng tăng cường chuyển hóa cơ bản ở tế bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Đối với trẻ em, tyroxin còn có vai trò kích thích sự phát triển đầy đủ của các tế bào thần kinh, đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của não bộ. + Trẻ em thiếu iốt dẫn đến thiếu tyroxin làm cho tốc độ chuyển hóa cơ bản của các tế bào giảm xuống, cơ thể sinh trưởng và phát triển chậm, biểu hiện các triệu chứng suy dinh dưỡng; hệ thần kinh phát triển không hoàn thiện dẫn đến hoạt động kém, biểu hiện chậm phát triển trí tuệ, c. + Các loài động vật bậc thấp thường có hệ thần kinh kém phát triển, vòng đời ngắn. + Hệ thần kinh kém phát triển nên khả năng lưu giữ thông tin không nhiều → khả năng hình thành các tập tính học được là rất hạn chế. + Vòng đời ngắn → sự cũng cố các tập tính học được cũng khó thực hiện được → Hoạt động của động vật bậc thấp chủ yếu dựa vào các tập tính bẩm sinh. + Sử dụng loại tập tính sẽ có ưu điểm là nhanh, đơn giản, không tiêu tốn nhiều năng lượng và không cần phải học, nhưng có hạn chế là kém linh hoạt → giảm khả năng thích nghi của loài. Câu 11: Giải thích cơ chế truyền tin qua xinap hóa học ở người và động vật. Tại sao mặc dù có cả xinap điện lẫn xinap hóa học, nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hóa học? ĐA: Giải thích cơ chế truyền tin qua xinap hóa học. Tại sao mặc dù có cả xinap điện lẫn xinap hóa học, nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hóa học? * Cơ chế dẫn truyền xung thần kinh qua xinap: Khi điện thế hoạt động tới đầu cùng của xinap gây khử cực màng sinh chất, làm mở kênh điện dẫn đến giải phóng Ca2+ vào trong chuỳ xinap. Ca2+ làm bóng
  12. tải gắn kết với màng và giải phóng chất truyền tin axetincolin vào khe xinap. Chất truyền tin sau đó được gắn vào thụ thể trên màng sau xinap làm xuất hiện thế điện động ở tế bào sau xinap. * Ưu điểm của xinap hoá học: - Việc truyền thông tin tại xinap hoá học dễ được điều chỉnh hơn so với ở xinap điện, nhờ điều chỉnh lượng chất truyền tin được tiết vào khe xinap. Ngoài ra, mức độ đáp ứng với tín hiệu ở màng sau xinap cũng dễ được điều chỉnh hơn. - Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều. - Chất trung gian hóa học khác nhau ở mỗi xinap gây ra các đáp ứng khác nhau. Câu 12: Nêu và giải thích sự khác nhau giữa sự dẫn truyền xung thần kinh trong một cung phản xạ và trên một sợi trục? ĐA: - Trong 1 sợi trục thần kinh, nếu kích thích ở 1 điểm bất kì thì xung thần kinh sẽ lan truyền theo cả 2 chiều. Vì: Cả 2 bên của điểm bị kích thích, màng vẫn ở trạng thái nghỉ nên dòng điện động xuất hiện sẽ kích thích cả 2 bên màng làm thay đổi tính thấm và nơi này sẽ xuất hiện điện hoạt động. Cứ như vậy, xung thần kinh được lan truyền theo cả 2 chiều. - Trong 1 cung phản xạ thì xung thần kinh truyền theo 1 chiều từ cơ quan thụ cảm theo nơron hướng tâm về trung ương, qua nơron trung gian chuyển sang nơron li tâm đến cơ quan đáp ứng. Vì: Khi qua xinap, xung thần kinh chỉ truyền theo 1 chiều nhất định nhờ chất môi giới trung gian được giải phóng từ cúc xinapcủa nơron trước, sẽ được các thụ thể ở màng sau xinap tiếp nhận và xung thần kinh tiếp tục được truyền đi. Câu 13: Dựa vào đặc điểm cấu tạo và sự dẫn truyền hưng phấn qua xi náp, hãy giải thích tác dụng của các loại thuốc atropin đối với người và dipteric đối với giun ký sinh trong hệ tiêu hóa của lợn. ĐA: - Dùng thuốc atropin phong bế màng sau xi náp sẽ làm mất khả năng nhận cảm của màng sau xinap với chất axetylcolin, do đó làm hạn chế hưng phấn và làm giảm co thắt nên có tác dụng giảm đau - Thuốc tẩy giun sán dipterec khi được lợn uống vào ruột, thuốc sẽ ngấm vào giun sán và phá hủy enzim colinesteraza ở các xi náp. Do đó sự phân giải axetylcolin không xảy ra. Axetylcolin tích tụ nhiều ở màng sau xi nap gây hưng phấn liên tục, cơ của giun sán co liên tục làm chúng cứng đờ không bám vào được niêm mạc ruột, bị đẩy ra ngoài Câu 14: a. Dựa vào đặc điểm cấu tạo và sự dẫn truyền hưng phấn qua xináp. Hãy giải thích tác dụng của thuốc atrôpin đối với người. b. Axêtilcôlin là chất trung gian hóa học có ở chùy xináp của nơron đối giao cảm và nơron vận động. Hãy nêu 2 cách tác động khác nhau của axêtilcôlin lên màng sau xináp ở hai loại nơron trên và ý nghĩa của nó. c. Morphin (có tác dụng tương tự endorphin, một chất được sản sinh trong não người, có tác dụng giảm đau, giảm căng thẳng) được dùng làm thuốc giảm đau trong y tế, thuốc này đồng thời gây nghiện. Hãy giải thích cơ chế giảm đau và cơ chế gây nghiện của morphin. ĐA: a. Dùng thuốc atropin phong bế màng sau xináp sẽ làm mất khả năng cảm nhận của màng sau xi náp với chất axetylcolin -> hạn chế hưng phấn -> giảm co thắt -> giảm đau. b. - Với xináp đối giao cảm ở tim + Axêtilcôlin sau khi gắn vào thụ thể ở màng sau đã làm mở kênh K+, làm cho K+ đi ra do đó ngăn cản điện thế hoạt động xuất hiện. + Ý nghĩa: làm tim giảm nhịp co và giảm lực co. - Với xináp của cung phản xạ vận động: + Axêtilcôlin sau khi gắn vào thụ thể ở màng sau đã làm mở kênh Na +, làm cho Na+ đi từ ngoài vào trong gây nên khử cực và đảo cực do đó làm xuất hiện điện thế hoạt động. + Điện thế hoạt động xuất hiện ở màng sau xinap làm cho cơ vân co, gây nên các cử động theo ý muốn. c. - Morphin kết hợp với thụ thể của endorphin → có tác dụng giảm đau tương tự endorphin. - Khi sử dụng morphin → cơ thể giảm hoặc dừng sản xuất endorphin → lệ thuộc vào nguồn cung bên ngoài → nghiện thuốc.
  13. Câu 15: a. Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động của nơron sẽ như thế nào trong mỗi trường hợp sau? Giải thích. - Trường hợp 1: Ăn mặn làm tăng nồng độ Na+ ở dịch ngoại bào. - Trường hợp 2: Sử dụng một loại thuốc làm bất hoạt kênh K+. b. Nêu vai trò sinh lý của các hoocmôn đã tác động đến sự phát triển qua biến thái hoàn toàn ở sâu bọ. ĐA: a. - Trường hợp 1: + Điện thế nghỉ không thay đổi. Giải thích: Độ lớn của điện thế nghỉ phụ thuộc vào lượng K + từ trong ra ngoài màng chứ không phụ thuộc nồng độ Na+ ngoài màng. + Điện thế hoạt động tăng. Giải thích: Nồng độ Na+ bên ngoài tăng, khi có kích thích lượng Na+ đi vào nhiều hơn làm trong màng tăng giá trị dương trong pha đảo cực. - Trường hợp 2: + Điện thế nghỉ không có. Giải thích: Bất hoạt kênh K+ làm cho K+ không đi từ trong ra ngoài được. + Điện thế hoạt động không có. Giải thích: Do không có điện thế nghỉ, mặt khác kênh K + bị bất hoạt nên khi có kích thích không có khử cực, đảo cực và tái phân cực. b. - Ecđixơn kích thích lớp biểu bì tạo vỏ kitin ngay dưới lớp vỏ kitin cũ cho nên gây lột xác nhiều lần nhưng do nồng độ juvenin trong máu cao, ngăn cản quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm. - Khi sâu lớn lên, nồng độ juvenin trong máu giảm dần và khi giảm tới mức giới hạn thì không còn tác dụng ức chế nữa nên ecđixơn kích thích sâu biến thành nhộng và bướm. Câu 16: Trình bày chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh động vật? ĐA: Hệ thần kinh của ĐV tiến hóa từ dạng chưa có đến có, từ hệ thần kinh dạng lưới đến hệ TK dạng chuỗi, hạch và HTK dạng ống. Trong quá trình tiến hóa của HTK, có 4 cu hướng tiến hóa chính: - Số lượng TBTK ngày càng nhiều và được tổ chức theo hướng tập trung hóa nhờ đó có sự phối hợp hoạt động giữa các TB ngày càng hiệu quả - Hệ TK chuyển từ đối xứng tỏa tròn sang đối xứng 2 bên - Hiện tượng đầu hóa ngày càng rõ tức là có sự tập trung các TBTK lên đầu tạo thành não bộ - Song song với xu hướng tập trung các TBTK thì có sự phân hóa cấu tạo, chuyên hóa chức năng ngày càng sâu sắc, phản ứng của cơ thể ngày càng nhanh chóng, chính xác và khoa học Câu 17: Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động của nơron sẽ như thế nào trong mỗi trường hợp sau? Giải thích. - Trường hợp 1: Ăn mặn làm tăng nồng độ Na+ ở dịch ngoại bào. - Trường hợp 2: Sử dụng một loại thuốc làm bất hoạt kênh K+. ĐA: - Trường hợp 1: + Điện thế nghỉ không thay đổi. Giải thích: Độ lớn của điện thế nghỉ phụ thuộc vào lượng K + từ trong ra ngoài màng chứ không phụ thuộc nồng độ Na+ ngoài màng. + Điện thế hoạt động tăng. Giải thích: Nồng độ Na+ bên ngoài tăng, khi có kích thích lượng Na+ đi vào nhiều hơn làm trong màng tăng giá trị dương trong pha đảo cực. - Trường hợp 2: + Điện thế nghỉ không có. Giải thích: Bất hoạt kênh K+ làm cho K+ không đi từ trong ra ngoài được. + Điện thế hoạt động không có. Giải thích: Do không có điện thế nghỉ, mặt khác kênh K + bị bất hoạt nên khi có kích thích không có khử cực, đảo cực và tái phân cực. Câu 18: Người ta kích thích sợi trục của nơron và ghi được đồ thị điện thế hoạt động như sau (A)
  14. Giả sử sau đó tiến hành 3 thí nghiệm độc lập: + TNo 1: Kích thích sợi trục của nơron sau khi làm giảm nồng độ K+ trong nơron. + TNo 2: Kích thích sợi trục của nơron sau khi làm tăng nồng độ K+ trong nơron. + TNo 3: Kích thích sợi trục của nơron với cường độ kích thích nhỏ hơn lúc đầu. Hãy cho biết, thí nghiệm nào trong 3 thí nghiệm nêu trên gây nên sự thay đổi từ đồ thị điện thế hoạt động A (đường cong nét liền) sang đồ thị điện thế hoạt động B (đường con nét đứt quãng). Giải thích tại sao? ĐA: TNo 1: Gây nên sự thay đổi đồ thị từ A sang B + Giải thích: - Giảm K+ làm giảm chênh lệch điện thế ở 2 bên màng, giảm giá trị điện thế nghỉ (từ 70 mV còn 50 mV) và điện thế hoạt động. - Tăng K+ làm tăng giá trị điện thế nghỉ và điện hoạt động - Giảm cường độ kích thích chỉ làm giảm tần số xung thần kinh Câu 19: a. Đặc điểm về phản xạ ở động vật. b. Khi con người lâm vào tình trạng căng thẳng, sợ hãi hay tức giận thì loại hoocmon nào tiết ra ngay? Hoocmon đó ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của tim ? ĐA: 1. Đặc điểm của phản xạ : - Động vật có hệ thần kinh cấu tạo càng phức tạp thì số lượng các phản xạ càng nhiều và phản ứng càng chính xác ( hiệu quả). - Cách thức phản ứng càng đa dạng phong phú. - Số lượng nơron tham gia vào cung phản xạ càng nhiều. - Mức độ tiêu tốn năng lượng khi thực hiện phản xạ càng ít. 2. Hoocmon tiết ra ngay là chất hóa học trung gian axêtincôlin, được giải phóng từ các chùy xinap thần kinh. Ảnh hưởng hoạt động của tim: + Mới đầu axêtincôlin được giải phóng ở chùy xinap thần kinh – cơ tim, kích thích màng sau xinap mở kênh K+ , dẫn đến giảm điện thế hoạt động của cơ tim nên tim ngừng đập. + Sau đó, axêtincôlin ở chùy xinap thần kinh – cơ tim cạn, chưa kịp tổng hợp ; trong khi đó axêtincôlin tại màng sau xi náp đã phân hủy ( do enzim) nên tim đập trở lại nhờ tính tự động. Câu 20: a. Nêu đặc điểm của quá trình truyền tin qua xináp hoá học. b. Hãy cho biết, sự dẫn truyền xung thần kinh ở dây giao cảm và đối giao cảm thì ở dây thần kinh nào sẽ nhanh hơn? Tại sao? ĐA. a. Đặc điểm của quá trình truyền tin qua xináp hoá học: - Truyền tin qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước màng sau. - Muốn xung thần kinh được truyền qua xináp phải có sự tham gia của các chất môi giới thần kinh với một lượng nhất định.
  15. - Tại chuỳ xináp có hệ thống các enzim tham gia vào viếc tổng hợp các chất môi giới thần kinh.Tại khe và màng sau xináp có các enzim vận chuyển và phân huỷ chất môi giới thần kinh. - thông tin đi qua xináp bị chậm lại - Tần số xung thân kinh có thể thay đổi khi đi qua xináp - Hiện tượng cộng gộp: Kích thích với cường độ dưới ngưỡng vào dây thần kinh chi phối cơ không làm cơ co, nhưng nếu kích thích với cường độ dưới ngưỡng liên tục với tần số cao sẽ gây co cơ. - Xináp có thể bị tác động bởi một số chất gây ảnh hưởng tới chức năng của xináp. b. Truyền xung ở dây đối giao cảm sẽ nhanh hơn dây giao cảm vì: Tốc độ truyền xung trên sợi thần kinh phụ thuộc vào đường kính của sợi trục thần kinh và phụ thuộc chủ yếu là có hay không có bao mielin (truyển theo kiểu nhảy cóc). Ở dây thần kinh giao cảm có sợi truớc hạch ngắn có bao mielin và sợi sau hạch dài không có bao mielin còn ở dây thần kinh đối giao cảm thì sợi trước hạch dài co bao mielin và sợi sau hạch ngắn không có bao mielin vì vậy mà dây thần thần kinh đối giao cảm có tốc độ dẫn truyền nhanh hơn Câu 21. 1. Xinap là gì ? Liệt kê các kiểu xinap và các thành phần cấu tạo nên xinap hoá học? 2. Tại sao những người bị hạ canxi huyết lại bị mất cảm giác? 3. Chất trung gian hoá học có vai trò như thế nào trong lan truyền xung động thần kinh qua xinap? 4. Tại sao atropin lại có khả năng làm giảm đau ở người? ĐA. 1.- Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh này với tế bào khác. - Các kiểu xinap: Thần kinh - thần kinh ; thần kinh - cơ; thần kinh tuyến. - Thành phần cấu tạo xinap hoá học: Màng trước, màng sau, khe xinap, chuỳ xinap. Chuỳ xinap có các túi chứa các chất trung gian hoá học 2. Những người bị hạ canxi huyết lại bị mất cảm giác: - Ca++ có tác dụng giải phóng chất môi giới thần kinh từ cúc xinap ra khe xinap => tác động vào màng sau của khe xi náp => xuất hiện điện động trên màng sau của xinap. - Thiếu Ca ++ => quá trình giải phóng chất môi giới giảm => xung thần kinh không truyền qua các noron => không có cảm giác. 3. - Vai trò của chất trung gian hoá học: Làm thay đổi tính thấm ở màng sau khe xináp và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp 4. atropin làm giảm đau vì: nó có khả năng phong bế màng sau làm mất khả năng tác động của axetin colin, do đó làm hạn chế hưng phấn và làm giảm co thắt => giảm đau Câu 22: a. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ? Có nhận xét gì về điện thế nghỉ ở các tế bào khác nhau? Giải thích? b. Phản xạ và cảm ứng có gì giống và khác nhau? Có phải ở tất cả các đối tượng động vật đều có phản xạ không? Tại sao? ĐA. a.- Cơ chế hình thành điện thế nghỉ + Nồng độ K+ trong dịch bào lớn hơn ngoài bào dịch mô còn Na+ thì ngược lại + Các ion có xu hướng di chuyển theo gradien nồng độ + Ở trạng thái nghỉ màng chỉ cho phép K+ đi ra ngoài, kênh Na+ vẫn đóng (tính thấm chọn lọc) + Kết quả bên trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện dương => xuất hiện điện thế nghỉ + Điện thế nghỉ còn dược đảm bảo nhờ hoạt động của bơm Na+/K+ - Ở các tế bào khác nhau thì điện thế nghỉ cũng khác nhau Giải thích: Sự khác nhau đó do tính thấm của màng, sự chênh lệch nồng độ ion 2 bên màng, hoạt động của bơm Na+/K+ b.– Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời lại kích thích của môi trường có sự tham gia của hệ thần kinh,phản xạ gồm 5 khâu, thiếu 1 khâu không được coi là phản xạ - Cảm ứng là phản ứng của cơ thể để trả lời lại kích thích. Như vậy phản xạ là một hình thức của cảm ứng. - Không phải tất cả các động vật đều có phản xạ vì ở động vật nguyên sinh chưa có hệ thần kinh, ở một số dạng động vật khác có hình thức cảm ứng đơn giản, không đủ các khâu của phản xạ
  16. Câu 23. 1. Sự khác nhau giữa lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh và trong cung phản xạ? 2. Hãy cho biết, sự dẫn truyền xung thần kinh ở dây giao cảm và đối giao cảm thì ở dây thần kinh nào sẽ nhanh hơn? Tại sao? ĐA. 1. Trên sợi thần kinh Trong cung phản xạ - Hướng dẫn truyền theo 2 - Hướng dẫn truyền theo một chiều nhất định từ cơ quan thụ chiều kể từ nơi kích thích cảm đến trung ương thần kinh rồi đến cơ quan trả lời. 2. Truyền xung ở dây đối giao cảm sẽ nhanh hơn dây giao cảm vì: - Tốc độ truyền xung trên sợi thần kinh phụ thuộc vào đường kính của sợi trục thần kinh và phụ thuộc chủ yếu là có hay không có bao mielin (truyền theo kiểu nhảy cóc). - Ở dây thần kinh giao cảm có sợi truớc hạch ngắn có bao mielin và sợi sau hạch dài không có bao mielin còn ở dây thần kinh đối giao cảm thì sợi trước hạch dài co bao mielin và sợi sau hạch ngắn không có bao mielin vì vậy mà dây thần thần kinh đối giao cảm có tốc độ dẫn truyền nhanh hơn Câu 24. Sự khác nhau giữa lan truyền xung thần kinh: a. trên sợi thần kinh có bao mielin và trên sợi trục thần kinh không có baomielin? b. trên sợi thần kinh và trong cung phản xạ? Đáp án: a. Trên sợi không có bao mielin Trên sợi có bao mielin - Dẫn truyền liên tục trên sợi trục - Dẫn truyền nhảy cóc từ eo ranvie này đến eo ranvie khác. - Tốc độ lan truyền chậm - Tốc độ lan truyền nhanh - Không tốn năng lượng cho bơm Na+/K+ - Tốn năng lượng cho bơm Na +/K+ b. Trên sợi thần kinh Trong cung phản xạ - Hướng dẫn truyền theo 2 chiều kể từ nơi kích - Hướng dẫn truyền theo một chiều nhất định từ thích cơ quan thụ cảm đến trung ương thần kinh rồi đến cơ quan trả lời. Câu 25. Đồ thị sau đây mô tả điện thế hoạt động của một nơron: D C A B E Trình bày chiều dịch chuyển của các ion Na+ và K+ qua màng sợi trục của nơron ở các giai đoạn: AB, BC, CD và DE (Không tính đến hoạt động của bơm Na-K). ĐA. CHIỀU DỊCH CỦA CỦA CÁC ION NA+ VÀ K+ QUA MÀNG NƠRON (NR) - GIAI ĐOẠN AB: NA + KHÔNG DỊCH CHUYỂN QUA MÀNG, K + KHUẾCH TÁN MỘT LƯỢNG NHỎ RA NGOÀI MÀNG. - GIAI ĐOẠN BC: NA + DỊCH CHUYỂN TỪ NGOÀI VÀO TRONG NƠRON, K + KHÔNG DỊCH CHUYỂN. - GIAI ĐOẠN CD: NA+ TIẾP TỤC DỊCH CHUYỂN VÀO TRONG NƠRON, K+ KHÔNG DỊCH CHUYỂN. - GIAI ĐOẠN DE: NA+ KHÔNG DỊCH CHUYỂN, K+ DỊCH CHUYỂN TỪ TRONG NƠRON RA NGOÀI.
  17. E. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT Câu 1: a. Hình thức sinh trưởng của cây một lá mầm và cây hai lá mầm khác nhau như thế nào? b. Giải thích tại sao nếu một giống cà chua có khả năng sinh ra êtilen nhiều hơn bình thường thì sẽ gây bất lợi cho việc vận chuyển cà chua đi xa? Khi thu hoạch cà chua về nhà, người ta thường chọn riêng những quả chín và để cách xa những quả xanh. Việc làm đó nhằm mục đích gì? ĐA: a. Điểm khác nhau: - Đa số cây một lá mầm chỉ có sinh trưởng sơ cấp nên chủ yếu cây sinh trưởng về chiều cao. - Những cây hai lá mầm có cả sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp, nhờ vậy cây không chỉ sinh trưởng về chiều cao mà còn sinh trưởng cả về chiều ngang b.- Bất lợi vì: Lượng êtilen nhiều -> quả chín quá nhanh, bị hỏng khi không kịp tiêu thụ - Chọn riêng quả chín nhằm mục đích: Không cho êtilen khuếch tán ra từ những quả chín xâm nhập vào những quả xanh nhằm hạn chế tốc độ chín ở những quả còn xanh Câu 2: a. Đa số các loài thực vật khí khổng mở vào ban ngày đóng vào ban đêm. Tuy nhiên, một số loài thực vật sống trong điều kiện thiếu nước (cây xương rồng, cây mọng nước ở sa mạc ) khí khổng lại đóng vào ban ngày mở về đêm. Điều này có ý nghĩa gì với chúng. Hãy giải thích cơ chế đóng mở khí khổng của các loài này? b. Khi ta bón các loại phân đạm NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 cho đất trong thời gian dài sẽ làm thay đổi đặc tính nào của đất? Giải thích? ĐA: a. - Ý nghĩa: Giúp cây tiết kiệm nước trong điều kiện thiếu nước. - Cơ chế đóng, mở khí khổng của các loài thực vật sống ở vùng thiếu nước: + Ban ngày nhiệt độ cao, cây bị hạn, hàm lượng axit abxixic trong tế bào khí khổng tăng kích thích các bơm ion hoạt động, đồng thời các kênh ion mở dẫn đến ion rút ra khỏi tế bào => P thẩm thấu của tế bào giảm => giảm sức trương nước => khí khổng đóng. + Ban đêm nhiệt độ thấp, sức trương nước của tế bào khí khổng tăng => khí khổng mở. b. Khi ta bón các loại phân đạm NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 sẽ làm thay đổi độ PH của đất. Vì: + - 2- + + Bón phân NH4Cl, (NH4)2SO4 cây hấp thụ NH4 còn lại môi trường Cl và SO4 sẽ kết hợp với H tạo HCl và H2SO4 dẫn đến môi trường axit. - + - + Bón NaNO3 cây hấp thụ NO3 còn lại Na kết hợp với OH tạo môi trường bazơ Câu 3: Các hoocmôn sinh trưởng có tác động như thế nào đến tính cảm ứng của thực vật? Giải thích? ĐA: - Hoocmôn kích thích sinh trưởng của thực vật có tác động đến tính hướng động và ứng động sinh trưởng ở thực vật - Ở hướng động, auxin có tác động đến hoạt động hướng đất và hướng sáng - Ở ứng động sinh trưởng, auxin và giberêlin có tác động đến vận động quấn vòng, vận động nở hoa, vận động ngủ - thức - Cơ chế: Auxin và giberêlin có tác động đến sự phân chia, lớn lên và kéo dài của các tế bào ở các bộ phận tương ứng trong cơ thể thực vật Câu 4: Sự ra hoa của cây cần điều kiện nào? Trong nông nghiệp để thúc đẩy sự ra hoa của nhiều loại cây trồng, nhất là cây nhập nội cần chú ý các điều kiện liên quan nào? ĐA: - Sự ra hoa của cây cần điều kiện: Tuổi cây, florigen, quang chu kì, phitôcrôm và các điều kiện ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm - Các điều kiện liên quan: + Dùng giberêlin tạo điều kiện cho sự ra hoa + Dinh dưỡng hợp lí (tỉ lệ C/N) để cây ra hoa dễ dàng + Dùng tia laze helium-nêon có độ dài bước sóng 632nm chỉ vài giây sẽ chuyển hóa P630 thành P730 cho cây sử dụng Câu 5. Hãy cho biết tỉ lệ hai nhóm chất điều hòa sinh trưởng sau đây điều chỉnh hiện tượng hoặc quá trình sống nào? a) Auxin/Xitokinin. b) AAB/Giberelin. c) Auxin/Etilen.
  18. d) Xitokinin/AAB. ĐA. a. Auxin/Xitokinin: Điều chỉnh quá trình phân hóa rễ và chồi để thành cây hoàn chỉnh. b. AAB/Giberilin: Điều chỉnh quá tình nảy mầm; ngủ, nghỉ. c. Auxin/Etilen: Điều chỉnh quá trình đậu hoa, đậu quả, quá trình chin. d. Xitokinin/AAB: Điều chỉnh quá trình hóa già và trẻ hóa. Câu 6. Dựa vào thuyết quang chu kì, hãy giải thích các biện pháp xử lí trong trồng trọt: a. Thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng hoa cúc vào mùa thu. b. Thắp đèn ban đêm ở các vườn thanh long vào mùa đông. c. Bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng mía (ở Cu ba) vào mùa đông. ĐA. Một trong những nội dung rất quan trọng của thuyết quang chu kì là: Thời gian ban đêm quyết định quá trình rar hoa. Vì vậy: a. Cúc ra hoa vào mùa thu, vì mùa thu ban đêm bắt đầu dài hơn ban ngày, thích hợp cho cúc ra hoa. Thắp đèn ban đêm ở vườn hoa cúc vào mùa thu nhằm rút ngắn thời gian ban đêm, để hoa cúc không ra hoa. Cúc ra hoa chậm hơn vào mùa đông ( khi không thắp đèn nữa) sẽ có cuống dài hơn, đóa hoa to hơn, đẹp hơn và mùa đông ít chủng loại hoa hơn, nhu cầu hoa lại lớn hơn, hoa cúc bán sẽ có lợi nhuận cao hơn. b. Thanh long ra hoa vào mùa hè,mùa có thời gian ban đêm ngắn hơn ban ngày. Vì vậy, mùa đông ban đêm dài hơn ban ngày, thanh long không ra hoa. Để thanh long có thể ra hoa trái vụ vào mùa đông, phải thắp đèn ban đêm để cắt đêm dài thành hai đêm ngắn. c. Mía là cây ngày ngắn và ra hoa vào mùa đông (mùa đông ngày ngắn, đêm dài). Nhưng mía ra hoa sẽ tiêu tốn một lượng đường rất lớn.Để mía không ra hoa vào mùa đông sẽ phải cắt đêm dài thành hai đêm ngắn bằng cách bắn pháo hoa ban đêm. Câu 7. Tương quan tỷ lệ các phitôhoocmôn sau đây có ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh? - Auxin/Xitôkinin; - Axit Abxixic/Gibêrelin; - Auxin/Êtilen; - Xitôkinin/Axit Abxixic. ĐA. - Auxin/Xitôkinin: Điều chỉnh sự tái sinh rễ, chồi và ưu thế ngọn. Nếu tỉ lệ nghiêng về auxin thì rễ hình thành mạnh hơn và tăng ưu thế ngọn. Còn ngược lại, chồi bên hình thành mạnh, giảm ưu thế ngọn. - Axit Abxixic/Gibêrelin: Điều chỉnh sự ngủ nghỉ và nảy mầm của hạt. Nếu tỉ lệ nghiêng về axit abxixic thì hạt ngủ, nghỉ. Ngược lại thì nảy mầm. - Auxin/Êtilen: Điều chỉnh sự xanh, chín quả. Nếu nghiêng về auxin thì quả xanh. Ngược lại, thúc đẩy quả chín. - Xitôkinin/Axit Abxixic: Điều chỉnh sự trẻ hoá, già hoá. Nếu nghiêng về xitôkinin thì trẻ hoá và ngược lại. Câu 8. Dựa vào thuyết quang chu kì hãy giải thích các biện pháp kĩ thuật sau: a. Thắp đèn ban đêm cho các vườn hoa cúc vào mùa thu? b. Thắp đèn ban đêm ở các vườn Thanh long vào mùa đông? ĐA. a. - Cúc là cây ngày ngắn ra hoa vào mùa thu, vì mùa thu thời gian ban đêm bắt đầu dài hơn ban ngày thích hợp cho cúc nở hoa. - Thắp đèn vào mùa thu nhằm rút ngắn thời gian ban đêm, để Cúc không ra hoa. Cúc ra hoa chậm vào mùa đông có cuống dài hơn đoá hoa to, đẹp hơn và bán được giá hơn. b. - Thanh long là cây ngày dài ra hoa vào mùa hè có thời gian ban đêm ngắn hơn ban ngày. - Mùa đông ban đêm dài hơn ban ngày, Thanh long không ra hoa. Để Thanh long có thể ra hoa trái vụ vào mùa đông, phải thắp đèn ban đêm để rút ngắn thời gian đêm dài > cây ra hoa Câu 9. Dựa vào thuyết quang chu kì, hãy giải thích các biện pháp xử lí trong trồng trọt: a. Thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng hoa cúc vào mùa thu.
  19. b. Thắp đèn ban đêm ở các vườn thanh long vào mùa đông. c. Bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng mía (ở Cu ba) vào mùa đông. ĐA. Một trong những nội dung rất quan trọng của thuyết quang chu kì là: Thời gian ban đêm quyết định quá trình ra hoa. Vì vậy: a. Cúc ra hoa vào mùa thu, vì mùa thu ban đêm bắt đầu dài hơn ban ngày, thích hợp cho cúc ra hoa. Thắp đèn ban đêm ở vườn hoa cúc vào mùa thu nhằm rút ngắn thời gian ban đêm, để hoa cúc không ra hoa. Cúc ra hoa chậm hơn vào mùa đông (khi không thắp đèn nữa) sẽ có cuống dài hơn, đóa hoa to hơn, đẹp hơn và mùa đông ít chủng loại hoa hơn, nhu cầu hoa lại lớn hơn, hoa cúc bán sẽ có lợi nhuận cao hơn. b. Thanh long ra hoa vào mùa hè,mùa có thời gian ban đêm ngắn hơn ban ngày. Vì vậy, mùa đông ban đêm dài hơn ban ngày, thanh long không ra hoa. Để thanh long có thể ra hoa trái vụ vào mùa đông, phải thắp đèn ban đêm để cắt đêm dài thành hai đêm ngắn. c. Mía là cây ngày ngắn và ra hoa vào mùa đông (mùa đông ngày ngắn, đêm dài). Nhưng mía ra hoa sẽ tiêu tốn một lượng đường rất lớn.Để mía không ra hoa vào mùa đông sẽ phải cắt đêm dài thành hai đêm ngắn bằng cách bắn pháo hoa ban đêm. Câu 10. a. Trình bày đặc điểm chung của hoocmôn thực vật. b. Trình bày ý nghĩa của phitôcrôm đối với quang chu kì ở thực vật. ĐA. a. - Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây. - Trong cây, hoocmon thực vật di chuyển trong mạch gỗ và mạch rây - Với nồng độ thấp có thể gây ra biến đổi lớn trong cơ thể. - Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmôn động vật bậc cao b. Sự ra hoa của các cây ngày ngắn và cây ngày dài đã chịu ảnh hưởng của ánh sáng mà phitôcrôm đã nhận được. - Ánh sáng đỏ có bước sóng 660nm, ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn, nhưng kích thích sự ra hoa của cây ngày dài. + Ánh sáng đỏ xa có bước sóng 730nm ức chế sự ra hoa của cây ngày dài, nhưng kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn Câu 11. Hãy ghép nội dung cột 1 với nội dung cột 2 cho phù hợp. Cột 1 Cột 2 1. Ức chế hạt nảy mầm a. Auxin 2. Tạo chồi ở mô sẹo b. Gibêrelin 3. Đóng mở khí khổng c. Xitôkinin 4. Hướng động d. Axit abxixic 5. Tăng trưởng lóng cây 1 lá mầm e. Êtilen 6. Kích thích mô sẹo tạo rễ 7. Phát triển chồi bên 8. Tạo quả sớm ĐA. - 1d, 2c, 3d, 4a, 5b, 6a,7c, 8b Câu 12. a. Tính năng lượng cần thiết để hình thành 1 phân tử glucoz đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh tím? b. Đối với quang hợp, tia sáng đơn sắc nào có hiệu ứng quang hoá mạnh nhất? Tại sao? ĐA. a. - Để hình thành 1 phân tử G cần 6 phân tử CO2. Để đồng hoá 1 CO2 cần 8 lượng tử ánh sáng (8 photon ánh sáng) -> cần 8 x 6 = 48 photon để tổng hợp 1 G. - Ánh sáng đỏ: 1 photon = 42 kcal -> cần: 48 x 42 = 2016 kcal. - Ánh sáng xanh tím: 1 photon = 71 kcal -> cần: 71 x 48 = 3048 kcal * Nhận xét: - Hiệu quả quang hợp của ánh sáng đỏ cao hơn ánh sáng xanh tím. b. Tia đỏ có hiệu ứng oxy hoá mạnh nhất, vì: - Vận tốc các phản ứng quang hoá phụ thuộc vào số lượng phân tử (photon) chứa trong bức xạ, năng lượng của từng bức xạ, hoạt tính quang hoá của chất cảm quang.
  20. - Tia đỏ chứa nhiều lượng tử nhất trong các tia sáng (vì năng lượng của mỗi photon đỏ bé hơn năng lượng của các photon ánh sáng khác như vàng, xanh, tím ) , năng lượng mỗi photon đỏ cũng đủ lớn để gây ra phần lớn các phản ứng hoá học thu năng lượng. Câu 13. a. Cho một số hạt đậu nảy mầm trọng mùn cưa ướt trên 1 cái rây đặt nằm ngang. Rễ cây mọc xuống, thò ra ngoài rây, nhưng sau 1 thời gian thì cong lại chui vào trong rây. Em hãy giải thích hiện tượng nói trên. Nếu đặt rây nằm nghiêng 45°, rễ cây sẽ phản ứng như thế nào ? Giải thích? b.Có 2 lọ thí nghiệm được bịt kín, bên trong chứa số lượng hạt như nhau: 1 lọ đựng hạt nảy mầm, 1 lọ đựng hạt khô. Sau 1 thời gian dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của 2 lọ kết quả sẽ như thê nào/ giải thích? ĐA. a.*Giải thích: - Rễ cây mọc xuống thò ra ngoài rây là do tác dụng của trọng lực. - Sau 1 thời gian rễ cong lại và chui vào rây là do tác dụng của độ ẩm và của ánh sáng. * Hiện tượng: Đầu tiên, rễ chui ra khỏi rây sau đó chui vào trong rây, rồi chui ra khỏi rây, sau đó lại chui vào trong rây.Tuỳ theo thời gian thí nghiệm mà rễ đang ở trong rây chui ra ngoài rây. Giải thích: Do rễ cây có tính hướng đất dương -> đầu tiên rễ chui ra khỏi rây, nhưng bề mặt dốc là 1 tác nhân kích thích về độ ẩm, chỉ tác dụng từ 1 phía của rễ mà rễ lại có tính hướng nước dương-> lại chui vào trong rây.Do ảnh hưởng của độ ẩm không lớn hơn trọng lực -> rễ lại chui ra ngoài rây. b.Kết quả: - Lọ chứa hạt nảy mầm: nhiệt độ tăng cao hơn so với lúc đầu. - Lọ chứa hạt khô: nhiệt tăng không đáng kể. Giải thích: - Hệ số hiêụ quả năng lượng hô hấp là số lượng trong ATP trên số năng lượng chứa trong bản thể hô hấp. khi hô hấp hoàn toàn 1 phân tử G thu được 36 – 38 ATP -> hệ số hiệu quả năng lượng là 40% -> khoảng 60% năng lượng mất ở dạng nhiệt -> hô hấp toả nhiệt. - Hạt nảy mầm: Cường độ hô hấp mạnh -> toả ra lượng nhiệt lớn-> nhiệt độ trong lọ tăng lên cao hơn so với ban đầu. Hạt khô có cường độ hô hấp rất yếu -> toả ra 1 lượng nhiệt rất nhỏ -> nhiệt độ trong lọ gàn như không đổi tăng không đáng kể. Câu 14. Trình bày thí nghiệm chứng minh tác dụng sinh lý ưu thế đỉnh sinh trưởng của auxin và tác dụng ngược lại của xitokinin trên hạt đậu đang nảy mầm ? ĐA. 1. Nguyên tắc: Dựa vào tỉ lệ auxin/xitokinin trong cây: Tỉ lệ càng cao ưu thế ngọn càng mạnh, tỉ lệ càng thấp sự phân cành càng ưu thế. 2. Nội dung: 3 thí nghiệm - Thí nghiệm 1: Hạt đậu nảy mầm sinh trưởng bình thường. - TN 2: Cắt chồi ngọn của hạt đậu nảy mầm. - TN3: Giữ chồi ngọn nguyên vẹn, bổ sung xitokinin vào lá mầm. 3. Kết quả: - TN 1: ưu thế ngọn, chồi ngọn sinh trưởng, chồi bên không sinh trưởng. - TN2: Chồi bên sinh trưởng. - TN 3: Chồi ngọn sinh trưởng kém, chồi bên sinh trưởng mạnh, ưu thế ngọn yếu. 4. Giải thích: - TN 1: Có hàm lượng auxin cao -> kìm hãm sự sinh trưởng của chồi bên-> ưu thế đỉnh. - TN2: Chồi ngọn bị cắt, auxinỉơ đỉnh sinh trưởng không còn -> mất khả năng kìm hãm -> sinh trưởng chồi bên. - TN3: Xi ngoại sinh bổ sung -> giảm tỉ lệ A/X-> chồi bên sinh trưởng mạnh, chồi ngọn sinh trưởng yếu đi. 5. Kết luận: - Au làm tăng ưu thế đỉnh sinh trưởng. - Xi làm giảm ưu thế đỉnh sinh trưởng. Câu 15: Cây Thanh long ở miền Nam nước ta thường ra hoa, kết quả từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch. Trong những năm gần đây, vào khoảng đầu tháng 10 đến cuối tháng 1 năm sau, nông dân
  21. ở một số địa phương miền Nam áp dụng biện pháp kĩ thuật “thắp đèn” nhằm kích thích cây ra hoa để thu quả trái vụ. Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc áp dụng biện pháp trên. ĐA: - Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang chu kì, ra hoa trong điều kiện ngày dài từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch. Trong điều kiện ngày ngắn (từ tháng 10 đến cuối tháng 1) muốn cho ra hoa thì phải xử lí kĩ thuật “thắp đèn” để tạo ngày dài nhân tạo - Phitôcrôm là sắc tố cảm nhận quang chu kì, tồn tại ở 2 dạng + Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ Pđ (P660, bước sóng 660 nm), kích thích sự ra hoa cây ngày dài (quang chu kỳ dài). + Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa P đx (P730, bước sóng 730 nm), kích thích sự ra hoa cây ngày ngắn (quang chu kỳ ngắn). Hai dạng này có thể chuyển hoá cho nhau - Trong điều kiện ngày dài, P đ được tạo ra đủ nên kích thích hình thành hoocmôn ra hoa ở cây ngày dài. Trong điều kiện ngày ngắn, lượng Pđ tạo ra không đủ để kích thích hình thành hoocmôn ra hoa. Kĩ thuật “thắp đèn” tạo ngày dài nhân tạo làm P đx→ Pđ, nên lượng Pđ đủ để kích thích sự ra hoa của cây thanh long Câu 16: Ở một số loại hạt (ngô, đậu ) người ta thấy rằng, nếu lấy hạt tươi đem ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm không đạt 100%. Nhưng nếu phơi khô những hạt tươi đó, một thời gian sau đem ngâm nước rồi ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm cao hơn, có thể đạt 100%. a. Giải thích hiện tượng trên. b. Nêu cách đơn giản nhất để kiểm chứng giải thích trên. ĐA: a. - Khi còn tươi, lượng ABA (axit abxixic) cao gây ức chế quá trình nảy mầm. ABA cao làm làm cho các hạt này "ngủ" chờ thời tiết thuận lợi mới nảy mầm. Điều này thể hiện đặc điểm thích nghi sinh sản với khí hậu. - Khi phơi khô hạt một thời gian, hoạt tính của ABA bị mất, vì vậy hiệu suất nảy mầm tăng lên (hiện tượng này thường thấy ở cây một năm). b. Cách đơn giản nhất là đo hàm lượng ABA của hạt tươi và hạt đã phơi khô một thời gian rồi ngâm nước. Câu 17: a. Tại sao AAB được xem như là một hoocmôn của sự già hóa đồng thời là hooc môn của “stress” ở thực vật. b. Hãy bố trí thí nghiệm chứng minh ảnh hưởng của ánh sáng đỏ và ánh sáng đỏ xa đến sự nảy mầm của hạt. ĐA: a. - AAB kích thích hình thành tầng rời do đó gây nên rụng lá, rụng quả - AAB làm chậm sự kéo dài của rễ. - Gây trạng thái ngủ của chồi và hạt - Khi xảy ra khô hạn, AAB được hình thành gây nên chuỗi đáp ứng như đóng khí khổng, rụng lá v.v nhờ đó hạn chế sự thoát hơi nước. b. - Bố trí thí nghiệm: Ngâm hạt trong nước chia đều hạt thành các lô: lô 1, 2, 3, 4, 5 Lô 1: Hạt để trong tối (đối chứng) Lô 2: Hạt được chiếu ánh sáng đỏ - để trong tối Lô 3: Hạt được chiếu ánh sáng đỏ - đỏ xa – để trong tối Lô 4: Hạt được chiếu ánh sáng đỏ - đỏ xa – đỏ - để trong tối Lô 5: Hạt được chiếu ánh sáng đỏ - đỏ xa – đỏ - đỏ xa – để trong tối - Kết quả: Lô 2 và lô 4 hạt nảy mầm, lô 1, 3, 5 hạt không nảy mầm - Kết luận: Ánh sáng đỏ kích thích sự nảy mầm của hạt còn ánh sáng đỏ xa ức chế sự nảy mầm của hạt. Ánh sáng ở lần chiếu cuối cùng là nhân tố quyết định. - Giải thích: + Quang thụ thể chịu tránh nhiệm gây ra tác động trái ngược của ánh sáng đỏ và đỏ xa là phitocrom (Pr và Pfr), Pr hấp thụ cực đại ánh sáng đỏ còn P fr hấp thụ ánh sáng đỏ xa hai dạng này chuyển hóa thuận nghịch dưới tác dụng của ánh sáng. + Sự hấp thụ ánh sáng đỏ làm Pr chuyển thành Pfr kích thích sự nảy mầm của hạt và ánh sáng đỏ xa làm đảo ngược quá trình này.
  22. + Thực vật tổng hợp phytocrom dưới dạng P r nếu hạt được giữ trong tối, sắc tố hầu như hoàn toàn duy trì ở dạng Pr. Câu 18: Tương quan tỷ lệ các phitôhoocmôn sau đây có ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh? Auxin/Xitôkinin; Axit Abxixic/Gibêrelin; Auxin/Êtilen; Xitôkinin/Axit Abxixic. ĐA: - Auxin/Xitôkinin: Điều chỉnh sự tái sinh rễ, chồi và ưu thế ngọn. Nếu tỉ lệ nghiêng về auxin thì rễ hình thành mạnh hơn và tăng ưu thế ngọn. Còn ngược lại, chồi bên hình thành mạnh, giảm ưu thế ngọn. - Axit Abxixic/Gibêrelin: Điều chỉnh sự ngủ nghỉ và nảy mầm của hạt. Nếu tỉ lệ nghiêng về axit abxixic thì hạt ngủ, nghỉ. Ngược lại thì nảy mầm. - Auxin/Êtilen: Điều chỉnh sự xanh, chín quả. Nếu nghiêng về auxin thì quả xanh. Ngược lại, thúc đẩy quả chín. - Xitôkinin/Axit Abxixic: Điều chỉnh sự trẻ hoá, già hoá. Nếu nghiêng về xitôkinin thì trẻ hoá và ngược lại. Câu 19: a. Có hai khóm lúa A và B (cùng 1 giống), khi chín người ta cắt hết bông của khóm A, sau hai tuần người ta thấy ở khóm A, các lá dưới bông vẫn xanh. Còn ở khóm B mặc dù không cắt bông nhưng các lá dưới bông đều vàng hết. Giải thích. b. Cắt chồi đỉnh của 2 cây hướng dương, sau đó bôi axit indol axetic (AIA) lên vết cắt của một trong hai cây. Sau một thời gian quan sát thấy chỉ một trong hai cây mọc chồi nách. Giải thích hiện tượng trên và nêu ý nghĩa của biện pháp ngắt ngọn trong sản xuất nông nghiệp. ĐA: a. - Lá có màu vàng là do Chlorophil bị phân hủy và không được tổng hợp nên trong lá chỉ còn carôtenôit. - Chlorophil được bảo vệ bởi hoocmôn cytokinin, hooc môn cytokinin này được tổng hợp ở rễ rồi đưa lên ngọn và lá có vai trò trẻ hóa, ngăn chặn sự hóa già. - Khi lúa chín cytôkinin được tổng hợp ít → đẩy nhanh quá trình phân giải chlorophyl nên cả bông và lá đều vàng - Khi cắt bông, cytôkinin tập trung vào lá mà không phải đưa lên bông → chậm phân giải chlorophyl → lá lúa vẫn xanh. b. - Cây có xử lý axit indol axetic (AIA) không mọc chồi nách do AIA có vai trò duy trì ưu thế đỉnh và ức chế sinh trưởng chồi nách. - Ý nghĩa của biện pháp ngắt ngọn: khi ngắt ngọn mất ưu thế đỉnh, do auxin sinh ra chủ yếu ở đỉnh, cây sẽ mọc nhiều chồi bên cho nhiều hoa quả hay cho nhiều ngọn. Câu 20. Dựa vào thuyết quang chu kì hãy giải thích các biện pháp kĩ thuật sau: a. Thắp đèn ban đêm cho các vườn hoa cúc vào mùa thu? b. Thắp đèn ban đêm ở các vườn Thanh long vào mùa đông? ĐA: a. - Cúc là cây ngày ngắn ra hoa vào mùa thu, vì mùa thu thời gian ban đêm bắt đầu dài hơn ban ngày thích hợp cho cúc nở hoa. - Thắp đèn vào mùa thu nhằm rút ngắn thời gian ban đêm, để Cúc không ra hoa. Cúc ra hoa chậm vào mùa đông có cuống dài hơn đoá hoa to, đẹp hơn và bán được giá hơn. b. - Thanh long là cây ngày dài ra hoa vào mùa hè có thời gian ban đêm ngắn hơn ban ngày. - Mùa đông ban đêm dài hơn ban ngày, Thanh long không ra hoa. Để Thanh long có thể ra hoa trái vụ vào mùa đông, phải thắp đèn ban đêm để rút ngắn thời gian đêm dài > cây ra hoa. Câu 21. Tương quan tỷ lệ các phitôhoocmôn sau đây có ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh? - Auxin/Xitôkinin; - Axit Abxixic/Gibêrelin; - Auxin/Êtilen; - Xitôkinin/Axit Abxixic.
  23. ĐA: - Auxin/Xitôkinin: Điều chỉnh sự tái sinh rễ, chồi và ưu thế ngọn. Nếu tỉ lệ nghiêng về auxin thì rễ hình thành mạnh hơn và tăng ưu thế ngọn. Còn ngược lại, chồi bên hình thành mạnh, giảm ưu thế ngọn. - Axit Abxixic/Gibêrelin: Điều chỉnh sự ngủ nghỉ và nảy mầm của hạt. Nếu tỉ lệ nghiêng về axit abxixic thì hạt ngủ, nghỉ. Ngược lại thì nảy mầm. - Auxin/Êtilen: Điều chỉnh sự xanh, chín quả. Nếu nghiêng về auxin thì quả xanh. Ngược lại, thúc đẩy quả chín. - Xitôkinin/Axit Abxixic: Điều chỉnh sự trẻ hoá, già hoá. Nếu nghiêng về xitôkinin thì trẻ hoá và ngược lại. Câu 22: a. Nêu những biến đổi xảy ra trong quá trình chín của quả và hạt. Vì sao muốn quả chín nhanh người ta phải ủ kín? b. Nêu các kiểu quả không hạt được tạo nên trong tự nhiên. Dựa trên cơ sở khoa học nào, người ta tạo ra quả không hạt. ĐA. a. Học sinh phải phân tích các biến đổi xảy ra trong quá trình chín của quả và hạt: - Biến đổi về vật lý ( độ cứng, mềm, màu sắc ) - Biến đổi về hoá học ( mùi, vị ) - Biến đổi về sinh học (quá trình hô hấp, ngủ nghỉ ) * Ủ có vai trò: + Ủ để etylen nội sinh không khuếch tán ra môi trường + Ủ để giữ nhiệt => tăng tốc độ các phản ứng chuyển hóa trong quả. b. - Có hai kiểu không hạt trong tự nhiên: +quả ko hạt được tạo nên không qua thụ tinh. Có thể tạo quả này không cần sự thụ phấn như ở dứa, chuối.Một số loại quả không hạt tạo ra nhờ sự kích thích của các hạt phấn roi trên núm nhụy, nhưng sau đó khoong có quá trình thụ tinh xảy ra VD ở nho. + quả ko hạt được tạo nên qua thụ tinh, nhưng sau đó phôi ko phát triển mà bị thui. VD ở nho, đào. -Trong quá trình nghiên cứu sự tạo quả sau thụ tinh, người ta biết rằng, sau khi thụ tinh, phôi sẽ phát triển thành hạt và trong quá trình hình thành hạt đó, phôi sản xuất ra Auxin nội sinh, Auxin này được đưa vào bầu, kích thích các tế bào bầu phân chia, lớn lên thành quả. Như vậy, nếu hoa không được thụ phấn, tức là phôi không được thụ tinh, thì hoa sẽ rụng, tức là bầu không hình thành quả. Biết được điều đó, để tạo quả không hạt, người ta không cho hoa thụ phấn, như vậy phôi sẽ không hình thành hạt, nhưng Auxin nội sinh cũng không được hình thành và người ta đã thay thế bằng Auxin ngoại sinh bằng cách phun hoặc tiêm Auxin vào bầu và bầu vẫn hình thành quả. Quả này sẽ là quả không hạt. Câu 23: Tại sao có cây ra hoa vào mùa hè, có cây chỉ ra hoa vào mùa đông? ý nghĩa của phitôcrôm đối với quang chu kì? Trả lời. - Cây ngày dài ra hoa vào mùa hè. - Cây ngày ngắn chỉ ra hoa vào mùa đông. - ý nghĩa của phitôcrôm đối với quang chu kì: Sự ra hoa của các cây ngày ngắn (đậu tương) và cây ngày dài (lúa mì) đã chịu ảnh hưởng của ánh sáng mà phitôcrôm đã nhận được. + ánh sáng đỏ (đ) có bước sóng 660nm, ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn, nhưng kích thích sự ra hoa của cây ngày dài. + ánh sáng đỏ xa (đx) còn gọi là đỏ sẫm, có bước sóng 730nm ức chế sự ra hoa của cây ngày dài, nhưng kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn. Câu 24: Hãy trình bày vai trò của ánh sáng đỏ và hồng ngoại chiếu bổ sung vào đêm dài tới sự ra hoa của cây ngày ngắn và cây ngày dài. Trả lời. - Ánh sáng đỏ (R) và hồng ngoại (FR) chiếu bổ sung vào đêm dài có vai trò ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây ngày ngắn và cây ngày dài. - Nếu chiếu xen kẽ, bổ sung 2 loại thì lần chiếu cuối cùng có ý nghĩa và hiệu quả hơn cả. Ví dụ trong đêm dài chiếu bổ sung: 1.R cây ngày dài ra hoa.
  24. R-FR cây ngày ngắn ra hoa R-FR-R cây ngày dài ra hoa. R-FR-FR cây ngày ngắn ra hoa - Trong đêm dài chiếu bổ sung ánh sáng đỏ làm cho cây ngày dài ra hoa, trái lại nếu chiếu bổ sung ánh sáng hồng ngoại làm cây ngày ngắn ra hoa. Câu 25: Giải thích a. mùa thu: thắp đèn ở ruộng hoa cúc. b. Mùa đông: thắp đèn ở vườn thanh long. Trả lời. a. Cúc ra hoa mùa thu vì mùa thu có thời gian đêm bắt đầu hơn ngay, thích hợp cho cúc ra hoa. - thắp đèn đêm ở vườn cúc mùa thu để rút ngắn thời gian ban đêm, làm cúc + cúc ra hoa chậm hơn (vào mùa đông khi không thắp đèn nữa) + hoa sẽ có cuống dài, đoá to, đẹp hơn + mùa đông ít hoa, nhu cầu hoa lớn lãi hơn. b. Thanh long ra hoa mùa hè (mùa thời gian đêm ngắn hơn ngày) - Mùa đông đêm dài hơn ngày, thanh long không ra hoa - Để thanh long ra hoa trái vụ, phải thắp đèn đêm để cắt đem dài 2 đêm ngắn. Câu 26: Phân biệt sinh trưởng thứ cấp với sinh trưởng sơ cấp? Trình bày mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật? Trả lời.- Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày (đường kính) của cây do hoạt động của mô phân sinh bên (tầng phát sinh) gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên. - Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình liên tiếp nhau của quá trình trao đổi chất. Sự biến đổi về số lượng ở rễ, thân, lá dẫn đến sự thay đổi về chất lượng ở hoa, quả và hạt. - Hai quá trình này gọi là pha sinh trưởng phát triển sinh dưỡng và pha sinh trưởng phát triển sinh sản (mốc là sự ra hoa). - Một cơ quan hay bộ phận của cây có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm hay ngược lại. có thể cả hai đều nhanh hay đều chậm. Câu 27: Khi chiếu tia sáng mặt trời qua lăng kính vào một sợi tảo dài trong dung dịch có các vi khuẩn hiếu khí, quan sát dưới kính hiển vi, nhận thấy: a. Vi khuẩn tập trung ở hai đầu của sợi tảo. Hãy giải thích hiện tượng này? b. Số lượng vi khuẩn tập trung ở hai đầu sợi tảo khác nhau rõ rệt. Hãy giải thích vì sao? Trả lời. a. Khi chiếu tia sáng mặt trời qua lăng kính, tia sáng sẽ phân thành 7 màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Các tia sáng đơn sắc này sẽ rơi trên sợi tảo theo thứ tự từ đỏ đến tim từ đầu này đến đầu kia. Như vậy, một đầu của sợi tảo sẽ hấp thụ ánh sáng đỏ, đầu kia sẽ hấp thụ ánh sáng tím và ở hai đầu của sợi tảo, quang hợp sẽ xảy ra mạnh nhất, thải nhiều ôxi nhất và vi khuẩn hiếu khí sẽ tập trung ở đây. b. Vi khuẩn tập trung với số lượng khác nhau ở hai đầu sợi tảo. Cụ thể là ở đầu sợi tảo hấp thụ ánh sáng đỏ vi khuẩn tập trung nhiều hơn, vì ánh sáng đỏ có hiệu quả quang hợp hơn ánh sáng tím. Cường độ quang hợp chỉ phụ thuộc vào số lượng photôn, không phụ thuộc vào năng lượng photôn. Lại biết rằng với cùng một cường độ chiếu sáng thì số lượng phôtôn của ánh sáng đỏ nhiều gấp đôi ánh sáng tím. Câu 28. Bạn cần nhiều quả lê cho buổi liên hoan nhưng chúng còn xanh. Bằng cách nào trong các cách sau làm cho chúng chín nhanh? Giải thích? + Cho lê vào trong tối. + Cho lê vào tủ lạnh. + Cho lê ra cạnh của sổ. + Gói lê vào tờ giấy nâu cùng các quả táo đã chín. ĐA. - Chọn cách: Gói lê vào tờ giấy nâu cùng các quả táo đã chín. - Giải thích: Táo đã chín sản sinh ra êtilen, êtilen dạng khí khuếch tán làm cho lê nhanh chín.
  25. Câu 29. Thế nào là vận động theo đồng hồ sinh học? Giải thích. ĐA. - Vận động theo đồng hồ sinh học là sự vận động theo một nhịp điệu nhất định trong ngày. Ví dụ vận động nở hoa, vận động ngủ thức - Sự vận động này do các yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ tác động lên cơ thể không theo một phía xác định F. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT Câu 1: Trong đoàn xiếc có 2 người đàn ông 30 tuổi. Một người lùn 1m linh hoạt nhanh nhẹn, một người cao to 2,8m gọi là người khổng lồ. a) Nguyên nhân gây hiện tượng trên là gì? b) Giải thích cơ chế phát sinh hiện tượng trên? ĐA: a. Nguyên nhân: - Người lùn là do nhược năng tuyến yên từ lúc bé - Người cao to là do ưu năng tuyến yên từ lúc bé b. Giải thích: + Người lùn: Tuyến yên không tiết ra chất hoocmon sinh trưởng GH. Do đó quá trình sinh trưởng của xương bị ức chế xương không dài ra. + Người cao to: Tuyến yên tiết ra nhiều hoocmon sinh trưởng GH. Làm tăng phân chia tế bào, tăng tổng hợp Protein kích thích phát triển xương, làm xương dài ra. G. SINH SẢN Ở THỰC VẬT Câu 1. Nêu ưu điểm và nhược điểm của phương pháp giâm, chiết cành? Đáp án : - ưu điểm và nhược điểm của phương pháp giâm cành: + Hệ số nhân cao + Cây con giữ nguyên đặc tính di truyền của cây bố mẹ + Cây sớm ra hoa và kết quả + Cần chăm sóc chu đáo trong thời gian đưa từ vườn ươm vào sản xuất đại trà - ưu điểm và nhược điểm của phương pháp chiết cành: + Cây con giữ nguyên đặc tính di truyền của cây bố mẹ + Thời gian có cây giống nhanh ,cây sớm ra hoa kết quả +Cây thấp ,tán gọn + Hệ số nhân thấp Câu 2. Dựa trên nguyên tắc nào người ta tạo quả không hạt? Đáp án: Nguyên tắc: Sự tạo quả sau khi thụ tinh, sau khi thụ tinh phôi sẽ phát triển thành hạt và trong quá trình hình thành hạt đó phôi sản xuất ra auxin nội sinh, auxin này được đưa vào bầu kích thích các tế bào bầu phân chia lớn lên thành quả. - Biết được điều đó để tạo quả không hạt người ta không cho hoa thụ phấn và như vậy phôi sẽ không hình thành hạt, nhưng auxin nội sinh cũng không được hình thành và người ta đã thay thế bằng auxin ngoại sinh bằng cách phun hoặc tiêm auxin vào bầu và bầu vẫn hình thành quả. Quả này sẽ là quả không hạt. Câu 3. Tại sao đối với cây ăn quả lâu năm người ta thường nhân giống bằng phương pháp chiết cành? ĐA. - Trồng bằng hạt (sinh sản hữu tính) lâu được thu hoạch, không biết trước phẩm chất của quả. - Trồng bằng cành (sinh sản vô tính) nhanh được thu hoạch, biết trước được đặc tính của quả. Câu 4. Trình bày vai trò của hạt đối với sự hình thành và phát triển của quả? Từ những hiểu biết đó có thể ứng dụng gì vào thực tế trồng trọt? ĐA. - Vai trò của hạt trong sự phát triển của quả: Hạt sản sinh ra auxin giải phóng vào bầu nhụy khích thích bầu nhụy phát triển thành quả và giúp quả lớn lên. - Ứng dụng: Tạo quả không hạt. - Cơ sở: Ngăn cản quá trình thụ tinh xảy ra kèm theo xử lí auxin hoặc GA từ ngoại sinh bằng phương pháp phun hoặc tiêm.
  26. Câu 5. a. Ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào trong sản xuất giống cây trồng có những ưu điểm gì? Cơ sở khoa học của phương pháp này? b. Mô tả cấu tạo của hoa? Nêu một số ưu điểm của sinh sản hữu tính? ĐA. a. - Ưu điểm + Nhân nhanh được các giống tốt và giống quý + Tạo được giống sạch bệnh + Tạo giống có phẩm chất di truyền đồng nhất + Hệ số nhân giống cao - Cơ sở khoa học: dựa vào tính toàn năng của tế bào, sự nguyên phân và phân hóa tế bào trong điều kiện dinh dưỡng phù hợp b. Cấu tạo của hoa: cuống hoa, đài hoa, tràng (cánh) nhị hoặc nhụy. hoa lưỡng tính có cả nhị và nhụy - Sinh sản hữu tính có ưu điểm: + Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp => tạo sự đa dạng cho sinh vật + Tăng khả năng thích nghi, tạo quần thể sinh vật có tiềm năng thích nghi + Trung hòa các đột biến có hại và tạo điểu kiện cho gen lặn biểu hiện thành kiểu hình + Cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho chọn giống và tiến hóa Câu 6. 1. Sinh sản hữu tính là gì ? ở thực vật có hoa sinh sản hữu tính diễn ra như thế nào? 2. Trình bày nguồn gốc của quả và hạt. ĐA. 1. Sinh sản hữu tính là sự hợp nhất của các giao tử đực (n) và cái (n) thành hợp tử (2n) khởi đầu của cá thể mới. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa được thực hiện trong hoa : + Sự hình thành giao tử ở thực vật : giao tử được hình thành từ thể giao tử, thể giao tử lại được sinh ra từ bào tử đơn bội qua giảm phân. + Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 nhân tham gia thụ tinh, một hoà nhập với trứng, nhân thứ hai hợp nhất với nhân lưỡng bội (2n) tạo nên tế bào nhân tam bội (3n). Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật Hạt kín (thực vật có hoa). 2. Nguồn gốc của quả và hạt. - Hình thành hạt: Noãn đã thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát triển thành hạt. Hợp tử phát triển thành phôi. Tế bào tam bội phân chia tạo thành một khối đa bào giàu chất dinh dưỡng được gọi là nội nhũ. Nội nhũ (phôi nhũ) là mô nuôi dưỡng phôi phát triển. Có hai loại hạt : hạt nội nhũ (hạt cây Một lá mầm) và hạt không nội nhũ (hạt cây Hai lá mầm). - Hình thành quả: + Quả là do bầu nhuỵ phát triển thành. Bầu nhuỵ dày lên, chuyên hoá như một cái túi chứa hạt, bảo vệ hạt và giúp phát tán hạt. + Quả không có thụ tinh noãn (quả giả) gọi là quả đơn tính. Quả không có hạt chưa hẳn là quả đơn tính vì hạt có thể bị thoái hoá. Câu 7: Nêu ưu nhược điểm của sinh sản vô tính so với sinh sản hữu tính ở thực vật ? ĐA: a. Ưu thế - Con cháu sinh ra thu nhận một bộ gen tương tự với cây mẹ. Nếu con cháu được sống trong cùng một điều kiện như cây mẹ, chúng sẽ tồn tại và sinh sản với kết quả cao. - Cá thể và quần thể được tạo ra từ sinh sản vô tính sinh trưởng nhanh chóng hơn là sinh sản hữu tính, bởì các thành viên của sinh sản vô tính có thể sinh sản khi còn trẻ. - Một cây ở hình thức sinh sản vô tính có thể tận dụng và phủ kín diện tích trồng trọt nhất là trồng bằng đoạn cơ thể ( giâm cành, một phần củ, rễ), diện tích cây trồng nhanh được tận dụng hơn nhiều cây khác. Các đoạn cơ thể, đặc biệt khi đang tiếp xúc với cây mẹ chúng ở dạng thân bò hay thân rễ, không chỉ bao phủ nhanh đất trồng mà còn to, mập, sống khỏe hơn. b. Nhược điểm. Xét về phương diện tiến hóa, sinh sản vô tính chỉ là phiên bản, tạo các cá thể giống hệt nhau không có tính đa dạng nên không thích nghi với điều kiện môi trường thay đổi hay khó tự chống lại bệnh tật, nên có nguy cơ tuyệt chủng.
  27. Câu 8: a. Chất dinh dưỡng để ống phấn nảy mầm, sinh trưởng và phát triển được lấy từ đâu? b. Trong rừng nhiệt đới có nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn cao, đó là kết quả của hiện tượng gì. Giải thích cơ chế gây ra hiện tượng trên. ĐA: a. Ban đầu chất dinh dưỡng được lấy từ chất dự trữ sẳn có trong hạt phấn, nhờ đó ống phấn nảy mầm. - Ống phấn khi đã phát triển sẽ tiết ra enzim làm tiêu hoá tế bào bao quanh vỏ nhuỵ và bầu để cung cấp chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng của ống phấn. b. Đó là kết qủa của hướng động tiếp xúc. Cơ chế: sự tiếp đã kích thích sự phân bố auxin ở 2 phía (tiếp xúc và không tiếp xúc), làm cho sự sinh trưởng kéo dài của các tế bào không tiếp xúc của tua quấn, làm cho nó quấn quanh giá thể. H. SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT Câu 1: Ở người nữ, hoocmôn của buồng trứng có tác động ngược như thế nào đến tuyến yên và vùng dưới đồi? Vai trò của hoocmôn kích dục nhau thai? ĐA: * Tác động ngược của hoocmôn buồng trứng lên tuyến yên và vùng dưới đồi. + Dưới tác dụng của hoocmôn GnRH của vùng dưới đồi, tuyến yên tiết ra FSH và LH kích thích buồng trứng tiết ơstrôgen (do nang noãn) và prôgestêrôn (do thể vàng) + Ở giai đoạn đầu chu kỳ kinh nguyệt: Lượng ơstrôgen do nang noãn tiết ra sẽ tác động ngược lên tuyến yên, kích thích tăng tiết LH, có tác dụng kích thích trứng chín và rụng. + Ở giai đoạn sau của chu kì: Hàm lượng ơstrôgen và prôgestêrôn tăng cao,gây tác động ngược lên vùng dưới đồi và thùy trước tuyến yên, ức chế tiết FSH, LH ức chế rụng trứng - Vai trò của HCG là duy trì thể vàng tiết ra prôgestrôn do đó trong thời kì mang thai không có trứng chìn và rụng trứng Câu 2. a. Thể vàng là gì? Chức năng của thể vàng. b. Chức năng của nhau thai. ĐA. a. Thể vàng là các TB còn lại của nang trứng (sau khi trứng rụng) có sắc tố màu vàng và phát triển thành tuyến nội tiết tạm thời. Thể vàng tiết ra prôgestêrôn và estrôgen. Prôgestêrôn và estrôgen kích thích tử cung phát triển chuẩn bị đón hợp tử làm tổ và ức chế tuyến yên làm giảm nồng độ FSH và LH trong máu. b. Giúp phôi thai nhận chất dinh dưỡng và O 2 từ máu mẹ, đồng thời thải chất bài tiết và CO 2 vào máu mẹ. Là hàng rào ngăn cản tác nhân gây bệnh từ cơ thể mẹ sang, nhưng lại cho kháng thể từ máu mẹ sang thai nhi giúp thai nhi miễn dịch được với bệnh do vi khuẩn, virut gây ra. Là một tuyến nội tiết tạm thời tiết ra các hoocmôn HCG, prôgesteron, etrogen. Câu 3. a. Nêu chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật? b. Hằng ngày phụ nữ uống viên tránh thai (chứa progesteron hoặc progesteron + ơstrogen tổng hợp) có thể tránh được mang thai, tại sao? ĐA. a) Chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật: - Về cơ quan sinh sản: + từ chưa có sự phân hoá giới tính đến có sự phân hoá giới tính + Từ chưa có cơ quan sinh sản chuyên biệt đến có cơ quan sinh sản rõ ràng + Từ các cơ quan sinh sản đực cái nằm trên cùng một cơ thể (lưỡng tính) đến các cơ quan này nằm trên các cơ thể riêng biệt (đơn tính) - Về phương thức sinh sản: + Từ đẻ trứng đến đẻ trứng thai đến đẻ con +Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong + Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo b) Uống viên tránh thai hàng ngày có thể tránh thai vì: - Khi uống viên tránh thai hàng ngày ,nồng độ các hoocmôn này trong máu cao gây ức chế lên tuyến yên & vùng dưới đồi làm vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, tuyến yên giảm tiết FSH, LH - Do nồng độ GnRH, FSH &LH giảm nên trứng không chín & không rụng giúp tránh được mang thai
  28. Câu 4. a. Vì sao khi trứng không thụ tinh, thể vàng tiêu biến? Điều này có ý nghĩa gì? b. Vì sao trứng được thụ tinh khi đã di chuyển được 1/3 đoạn đường trong ống dẫn trứng mà hiếm khi xảy ra ở vị trí khác? ĐA. a. - Tiêu biến, vì: LH trong máu thấp do bị ơstrogen và progesterol ức chế. - Tiêu biến để: Giảm progesterol và ơstrogen -> giải phóng ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên -> tiết FSH, LH kích thích nang trứng mới phát triển. b.- Trước khi được 1/3 đoạn đường trứng còn quá non, màng trứng chưa thuận lợi cho sự kết hợp với tinh trùng để thụ tinh. - Không thụ tinh sau, vì: vận tốc dẫn trứng chậm mà thời gian tồn tại trứng chưa thụ tinh ngắn. Câu 5. Dựa vào sự biến động về nồng độ hoocmôn sinh sản trong thời kỳ mang thai của phụ nữ hãy cho biết : tại sao nang trứng không chín ,chín không rụng và không có kinh nguyệt trong thời kỳ phụ nữ mang thai ? Đáp án: - Nang trứng không chín và trứng không rụng vì FSH và LH giảm thấp trong thời kỳ mang thai. - Không có kinh nguyệt vì trứng đã thụ tinh,nồng độ Progesteron và Estrogen luôn duy trì ở mức cao do đó duy trì được niêm mạc tử cung không gây chảy máu. Câu 6: HCG tác động như thế nào lên chu kì kinh nguyệt và chu kì buồng trứng ở người phụ nữ? Dựa trên cơ sở nào mà khi dùng que thử thai nhanh trên thị trường hiện nay lại giúp phụ nữ chuẩn đoán được có thai sớm hay không? ĐA: HCG có tác động gián tiếp lên sự biến đổi của chu kì kinh nguyệt và chu kì buồng trứng: - Thông qua tác động duy trì và phát triển thể vàng, kích thích thể vàng tiết progesteron. - Progesteron tạo ra kìm hãm tuyến yên tiết FSH và LH, kích thích tuyến yên tăng cường tiết kích nhũ tố (Prolactin-PR). * Dựa trên cơ sở: - HCG bắt đầu xuất hiện trong máu người phụ nữ từ ngày thứ 7 - 8 kể từ khi trứng được thụ tinh, nhau thai hình thành tiết ra hoocmôn HCG vào máu. Một phần lượng HCG này sẽ được thải dần ra ngoài qua nước tiểu. - Que thử thai nhanh hiện nay trên thị trường có chứa hợp chất nhằm phát hiện sự có mặt của HCG trong nước tiểu của người phụ nữ dù với nồng độ HCG rất thấp. Vì vậy cho phép phát hiện sự có mặt của HCG trong máu người phụ nữ có thai từ rất sớm. Câu 7: a. Rắn nước đẻ con, thằn lằn đẻ trứng quá trình sinh sản của hai loài này giống nhau và khác nhau như thế nào? b. Nếu một người nữ thanh niên bị hỏng thụ thể tiếp nhận progesteron và estrogen ở các tế bào niêm mạc tử cung thì có xuất hiện chu kì kinh nguyệt hay không? Khả năng mang thai của người này như thế nào? ĐA: a. - Giống nhau: thụ tinh trong, phôi phát triển nhờ noãn hoàng của trứng - Khác nhau: Rắn nước sinh sản theo kiểu noãn thai sinh, phôi phát triển trong cơ thể mẹ thành con mới chui ra ngoài. Thằn lằn đẻ trứng, phôi phát triển trong trứng ngoài cơ thể mẹ. b. - Tử cung của người này không đáp ứng với estrogen và progesteron nên không dày lên và cũng không bong ra, do đó không có chu kì kinh nguyệt - Người này không có khả năng mang thai do niêm mạc tử cung không dày lên dẫn đến: + Trứng không thể làm tổ + Nếu trứng làm tổ được cũng khó phát triển thành phôi do thiếu chất dinh dưỡng; dễ bị sẩy thai. Câu 8: a. Hãy mô tả cơ chế điều hòa sinh tinh ở động vật có vú. b. Phân biệt cơ chế điều hòa ngược âm tính và điều hòa ngược dương tính. Trong hai cơ chế đó, cơ chế nào quan trọng hơn? Vì sao? ĐA: a. - Các hoocmôn kích thích sinh tinh trùng là hoocmôn FSH, LH của tuyến yên và testostêrôn của tinh hoàn. Vùng dưới đồi tiết ra yếu tố giải phóng GnRH điều hòa tuyến yên tiết FSH và LH.
  29. - FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng, LH kích thích tế bào kẽ trong tinh hoàn sản xuất ra testostêrôn, testostêrôn kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng. - Khi nồng độ testostêrôn trong máu tăng cao gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm 2 bộ phận này giảm tiết GnRH, FSH và LH dẫn đến tế bào kẽ giảm tiết testostêrôn. Nồng độ testostêrôn giảm không gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên nữa, nên 2 bộ phận này lại tăng tiết hoocmôn. b. Điều hòa ngược âm tính Điều hòa ngược dương tính - Sự tăng nồng độ của các hoocmôn tuyến - Tăng nồng độ của các hoocmôn tuyến đích là đích là tín hiệu ức chế tuyến chỉ huy, làm tín hiệu làm tăng tiết các hoocmôn kích thích ngừng tiết các hoocmôn kích thích. Kết quả của tuyến chỉ huy. Kết quả là nồng độ là làm giảm nồng độ hoocmôn tuyến đích. hoocmôn tuyến đích tiếp tục tăng thêm. - Rất phổ biến và có tính lâu dài. - Kém phổ biến và có tính tạm thời. - Cơ chế ngược âm tính quan trọng hơn. Vì nó đảm bảo duy trì sự ổn định nồng độ của các loại hoocmôn trong máu. Cơ chế điều hòa ngược dương tính chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn nhất định, vì nó làm cho nồng độ hoocmôn tăng liên tục, nếu kéo dài sẽ gây rối loạn sinh lí cơ thể. Câu 9: GH (hoocmon sinh trưởng) và tiroxin đều kích thích quá trình sinh trưởng của động vật có xương sống nhưng tác dụng của chúng khác nhau như thế nào? Khi thiếu hay thừa mỗi loại hoocmon này ở trẻ em có biểu hiện ra sao? ĐA: a. GH và tiroxin: - GH: Do thùy trước tuyến yên tiết ra, có tác dụng tăng cường tổng hợp protein làm tăng kích thước TB và kích thích sự phân bào nên tăng cường quá trình sinh trưởng, thúc đẩy quá trình phát trie3enr xương ở trẻ em - Tiroxin: Do tuyến giáp tiết ra, có tác dụng tăng cường chuyển hóa cơ bản do đó thúc đẩy quá trình sinh trưởng, đặc biệt giai đoạn còn non. b. Biểu hiện khi thiếu: - Thiếu GH ở trẻ em sẽ làm cho xương ngắn, người bị bệnh lùn, cân đối - Thiếu tiroxin ở trẻ em làm cho xương, mô thần kinh sinh trưởng không bình thường gây bệnh lùn do ngắn chi (lùn không cân đối) và có thể bị đần độn c. Biểu hiện khi thiếu: - Thừa GH: Làm xương dài ra gây bệnh người khổng lồ - Thừa tiroxin: làm chuyển hóa cơ bản tăng cao đãn đến triệu chứng gầy, sút cân, kèm theo mắt lồi và bướu tuyến giáp. Câu 10: Hoạt động điều hòa của hoocmon sinh dục nữ Ostrogen có điểm nào là độc đáo? ĐA - Điểm độc đáo: điều hòa ngược dương tính. - Tóm tắt cơ chế điều hòa của Ostrogen. Câu 11: Rối loạn sản xuất hoocmon FSH, LH, ơstrôgen và prôgestêron có ảnh hưởng đến quá trình sản sinh trứng hay không ? Vì sao ? ĐA: Có ảnh hưởng đến quá trình sản sinh trứng. - Vì FSH, LH kích thích phát triển nang trứng, làm cho trứng chín và rụng. - Rối loạn sản xuất hoocmon FSH, LH của tuyến yên thì sẽ làm rối loạn quá trình trứng chín và rụng. - Nồng độ ơstrôgen và prôgestêron trong máu có tác dụng lên quá trình sản xuất hoocmon FSH, LH của tuyến yên, vì vậy ảnh hưởng đến quá trình sản sinh trứng Câu 12: a. Nêu chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động vật ? b. Thể vàng có tồn tại suốt trong thời kì mang thai ở người phụ nữ không? Vì sao? c.Trình bày cơ chế ngăn cản không cho tinh trùng khác xâm nhập vào tế bào trứng trong quá trình thụ tinh? ĐA. a. -Về cơ quan sinh sản + từ chưa có sự phân hoá giới tính đến có sự phân hoá giới tính + Từ chưa có cơ quan sinh sản chuyên biệt đến có cơ quan sinh sản rõ ràng
  30. + Từ các cơ quan sinh sản đực cái nằm trên cùng một cơ thể ( lưỡng tính) đến các cơ quan này nằm trên các cơ thể riêng biệt ( đơn tính) - Về phương thức sinh sản + Từ đẻ trứng đến đẻ trứng thai đến đẻ con + Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong + Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo - Bảo vệ và chăm sóc con: Từ chỗ con sinh ra không được bảo vệ và chăm sóc chu đáo dến được bảo vệ và chăm sóc chu đáo. - Từ giai đoạn sinh sản vô tính và hữu tính xen kẽ đến sinh sản hữu tính hoàn toàn. - Từ chỗ số trứng (con) sinh ra trên một lứa hoặc số lưa nhiều đến ít b. Thể vàng không tồn tại trong suốt quá trình mang thai. - Nếu trứng được thụ tinh thì thể vàng tồn tại thêm koảng 2 tháng nữa và sau đó teo đi. - Nguyên nhân: Trong 2 tháng đầu mang thai , nhau thai tiết hoocmon HCG duy trì sự tồn tại của thể vàng. Từ tháng thứ 3 trở đi nhau thai thay thế thể vàng tiết ra prôgesteron và estrogen để duy trì sự phát triển của niêm mạc tử cung, đồng thời nhau thai ngừng tiết HCG dẫn tới thể vàng teo đi. c. Cơ chế ngăn cản không cho tinh trùng khác xâm nhập vào trứng: - Cơ chế ngăn cản nhanh Khi tinh trùng gắn với màng tế bào trứng làm biến đổi điện thế màng ở tế bào trứng, giúp ngăn cản nhanh không cho tinh trùng khác xâm nhập vào tế bào trứng. - Cơ chế ngăn cản lâu dài: Sự biến đổi điện thế màng gây giải phóng Ca2+ từ lưới nội chất của tế bào trứng và giải phóng dịch hạt vỏ vào trong khe giữa màng sinh chất và màng sáng. Các enzim trong dịch hạt vỏ gây ra phản ứng cứng màng sáng lại không cho tinh trùng khác xâm nhập vào tế bào trưứng Câu 13. 1. Phân biệt động vật đơn tính với động vật lưỡng tính, nêu ưu điểm và nhược điểm của động vật lưỡng tính. 2. Trong quá trình tiến hoá, động vật tiến từ dưới nước lên sống trên cạn sẽ gặp những trở ngại gì liên quan đến sinh sản? những trở ngại đó đã được khắc phục như thế nào? ĐA. 1. - Động vật đơn tính là động vật trên mỗi cá thể chỉ có cơ quan sinh dục đực hoặc cơ quan sinh dục cái. Động vật lưỡng tính là động vật trên mỗi cá thể có cả cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái. - Ưu điểm của động vật lưỡng tính là cả 2 cá thể sau khi thụ tinh đều có thể sinh con, trong khi đó trong 2 cá thể đơn tính chỉ có một cá thể cái có thể sinh con. Tuy nhiên, động vật lưỡng tính tiêu tốn rất nhiều vật chất và năng lượng cho việc hình thành và duy trì hoạt động của 2 cơ quan sinh sản trên một cơ thể. 2. Những trở ngại liên quan đến sinh sản: + Thụ tinh ngoài không thực hiện được vì không có môi trường nước. + Trứng đẻ ra sẽ bị khô và dễ bị các tác nhân khác làm hư hỏng như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ánh sáng mặt trời mạnh, vi trùng xâm nhập Khắc phục: + Đẻ trứng có vỏ bọc dày hoặc phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ. + Thụ tinh trong. Câu 14: Ở người nữ, hormone của buồng trứng có tác động ngược như thế nào đến tuyến yên và vùng dưới đồi? Trả lời. + Dưới tác dụng của hormone GnRH của vùng dưới đồi, tuyến yên tiết ra FSH và LH kích thích buồng trứng tiết oestrogen (do nang noãn) và progesteron (do thể vàng). + Ở giai đoạn đầu chu kỳ kinh nguyệt: lượng oestrogen do nang noãn tiết ra sẽ tác động ngược lên tuyến yên, kích thích tăng tiết LH,có tác dụng kích thích trứng chín,rụng. + Ở giai đoạn sau của chu kì: hàm lượng estrogen và progesteron tăng cao,gây tác động ngược lên vùng dưới đồi và thùy trước tuyến yên, ức chế tiết FSH,LH ức chế rụng trứng.
  31. Câu 15: Điều gì xảy ra khi tuyến yên sản xuất ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmon sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em? Trả lời. Người bé nhỏ là hậu quả do tuyến yên tiết ra quá ít hoocmôm sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em, còn người khổng lồ là hậu quả do truyến yên tiết ra quá nhiều hoocmôm sinh trưởng và giai đoạn trẻ em. Sở dĩ có hậu quả như trên là do khi hoocmôn sinh trưởng được tiết ra quá nhiều vào giai đoạn trẻ em dẫn đến tăng cường quá trình phân chia tế bào, tăng cường số lượng và kích thước tế bào(qua tăng tổng hợp prôtêin và tăng cường phát triển xương). Câu 16: a. FSH và LH có tác dụng khác nhau như thế nào ở con cái và con đực? b. Tại sao khi trứng chín và rụng, được thụ tinh, phát triển thành phôi thai thì sẽ không có trứng nào khác rụng trong khoảng thời gian đó? ĐA. a. Tác dụng của FSH và LH - FSH: + Ở con đực: kích thích ống sinh tinh phát triển, tác động vào tế bào sertoli => tham gia vào quá trình sản sinh ra tinh trùng + Ở con cái: kích thích nang trứng đang phát triển, tác động vào tế bào hạt của của nang trứng gây tăng sinh tế bào hạt - LH: + Ở con đực: tác dụng vào tế bào kẽ ( tế bào leydig) => tăng tiết testosteron + Ở con cái: cùng với FSH làm trứng chín và rụng, kích thích sự phát triển của thể vàng, tạo ostrogen và progesteron b. Khi trứng chín và rụng, được thụ tinh, phát triển thành phôi thai thì trong suốt quá trình đó nồng độ 2 hoocmon ostrogen và progesteron được duy trì ở nồng độ cao (do thể vàng tiết ra). Hai hoocmon này ức chế ngược âm tính lên vùng dưới đồi, tuyến yên ức chế sự sản sinh FSH và LH nên trứng không chín và rụng - trong suốt thời kì thai nhi phát triển thì nhau thai sản xuất ra ostrogen và progesteron để ức chế sự sản sinh ra FSH và LH của tuyến yên Câu 17. Rối loạn sản xuất hoocmon FSH, LH, ơstrôgen và prôgestêron có ảnh hưởng đến quá trình sản sinh trứng hay không? Vì sao? ĐA. - Vì FSH, LH kích thích phát triển nang trứng, làm cho trứng chín và rụng. - Rối loạn sản xuất hoocmon FSH, LH của tuyến yên thì sẽ làm rối loạn quá trình trứng chín và rụng. - Nồng độ ơstrôgen và prôgestêron trong máu có tác dụng lên quá trình sản xuất hoocmon FSH, LH của tuyến yên, vì vậy ảnh hưởng đến quá trình sản sinh trứng. Câu 18. a. Nhau thai có những chức năng gì? Phân tích rõ các chức năng đó? b. Phân tích cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai? Đáp án: a. Nhau thai có những chức năng: - Chức năng dinh dưỡng - Vận chuyển các chất dinh dưỡng như glucozơ, axit amin, axit béo, muối khoáng, vitamin từ máu mẹ tới máu thai nhi. - Dự trữ dinh dưỡng như Gluxit, lipit, protein, Fe, Ca trong thời kì đầu mang thai để sau này cung cấp cho thai khi thai đòi hỏi lớn hơn khả năng cung cấp của mẹ lấy từ bữa ăn. - Chức năng bài tiết - Vận chuyển sản phẩm phân hủy có nitơ như NH 3 , ure, axit uric, từ máu thai nhi đến máu mẹ để thải ra ngoài. - Chức năng hô hấp - Vận chuyển oxi từ mẹ sang thai nhi và CO2 từ thai nhi sang mẹ. - Chức năng nội tiết - Tiết Ostrogen, progesteron, relexin, HCG, HCS cho phép thai nhi tổng hợp các hoocmon khác để chuyển vào máu mẹ và hoocmon từ máu mẹ sang máu thai nhi. - Vận chuyển miễn dịch - Vận chuyển các kháng thể của mẹ vào máu thai nhi để tạo miễn dịch thụ động cho thai. b. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai. - Điều kiện để có thai là trứng được thụ tinh và làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung để phát triển một cách bình thường cho đến khi sinh. Do đó muốn không có thai thì phải: + ngăn không cho trứng chín và rụng
  32. + Nếu trứng đã rụng thì ngăn không cho tinh trùng gặp trứng (ngăn không cho trứng được thụ tinh) + Ngăn không cho trứng đã thụ tinh làm tổ. => một số biện pháp sau: * Ngăn không cho trứng chín và rụng => dùng viên tránh thai có chứa progesteron và ostrogen để ngăn tuyến yên tiết FSH và LH, do đó trứng không phát triển đến độ chín và rụng. * Ngăn không cho trứng thụ tinh: - Dùng bao cao su/nón âm đạo - Đình sản (thắt ống dẫn tinh hoặc ống dẫn trứng) (áp dụng với những gia đình đã có con, không muốn sinh con tiếp) * Ngăn trứng làm tổ: Dùng dụng cụ tránh thai (vòng tránh thai) * Khi đã trót có thai mà không muốn có sinh con thì giải quyết bằng hút, nạo thai sớm ở cơ sở y tế. Câu 19. So sánh sự thay đổi về nồng độ của các hoocmôn: FSH, LH, ơstrôgen và prôgestêrôn ở người phụ nữ trưởng thành trong giai đoạn trước khi trứng rụng và sau khi trứng rụng. Giải thích tại sao có sự thay đổi đó? ĐA. * So sánh sự thay đổi nồng độ các hoocmôn HOOCMÔN TRƯỚC KHI TRỨNG RỤNG SAU KHI TRỨNG RỤNG FSH Tăng dần Giảm dần LH Tăng dần Giảm dần Ơstrôgen Tăng dần Giảm sau đó tăng Prôgestêrôn Chưa xuất hiện Xuất hiện và tăng dần * Giải thích: - FSH tăng do tác động của GnRH tiết ra từ vùng dưới đồi, giảm là do tác động ngược âm của ơstrôgen và prôgestêrôn lên vùng dưới đồi và thùy trước tuyến yên. - LH tăng do tác động của GnRH tiết ra từ vùng dưới đồi, giảm là do tác động ngược âm tính của ơstrôgen và prôgestêrôn lên vùng dưới đồi và thuỳ trước tuyến yên. - Ơstrôgen tăng lần 1 là do tác động của FSH, giảm là do trứng rụng, tăng lần 2 là do tác động của LH lên thể vàng làm thể vàng tăng tiết ơstrôgen và prôgestêrôn. - Prôgestêrôn chưa xuất hiện do thể vàng chưa hình thành. Prôgestêrôn tăng dần do LH tác động lên thể vàng làm thể vàng tăng tiết ơstrôgen và prôgestêrôn.