Bộ bài tập môn Tiếng Việt Lớp 3 (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ bài tập môn Tiếng Việt Lớp 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bo_bai_tap_mon_tieng_viet_lop_5_co_dap_an.doc
Nội dung text: Bộ bài tập môn Tiếng Việt Lớp 3 (Có đáp án)
- ĐÁP ÁN PHIẾU TUẦN 15 TẬP ĐỌC Cánh diều tuổi thơ 1. Những chi tiết nào miêu tả cánh diều? b. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. c. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. e. Diều bồng bềnh trôi trên dải Ngân Hà. 2. Câu mở bài “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.” có tác dụng gì? b. khái quát kỉ niệm đẹp đẽ về cánh diều LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Câu nào chưa thể hiện phép lịch sự? c. Mượn cái bút chì màu một lát được không? 2. Đặt câu hỏi thể hiện thái độ lịch sự trong các tình huống dưới đây: a. Hỏi cô giáo khi chưa hiểu bài. Cô có thể giảng cho con bài này được không ạ? b. Hỏi mượn bạn quả bóng. Bạn cho tớ mượn quả bóng một lúc nhé? c. Ngày nghỉ cuối tuần, em muốn bố mẹ cho đến thăm ông bà. Tuần này bố mẹ cho con đến thăm ông bà nhé? 3. Câu hỏi trong nhữngtrườnghợp sau đượcdùngvớimụcđích gì? Vì sao cậu lại thất hứa với tớ? Chê trách Em nói với chị như vậy là có lễ phép à? Con có thể giúp mẹ chuẩn bị cơm chiều được Đề nghị không? Làm gì có chuyện tối qua em ngủ gật lúc học bài Phủ định hả chị? Bộ phim tối hôm qua cũng hay đấy chứ? khen TẬP LÀM VĂN 1. Trong các đoạn văn dưới đây, đoạn nào kể chuyện? đoạn nào miêu tả? Cây bút dài gần một gang tay. Thân bút tròn, nhỏ nhắn bằng ngón tay Tả trỏ. Chất nhựa mới đúc vẫn còn thơm, nom nhẵn bóng. Phần thân bút màu xanh lá cây, thon thon như búp măng. Mở nắp ra em thấy ngòi bút sang loáng hình lá tre. Còn một mình chú bé Đất nhớ quê, tìm đường ra cánh đồng. Gặp trời đổ Kể mưa, chú ngấm nước rét quá. Chú bèn vào bếp, cời đống rấm ra sưởi. Ban đầu thấy ấm áp, khoan khoái. Lúc sau nóng rát cả chân tay. Chú sợ quá, lùi lại. 2. Quan sát tốt giúp cho miêu tả đồ vật được sinh động. Theo em, nên quan sát như thế nào? b. Quan sát bao quát rồi mới đến từng bộ phận, chú ý bộ phận quan trọng, quan sát bằng nhiều giác quan. 3. Viết khoảng 5 câu văn tả một đồ chơi em yêu thích. Tiếng Việt 4-1 Page 158
- Họ và tên: . Lớp: 4 . PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 16– MÔN TIẾNG VIỆT Điểm KIẾN THỨC CẦN NHỚ A. MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI I. Một số đồ chơi tương ứng với các trò chơi Trò chơi Đồ chơi Thả diều Cái diều Rước đèn ông sao Đèn ông sao Nhảy dây Dây Kéo co Dây thừng Cờ tướng Quân cờ, bàn cờ Cầu lông Cái vợt, quả cầu Đá cầu Quả cầu II. Phân loại trò chơi - Trò chơi rèn luyện sức mạnh: kéo co, đấu vật, - Trò chơi rèn luyện sự khéo léo: nhảy dây, lò cò, đá cầu, - Trò chơi rèn luyện trí tuệ: cờ tướng, xếp hình, ô ăn quan, III. Một số thành ngữ, tục ngữ có liên quan - Chơi với lửa - Ở chọn nơi, chơi chọn bạn - Chơi diều đứt dây - Chơi dao có ngày đứt tay B. CÂU KỂ I. Khái niệm về câu kể 1. Khái niệm Câu kể (còn được gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để: - Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc. - Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người. 2. Ví dụ - Chiều chiều, chúng tôi thường rủ nhau đi bơi. (kể về một việc mà chúng tôi thường làm) - Mình nghĩ câu chuyện đã đi quá xa rồi. (Nói lên ý kiến của bản thân mình) II. Dấu hiệu nhận biết câu kể Cuối câu kể thường có dấu chấm (.) Ví dụ: Sáng sớm, mẹ thường ra vườn tưới rau. Chiếc bút này, bố đã tặng em nhân dịp sinh nhật vừa rồi. Tiếng Việt 4-1 Page 159
- BÀI TẬP THỰC HÀNH I. ĐỌC HIỂU Bài 1:Kéo co 1. Vì sao nói kéo co là một trò chơi dân gian rất vui và sôi động? 2. Em hiểu tinh thần “thượng võ” nghĩa là gì? a. thích võ nghệ b. thích đánh nhau c. yêu chuộng võ nghệ, có ý chí mạnh mẽ và lòng hào hiệp Bài 2:Trong quán ăn “Ba cá bống” 1. Viết tên các nhân vật có trong câu chuyện. 2. Chi tiết nào cho thấy Bu-ra-ti-nô thông minh, dũng cảm và nhanh nhẹn? II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU B – Bài tập tự luyện Câu 1: Cho tên một số trò chơi sau đây, em hãy sắp xếp chúng vào nhóm thích hợp: nhảy dây kéo co lò cò vật đá cầu Trò chơi rèn luyện sức mạnh: . Trò chơi rèn luyện sự khéo léo: Câu 2: Theo em, ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình có thể được xếp vào nhóm trò chơi gì? A. Trò chơi rèn luyện sức mạnh B. Trò chơi rèn luyện sự khéo léo C. Trò chơi rèn luyện sự trí tuệ D. Trò chơi vô ích, không có tác dụng Câu 3: Em hãy ghép mỗi câu thành ngữ, tục ngữ sau với ý nghĩa tương ứng của nó: 1. Chơi với lửa a. Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống 2. Ở chọn nơi, chơi chọn bạn b. Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ Tiếng Việt 4-1 Page 160
- 3. Chơi diều đứt dây c. Mất trắng tay 4. Chơi dao có ngày đứt tay d. Làm một việc nguy hiểm Câu 4: Đặt trường hợp nếu như bạn em chơi với một số người bạn hư nên học kém hẳn đi, em sẽ dùng câu thành ngữ, tục ngữ nào để khuyên bạn? A. Chơi với lửa B. Ở chọn nơi, chơi chọn bạn C. Chơi diều đứt dây D. Chơi dao có ngày đứt tay Câu 5: Đặt trong trường hợp nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ ra là mình gan dạ, em sẽ dùng câu thành ngữ, tục ngữ nào để khuyên bạn? Chơi với lửa Ở chọn nơi, chơi chọn bạn Chơi diều đứt dây Chơi dao có ngày đứt tay Câu 6: Câu kể (câu trần thuật) là những câu được dùng để làm gì? Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc. Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người. Nêu yêu cầu, mong muốn hoặc nguyện vọng của mình. Nêu lên một thắc mắc cần người khác giải đáp. Câu 7: Cuối câu kể thường có dấu gì? A. dấu chấm B. dấu hỏi C. dấu chấm than D. dấu phẩy Câu 8: Nối mỗi câu ở cột A với một ý ở cột B cho phù hợp: A B 1. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi a. Nêu ý kiến nhận định. hò hét nhau thả diều thi. 2. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. b. Kể sự việc. 3. Chúng tôi vui sướng như phát dại nhìn lên trời. c. Tả cánh diều 4. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. d. Tả tiếng sáo diều 5. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống e. Kể sự việc và nói lên tình những vì sao sớm. cảm. Câu 9: Trong các câu dưới đây, câu nào là câu kể? A. Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét giấy thấm vào mồm. B. Răng em đau, phải không? C. Ôi, răng đau quá! D. Em về nhà đi. Câu 10: Đặt một vài câu kể với nội dung kể lại các việc em làm hằng ngày sau khi đi học về. Tiếng Việt 4-1 Page 161
- Câu 11: Đặt câu kể để tả chiếc bút con đang dùng. Câu 12: Đặt một vài câu kể để trình bày ý kiến của con về tình bạn. Câu 13: Đặt một vài câu kể để nói lên niềm vui của con khi nhận điểm tốt. Câu 14: Xác định câu kể trong đoạn văn sau: (1) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. (2) Con đường này tôi đã quen đi lại nhiều lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. (3) Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. (4) Cũng như tôi, mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ." Câu 15: Đặt một vài câu kể nói về cảm xúc của em hôm khải giảng năm học mới. Câu 16: Đoạn văn sau có mấy câu kể? Tác dụng của từng câu kể đó là gì? Tôi nhìn em. Một em bé gầy, tóc húi ngắn, hai túi của chiếc áo cánh nâu trễ xuống đến tận đùi như đã phải đựng nhiều thứ quá nặng. Quần của em ngắn chỉ tới gần đầu gối để lộ đôi Tiếng Việt 4-1 Page 162
- bắp chân nhỏ luôn động đậy. Tôi đặc biệt chú ý đến đôi mắt của em, đôi mắt sáng và xếch lên khiến người ta có ngay cảm giác là một em bé vừa thông minh vừa gan dạ. Câu 17: Câu kể trong những trường hợp sau được dùng với mục đích gì? Một hôm, em ngỏ ý với mẹ: - Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề thợ rèn. Nắng mùa thu đang làm bóng lên cái màu đỏ hổ phách bay phấn của những quả hồng đang vểnh hết tai lên. Câu 18: Trong đoạn sau, những câu nào là câu kể, chúng được dùng làm gì? Một cái phản lực kéo đuôi khói cực dài (1). Nó dính đạn rồi định chuồn ra biển (2). Từ cái máy bay đang sa, dù bật ra nhỏ như tóp chanh (3). Cái dù to dần (4). Nó bằng cái vung nồi, bằng cái mẹt (5). Thằng giặc lái lợi dụng chiều gió, muốn tháo ra biển đây (6). Bắt giặc lại làng nước ơi! (7) a) Câu kể là các câu: b) Các câu này dùng để: CHÍNH TẢ - TẬP LÀM VĂN 1. Viết lại cho đúng chính tả đoạn thơ sau của Lê Quang Trang Ngày đi, năm đi lịch bóc cạn rồi Ngồi trầm lặng nghe ngoài vườn dó thổi Mưa lấc phấc, dì dầm như tiếng nói Trong mơ hồ tịch mịch của thiên nhiên 2. Tìm từ ngữ chứa tiếng có vần ât hoặc âc. a) chân c) bổng đ) lửa g) ngủ b) ong d) chội e) ngủ h) cửa 3. Từ các sự việc sau, hãy viết một câu chuyện có sử dụng nhiều câu kể. a) Gia đình cô Thanh là hàng xóm của nhà em. Cô chú rất nghèo. b) Cái Hằng, con gái cô hơn 5 tuổi, thường chơi trò “mẹ con” với mấy con búp bê bằng len do cô tự làm. Tiếng Việt 4-1 Page 163
- c) Một lần Hằng theo cô Thanh sang nhà em chơi. Trông thấy “gia đình” búp bê của em, Hằng thích quá. d) Khi ra về, Hằng cứ khóc đòi mượn cô búp bê váy áo đỏ tươi mà em đặt tên là Li Li. Cô Thanh giận quá, phát cho mấy cái. Thấy thế, em liền cho Hằng mượn. đ) Mấy hôm sau, cô Thanh dẫn Hằng sang trả búp bê. Cô nói vui, mấy con búp bê len của Hằng có bà chị cả nên “mẹ” Hằng rất vui. Nhìn thấy Hằng tần ngần khi phải chia tay Li Li, em liền cho Hằng. e) Tối đến, em kể với mẹ. Mẹ không mắng em tự tiện, lại còn khen em. 4. Mỗi đồ vật trong nhà đều có ích, nó như một người bạn gắn bó với chúng ta. Hãy tả một đồ dùng trong ngôi nhà em. Tiếng Việt 4-1 Page 164
- ĐÁP ÁN TẬP ĐỌC Bài 1:Kéo co 1. Vì sao nói kéo co là một trò chơi dân gian rất vui và sôi động? Vì kéo co là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên. Kéo co có sự ganh đua, có tiếng hò reo cổ vũ của người xem hội. 2. Em hiểu tinh thần “thượng võ” nghĩa là gì? c. yêu chuộng võ nghệ, có ý chí mạnh mẽ và lòng hào hiệp Bài 2:Trong quán ăn “Ba cá bống” 1. Viết tên các nhân vật có trong câu chuyện. Bu-ra-ti-nô, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-di-li-ô 2. Chi tiết nào cho thấy Bu-ra-ti-nô thông minh, dũng cảm và nhanh nhẹn? - Tìm cách moi bí mật ở chính những kẻ độc ác đang tìm bắt mình: chui vào cái bình trên bàn ăn ngồi im thin thít, dọa Ba-ra-ba, Đu-rê-ma để biết kho báu ở đâu - Thừa dịp mọi người đang ngơ ngác, lao ra ngoài nhanh như một mũi tên LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: Cho một số trò chơi sau đây, con hãy sắp xếp vào nhóm thích hợp: nhảy dây kéo co lò cò vật đá cầu Trò chơi rèn luyện sức mạnh: kéo co, vật Trò chơi rèn luyện sự khéo léo: nhảy dây, lò cò, đá cầu Câu 2: Theo con, ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình có thể được xếp vào nhóm trò chơi gì? Chọn C Câu 3: Con hãy ghép mỗi câu thành ngữ, tục ngữ sau với ý nghĩa tương ứng của nó: 1. Chơi với lửa a. Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống 2. Ở chọn nơi, chơi chọn bạn b. Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ 3. Chơi diều đứt dây c. Mất trắng tay 4. Chơi dao có ngày đứt tay d. Làm một việc nguy hiểm Câu 4: Đặt trường hợp nếu như bạn em chơi với một số người bạn hư nên học kém hẳn đi, em sẽ dùng câu thành ngữ, tục ngữ nào để khuyên bạn? Chọn B Câu 5: Đặt trong trường hợp nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ ra là mình gan dạ, em sẽ dùng câu thành ngữ, tục ngữ nào để khuyên bạn? Chơi với lửa x Ở chọn nơi, chơi chọn bạn Chơi diều đứt dây Chơi dao có ngày đứt tay x x Câu 6: Câu kể (câu trần thuật) là những câu được dùng để làm gì? Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc. x Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người. Nêu yêu cầu, mong muốn hoặc nguyện vọng của mình. Nêu lên một thắc mắc cần người khác giải đáp. Tiếng Việt 4-1 Page 165
- Câu 7: Cuối câu kể thường có dấu gì? A. dấu chấm B. dấu hỏi C. dấu chấm than D. dấu phẩy Câu 8: Đọc lại đoạn văn sau và cho biết mỗi câu trong đoạn dùng để làm gì? Trả lời: 1 – b, 2 – c, 3 – e, 4 – d, 5 – a. Câu 9: Trong các câu dưới đây, câu nào là câu kể? A. Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét giấy thấm vào mồm. B. Răng em đau, phải không? C. Ôi, răng đau quá! D. Em về nhà đi. Câu 10: Đặt một vài câu kể với nội dung kể lại các việc em làm hằng ngày sau khi đi học về. Ví dụ: Hằng ngày, sau khi đi học về, em lại giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa. Tối nào, sau bữa ăn, em cũng giúp mẹ lau bàn, rửa bát sạch sẽ. Câu 11: Đặt câu kể để tả chiếc bút em đang dùng? Vào dịp sinh nhật vừa rồi, mẹ đã tặng cho em một chiếc bút máy rất đẹp. Chiếc bút máy này viết rất trơn, mực ra đều, nét thanh nét đậm rõ ràng. Câu 12: Đặt một vài câu kể để trình bày ý kiến của em về tình bạn. Bạn là người mà ta có thể sẻ chia mọi vui buồn trong cuộc sống. Nếu là bạn bè thì sẽ không bỏ rơi nhau mỗi khi gặp khó khăn. Câu 13: Đặt một vài câu kể để nói lên niềm vui của em khi nhận điểm tốt. Ví dụ: Nhận được điểm 10 môn toán, em vui mừng đến nỗi chỉ muốn chạy về khoe với mẹ. Câu 16: Đoạn văn sau có mấy câu kể? Tác dụng của từng câu kể đó là gì? Tôi nhìn em. Một em bé gầy, tóc húi ngắn, hai túi của chiếc áo cánh nâu trễ xuống đến tận đùi như đã phải đựng nhiều thứ quá nặng. Quần của em ngắn chỉ tới gần đầu gối để lộ đôi bắp chân nhỏ luôn động đậy. Tôi đặc biệt chú ý đến đôi mắt của em, đôi mắt sáng và xếch lên khiến người ta có ngay cảm giác là một em bé vừa thông minh vừa gan dạ. - Đoạn trên có 4 câu kể. - Tác dụng: Kể: câu 1 Tả: câu 2, 3, 4 Câu 17: Câu kể trong những trườnghợp sau được dùng vớimục đích gì? Một hôm, em ngỏ ý với mẹ: - Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề thợ rèn. Nói lên ý kiến, nguyện vọng Nắng mùa thu đang làm bóng lên cái màu đỏ hổ phách bay phấn của những quả hồng đang vểnh hết Tả tai lên. Tiếng Việt 4-1 Page 166
- Họ và tên: . Lớp: 4 . PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 17– MÔN TIẾNG VIỆT Điểm ĐỌC HIỂU Rất nhiều mặt trăng 1. Chú hề đã làm cách nào để vui lòng công chúa? a. dỗ dành công chúa bằng dây chuyền vàng. b. tìm cách để công chúa không thấy mặt trăng thật. c. tìm hiểu ý nghĩ của công chúa về mặt trăng rồi làm đồ chơi giống mặt trăng cho công chúa. 2. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây? a. Những người sống trong cung đình vua chúa hay có những ý thích kì quặc, khác thường. b. Các vị đại thần và các nhà khoa học suy nghĩ theo cách người lớn, không phù hợp với cách nghĩ của trẻ thơ. c. Trẻ thơ có cách cảm nhận sự vật riêng, vừa ngộ nghĩnh, vừa đáng yêu. d. Muốn giúp trẻ con phải hiểu trẻ nghĩ gì, muốn gì. Đó là điều mà câu chuyện muốn nói với chúng ta. 3. Theo em, câu chuyện Rất nhiều mặt trăng muốn nói với em điều gì? a. Tất cả trẻ con đều ngây thơ, đáng yêu. b. Trẻ con có suy nghĩ về sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, khác người lớn. c. Người lớn đừng lấy hiểu biết, suy nghĩ của mình mà cho đòi hỏi của trẻ con là kì quặc, vô lí. d. Cần biết cách trò chuyện để tìm hiểu ý thích, nguyện vọng của trẻ con. Một phát minh nho nhỏ Câu chuyện Một phát minh nho nhỏ muốn nói gì? a. Thế giới quanh ta có nhiều hiện tượng lí thú. b. Nếu chịu khó quan sát ta sẽ phát hiện ra. c. Nếu chịu tìm hiểu, thí nghiệm, ta sẽ có các phát minh. Ban đầu có thể là phát minh nho nhỏ, nhưng đó chính là điều để con người có các phát minh to lớn. d. Cả ba ý trên. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÂU KỂ Ai làm gì? Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? Câu 1: Câu kể Ai làm gì? thường gồm mấy bộ phận? A. Thường gồm một bộ phận là danh từ. B. Thường gồm hai bộ phận là chủ ngữ và vị ngữ. C. Thường gồm ba bộ phận là danh từ, động từ và tính từ. D. Thường gồm hai bộ phận là chủ ngữ và danh từ. Câu 2: Em điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện nhận định sau: Làm gì? Ai (con gì, cái gì)? hai bộ phận Câu kể Ai làm gì? thường gồm: . - Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: - Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: . Câu 3: Tìm những câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau: Tiếng Việt 4-1 Page 167
- Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo trên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Câu 4: Tìm và gạch chân dưới chủ ngữ trong những câu kể sau: Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo trên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Câu 5: Tìm câu kể Ai làm gì? trong đoạn trích sau: Đến gần trưa, các bạn con vui vẻ chạy lại. Con khoe với các bạn về bông hoa. Nghe con nói, bạn nào cũng náo nức muốn được xem ngay tức khắc. Con dẫn các bạn đến nơi bông hoa hồng đang ngủ. Các bạn đều chăm chú như nín thở chờ bông hoa hồng thức dậy. Câu 6: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? có tác dụng gì? A. nêu lên hoạt động của người, con vật (hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa). B. tả lại ngoại hình của người, con vât (hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa). C. cho biết ai (hoặc cái gì, con gì) thực hiện hoạt động đó. D. bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của nhân vật được nhắc tới trong câu. Câu 7: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? có thể là những từ như thế nào? Động từ Động từ kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc (cụm động từ). Danh từ Danh từ kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc (cụm danh từ) Câu 8: Gạch chân dưới các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau: Cả thung lũng giống như một bức tranh thủy mặc. Những sinh hoạt của ngày mới bắt đầu. Thanh niên đeo gùi vào rừng. Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. Em nhỏ đùa vui trước sàn nhà. Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần. Các bà, các chị sửa soạn khung cửi. Câu 9: Gạch chân dưới vị ngữ trong những câu sau: Thanh niên đeo gùi vào rừng. Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. Em nhỏ đùa vui trước sàn nhà. Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần. Các bà, các chị sửa soạn khung cửi. Câu 10: Ghép các từ ngữ ở cột bên trái với các từ ngữ ở cột bên phải để tạo thành câu kể Ai làm gì? 1. Đàn cò trắng a. kể truyện cổ tích. 2. Bà em b.giúp dân gặt lúa. 3. Bộ đội c. bay lượn trên cánh đồng. Câu 11: Đoạn văn kể về các công việc trong một buổi sáng của con. Trong đó có sử dụng một số câu kể có dạng Ai làm gì? Tuy nhiên còn thiếu một số từ, con hãy điền từ thích hợp vào những chỗ trống đó: lấy cơm Mẹ dọn dẹp bàn ghế tập thể dục Em vệ sinh cá nhân Buổi sáng ngày nghỉ, em dậy hơi muộn chạy ra sân rồi làm . Sau khi ăn sáng, em giúp mẹ làm việc nhà. Khi mẹ rửa bát thì Tiếng Việt 4-1 Page 168
- em và lau bát đũa. Thấy miu miu đi qua đi lại, em cho chú ta ăn luôn. Nhìn chú ta vừa ăn vừa kêu meo meo thật đáng yêu. rửa bát xong thấy nhà cửa đã được dọn dẹp sạch sẽ liền chạy lại xoa đầu em. .mong có thể lớn thật nhanh để giúp được mẹ thật nhiều việc hơn. Câu 12: Quan sát tranh vẽ dưới đây rồi nói từ 3 đến 5 câu kể Ai làm gì? miêu tả hoạt động của các nhân vật trong tranh? Câu 13: Tìm câu kể Ai làm gì? trong đoạn trích sau. Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong các câu tìm được. (1)Sau khi về nhà, Trần Quốc Toản luôn nung nấu một ý nghĩ phải chiêu mộ thêm người để có được đội quân đánh giặc. (2)Lúc này, không khí chuẩn bị kháng chiến sôi sục khắp nơi. (3)Các bô lão và các mẹ khuyến khích con cháu tòng quân cứu nước. (4)Từ đó, ngày nào Quốc Toản cũng đi với một số gia nhân vào các thôn xóm, nói rõ ý định của mình chiêu quân đánh giặc. (5)Chẳng mấy chốc, trai tráng nhiều nơi đã lục tục kéo đến hưởng ứng. Câu 14: Hoàn thành bảng dưới đây: Câu Từ chỉ hoạt Từ chỉ người hoặc vật động hoạt động Buổi sáng, cha tôi đến nhà máy. Mẹ tôi ra chợ bán hàng. Còn tôi cùng em tới trường đi học. Câu 15: Dùng gạch chéo (/) tách chủ ngữ và vị ngữ của mỗi câu: a) Cha tôi là cho tôi chiếc chổi cọ đê quét nhà. Tiếng Việt 4-1 Page 169
- b) Mẹ đựng hạt giống đầy nón lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. c) Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Câu 16: Viết tiếp vị ngữ vào chỗ trống để có câu kể Ai làm gì? a) Buổi sáng sớm, bà con nông dân b) Kì nghỉ hè năm trước, gia đình em c) Vào giờ chơi, các bạn học sinh d) Chú Đất Nung Câu 17: Viết đoạn văn kể những việc em và các bạn thường làm ở trường (trong đó có ít nhất ba câu kể Ai làm gì?) TẬP LÀM VĂN Câu 1: Cho ba đoạn văn phần thân bài tả chiếc cặp sách như sau: - Đoạn 1: Đó là một chiếc cặp màu vàng tươi, nhỉnh hơn chiếc bảng con một chút. Bên góc phải của cặp có hình chú gấu trông rất ngộ nghĩnh. - Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ trông chắc chắn. Sau lưng có một dây đeo bằng vải sợi ni lông. - Đoạn 3: Mở cặp ra, tớ thấy có tới ba ngăn được làm bằng vải hoa. Một ngăn rộng có thể để được toàn bộ sách trong một buổi học. 1. Dòng nào nêu đúng nội dung của ba đoạn văn? a. Đoạn 1 tả màu sắc chiếc cặp, đoạn 2 tả quai cặp, đoạn 3 tả cái ngăn to của cặp. b. Đoạn 1 tả bao quát chiếc cặp, đoạn 2 tả dây đeo cặp, đoạn 3 tả bên trong cặp. c. Đoạn 1 tả hình dáng, đặc điểm bên ngoài chiếc cặp, đoạn 2 tả quai và dây đeo, đoạn 3 tả các ngăn của cặp. 2. Câu nào dưới đây có thể thêm vào từng đoạn văn trên? Thêm vào đoạn nào? a. Cặp có hai mắt khóa mạ kềm giống như hai con mắt long lanh. (thêm vào đoạn .) b. Một ngăn hẹp có thể dùng để giấy, bút, hộp màu, bảng con. (thêm vào đoạn .) c. Tớ có thể đeo cặp sau lưng mỗi khi cần phải chạy nhanh đến trường chính là nhờ hai anh dây đeo này đấy các bạn ạ. (thêm vào đoạn .) Tiếng Việt 4-1 Page 170
- Câu 2: Em vừa thay một cuốn vở. Hãy viết đoạn văn giới thiệu và đoạn văn tả bao quát mặt ngoài cuốn vở mới. a) Đoạn văn giới thiệu cuốn vở: b) Đoạn văn tả bao quát mặt ngoài: Tiếng Việt 4-1 Page 171
- ĐÁP ÁN TẬP ĐỌC Rất nhiều mặt trăng 1. Chú hề đã làm cách nào để vui lòng công chúa? c. tìm hiểu ý nghĩ của công chúa về mặt trăng rồi làm đồ chơi giống mặt trăng cho công chúa. 2. Ý kiến nào đúng nhất trong các ý kiến dưới đây? d. Muốn giúp trẻ con phải hiểu trẻ nghĩ gì, muốn gì. Đó là điều mà câu chuyện muốn nói với chúng ta. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: Câu kể Ai làm gì? thường gồm mấy bộ phận? Chọn B Câu 2: - Câu kể Ai làm gì? thường gồm hai bộ phận. - Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? - Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi Làm gì? Câu 3: Tìm những câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau: Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo trên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Câu 4: Tìm và gạch chân dưới chủ ngữ trong những câu kể sau: Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo trên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Câu 5: Tìm câu kể Ai làm gì? trong đoạn trích sau: Đến gần trưa, các bạn con vui vẻ chạy lại. Con khoe với các bạn về bông hoa. Nghe con nói, bạn nào cũng náo nức muốn được xem ngay tức khắc. Con dẫn các bạn đến nơi bông hoa hồng đang ngủ. Các bạn đều chăm chú như nín thở chờ bông hoa hồng thức dậy. Câu 6: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? có tác dụng gì? Chọn A Câu 7: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? có thể là những từ như thế nào? Động từ Động từ kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc (cụm động từ). Danh từ Danh từ kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc (cụm danh từ) Câu 8: Tìm các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau: Cả thung lũng giống như một bức tranh thủy mặc. Những sinh hoạt của ngày mới bắt đầu. Thanh niên đeo gùi vào rừng. Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. Em nhỏ đùa vui Tiếng Việt 4-1 Page 172
- trước sàn nhà. Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần. Các bà, các chị sửa soạn khung cửi. Câu 9: Gạch chân dưới vị ngữ trong những câu sau: Thanh niên đeo gùi vào rừng. Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. Em nhỏ đùa vui trước sàn nhà. Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần. Các bà, các chị sửa soạn khung cửi. Câu 10: Ghép các từ ngữ ở cột bên trái với các từ ngữ ở cột bên phải để tạo thành câu kể Ai làm gì? 1. Đàn cò trắng a. kể truyện cổ tích. 2. Bà em b.giúp dân gặt lúa. 3. Bộ đội c. bay lượn trên cánh đồng. Câu 11: Buổi sáng ngày nghỉ, em dậy hơi muộn chạy ra sân tập thể dục rồi làm vệ sinh cá nhân. Sau khi ăn sáng, em giúp mẹ làm việc nhà. Khi mẹ rửa bát thì em dọn dẹp bàn ghế và lau bát đũa. Thấy miu miu đi qua đi lại, em lấy cơm cho chú ta ăn luôn. Nhìn chú ta vừa ăn vừa kêu meo meo thật đáng yêu. Mẹ rửa bát xong thấy nhà cửa đã được dọn dẹp sạch sẽ liền chạy lại xoa đầu em. Em mong có thể lớn thật nhanh để giúp được mẹ thật nhiều việc hơn. Câu 13: Tìm câu kể Ai làm gì? trong đoạn trích sau. Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong các câu tìm được. (1)Sau khi về nhà, Trần Quốc Toản luôn nung nấu một ý nghĩ phải chiêu mộ thêm người để có được đội quân đánh giặc. (2)Lúc này, không khí chuẩn bị kháng chiến sôi sục khắp nơi. (3)Các bô lão và các mẹ/ khuyến khích con cháu tòng quân cứu nước. (4)Từ đó, ngày nào Quốc Toản/ cũng đi với một số gia nhân vào các thôn xóm, nói rõ ý định của mình chiêu quân đánh giặc. (5)Chẳng mấy chốc, trai tráng nhiều nơi/ đã lục tục kéo đến hưởng ứng. Câu 3, 4, 5 Câu 14: Hoàn thành bảng dưới đây: Câu Từ chỉ hoạt Từ chỉ người hoặc vật động hoạt động Buổi sáng, cha tôi đến nhà máy. đến cha Mẹ tôi ra chợ bán hàng. bán mẹ Còn tôi cùng em tới trường đi học. tới, đi học tôi, em TẬP LÀM VĂN Câu 1: Cho ba đoạn văn phần thân bài tả chiếc cặp sách như sau: - Đoạn 1: Đó là một chiếc cặp màu vàng tươi, nhỉnh hơn chiếc bảng con một chút. Bên góc phải của cặp có hình chú gấu trông rất ngộ nghĩnh. - Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ trông chắc chắn. Sau lưng có một dây đeo bằng vải sợi ni lông. - Đoạn 3: Mở cặp ra, tớ thấy có tới ba ngăn được làm bằng vải hoa. Một ngăn rộng có thể để được toàn bộ sách trong một buổi học. 1. Dòng nào nêu đúng nội dung của ba đoạn văn? Tiếng Việt 4-1 Page 173
- c. Đoạn 1 tả hình dáng, đặc điểm bên ngoài chiếc cặp, đoạn 2 tả quai và dây đeo, đoạn 3 tả các ngăn của cặp. 2. Câu nào dưới đây có thể thêm vào từng đoạn văn trên? Thêm vào đoạn nào? a. Cặp có hai mắt khóa mạ kềm giống như hai con mắt long lanh. (thêm vào đoạn 1) b. Một ngăn hẹp có thể dùng để giấy, bút, hộp màu, bảng con. (thêm vào đoạn 3) c. Tớ có thể đeo cặp sau lưng mỗi khi cần phải chạy nhanh đến trường chính là nhờ hai anh dây đeo này đấy các bạn ạ. (thêm vào đoạn 2) Tiếng Việt 4-1 Page 174
- Họ và tên: . Lớp: 4 . PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 18– MÔN TIẾNG VIỆT Điểm ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1 Đọc bài văn dưới đây: SỰ TÍCH CÁC LOÀI HOA Ngày xưa, chỉ ở thiên đường mới có hoa, còn trên mặt đất chưa có loài hoa nào. Mãi về sau, nhận ra thiếu sót ấy. Trời mới sai Thần Sắc Đẹp vẽ hoa cho các loài cây. Vẽ xong, Thần muốn tặng hương cho chúng nhưng lại không mang đủ hương cho tất cả. Thần quyết định sẽ chỉ tặng hương thơm cho các loài hoa có tấm lòng thơm thảo. Thần hỏi hoa hồng: - Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì? - Con sẽ nhờ chị gió mang tặng cho muôn loài. Thần liền tặng hoa hồng một làn hương quí báu. Gặp hàng râm bụt đỏ chót, Thần hỏi: - Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì? Râm bụt trả lời: - Con sẽ khiến ai cũng phải nể mình. Nghe vậy, Thần bỏ đi. Đi mãi, tặng gần hết bình hương, gặp hoc ngọc lan, Thần lại hỏi: - Nếu có hương thơm, ngươi sẽ làm gì? Ngọc lan ngập ngừng thưa: - Con cảm ơn Thần. Nhưng xin Thần ban tặng cho hoa cỏ ạ. Thần ngạc nhiên hỏi: - Hoa nào cũng muốn có hương thơm. Lẽ nào ngươi không thích? - Con thích lắm ạ. Nhưng con đã được ban cho làn da trắng trẻo, lại ở trên cao. Còn bạn hoa cỏ thì mảnh dẻ, lại ở sát đất. Nếu có hương thơm, bạn ấy sẽ không bị người ta vô tình giẫm lên. Cảm động trước cho tấm lòng thơm thảo của ngọc lan, Thần Sắc Đẹp ban tặng cho loài hoa ấy hương thơm ngọt ngào hơn mọi loài hoa. Theo In-tơ-nét Dựa theo bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1: Thần Sắc Đẹp quyết định ban tặng hương thơm cho những loài hoa như thế nào? A. Cho những loài hoa đẹp nhất. B. Cho hoa hồng và hoa ngọc lan. C. Cho những loài hoa có tấm lòng thơm thảo. Câu 2: Theo em, tại sao Thần Sắc Đẹp quyết định như vậy? A. Vì chỉ loài hoa đẹp mới xứng có làn hương thơm. B. Vì hoa hồng, hoa ngọc lan vừa đẹp vừa thơm thảo. C. Vì chỉ có tấm lòng thơm thảo mới xứng đáng với làn hương thơm. Câu 3: Câu trả loài của hoa hồng thể hiện tấm lòng thơm thảo như thế nào? Tiếng Việt 4-1 Page 175
- A. Hoa hồng không muốn Thần tặng hương thơm cho mình. B. Hoa hồng muốn chia sẻ hương thơm của mình cho muôn loài. C. Hoa hồng nhường hương thơm cho chị gió. Câu 4: Vì sao hoa râm bụt không được Thần ban tặng hương thơm? A. Vì hoa râm bụt chỉ muốn có hương để mọi người phải nể. B. Vì hoa râm bụt có màu đỏ chót. C. Vì làn hương quí giá đã hết. Câu 5: Câu trả lời của ngọc lan thể hiện tấm lòng thơm thảo như thế nào? A. Ngọc lan nhường quà tặng của Thần cho loài hoa khổ hơn mình. B. Ngọc lan muốn chia sẻ hương thơm của mình cho muôn loài. C. Ngọc lan không muốn Thần ban tặng hương thơm cho mình. Câu 6: Dòng nào dưới đây liệt kê đúng các từ láy trong truyện? A. Thơm thảo, hoa hồng, mảnh dẻ. B. Trắng trẻo, ngập ngừng, ngọt ngào. C. Hương thơm, hoa hồng, ngập ngừng. Câu 7: Hoa hồng, râm bụt, ngọc lan có phải danh từ riêng không? Vì sao? A. Đúng. Vì mỗi từ ngữ là tên một bông hoa B. Đúng. Vì mỗi từ ngữ đều chỉ một sự vật được nhân hóa C. Không đúng. Vì mỗi từ ngữ là tên chung của một loài hoa. Câu 8: Trong từ vàng ươm, tiếng ươm gồm những bộ phận nào? A. Chỉ có vần không có thanh B. Chỉ có vần và thanh C. Chỉ có âm đầu và vần D. Chỉ có âm đầu và thanh Câu 9: Tập hợp nào dưới đây chỉ gồm các từ ghép? A. Vàng ươm, óng mượt, kêu gào, tức giận B. Óng mượt, meo meo, phá phách, ầm ĩ C. Long lanh, meo meo, phá phách, của cải Câu 10: Trong câu: “Thần quyết định sẽ chỉ tặng hương thơm cho các loài hoa có tấm lòng thơm thảo.”, bộ nào là vị ngữ? A. Thần B. Quyết định sẽ chỉ tặng hương thơm. C. Quyết định sẽ chỉ tặng hương thơm cho các loài hoa có tầm lòng thơm thảo Câu 11: Câu hỏi “ Thấy trộm không sủa thì mày có phải là chó trông nhà không?”, được dùng vào mục đích gì? A. Để hỏi về điều chưa biết. B. Để thể hiện thái độ chê trách. C. Để thể hiện yêu cầu, mong muốn. Câu 12: Câu nào dưới đây không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi. A. Cậu mua con mèo này ở đâu? B. Cậu rất thích nuôi mèo, có phải không? C. Tớ không biết cậu thích nuôi mèo hay nuôi chó? Tiếng Việt 4-1 Page 176
- Câu 13: Các từ trong câu: “ Thần Sắc Đẹp ban tặng cho loài hoa ấy hương thơm ngọt ngào hơn mọi loài hoa.” Thuộc những từ loại nào? a. Từ loài hoa là: a1. Danh từ a2. Động từ a3. Tính từ b. Từ ban tặng là: b1. Danh từ b2. Động từ a3. Tính từ c. Từ ngọt ngào là: c1. Danh từ c2. Động từ c3. Tính từ Câu 14: Bộ phận in đậm trong câu: ‘‘Ngày xưa, chỉ ở thiên đường mới có hoa, còn trên mặt đất chưa có loài hoa nào.’’ trả lời cho câu hỏi nào ? a. Bao giờ ? b. Vì sao ? c. Bằng gì ? Câu 15: Viết các từ trong câu văn sau vào dòng thích hợp : Hương vị buổi sáng giữa núi rừng thật trong trẻo, ngọt êm như mật ong đầu mùa, thơm tho như cành mận chín, mát lành như nước suối đầu xuân. a. Từ ghép b. Từ láy . Câu 16: Những từ nào dưới đây có nghĩa giống nghĩa của từ ước mơ? A. mơ tưởng B. mong ước C. toại nguyện D. ước nguyện E. khát vọng G. ý chí Câu 17: Viết thêm 2 từ ghép bắt đầu bằng tiếng quyết: Quyết tâm: Câu 18: Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau: Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta. Câu 19: Những tính từ nào dưới đây chỉ phẩm chất của con người: A. tròn B. rắn C. méo mó D. khôn ngoan Câu 13: Đặt 1 câu có từ xanh ngắt. Câu 20: Viết dấu câu thích hợp vào cuối mỗi dòng dưới đây: A. Chao ôi, chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao B. Bạn nhặt giúp mình cái cặp tóc với C. Hôm qua, Hùng được điểm 10 môn Toán D. Bạn có truyện tranh Đô-rê-mon không Câu 21: Những câu nào dưới đây không dùng với mục đích để hỏi? A. Sao cậu vẽ đẹp thế? B. Cậu có bút bi không? C. Áo này có phải của cậu không? D. Cậu nói thế mà nghe được à? Tiếng Việt 4-1 Page 177
- ĐỀ ÔN TẬP SỐ 2 Đọc bài sau rồi làm các bài tập. BỘ ĐỒ CHƠI TÀU HOẢ Nhân dịp Pê-cốt-xki được tặng huân chương, tôi mời cậu đến chơi nhà. Tôi đem tất cả đồ chơi ra. Pê-cốt-xki hết sức ngạc nhiên, thích thú khi thấy bộ đường sắt nhỏ của tôi với chiếc đầu máy xe lửa có lò xo, tự động chạy được. Cậu trố mắt ngắm các toa màu đỏ và màu vàng. Tôi đưa chìa khoá cho cậu lên dây để khởi động chiếc đầu máy, thế là cậu quỳ xuống chơi mải miết, không muốn ngẩng đầu lên nữa. Tôi chưa thấy cậu vui như thế bao giờ. Cậu luôn mồm : “Xin lỗi, xin lỗi” mỗi khi gạt tay tôi ra cho chiếc tàu khỏi bị cản đường. Rồi cậu cầm lên, đặt xuống các toa tàu một cách thận trọng tưởng chừng như chúng được làm bằng thuỷ tinh và cậu sợ hơi thở của mình làm hoen mờ chúng. Cậu lau chùi phía trên, phía dưới từng toa. Lau xong, cậu ngồi ngắm nhìn chúng và cười một mình. Tôi nhìn cậu chơi say sưa, nhìn cánh tay gầy guộc lòi ra ngoài ống tay áo quá dài rộng mà trong lòng trào lên nỗi xót thương cậu. Tôi muốn tặng cậu bộ đồ chơi này để cậu được vui mãi. Thế rồi, tôi cầm cả chiếc đầu máy và các toa tàu trên hai tay đưa cả cho Pê-cốt-xki và nói: “Này, cậu cầm lấy, của cậu đấy!” Vẻ mặt của Pê-cốt-xki lúc ấy sáng rỡ với vẻ xúc động khó tả. Cầm bộ đồ chơi mà đôi tay cậu run run. Cậu ra về trông thật sung sướng và đôi môi nở một nụ cười hiền hậu. 1. Bạn nhỏ trong bài mời Pê-cốt-xki đến chơi nhà mình vào dịp nào? 2. Chi tiết nào cho thấy sự hấp dẫn của bộ đồ chơi tàu hoả? 3. Chi tiết nào cho thấy Pê-cốt-xki rất nâng niu bộ đồ chơi tàu hoả? 4. Có những ai trong câu chuyện này thấy vui? Vì sao? 5. Trong các câu sau, câu nào là câu kể Ai làm gì? a. Pê-cốt-xki hết sức ngạc nhiên, thích thú khi thấy bộ đường sắt nhỏ của tôi với chiếc đầu máy xe lửa có lò xo, tự động chạy được. b. Lau xong, cậu ngồi ngắm nhìn chúng và cười một mình. Tiếng Việt 4-1 Page 178
- c. Vẻ mặt của Pê-cốt-xki lúc ấy sáng rỡ với vẻ xúc động khó tả. d. Cậu ra về trông thật sung sướng và đôi môi nở một nụ cười hiền hậu. 6. Trong bài có tất cả: a. 5 từ láy, đó là: b. 6 từ láy, đó là: c. 7 từ láy, đó là: 7. Điền tiếp vào chỗ chấm để tạo câu Ai làm gì? a. Vào ngày chủ nhật hoặc ngày lễ, cả nhà em b. Trên cánh đồng, bà con nông dân . c. Sau khi ăn sáng, em d. Vào giờ ra chơi, chúng em 8. Viết một đoạn văn từ 4 đến 5 câu kể về việc trực nhật của các bạn trong tổ em. Gạch chân các câu kể Ai làm gì? Tiếng Việt 4-1 Page 179
- ĐÁP ÁN ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1 Dựa theo bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1: C. Cho những loài hoa có tấm lòng thơm thảo. Câu 2: C. Vì chỉ có tấm lòng thơm thảo mới xứng đáng với làn hương thơm. Câu 3: B. Hoa hồng muốn chia sẻ hương thơm của mình cho muôn loài. Câu 4: A. Vì hoa râm bụt chỉ muốn có hương để mọi người phải nể. Câu 5: A. Ngọc lan nhường quà tặng của Thần cho loài hoa khổ hơn mình. Câu 6: B. Trắng trẻo, ngập ngừng, ngọt ngào. Câu 7: C. Không đúng. Vì mỗi từ ngữ là tên chung của một loài hoa. Câu 8: B. Chỉ có vần và thanh Câu 9: A. Vàng ươm, óng mượt, kêu gào, tức giận Câu 10: C. Quyết định sẽ chỉ tặng hương thơm cho các loài hoa có tầm lòng thơm thảo Câu 11: B. Để thể hiện thái độ chê trách. Câu 12: C. Tớ không biết cậu thích nuôi mèo hay nuôi chó? Câu 13: Các từ trong câu: “ Thần Sắc Đẹp ban tặng cho loài hoa ấy hương thơm ngọt ngào hơn mọi loài hoa.” Thuộc những từ loại nào? a. Từ loài hoa là: a1. Danh từ b. Từ ban tặng là: b2. Động từ c. Từ ngọt ngào là: c3. Tính từ Câu 14: a. Bao giờ ? Câu 15: Viết các từ trong câu văn sau vào dòng thích hợp : Hương vị buổi sáng giữa núi rừng thật trong trẻo, ngọt êm như mật ong đầu mùa, thơm tho như cành mận chín, mát lành như nước suối đầu xuân. a. Từ ghép: hương vị, buổi sáng, núi rừng, ngọt êm, mật ong, mát lành. b. Từ láy: trong trẻo, thơm tho. Câu 16: Những từ nào dưới đây có nghĩa giống nghĩa của từ ước mơ? A. mơ tưởng B. mong ước D. ước nguyện Câu 17: Viết thêm 2 từ ghép bắt đầu bằng tiếng quyết: Quyết tâm: quyết tử, quyết chiến, quyết chí . Câu 18: Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau: Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta. Danh từ: vua, khoa thi, chú bé, diều, trạng nguyên, Ông Trạng, tuổi, nước Nam Động từ: mở, thả, đỗ Tính từ: trẻ Câu 19: Những tính từ nào dưới đây chỉ phẩm chất của con người: D. khôn ngoan Câu 13: Hôm nay, bạn Tuấn mặc chiếc áo màu xanh ngắt. Câu 20: Viết dấu câu thích hợp vào cuối mỗi dòng dưới đây: A. Chao ôi, chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! B. Bạn nhặt giúp mình cái cặp tóc với. Tiếng Việt 4-1 Page 180
- C. Hôm qua, Hùng được điểm 10 môn Toán. D. Bạn có truyện tranh Đô-rê-mon không? Câu 21: Những câu nào dưới đây không dùng với mục đích để hỏi? A. Sao cậu vẽ đẹp thế? D. Cậu nói thế mà nghe được à? ĐÁP ÁN ĐỀ ÔN TẬP SỐ 2 1. (1đ) Bạn nhỏ trong bài mời Pê-cốt-xki đến chơi nhà mình vào dịp nào? Nhân dịp Pê-cốt-xki được tặng huân chương 2. (1đ) Chi tiết nào cho thấy sự hấp dẫn của bộ đồ chơi tàu hoả? - đầu máy xe lửa có lò xo, tự động chạy được. - các toa màu đỏ và màu vàng. 3. (1đ) Chi tiết nào cho thấy Pê-cốt-xki rất nâng niu bộ đồ chơi tàu hoả? - Cậu cầm lên, đặt xuống các toa tàu một cách thận trọng tưởng chừng như chúng được làm bằng thuỷ tinh và cậu sợ hơi thở của mình làm hoen mờ chúng. - Cậu lau chùi phía trên, phía dưới từng toa. 4. (1đ) Có những ai trong câu chuyện này thấy vui? Vì sao? - Pê-cốt-xki vui vì được chơi, được tặng bộ đồ chơi ưa thích. - tác giả vui vì quà tặng của mình đem lại niềm vui cho bạn. 5. (1đ) Trong các câu sau, câu nào là câu kể Ai làm gì? b. Lau xong, cậu ngồi ngắm nhìn chúng và cười một mình. d. Cậu ra về trông thật sung sướng và đôi môi nở một nụ cười hiền hậu. 6. (1đ) Trong bài có tất cả: b. 6 từ láy, đó là: thích thú, mải miết, say sưa, gầy guộc, run run, sung sướng 7. (2đ) Điền tiếp vào chỗ chấm để tạo câu Ai làm gì? VD: a. Vào ngày chủ nhật hoặc ngày lễ, cả nhà em đi chơi xa. b. Trên cánh đồng, bà con nông dân đang làm việc và chuyện trò vui vẻ. c. Sau khi ăn sáng, em chuẩn bị đến trường. d. Vào giờ ra chơi, chúng em vui vẻ nô đùa. 8. (2đ) Viết một đoạn văn từ 4 đến 5 câu kể về việc trực nhật của các bạn trong tổ em. Gạch chân các câu kể Ai làm gì? Tiếng Việt 4-1 Page 181
- MỘT SỐ ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ I ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU Đọc thầm bài văn rồi trả lời câu hỏi bên dưới: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: ‘ Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. Theo Tạ Duy Anh 1. Bài văn miêu tả trò chơi nào của đám trẻ?( M1. 0,5đ) a. Thả diều b. Chăn trâu c. Thổi sáo. 2. Chọn dòng đúng nhất nêu được đặc diểm của cánh diều? ( M1. 0,5đ) a. Cánh diều ngọc ngà. b. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. c. Cánh diều như một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời. 3. Câu Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều ý nói gì? ( M3.0,5đ) a. Cánh diều gợi lại những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ. b. Cánh diều đem lại nhiều niềm vui cho tuổi thơ. c. Cánh diều mang lại những ước mơ đẹp cho tuổi thơ. 4. Điền từ vào chỗ trống các từ ngữ tả cánh diều ( M2.0,5đ) a. Cánh diều . b. Tiếng sáo diều . c. Sáo đơn, sáo kép, sáo bè, 5. Bài đọc có mấy từ láy? ( M3. 1đ) a. Bốn từ đó là: . b. Năm từ đó là: c. Sáu từ đó là: 6. Tìm 5 danh từ, 5 động từ, 5 tính từ trong bài đọc? ( M2.1đ) a. 5 danh từ là: b. 5 động từ là: . c. 5 tính từ là: 7. Điền r/d/gi ( M2.1đ) Nhảy ây múa ối eo hạt nảy mầm Vòi ồng đu ây 8. Xác định danh từ, động từ, tính từ trong 2 câu thơ của Bác Hồ: ( M3. 2đ) Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay Tiếng Việt 4-1 Page 182
- Vượn hót chim kêu suốt cả ngày Danh từ Động từ Tính từ 9. Điền dấu hai chấm vào chỗ thích hợp rồi nêu tác dụng của dấu 2 chấm: (M3. 2đ) a. Mi - đát vốn tham lam nên nói ngay - Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều hóa thành vàng. b. Vùng Hòn ( Hòn Đất) với đủ các loại cây trái mít, dừa, mãng cầu, măng cụt. 10. Viết 1 câu có sử dụng dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép. ( M4. 1đ) II. KIỂM TRA VIẾT 1. Nghe-viết bài Cánh diều tuổi thơ từ: Ban đêm đến ‘Bay đi diều ơi! Bay đi!” (2đ) Tiếng Việt 4-1 Page 183
- 2. Tập làm văn:( 8đ) Ngôi nhà là nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp. Hãy tả lại ngôi nhà của em. Tiếng Việt 4-1 Page 184
- ĐỀ 2 I. ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU Đọc câu chuyện rồi trả lời câu hỏi bên dưới: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều. Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy. Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng Nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng Nguyên trẻ nhất nước của nước Nam ta. Theo Trinh Đường 1. Những chi tiết nào cho thấy Nguyễn Hiền là một cậu bé thông minh? (M1.0,5đ) a. Lúc còn bé đã biết làm lấy diều để chơi. b. Mới lên 6 tuổi đã học đâu hiểu đấy và có trí nhớ lạ thường. c. Mới sáu tuổi đã có thể đọc hai mươi trang sách một ngày mà vẫn có thời gian đi chơi. d. Gồm tất cả các chi tiết đã nêu trong các câu trả lời a,b,c. 2. Những chi tiết nào cho thấy Nguyễn Hiền là cậu bé vừa chịu khó vừa ham học?( M1. 0,5đ) a. Vì nhà nghèo nên Hiền phải bỏ học. b. Trong lúc chăn trâu, vẫn phải đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ dưới trời mưa gió. c. Tối tối, mượn vở của bạn về học. 3. Vì sao cậu bé Hiền được gọi là ông Trạng thả diều? ( M 2.0,5đ) a. Vì khi còn nhỏ Hiền thích chơi diều. b. Vì đó là tên các bạn đặt cho Hiền khi biết chú rất thông minh. c. Vì Hiền đỗ trạng nguyên lúc mới 13 tuổi, khi ấy chú vẫn thích chơi diều. 4. Câu chuyện trong bài cho chúng ta bài học gì? ( M 3. 1đ) a. Chịu khó học tập và khắc phục mọi khó khăn để học thì sẽ đạt được kết quả tốt. b. Muốn được trở thành người có công danh như Nguyễn Hiền. c. Muốn được thông minh và tài giỏi như cậu bé Hiền. 5. Bộ phận trả lời cho câu hỏi khi nào trong câu: “Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.” là: (M 2. 0,5đ) a. Mỗi lần b. Mỗi lần có kì thi ở trường c. Có kì thi ở trường 6. Điền từ vào chỗ trống để hoàn thiện các thành ngữ, tục ngữ? ( M3. 1đ) Kẻ người đi. Chín làm mười. Nước . . ra sông Tiếng Việt 4-1 Page 185
- 7. Dùng gạch chéo để tách chủ ngữ và vị ngữ của từng câu dưới đây: ( M3. 2đ) a. Em bé tủm tỉm cười. b. Trên bục giảng, cô giáo đang say sưa kể câu chuyện về thầy Nguyễn Ngọc Kí. c. Biết kiến đã kéo đến đông, cá Chuối mẹ liền lấy đà quẫy mạnh, rồi nhảy tùm xuống nước. d. Đàn cá chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp. 8. Hãy xác định mục đích sử dụng của những câu sau: (M3. 2,5đ) a. Còn gì quý hơn lúa gạo? b. Làm việc thế mà được coi là tốt à? c. Sao mà cháu của bà ngoan thế nhỉ? d. Bạn nhặt giúp tớ cái bút bị rơi dưới chân bạn được không ? e. Mẹ đã đi làm về rồi đấy ạ? 9. Em hãy đặt một câu trong đó có sử dụng câu hỏi vào mục đích khác, kết hợp với dấu hai chấm. ( M4. 1,5đ) II. CHÍNH TẢ, TẬP LÀM VĂN: 1. Nghe-viết bài Ông trạng thả diều từ “ Sau vì nhà nghèo đến vi vút tầng mây”.( 2đ) 2. Tả quyển sách Tiếng Việt 4 tập 1 của em.( 8đ) Tiếng Việt 4-1 Page 186
- Tiếng Việt 4-1 Page 187
- ĐỀ 3 I. ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi bên dưới: NHỮNG CÁNH BƯỚM BÊN BỜ SÔNG Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn bên bờ sông bắt bướm. Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ màu sắc. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loang loáng. Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ như trôi trong nắng. Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn. Bướm trắng bay theo đàn líu ríu như hoa nắng. Loại bướm nhỏ đen kịt, là là theo chiều gió, hệt như tàn than của những đám đốt nương. Còn lũ bướm vàng tươi xinh của những vườn rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông. Chúng cứ quấn quýt quanh màu vàng hoa cải và quanh những con đông tây xanh mọng nằm chờ đến lượt mình hóa bướm vàng. Theo Vũ Tú Nam Câu 1. Em hãy tìm trong đoạn văn trên những từ ngữ tả màu sắc của những con bướm ? (M2.1,5đ) Câu 2. Tác giả đi bắt bướm ở đâu? (M1.0.5đ) a. bên bờ sông b. trong vườn rau c. trên bờ đê Câu 3. Tác giả so sánh đàn bướm trắng giống như gì? (M2.0.5đ) a. hoa nắng b. tàn than c. mặt nguyệt. Câu 4. Nội dung của bài này là: (M3.1đ) a. Tả cảnh bắt bướm của tác giả. b. Tả những con bướm đủ hình dáng, đủ màu sắc. c. Tả cảnh đẹp bên bờ sông. Câu 5. Có thể thay từ “mặt nguyệt” trong câu : “Con vàng sẫm, nhiều hình mặtnguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ như trôi trong nắng.” Bằng từ nào dưới đây? (M3.1đ) a. mặt nạ b. mặt trời c. mặt trăng Câu 6. Trong câu văn : “Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn.” Một trong những tính từ ở câu trên là từ : a. bướm quạ b. dữ tợn c. đôi mắt Câu 7. Trong bài, câu văn có nhiều từ láy là ?, Tìm các từ láy đó? (M2.1.5đ) a. Bướm trắng bay theo đàn líu ríu như hoa nắng. Các từ láy là : . b. Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn. Các từ láy là : c. Còn lũ bướm vàng tươi xinh xinh của những vườn rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông. Các từ láy là : . Tiếng Việt 4-1 Page 188
- Câu 8. Cho câu văn sau “Chúng tôi tha thẩn bên bờ sông bắt bướm.” Câu hỏi để tìm bộ phận chủ ngữ trong câu trên là : (M2.1đ) a. Chúng tôi làm gì ? b. Ai tha thẩn bên bờ sông bắt bướm ? c. Ai bắt bướm bên bờ sông ? Câu 9. Câu thành ngữ, tục ngữ nói về cử chỉ cao đẹp của nhân dân cả nước quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiên tai, bão lụt là : (M3.1đ) a. Môi hở răng lạnh. b. Chị ngã em nâng. c. Lá lành đùm lá rách Câu 10. Hãy xác định mục đích sử dụng của những câu sau? (M3.1đ) a. Sao cháu bà ngoan thế nhỉ? b. Bác tắt giúp cháu cái bóng điện được không ạ? Cô đi làm về đấy ạ? Câu 11. Câu: Còn lũ bướm vàng tươi xinh của những vườn rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông. Thuộc kiểu câu gì? Xác định Chủ ngữ và Vị ngữ? (M3. 1,5) II. CHÍNH TẢ,TẬP LÀM VĂN: Tiếng Việt 4-1 Page 189
- 1. Chính tả: Nghe-viết bài Những cánh bướm bên bờ sông từ đầu đến líu ríu như hoa nắng.(2đ) 2. Tập làm văn: Hãy tả chiếc đồng hồ báo thức của em.( 8đ) Tiếng Việt 4-1 Page 190
- ĐỀ 4 I. ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU Đọc thầm đoạn văn rồi trả lời câu hỏi bên dưới: HOA TÓC TIÊN Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương sông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rức rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế. Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng hoa tóc tiên đua nhau nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương, muốn ăn ngay. Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có nước mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài. Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà, nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình. Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình Theo Băng Sơn Câu 1. Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu ? a. Do thầy giáo chăm sóc tốt b. Do cây xanh tốt quanh năm c. Do tóc những cô tiên không bao giờ bạc. Câu 2. Hoa tóc tiên ở vườn nhà thầy giáo có màu gì ? a. Màu hồng cánh sen b. Màu hồng cánh sen nhẹ c. Màu trắng tinh khiết. Câu 3. Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì ? a. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương b. Mùi thơm mát của sương đêm c. Mùi thơm ngon lành của một loại bánh. Câu 4. Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả liên tưởng đến điều gì ? a. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên b. Buổi sáng và nếp sống của thầy giáo c. Một loài cỏ thơm. Câu 5. Chuyển câu kể sau thành câu khiến : Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thuỷ tinh trong suốt. Tiếng Việt 4-1 Page 191
- Câu 6. Điền vào chỗ trống s/x để hoàn chỉnh đoạn thơ: Chú ngựa ưa thuần lắm uốt đời ăn cỏ anh Nên tính khí hiền lành ừng cũng không mọc được. Câu 7. Phân biệt các kiểu câu( Ai là gì? Ai làm gì? Ai như thế nào? Và xác định thành phần câu? a. Bảo là em út của em. b. Mái tóc của Bảo chỉ có vài sợi lơ thơ màu vàng óng trông giống hệt tóc của các em bé nước ngoài. c. Hàng ngày, mỗi khi em đi học về, Bảo lại chạy tít ra tận cổng đón rồi ôm chầm lấy em. Bộ phận trả lời cho câu hỏi Bộ phận trả lời cho câu hỏi Kiểu câu Ai, cái gì, con gì? là gì, làm gì, như thế nào? Câu 8. Xác định từ đơn,từ phức. Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương sông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rức rỡ. Từ đơn Từ phức Câu 9. Câu văn sau thuộc kiểu câu nào? Hãy xác định các thành phần câu. Tiếng Việt 4-1 Page 192
- Sáng sáng hoa tóc tiên đua nhau nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen Kiểu câu: II. CHỈNH TẢ, TẬP LÀM VĂN 1. Chính tả: Nghe - viết bài Hoa tóc tiên từ đầu đến “mới có tên gọi như thế.” 2. Tập làm văn Nhân dịp sinh nhật , em được bạn bè, người thân tặng cho rất nhiều món đồ chơi mà em yêu thích, em hãy tả lại một trong những đồ chơi đó. Tiếng Việt 4-1 Page 193
- Tiếng Việt 4-1 Page 194
- ĐỀ 5 I. ĐỌC HIỂU Đọc thầm bài văn rồi trả lời câu hỏi bên dưới: CÂY ÂM NHẠC Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang. Sang thu, trời cao ngất, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè. Tiếc là những nốt nhạc ấy không viết vào khuông cho nên không một nhạc công nào, dù tài giỏi đến đâu, tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên ấy, chỉ trừ những nhạc sĩ tài ba của mùa hè là những chú ve sầu râm ran trong tán lá xanh nồng nàn bằng những chiếc vĩ cầm vô hình. Cây sấu là cây âm nhạc đó, với cái gốc có vè có bạnh và tán lá tròn um tùm óng biếc sau cơn mưa, mà mỗi quả sấu là một nốt nhạc rung rinh trong gió trong trời Theo Băng Sơn Câu 1. Tại sao tác giả lại gọi cây sấu là “cây âm nhạc” ? a. Vì cây sấu thổi xào xạc, vi vu rất hay. b. Vì gỗ của cây làm đàn đánh rất hay. c. Vì hình dáng của gốc cây, tán lá và quả giống như khoá nhạc và nốt nhạc. Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng “đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang” ? a. Vì đầu mùa hè, lá cây xanh um tùm. b. Vì đầu mùa hè, quả sấu – những nốt nhạc – còn xanh. c. Vì đầu mùa hè, cây sấu xanh nổi bật trên nền mây trắng. Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng “Sang thu, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.” ? a. Vì sang thu, quả sấu – những nốt nhạc – đã chuyển sang màu vàng sẫm. b. Vì sang thu, lá sấu chuyển màu vàng sẫm. c. Vì sang thu, cây sấu rụng bớt lá. Câu 4. Vì sao tác giả cho rằng chỉ có nhạc sĩ ve sầu mới tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên trên cây sấu ? a. Vì nhạc sĩ ve sầu chỉ đánh đàn vào mùa hè. b. Vì nhạc sĩ ve sầu rất tài ba, đã tấu nhạc bằng cây vĩ cầm vô hình. c. Vì những nốt nhạc của cây sấu không viết vào khuông nhạc. Câu 5. Tìm những từ láy có trong bài? Các từ láy trong bài là: Câu 6. Đọc các câu sau : - Cái gốc có vè có bạnh và tán lá tròn xanh um. Cây sấu là cây âm nhạc đó. - Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang. Sang thu, trời cao ngất, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè. a) Tìm câu kể Ai là gì ? b) Xác định chủ ngữ của các câu tìm được. Tiếng Việt 4-1 Page 195
- 7. Chọn từ ngữ thích hợp ở cột A ghép với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu kể Ai là gì ? A B Mỗi quả sấu là những nhạc sĩ tài ba. Những chú ve sầu là một khóa son khổng lồ. Tán lá tròn là một nốt nhạc rung rinh trong gió. Câu 8. Đặt câu kể Ai là gì ? với các từ ngữ sau làm chủ ngữ : - Bạn thân nhất của em - Môn học em yêu thích nhất - Thủ đô của Việt Nam Câu 9. Từ mỗi từ đơn là tính từ sau đây, em hãy tạo ra các từ láy và từ ghép: Đẹp, xanh, vàng. Từ Từ láy Từ ghép Đẹp Xanh Vàng II. CHÍNH TẢ. TẬP LÀM VĂN Tiếng Việt 4-1 Page 196
- 1. Chính tả: Nghe - viết bài Cây âm nhạc từ “Tiếc là những nốt nhạc ấy” cho đến hết. 2. Tập làm văn: Em hãy viết bài văn tả một loài cây ăn quả mà em thích. Tiếng Việt 4-1 Page 197
- ĐỀ 6 I. ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: RỪNG PHƯƠNG NAM Rừng cây im lặng quá.Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng? Gió bắt đầu nổi rào rào với khối mặt trời đang tuôn sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ toả lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan biến theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi. Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọc lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hoá đỏ, từ đỏ hoá tím xanh Con luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con nấp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái (Lược trích Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi) Câu 1. Những chi tiết miêu tả cảnh yên tĩnh của rừng Phương Nam là? a. Tiếng chim hót từ xa vọng lại. b. Chim chóc chẳng con nào kêu, một tiếng lá rơi cũng khiến người ta giật mình. c. Gió đã bắt đầu nổi lên. d. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên. Câu 2. Mùi hương của hoa tràm như thế nào? a. Nhè nhẹ tỏa lên. b. Tan dần theo hơi ấm mặt trời. c. Thơm ngây ngất d. Thơm đậm làn xa khắp rừng. Câu 3. Gió thổi như thế nào? a. Ào ào c. Rì rào b. Rào rào d. Xào xạc Câu 4. Câu: "Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng?" là câu hỏi dùng để: a. Tự hỏi mình. b. Hỏi người khác. c. Nêu yêu cầu . d. Nêu đề nghị. Câu 5. Tìm tính từ trong câu sau: Đàn bướm lượn lờ đờ quanh hoa cải vàng. Tính từ: Tiếng Việt 4-1 Page 198
- Câu 6. Câu nào sau đây thuộc kiểu câu "Ai làm gì?" a. Chim hót líu lo. b. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. c. Một làn hơi đất nhè nhẹ toả lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan biến theo hơi ấm mặt trời. d. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi. Câu 7. Trong đoạn 3 của chuyện trên (Chim hót líu lo biến ra màu xanh lá ngái) có những từ nào là từ láy nào ? Các từ láy là: . Câu 8. Đặt một câu kể theo kiểu câu "Ai làm gì?" nói về chủ đề "Ý chí - nghị lực". . Câu 9. Câu Rừng cây im lặng quá.thuộc mẫu câu nào em đã học ? . Câu 10. Xác định danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau : Trong khu rừng nọ,loài chim mỏ dài rất buồn phiền vì mỏ của chúng quá to và dài nên khi bay trong rừng rất hay bị va chạm, dễ gây ra tai nạn giao thông. Ở cuối cánh rừng có một bác khỉ rất khéo tay. Bác mới mở một xưởng chuyên sửa chữa mỏ cho các loài chim bằng cách khéo léo cắt, gọt, bào đi một lớp rồi đánh bóng lại như cũ. Danh từ Động từ Tính từ II. CHÍNH TẢ, TẬP LÀM VĂN 1. Nghe-viết bài Rừng phương Nam từ Chim hót líu lo cho đến hết Tiếng Việt 4-1 Page 199
- 2. Tập làm văn: Em hãy tả chiếc cặp sách mà em mang đến lớp hôm nay. Tiếng Việt 4-1 Page 200
- ĐỀ 7 I. ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Đọc thầm và trả lời câu hỏi: BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật. Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc. Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn. Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi. Theo Lâm Ngũ Đường Câu 1. Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì? A. Thiên nhiên B. Đất sét C. Đồ ngọc D. Con giống Câu 2.Vì sao Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc ? A. Tinh tế B. Chăm chỉ C. Kiên nhẫn D. Gắng công Câu 3. Điều vô cùng lí thú ở pho tượng là gì? A. Pho tượng cực kì mỹ lệ B. Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo C. Pho tượng như toát lên sự ung dung D. Pho tượng sống động đến lạ lùng Câu 4. Điều kiện nào là quan trọng nhất khiến Trương Bạch trở thành một nghệ nhân tài giỏi? A. Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình B. Có tài nặn con giống y như thật ngay từ nhỏ C. Gặp được thầy giỏi truyền nghề D. Gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần Câu 5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? A. Ung dung, sống động, mỹ lệ. B. Ung dung, lạ lùng, tưởng tượng C. Sống động, lạ lùng, mỹ mãn D. Tưởng tượng, lạ lùng, mỹ lệ. Câu 6. Trong câu: "Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn" có mấy tính từ? A. Một tính từ. Đó là từ: B. Hai tính từ. Đó là các từ: C. Ba tính từ. Đó là các từ: Tiếng Việt 4-1 Page 201
- D. Bốn tính từ. Đó là các từ: Câu 7. Câu: "Anh có thể tạc giúp tôi một pho tượng Quan Âm không?" được dùng làm gì? A. Để hỏi B. Nói lên sự khẳng định, phủ định C. Tỏ thái độ khen, chê D. Để yêu cầu, đề nghị, mong muốn Câu 8. Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? trong câu sau: Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Câu 9. Câu “Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.” thuộc mẫu câu nào đã học? Câu 10. Em hãy đặt 2 câu hỏi, 1 câu có mục đích khen và 1 câu có mục đích chê . II. CHÍNH TẢ, TẬP LÀM VĂN 1. Nghe-viết bài Bàn tay người nghệ sĩ từ Pho tượng làm xong cho đến hết 2. Tập làm văn: Hãy tả cái áo em mặc đến lớp hôm nay . Tiếng Việt 4-1 Page 202
- Tiếng Việt 4-1 Page 203
- ĐỀ 8 I. ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: CHIỀU NGOẠI Ô Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều. Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh, nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu. Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh. Theo Nguyễn Thụy Kha Câu 1. Cảnh buổi chiều hè ở ngoại ô như thế nào? A. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất đẹp, hấp dẫn B. Cảnh buổi chiều hè ở vùng ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật yên tĩnh C. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất ồn ào, náo nhiệt. Câu 2. Từ cùng nghĩa với từ “bao la” là: A. Bát ngát B. Cao vút C. Thăm thẳm D. Mát mẻ. Câu 3. Câu văn nào trong bài tả vẻ đẹp của ruộng rau muống? A. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người B. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống C. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Câu 4. Điều gì làm tác giả cảm thấy thú vị nhất trong những buổi chiều hè ở vùng ngoại ô? A. Ngắm cảnh đồng quê thanh bình B. Ngắm cảnh đồng quê và thả diều cùng lũ bạn C. Được hít thở bầu không khí trong lành. Câu 5. Câu "Những cánh diều mềm mại như cánh bướm." thuộc mẫu câu nào? A. Ai làm gì? B. Ai là gì? C. Ai thế nào? Câu 6. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? A. Mát mẻ, mơn mởn, lấp lánh, thì thầm, mênh mông B. Thiết tha, ao ước, thoang thoảng, vắng lặng, chen chúc Tiếng Việt 4-1 Page 204
- C. Vi vu, trầm bổng, phố xá, mềm mại, lâng lâng. Câu 7. Thêm trạng ngữ cho câu sau: , dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Câu 8 . Gạch 1 gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu sau: Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Câu 9. Gạch 1 gạch dưới hình ảnh nhân hóa trong câu sau ? Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Câu 10. Viết 1 câu có ít nhất 2 danh từ: . II. CHÍNH TẢ, TẬP LÀM VĂN 1. Chính tả: nghe – viết bài Chiều ngoại ô từ Nhưng có lẽ thú vị nhất đến hết 2. Tập làm văn Đề bài: Em hãy tả một con vật nuôi mà em yêu quý. Tiếng Việt 4-1 Page 205
- Tiếng Việt 4-1 Page 206
- ĐỀ 9 II. ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU Đọc bài sau và trả lời câu hỏi : HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ: -Bác Tủ gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng. Cốc Nhỏ nhanh nhảu: -Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát sứ không đồng tình, ngúng nguẩy: -Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà. Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua: - Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống. Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng: -Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng, ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng. Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù: - Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ. Theo Lê Ngọc Huyền Câu 1. Cốc Nhỏ, Chai Nhựa, Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì? (0,5 đ) (M1) A. tác dụng của nước B. Hình dáng của nước C. Mùi vị của nước D. Màu sắc của nước Câu 2. Ý kiến của Cốc nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau? (0,5đ) (M1) A. nước có hình chiếc cốc B. Nước có hình cái bát C. Nước có hình như vật chứa nó D. Nước có hình cái chai Câu 3. Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước ? (0,5đ) (M2) A. Nước không có hình dáng cố định B. Nước có hình dáng giống với vật chứa đựng nó C. Nước tồn tại ở thể rắn và thể lỏng và khí D. Nước tồn tại ở thể lỏng và thể khí Câu 4. Từ nào không điền được vào chỗ trống trong câu sau: Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc .à? (1đ) (M2) A. nhỏ xinh B. xinh xinh C. xinh tươi D. xinh xắn Tiếng Việt 4-1 Page 207
- Câu 5. Câu: “Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ” thuộc mẫu câu nào ? (0,5đ) (M2) Viết câu trả lời của em: . Câu 6. Lời giải thích của bác Tử Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước? Viết câu trả lời của em: Câu 7. Dòng nào dưới đây toàn các từ láy ? (0,5đ)(M1) A. đường đua, tiếp sức, khập khiễng, bền bỉ, cuối cùng, lo lắng. B. khập khiễng, rạng rỡ, âu yếm, đám đông, khó khăn, đau ốm. C. khập khiễng, rạng rỡ, bền bỉ, lo lắng, khó khăn , đau đớn. Câu 8. Dòng nào nêu đúng chủ ngữ của câu sau: Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi để đựng nước uống.(1đ) (M2) A. Cô chủ B. Cô chủ nhỏ C. Cô chủ nhỏ lúc nào D. Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi Câu 9. Chuyển câu khiến của bác Tủ Gỗ “Các cháu đừng cãi nhau nữa!” thành hai câu cầu khiến mới bằng cách sử dụng từ cầu khiến khác.(1đ) (M3 ) Viết câu trả lời của em: Câu 10: Viết câu văn tả một giọt sương trong đó có sử dụng từ ngữ gợi tả và biện pháp so sánh. (1đ) (M4) Viết câu trả lời của em: Tiếng Việt 4-1 Page 208
- II. CHÍNH TẢ, TẬP LÀM VĂN 1. Chính tả (2 điểm) Nghe viết bài Thợ rèn SGK Tiếng Việt 4 trang 8 2. Tập làm văn( 8đ): Đề bài: Em hãy tả một con vật nuôi mà em thích nhất. Tiếng Việt 4-1 Page 209
- Tiếng Việt 4-1 Page 210
- ĐỀ 10 I. KIỂM TRA ĐỌC 1. Đọc thành tiếng (3 điểm): Các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học ở HKI (GV cho HS bốc thăm đọc một đoạn từ 3 - 5 phút). - Người tìm đường lên các vì sao - Ông Trạng thả diều - Rất nhiều mặt trăng - Vẽ trứng - Cánh diều tuổi thơ 2. Đọc hiểu, luyện từ và câu( 7điểm) : CÂY XOÀI Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả. Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả . Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú . Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra . Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì. Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả . Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi: - Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ ! Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê . Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa. Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời. Theo Mai Duy Quý Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1: Ai đã trồng cây xoài? A. Ông bạn nhỏ. B. Mẹ bạn nhỏ. C. Ba bạn nhỏ. Câu 2: Tại sao chú hàng xóm lại không nhận xoài biếu như mọi năm? A. Vì chú không thích ăn xoài. B. Vì xoài năm nay không ngon. C. Vì chú thấy con mình cũng hái xoài. Câu 3: Ba của bạn nhỏ đã có thái độ như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngả sang nhà hàng xóm ? Tiếng Việt 4-1 Page 211
- Câu 4: Đợi lúc ba bạn nhỏ đi vắng chú Tư đã làm gì? A. Dựng phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú lên. B. Chặt phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú. C. Để nguyên phần cây xoài bị ngã ở vườn nhà mình. Câu 5: Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi ba bảo bạn mang xoài sang biếu chú Tư? A. Tức giận. B. Vui vẻ. C. Không nói gì. Câu 6: Bạn nhỏ đã rút ra điều gì qua câu chuyện này ? A. Không nên cãi nhau với hàng xóm. B. Bài học về cách sống tốt ở đời. C. Không nên chặt cây cối. Câu 7: Ghi lại câu kể Ai làm gì ? có trong các câu sau: Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Câu 8: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: Tiếng lá rơi xào xạc. Câu 9: Em hãy tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ nói về những người quả cảm Câu 10: Em hãy chuyển câu kể sau : “ Mai đi lao động.” Thành câu khiến Tiếng Việt 4-1 Page 212
- II. CHÍNH TẢ, TẬP LÀM VĂN 1. Nghe-viết bài Cánh diều tuổi thơ từ đoạn đầu đến .những vì sao sớm”. 2. Tập làm văn: Tả một loài cây mà em thích. Tiếng Việt 4-1 Page 213
- ĐỀ 11 I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (Các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học ở HKI (GV cho HS bốc thăm đọc một đoạn từ 3 - 5 phút). - Người tìm đường lên các vì sao - Ông Trạng thả diều - Rất nhiều mặt trăng - Vẽ trứng - Cánh diều tuổi thơ II. ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi: SUỐI NGUỒN VÀ DÒNG SÔNG Có một dòng sông xinh xắn, nước trong vắt. Đáy nước soi cả trời mây lồng lộng. Ban đêm, mặt nước lấp lánh trăng sao. Thật huyền ảo và thơ mộng. Dòng Sông ấy là con của bà mẹ Suối Nguồn. Lớn lên, Dòng Sông từ biệt mẹ để đi về xuôi. Bà mẹ Suối Nguồn theo tiễn con ra tận cánh rừng đại ngàn. Ngắm mãi không thôi đứa con yêu quý, bà mẹ Suối Nguồn dặn với theo: - Ráng lên cho bằng anh bằng em. Thỉnh thoảng nhớ về thăm mẹ, con nhé! Từ giây phút ấy, lòng mẹ Suối Nguồn cứ thắc thỏm không yên. Bà tưởng tượng ra bao nhiêu là ghềnh thác, vực thẳm mà đứa con gặp phải. “Ôi, đứa con bé bỏng”. Mẹ Suối Nguồn thì thầm. Dòng Sông cứ bình thản trôi xuôi. Phía trước có bao nhiêu điều mới lạ, hấp dẫn đang chờ đón. Càng đi, tầm mắt càng được mở rộng thêm ra. Bồng bềnh trong niềm vui, mê mải với những miền đất lạ. Dòng Sông đã cách xa mẹ Suối Nguồn nhiều ngày đường lắm rồi. Cho tới hôm Dòng Sông ra gặp biển, nó mới giật mình nhớ tới mẹ Suối Nguồn. Thường lúc người ta biết nghĩ, biết thương mẹ thì đã muộn. “Ôi, ước gì ta được về thăm mẹ một lát!”. Dòng Sông ứa nước mắt. Từ trên trời cao, một đám mây lớn sà xuống. Đám Mây tốt bụng mỉm cười thông cảm: - Bạn thân mến, đừng buồn. Tôi sẽ giúp bạn. Nào, bạn hãy bám chắc vào cánh tôi nhé. Đám Mây trở nên nặng trĩu bởi vô vàn những hạt nước nhỏ li ti bám vào. Nhằm hướng thượng nguồn, Đám Mây cõng bạn bay tới. Khi đã trông rõ cánh rừng đại ngàn, Đám Mây khẽ lắc cánh: - Chúng mình chia tay ở đây nhé. Bạn hãy về thăm và xin lỗi mẹ Suối Nguồn. Trên đời này, không có gì sánh nổi với lòng mẹ đâu bạn ạ. Những giọt nước long lanh nối nhau rơi xuống. Mau dần. Rồi ào ạt thành cơn mưa. Bà mẹ Suối Nguồn nhận ra bóng dáng đứa con thân yêu. Bà sung sướng dang tay ra đón con. Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau, mừng mừng tủi tủi. Theo Nguyễn Minh Ngọc Câu 1. Dòng Sông từ biệt mẹ Suối Nguồn để đi đâu? Tiếng Việt 4-1 Page 214
- A. Đi về cánh rừng đại ngàn B. Đi về xuôi C. Đi thăm bạn D. Đi về nơi mình đã sinh ra Câu 2. Chi tiết nào dưới đây cho thấy khi xa con, bà mẹ Suối Nguồn rất lo lắng cho con? A. Bà theo con đến tận cánh rừng đại ngàn và nhìn theo mãi B. Bà mẹ Suối Nguồn nhận ra bóng dáng đứa con thân yêu C. Bà tưởng tượng ra bao ghềnh thác khó khăn mà đứa con sẽ gặp phải D. Bà luôn kêu lên xót xa “Ôi đứa con bé bỏng của tôi!”. Câu 3. Vì sao Dòng Sông không nhớ đến mẹ Suối Nguồn, không về thăm mẹ? A. Vì Dòng Sông đang mải mê vui thích với bao điều mới lạ, hấp dẫn B. Vì Dòng Sông cần nhanh chóng đi ra biển C. Vì Dòng Sông mải chơi với bạn bè D. Vì Dòng Sông đã có người mẹ Biển Câu 4. Khi ra đến biển, Dòng Sông mong ước điều gì? A. Được hòa mình vào biển cả để tiếp tục chu du B. Được bay theo đám mây để ngắm nhìn cảnh vật từ trên cao C. Được trở về nhà thăm mẹ Suối Nguồn D. Được biến thành những giọt nước mưa Câu 5. Sau chuyến đi xa, Dòng Sông nhận ra điều gì quan trọng nhất? A. Cần phải đi xa mới khám phá được thế giới B. Thế giới quanh ta có nhiều điều mới lạ, hấp dẫn C. Không có gì quý bằng sự tự do D. Không có gì quý bằng tình mẹ Câu 6: Câu nào dưới đây thuộc kiểu câu “ Ai làm gì?” A. Mặt nước lấp lánh trăng sao. B. Dòng sông từ biệt mẹ để về xuôi. C Gió thổi lao xao D. Mẹ suối nguồn lo lắng Câu 7. Vì sao núi “dòng sông” là đứa con vừa khát khao hiểu biết vừa biết yêu thương mẹ “suối nguồn”? Câu 8. Em hiểu câu ca dao: “Đi cho biết đó biết đây/ Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn?” muốn nói điều gì? Tiếng Việt 4-1 Page 215
- Câu 9. Thay từ in nghiêng bằng một từ láy khác đồng nghĩa rồi viết lại hai câu văn sau, gạch chân dưới các từ đồng nghĩa vừa thay thế? “ Gió thổi lao xao. Đây đó từng đàn trâu thung thăng gặm cỏ.” Câu 10. Câu nào dưới đây thuộc kiểu câu “ Ai làm gì?” ? A. Mặt nước lấp lánh trăng sao. B. Dòng sông từ biệt mẹ để về xuôi. C. Gió thổi lao xao. D. Mẹ suối nguồn lo lắng. III. KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả (Nghe - viết) Bài: Ông Trạng thả diều Viết đoạn: “Vào đời vua Trần Thái Tông, chơi diều”. 1. Nghe-viết bài Suối nguồn và dòng sông từ đầu tới “thăm mẹ con nhé.” Tiếng Việt 4-1 Page 216
- 2. Tập làm văn (8 điểm): Tả một đồ chơi mà em yêu thích. Tiếng Việt 4-1 Page 217
- ĐỀ 12 I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: Mỗi học sinh đọc một đoạn văn khoảng 75- 80 tiếng, một trong các bài sau: Bài "Ông Trạng thả diều" Sách TV4, tập 1. Trang 104 Bài "Vua tàu thủy" Bạch Thái Bưởi Sách TV4, tập 1B. Trang 24 Bài "Văn hay chữ tốt" Sách TV4, tập 1. Trang 129 Bài Chú đất Nung Sách TV4, tập 1. Trang 134 Bài cánh diều tuổi thơ Sách TV4, tập 1. Trang 146 II. ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi: CHÚ ĐẤT NUNG Tết trung thu, cu Chắt được món quà. Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất em nặn lúc đi chăn trâu. Cu Chắt cất đồ chơi vào cái nắp cháp hỏng. Hai người bột và chú bé Đất làm quen với nhau. Sáng hôm sau, chàng kị sĩ phàn nàn với nàng công chúa : - Cu Đất thật đoảng. Mới chơi với nó một tí mà chúng mình đã bẩn hết quần áo đẹp. Cu Chắt bèn bỏ hai người bột vào cái lọ thủy tinh. Còn một mình, chú bé Đất nhớ quê, tìm đường ra cánh đồng. Mới đến chái bếp, gặp trời đổ mưa, chú ngấm nước, rét quá. Chú bèn vào bếp, cơi đống rấm ra sưởi. Ban đầu thấy ấm và khoan khoái. Lúc sau nóng rát cả chân tay. Ông Hòn Rấm cười bảo: - Sao chú mày nhát thế? Đất có thể nung trong lửa kia mà ! Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại: - Nung ấy ạ? - Chứ sao ? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.Nghe thế, chú bé Đất không thấy sợ nữa. Chú vui vẻ bảo: - Nào, nung thì nung ! Từ đấy, chú thành Đất Nung. Theo Nguyễn Kiên Câu 1. Cu Chắt có những đồ chơi gì? A. Chàng kị sĩ, nàng công chúa. B. Nàng công chúa, chú bé đất. C. Chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú bé đất. Câu 2: Động từ trong câu: Mới chơi với nó một tí mà chúng mình đã bẩn hết quần áo đẹp là: A. Mới. B. Chơi. C. Đẹp. Câu 3. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? A. Ung dung, sống động, mỹ lệ. B. Ung dung, lạ lùng, tưởng tượng C. Sống động, lạ lùng, mỹ mãn D. Tưởng tượng, lạ lùng, mỹ lệ. Câu 4: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm và viết lại câu đã hoàn chỉnh: Tiếng Việt 4-1 Page 218
- Đã là người thì phải dám , làm được nhiều . có ích. (xông pha, về quê, việc) Câu 5. Muốn trở thành người có ích chúng ta phải làm gì ? Câu 6: Em hãy đặt một câu trong đó có sử dụng tính từ. Câu 7: Em hãy viết một câu thành ngữ, tục ngữ nói về tình cảm gia đình? III. KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả: (Nghe - viết) Mười năm cõng bạn đi học( Tiếng Việt 4 tập 1 trang 16): 3 điểm 2. Tập làm văn (8 điểm) Đề bài: Em hãy kể lại một câu chuyện mà em biết về một đức tính tốt của con người. Tiếng Việt 4-1 Page 219
- Tiếng Việt 4-1 Page 220
- ĐỀ 13 I. ĐỌC , LUYỆN TỪ VÀ CÂU: VĂN HAY CHỮ TỐT Thuở đi học Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản: - Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không? Cao Ba Quát vui vẻ trả lời: - Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng. Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận.Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện chữ sao cho đẹp. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách viết chữ đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau. Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt. 1/Đọc thành tiếng (4 điểm) : Đọc một trong 3 đoạn văn của văn bản. Đoạn 1: Thuở đi học . . . .sẵn lòng Đoạn 2: Lá đơn. . . .cho đẹp Đoạn 3: Sáng sáng . . . chữ tốt. 2/ Đọc thầm và làm bài tập ( khoảng 15- 20 phút ): Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1 (0,5 điểm) : Vì sao Cao Bá Quát thường xuyên bị điểm kém ? A. Văn hay – chữ xấu B. Văn hay C. Văn hay – chữ xấu Câu 2 (0,5 điểm): Sự việc gì xảy ra khiến Cao Bá Quát ân hận ? A. Chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên đuổi bà ra khỏi huyện đường. B. Chữ ông đẹp quá, quan đọc không được nên đuổi bà ra khỏi huyện đường. C. Văn ông xấu quá, quan đọc không được nên đuổi bà ra khỏi huyện đường. Câu 3 (0,5 điểm): Từ nào là từ láy trong câu: Có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản. A. Bà cụ B. Hàng sang C. Khẩn khoản Câu 4(0,5 điểm) Buổi tối ông viết bao nhiêu trang vở mới đi ngủ? A. Chín trang. B. Mười quyển C. Mười trang Câu 5 (0,5 điểm): Từ nào dưới đây nói lên ý chí, nghị lực của Cao Bá Quát ? A. Cần cù B. Quyết chí C. Chí hướng Câu 6 (1 điểm): Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện Văn hay chữ tốt? A. Tiếng sáo diều. B. Có chí thì nên. C. Công thành danh toại. Tiếng Việt 4-1 Page 221
- Câu 7 : Trong câu: Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ, bộ phận nào làm chủ ngữ?( 1điểm) Câu 8: Hãy đặt câu có sử dụng một thành ngữ, tục ngữ nói về đức tính trung thực , tự trọng? ( 1,5đ) II. KIỂM TRA VIẾT: 1. Chính tả ( nghe – viết ): Cánh diều tuổi thơ (SGK Tiếng Việt 4 tập I trang 146) (Viết đoạn: tuổi thơ đến những vì sao sớm.) 2.Tập làm văn: Em hãy kể lại một câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về một người có nghị lực hay người tốt việc tốt. Tiếng Việt 4-1 Page 222
- Tiếng Việt 4-1 Page 223
- ĐỀ 14 I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: Mỗi học sinh đọc một đoạn văn khoảng 75- 80 tiếng, một trong các bài sau: Bài "Ông Trạng thả diều" Sách TV4, tập 1. Trang 104 Bài "Vua tàu thủy" Bạch Thái Bưởi Sách TV4, tập 1B. Trang 24 Bài "Văn hay chữ tốt" Sách TV4, tập 1. Trang 129 Bài Chú đất Nung Sách TV4, tập 1. Trang 134 Bài cánh diều tuổi thơ Sách TV4, tập 1. Trang 146 II. ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU: NHỮNG CÁNH BUỒM Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về. Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo của chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hóa. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phất phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy bọn trẻ chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày đêm. Những cánh buồm chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay, đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người. Theo BĂNG SƠN. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây và điền vào chỗ chấm theo yêu cầu từng bài tập: Câu 1: Suốt 4 mùa, dòng sông có đặc điểm gì? ( 0.5 đ) a) Bãi cát non nổi lên. b ) Nước sông đầy ắp. c) Những con lũ dâng đầy. d) Dòng sông đỏ lựng phù sa. Câu 2: Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh với gì? ( 0.5 đ) a) Màu nắng của những ngày đẹp trời. b) Màu áo của những người lao động vất vả trên cánh đồng. c) Màu áo của những người thân trong gia đình. d) Màu áo của những người lao động. Câu 3: Cách so sánh trên( nêu ở câu 2) có gì hay? ( 0.5 đ) a) Miêu tả được chính xác màu sắc tươi đẹp của những cánh buồm. b) Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương. c) Cho thấy cánh buồm cũng vất vả như những người nông dân lao động. Tiếng Việt 4-1 Page 224
- d) Miêu tả được chính xác màu sắc rực rỡ của những cánh buồm Câu 4: Câu văn nào trong bài tả đúng một cánh buồm căng gió? ) ( 0.5 đ) a) Những cánh buồm đi như rong chơi. b) Những cánh buồm cần cù lao động. c) Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. d) Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ. Câu 5. Tìm và viết đúng chính tả: (2đ) a) – 2 từ láy âm đầu l (M: long lanh) . - 2 từ láy âm đầu n (M: nở nang) b) – 2 từ ghép có tiếng chứa vần uôn (M: buôn bán) - 2 từ ghép có tiếng chứa vần uông (M: ruộng nương) . Câu 6. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống cho thích hợp( 1đ) Người ta ai cũng phải có Những sẽ chắp cánh cho con người vượt qua bao ghềnh thác khó khăn, giúp con người làm nên bao điều kì diệu. Nhưng những sẽ níu kéo người ta lại, làm cho con người trở thành nhỏ bé, yếu hèn. (Từ cần điền: ước muốn tầm thường, ước mơ, ước mơ cao đẹp) Câu 7. Gạch dưới các động từ trong mỗi dãy từ sau( 1đ) a) cho, biếu, đẹp, tặng, sách, mượn, lấy b) ngồi, ghế, nằm, đi, đứng, chạy, nhanh c) phấn khởi, lo lắng, hồi hộp, nhẹ nhàng Câu 8: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong từng câu dưới đây:( 1đ) a.Giữa vòm lá um tùm, bông hoa dập dờn trước gió. . b.Bác sĩ Ly là một người đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. c.Chủ nhật tuần tới, mẹ sẽ cho con đi chơi công viên. d.Bé rất ân hận vì bé không nghe lời mẹ, đã ngắt bông hoa đẹp ấy. . III. KIỂM TRA VIẾT 1.Chính tả: Nghe viết bài Chiếc xe đạp của chú Tư ( SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 177) Tiếng Việt 4-1 Page 225
- Tiếng Việt 4-1 Page 226
- ĐỀ 15 I. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm): Các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học ở HKI (GV cho HS bốc thăm đọc một đoạn từ 3 - 5 phút). - Người tìm đường lên các vì sao - Ông Trạng thả diều - Rất nhiều mặt trăng - Vẽ trứng - Cánh diều tuổi thơ II. ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU ( 7 điểm) Đọc thầm bài sau: BÀI HỌC CỦA GÀ CON Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ mặc bạn, nhảy phắt lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu. Cáo đã đến rất gần. Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn chỉ thích ăn thịt tươi, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi. Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. Ai dè “tùm” một tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước. Cậu chới với kêu: - “Cứu tôi với, tôi không biết bơi!” Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu bạn lên bờ. Rũ bộ lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói: - Hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa. Theo Những câu chuyện về tình bạn Câu 1. (0.5đ) Khi thấy Vịt con kêu khóc, Gà con đã làm gì? A. Gà con sợ quá khóc ầm lên. B. Gà con vội vàng nằm giả vờ chết. C. Gà con bay lên cành cây để trốn, bỏ mặc Vịt con. Câu 2. (0.5đ) Trong lúc nguy hiểm, Vịt con đã làm gì để thoát thân? A. Vịt con hoảng hốt kêu cứu. B. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết. C. Vịt con nhảy xuống hồ nước ngay bên cạnh. Câu 3. (0.5đ) Khi Gà con rơi xuống nước, Vịt đã làm gì? A. Vịt con sợ quá khóc ầm lên. B. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết. C. Vịt không ngần ngại lao xuống cứu bạn lên bờ. Câu 4. (0.5đ) Vì sao Gà con cảm thấy xấu hổ? A. Vì Gà con ân hận đã trót đối xử không tốt với bạn. B. Vì Gà con thấy Vịt con bơi giỏi. C. Vì Vịt con thông minh. Câu 5. (0.5đ) Theo em, cuối cùng Gà con đã rút ra được bài học gì? Tiếng Việt 4-1 Page 227
- Câu 6. (0.5đ) Tìm và gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong câu văn sau: Gà con đậu trên cây thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. Câu 7. (0.5đ) Đặt dấu câu thích hợp vào ô trống trong câu dưới đây: Vịt con đáp □ - Cậu đừng nói thế □ chúng mình là bạn mà □ Câu 8:Điền vào chỗ trống các tiếng có âm đầu l/n để hoàn chỉnh các từ ngữ: 0,5đ hội tiếng già hiền hỗn ngọn Câu 9.Viết bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của từng câu vào bảng: 1đ Câu Bộ phận chủ ngữ Bộ phận vị ngữ a.Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà. b.Mẹ đựng hạt giống đầy móm là cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. c.Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Câu 10: Những câu hỏi nào được dùng với mục đích không phải để hỏi? 1đ a.Chị mới về đấy à? b.Cô có thể cho em hỏi một câu không ạ? c.Sao cậu giỏi thế? d.Có ai ở nhà không ạ? e.Mẹ biết bí mật của con rồi chứ gì? g.Tại sao các cậu lại cãi nhau? Câu 11: Đặt một câu với mỗi tính từ sau: 1đ a.Cao vút . b.xanh thẳm . c.xinh xắn . III. CHÍNH TẢ, TẬP LÀM VĂN: 1.Nghe viết bài Mùa đông trên rẻo cao ( SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 165) 2đ Tiếng Việt 4-1 Page 228
- 2.Tập làm văn:8đ Viết bài văn tả một cây hoa mà em yêu thích, Tiếng Việt 4-1 Page 229
- Tiếng Việt 4-1 Page 230
- ĐÁP ÁN 15 ĐỀ CUỐI KÌ ĐỀ 1 I.ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU. Câu 1 2 3 Đáp án A B B 4.Điền từ vào chỗ trống các từ ngữ tả cánh diều: a. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. b. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. c. Sáo đơn, sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. 5.C. Sáu từ đó là: hò hét, mềm mại, vi vu, tha thiết, ngọc ngà, khát khao. 6. a. 5 danh từ là: cánh diều, sáo đơn, trời, bãi thả, nàng tiên, b. 5 động từ là:hò hét, thả, cầu xin, ngửa cổ, bay xuống, c. 5 tính từ là:mềm mại, xanh,đẹp, trầm bổng, khổng lồ. 7.Điền r/d/gi Nhảy dây múa rối gieo hạt nảy mầm Vòi rồng đu dây 8.Xác định danh từ , động từ , tính từ trong 2 câu thơ của Bác Hồ Danh từ Động từ Tính từ Cảnh, rừng, Việt Bắc Hót, kêu hay Vượn, chim, ngày 9.Điền dấu hai chấm vào chỗ thích hợp rồi nêu tác dụng của dấu 2 chấm: 1,5đ a.Mi - đát vốn tham lam nên nói ngay: - Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều hóa thành vàng. Dấu 2 chấm báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật. b.Vùng Hòn ( Hòn Đất) với đủ các loại cây trái: mít, dừa, mãng cầu, măng cụt. Dấu 2 chấm báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. 10. Có lần cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “ Em đã làm gì để giúp đỡ bố mẹ?” ĐỀ 2 I.ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Câu 1 2 3 4 5 Đáp án D B,C C A B 6.Điền tiếng có dấu hỏi hoạc dấu ngã vào chỗ trống để hoàn thiện các thành ngữ, tục ngữ: Kẻ ở người đi. Chín bỏ làm mười. Nước lã ra sông 7.Dùng gạch chéo để tách chủ ngữ và vị ngữ. a.Em bé / tủm tỉmcười Tiếng Việt 4-1 Page 231
- b.Trên bục giảng, cô giáo/ đang đang say sưa kể câu chuyện về thầy Nguyễn Ngọc Kí. c.Biết kiến đã kéo đến đông, cá Chuối mẹ /liền lấy đà quẫy mạnh, rồi nhảy tùm xuống nước. d.Đàn cá chuối con /ùa lại tranh nhau đớp tới tấp. 8.Hãy xác định mục đích sử dụng của những câu sau: a. Còn gì quý hơn l úa gạo?Câu hỏi mục đích để khẳng định b. Làm việc thế mà được coi là tốt à? Câu hỏi mục đích để chê c. Sao mà cháu của bà ngoan thế nhỉ? Câu hỏi mục đích để khen d. Bạn nhặt giúp tớ cái bút bị rơi dưới chân bạn được không ? Câu hỏi mục đích để cầu khiến e. Mẹ đã đi làm về rồi đấy ạ? Câu hỏi mục đích để thay lời chào 9.Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc: “ Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy?” ĐỀ 3 I.ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 1/ Trong đoạn văn trên những từ ngữ tả màu sắc của những con bướm : Con xanh biếc pha đen như nhung ; Con vàng sẫm Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn. Bướm trắng ;Loại bướm nhỏ đen kịt.; Lũ bướm vàng tươi xinh xinh Câu 2 3 4 5 6 8 9 Đáp án a c b c b b c 7.c Các từ láy: xinh xinh, rụt rè, nhút nhát 10. mục đích sử dụng a. Sao cháu bà ngoan thế nhỉ? Câu hỏi mục đích để khen b. Bác tắt giúp cháu cái bóng điện được không ạ? Câu hỏi mục đích để cầu khiến c. Cô đi làm về đấy ạ? Câu hỏi mục đích để thay lời chào. 11. Kiểu câu: Ai thế nào Chủ ngữ: Còn lũ bướm vàng tươi xinh của những vườn rau Vị ngữ: rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông ĐỀ 4 I. ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Mỗi câu đúng 0,5đ Câu 1: c Câu 2: b Câu 3: a Câu 4: b Câu 1: 1đ Con hãy ra ngắt cho thầy mấy bông hoa rồi cắm vào chiếc cốc thuỷ tinh này ! Câu 2. Điền vào chỗ trống s/x : 1đ Chú ngựa xưa thuần lắm Suốt đời ăn cỏ xanh Tiếng Việt 4-1 Page 232
- Nên tính khí hiền lành Sừng cũng không mọc được. Câu 3. 2đ Câu Kiểu câu Chủ ngữ Vị ngữ a.Bảo là em út của Ai là gì? Bảo là em út của em em. b.Mái tóc của Bảo Ai thế nào? Mái tóc của Bảo chỉ có vài sợi lơ chỉ có vài sợi lơ thơ màu vàng óng thơ màu vàng óng trông giống hệt tóc trông giống hệt tóc của các em bé của các em bé nước ngoài nước ngoài. c. Hàng ngày, mỗi Ai làm gì? Bảo lại chạy tít ra tận khi em đi học về, cổng đón rồi ôm Bảo lại chạy tít ra chầm lấy em tận cổng đón rồi ôm chầm lấy em. Câu 8: 2,5đ Từ đơn Từ phức Dạy, của, tôi, có , một, chỉ, độ, vài,Mọc, Thầy giáo,cấp một,mét vuông với ,nhau, là, những, thứ ,Có, cả,lẫn, ,khoảnh vườn, tí tẹo, um tùm ,quen cũng bừng, lên thuộc,xương sông, lá lốt, bạc hà, kinh giới,cây hoa hồng,bông hoa, rực rỡ,cây ớt ,lúc nào Câu 9. 1,5đ Kiểu câu Ai thế nào? Chủ ngữ: hoa tóc tiên Vị ngữ:đua nhau nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen Tiếng Việt 4-1 Page 233
- ĐỀ 5 I.ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 1. C 2. B 3. A 4. B 5. Các từ láy trong bài là: ngổn ngang, thưa thớt, râm ran, nồng nàn,um tùm, rung rinh. 6. a) Các câu Ai là gì? Cây sấu là cây âm nhạc đó. Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang. b) Chủ ngữ của các câu tìm được: Cây sấu ; Đầu mùa hè . 7. Chọn từ ngữ thích hợp ở cột A ghép với từ ngữ ở cột B A B Mỗi quả sấu là những nhạc sĩ tài ba Những chú ve sầu là một khóa son khổng lồ Tán lá tròn là một nốt nhạc rung rinh tronng gió 8. Đặt câu kể Ai là gì ? – Bạn thân nhất của em là Mai. – Môn học em yêu thích nhất là môn Toán. – Thủ đô của Việt Nam là Hà Nội. 9. Từ Từ láy Từ ghép Đẹp Đèm đẹp, đẹp đẽ, Đẹp xinh, xinh đẹp, đẹp người, đẹp nết, Xanh Xanh xanh, xanh xao, Xanh da trời, xanh lá, màu xanh, xanh thẳm, vàng Vàng vọt, Vàng lịm, vàng ối, vàng giòn, vàng khè, Tiếng Việt 4-1 Page 234
- ĐỀ 6 I.ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Câu 1: b (0,5đ) Câu 2: c(0,5đ) Câu 3: b (0,5đ) Câu 4: a (1đ) Câu 5: lờ đờ, vàng (1đ) Câu 6: a (0,5đ) Câu 7:((1,5đ )Líu lo, ngây ngất, phảng phất, rón rén Câu 8: Học sinh đặt đúng câu cho 1đ Bị liệt cả hai tay, Kí dùng chân để viết . Câu 9 : Mẫu câu Ai thế nào ? (1đ) Câu 10 : Xác định danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau : 2,5đ Danh từ Động từ Tính từ khu rừng ,loài chim, Bay, tai nạn, sửa chữa, dài, to, khéo, khéo léo, mỏ,chúng ,giao cắt, gọt, bào, đánh bóng, thông,cánh rừng ,bác khỉ buồn phiền tay,Bác,xưởng, lớp ĐỀ 7 I.ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng : Câu 1: A (0,5đ) Câu 2: C (0,5đ) Câu 3: D (0,5đ) Câu 4: A (1đ) Câu 5: C (1 đ) Câu 6: B Hai tính từ : tuyệt trần, mỹ mãn (1đ) Câu 7: D (0,5đ) Câu 8: Học sinh gạch chân đúng : Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. (1đ) Câu 9 : Mẫu câu Ai làm gì? (1đ) Câu 10 : Học sinh đặt câu đúng cho 2đ Sao bạn lại làm cho cô phải buồn lòng như vây? Mục đích chê Các cầu thủ của đội tuyển quốc gia Việt Nam giỏi nhỉ? Mục đích khen Tiếng Việt 4-1 Page 235
- ĐỀ 8 I.ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau: Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B A C B C A đúng Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 7 (1 điểm) Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. (hoặc đáp án khác) Câu 8 (1 điểm) - Chủ ngữ: Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ - Vị ngữ: bay lên với biết bao khát vọng Câu 9 ( 1 điểm): Hình ảnh nhân hóa: đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Câu 10 (1 điểm) Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. (hoặc đáp án khác) ĐỀ 9 I.ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: B Câu 2: C Câu 3: A Câu 4: C Câu 5: Câu kể Ai làm gì? Câu 6: Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng, ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng. Câu 7: C Câu 8: B Câu 9: Các cháu hãy yên lặng đi! Các cháu không cãi nhau nữa! Câu 10: Giọt sương như hạt ngọc long lanh. II. KIỂM TRA VIẾT Phần mở bài : ( 1 điểm ) - Giới thiệu được con vật cần tả. Phần thân bài : (4 điểm ) - Tả hình dáng loài vật cần tả.( 2 điểm) - Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật( 2 điểm) Phần kết bài: ( 1 điểm ) Tiếng Việt 4-1 Page 236
- - Nêu được tình cảm của mình với con vật ( 1 điểm ) Về ngữ pháp, cách trình bày, dùng từ ( 2 điểm) - Chữ viết đẹp, đúng chính tả; trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết( 0,5 điểm) - Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. ( 0,5 điểm ) - Bài viết có sự sáng tạo: có sử dụng từ láy hoặc các biện pháp tu từ, so sánh, nhân hóa, có cảm xúc, ý văn rõ ràng, sinh động ( 1 điểm) Bài mẫu: tham khảo đề 8 ĐỀ 10 I.ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Câu 1: ý C. Ba bạn nhỏ ( 0,5 điểm) Câu 2: ý C. Vì chú thấy con mình cũng hái xoài ( 0,5 điểm) Câu 3: Chỉ thở dài mà không nói gì ( 0,5 điểm) Câu 4: B. Chặt phần cây xoài bị ngả sang vườn nhà chú ( 0,5 điểm) Câu 5: A. Tức giận ( 0,5 điểm) Câu 6: Bài học về cách sống tốt ở đời ( 1 điểm) Câu 7: Ba tôi trồng một cây xoài ( 0,5 điểm) Câu 8: Tiếng lá rơi / xào xạc CN VN ( 1 điểm) Câu 9: “Gan vàng dạ sắt” hoặc “ vào sinh ra tử” ( 1 điểm ) Câu 10:Mai hãy đi lao động đi ! ( 1 điểm ) ĐỀ 11 I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 Điểm) • Học sinh đọc đúng tiếng, đúng từ (1 điểm). • Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (0,5 điểm). • Giọng đọc bước đầu biết đọc diễn cảm (0,5 điểm). • Tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/1 phút (0,5 điểm). • Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu (0,5 điểm). II. ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU (7 điểm ) 1. Đọc hiểu. Câu 1 2 3 4 5 6 9 10 Đáp án B C A C D B B Câu 7. Núi “dòng sông” là đứa con vừa khát khao hiểu biết vừa biết yêu thương mẹ “suối nguồn” vì dòn sông muốn ra ngoài khám phá những điều mới lạ để trưởng thành để vươn tới những điều cao cả. Còn vừa biết yêu thương mẹ vì ra ngoài gặp bao khó khăn rồi mưới hiểu không ai yêu mình, lo lắng cho mình bằng mẹ. Mẹ là người hi sinh tất cả cho con mình. Câu 8: “Đi cho biết đó biết đây” là để tự cởi trói, thoát ly cuộc sống chật hẹp, quẩn quanh nơi xó bếp, trong luỹ tre làng, “chỉ biết ở nhà với mẹ”, không dám đi đâu xa, khác nào “Gà cồ ăn quẩn cối xay”, thì “biết ngày nào khôn”. Sống bảo thủ, sống chật hẹp, sống tù túng mãi như thế thì làm sao có thể theo kịp thiên hạ, khó mà làm nên sự nghiệp gì to tát chứ nói chi là góp phần phát triển đất nước. Tiếng Việt 4-1 Page 237
- Câu 9. Lao xao = vi vu, xào xạc, rì rào . Thung thăng= ung dung, khoan thai, thảnh thơi . ĐỀ 12 I.ĐỌC THÀNH TIẾNG: - Đọc đúng tiếng, đúng từ, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, cụm từ: Đảm bảo tốc độ đọc khoảng 75 – 80 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn văn; đọc to, rõ ràng. - Đọc đúng tiếng, đúng từ, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, cụm từ: Đảm bảo tốc độ đọc khoảng 60 – 75 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn văn; đọc to, rõ ràng nhưng phát âm một số tiếng còn chưa đúng. - Đọc đúng tiếng, đúng từ, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, cụm từ: Đảm bảo tốc độ đọc khoảng 50 – 70 tiếng/phút; đọc to nhưng phát âm chưa rõ ràng. - Các trường hợp còn lại (không chấm ðiểm ðối với học sinh không biết ðọc II.ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1( 0,5đ): C.Chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú bé đất. Câu 2( 0,5đ) :B. Chơi Câu 3( 1đ):B. Ung dung, lạ lùng, tưởng tượng. Câu 4( 1đ): xông pha,việc Câu 5( 1đ): Muốn trở thành người có ích chúng ta phải rèn luyện trong thử thách, con người mới trở thành người cứng rắn , có ích. Câu 6( 1đ): Bạn Giang rất thông minh. Câu 7( 1đ): Chị ngã em nâng Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. ĐỀ 13 I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: ( 1 điểm) (HS đọc khoảng 75 chữ / 1 phút ) Tiêu chuẩn cho điểm đọc Điểm Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát 0,25 điểm Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ rõ 0,25 điểm nghĩa. Đọc diễn cảm 0,25 điểm Trả lời đúng câu hỏi của giáo viên nêu 0,25 điểm Cộng 1 điểm Chú ý - Đọc sai từ 3 đến 6 tiếng trừ 0,25 điểm. Tiếng Việt 4-1 Page 238
- - Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ trừ 0,25 điểm. - Giọng đọc chưa thể hiện rõ biểu cảm trừ 0,25 điểm. II. ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU. Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đáp án C A C C B B Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 7 : Trong câu: Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ, Sự yên lặng làm chủ ngữ.( 1điểm) Câu 8: Đặt câu có sử dụng một thành ngữ, tục ngữ nói về đức tính trung thực , tự trọng? ( 1,5đ) Mẹ luôn nhắc nhở chúng em: “ Đói cho sạch rách cho thơm” ĐỀ 14 I.ĐỌC THÀNH TIẾNG: 3điểm Chú ý - Đọc sai từ 3 đến 6 tiếng trừ 0,25 điểm. - Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ trừ 0,25 điểm. - Giọng đọc chưa thể hiện rõ biểu cảm trừ 0,25 điểm. II. ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 7 điểm Mỗi câu 0,5đ Câu 1 2 3 4 Đáp án c b b d Câu 5: 2đ a) – 2 từ láy âm đầu l: lung linh, lóng lánh - 2 từ láy âm đầu n: nóng nảy, nôn nao b) – 2 từ ghép có tiếng chứa vần uôn: buôn làng, mong muốn - 2 từ ghép có tiếng chứa vần uông: ăn uống, chiều chuộng Câu 6. 1đ Thứ tự cần điền: ước mơ, ước mơ cao đẹp, ước muốn tầm thường Câu 7. Gạch dưới các động từ: 1đ a) cho, biếu, tặng, mượn, lấy b) ngồi, nằm, đi, đứng, chạy c) phấn khởi, lo lắng, hồi hộp Câu 8: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm : 1đ a.Giữa vòm lá um tùm, cái gì dập dờn trước gió? b.Bác sĩ Ly là một người như thế nào?. c.Khi nào, mẹ sẽ cho con đi chơi công viên? d.Bé rất ân hận vì sao? Tiếng Việt 4-1 Page 239
- ĐỀ 15 I. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG Chú ý - Đọc sai từ 3 đến 6 tiếng trừ 0,25 điểm. - Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ trừ 0,25 điểm. - Giọng đọc chưa thể hiện rõ biểu cảm trừ 0,25 điểm. II. ĐỌC HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 7 điểm Mỗi câu đúng 0,5đ Câu 1 2 3 4 Đáp án C B A A Câu 5. Cuối cùng Gà con đã rút ra được bài học: bạn bè phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn. 0,5đ Câu 6. Gà con đậu trên cây thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. 0,5đ Câu 7 0,5đ Vịt con đáp: - Cậu đừng nói thế, chúng mình là bạn mà! Câu 8. .Điền vào chỗ trống các tiếng có âm đầu l/n để hoàn chỉnh các từ ngữ:1đ Lễ hội lên tiếng già làng hiền lành hỗnláo ngọn núi Câu 9. .Viết bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của từng câu vào bảng: 1đ Câu Bộ phận chủ ngữ Bộ phận vị ngữ a.Cha tôi làm cho tôi Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để chiếc chổi cọ để quét nhà. quét nhà b.Mẹ đựng hạt giống đầy Mẹ đựng hạt giống đầy móm là móm là cọ, treo lên gác cọ, treo lên gác bếp để gieo bếp để gieo cấy mùa sau. cấy mùa sau c.Chị tôi đan nón lá cọ, lại Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả biết đan cả mành cọ và mành cọ và làn cọ xuất khẩu làn cọ xuất khẩu. Câu 10:Những câu hỏi được dùng với mục đích không phải để hỏi: 0,5đ a.Chị mới về đấy à? b.Cô có thể cho em hỏi một câu không ạ? c.Sao cậu giỏi thế? g.Tại sao các cậu lại cãi nhau? Câu 11. Đặt một câu với mỗi tính từ sau: 1đ a.Ngọn tre cao vút. b.Buổi trưa, nước biển xanh thẳm c.Chú gà con xinh xắn. Tiếng Việt 4-1 Page 240