Bài tập trắc nghiệm môn Vật lí Lớp 6 - Bài 13: Máy cơ đơn giản - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 2 trang binhdn2 07/01/2023 4260
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Vật lí Lớp 6 - Bài 13: Máy cơ đơn giản - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_vat_li_lop_6_bai_13_may_co_don_gian.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Vật lí Lớp 6 - Bài 13: Máy cơ đơn giản - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ LỚP 6 BÀI 13: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN Câu 1: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực trọng lượng của vật. A. ít nhất bằng B. luôn luôn lớn hơn C. gần bằng D. nhỏ hơn Câu 2: Khi đưa một vật có khối lượng 500kg lên theo phương thẳng đứng thì cần sử dụng một lực bằng bao nhiêu? A. ít nhất bằng 500N B. ít nhất bằng 5000N C. nhỏ hơn 500N D. nhỏ hơn 5000N Câu 3: Người ta thường sử dụng ròng rọc để làm các việc nào sau đây? A. Kéo thùng nước từ giếng lên. B. Đưa xô vữa lên cao. C. A và B đúng D. Đưa thùng hàng lên ô tô tải. Câu 4: Một bác thợ xây muốn kéo một bao ximang lên một mái nhà theo phương thẳng đứng thì bác đó phải sử dụng lực nào trong các lực sau, biết rằng khối lượng của bao ximang là 50kg A. 5N B. 500N C. 450N D. 50N Câu 5: Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 20kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực nào trong số các lực sau đây? A. F < 20N. B. F = 20N. C. 20N < F < 200N. D. F = 200N. Câu 6: Một người thợ xây muốn dùng lực khoảng 250N để kéo một bao xi măng 50kg lên tầng thứ 10 của tòa nhà đang xây, một học sinh muốn dùng lực lớn hơn 100N để kéo một gàu nước 10kg từ giếng lên, một người nông dân muốn dùng lực khoảng 300N để dịch chuyển một hòn đá 100kg. Muốn vậy: A. người thợ xây phải dùng ròng rọc, người học sinh cũng phải dùng ròng rọc, người nông dân phải dùng đòn bẩy. B. người thợ xây phải dùng ròng rọc, người học sinh cũng phải dùng ròng rọc, người nông dân phải dùng mặt phẳng nghiêng. C. người thợ xây phải dùng ròng rọc, người học sinh không phải dùng máy cơ đơn giản, người nông dân phải dùng đòn bẩy. D. người thợ xây phải dùng mặt phẳng nghiêng, người học sinh cũng phải dùng mặt phẳng nghiêng, người nông dân phải dùng đòn bẩy. Câu 7: Chọn phát biểu sai. Máy cơ đơn giản đã mang lại những lợi ích như thế nào cho con người? A. giảm hao phí sức lao động. B. tăng năng suất lao động. C. thực hiện công việc dễ dàng. D. gây khó khăn và cản trở công việc. Câu 8: Dụng cụ nào sau đây không phải là máy cơ đơn giản? A. Cái búa nhổ đinh B. Cái bấm móng tay C. Cái thước dây D. Cái kìm Câu 9: Trường hợp nào sau đây không phải máy cơ đơn giản dùng trong thực tế? A. Ròng rọc kéo cờ lên ở cột cờ B. Xà beng để nhổ đinh. C. Một học sinh thả một quả bóng từ trên cao xuống và nhận thấy quả bóng càng rơi, càng chuyển động nhanh lên. D. Mặt phẳng nghiêng để xe lên thềm nhà. Câu 10: Những loại máy móc, dụng cụ nào sau đây sử dụng nguyên lí của các máy cơ đơn giản: A. Cầu bập bênh B. Máy bơm nước C. Xe gắn máy D. Xe đạp Câu 11: Vật nào dưới đây thuộc máy cơ đơn giản A. Bình tràn B. Thước cuộn C. Đòn bảy D. Lực kế Câu 12: Chọn câu sai. Trường hợp nao sau đây có thể dùng máy cơ đơn giản? A. Kéo xe máy ra khỏi hố sâu, khi xe bị sa hố. B. Không có trường hợp nào kể trên. C. Dắt xe máy từ đường vào nhà cao hơn mặt đường. D. Đưa xe máy lên xe tải.
  2. Câu 13: Cầu thang xoắn là ví dụ về A. mặt phẳng nghiêng. B. đòn bẩy. C. ròng rọc. D. mặt phẳng nghiêng phối hợp với ròng rọc. Câu 14: Máy cơ đơn giản: A. làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật. B. giúp con người làm việc có nhanh hơn. C. giúp con người kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật. D. giúp con người nâng vật nặng lên cao dễ dàng hơn. Câu 15: Đường đèo qua núi là ví dụ về máy cơ đơn giản nào? A. Mặt phẳng nghiêng. B. Đòn bẩy. C. Mặt phẳng nghiêng phối hợp với đòn bẩy. D. Ròng rọc. ĐÁP ÁN 1 A 3 C 5 D 7 D 9 C 11 C 13 A 15 A 2 B 4 B 6 C 8 C 10 A 12 B 14 D