Bài tập trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 7 - Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 2 trang binhdn2 07/01/2023 3890
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 7 - Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_sinh_hoc_lop_7_bai_33_cau_tao_trong.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 7 - Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN SINH HỌC 7 BÀI 33: CẤU TẠO TRONG CỦA CÁ CHÉP Câu 1: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: Cá chép có (1) thông với (2) bằng một ống ngắn giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng. A. (1): phổi; (2): ruột non B. (1): khí quản; (2): thực quản C. (1): bóng hơi; (2): khí quản D. (1): bóng hơi; (2): thực quản Câu 2: Trong hệ tuần hoàn của cá chép, những loại mạch nào dưới đây luôn vận chuyển máu nghèo ôxi? A. Các mao mạch ở các cơ quan và động mạch chủ lưng. B. Động mạch chủ lưng và động mạch chủ bụng. C. Động mạch chủ lưng và tĩnh mạch bụng. D. Động mạch chủ bụng và tĩnh mạch bụng. Câu 3: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: Trong tuần hoàn ở cá chép, khi tâm thất co sẽ tống máu vào động mạch (1) , từ đó chuyển qua các mao mạch (2) , ở đây diễn ra sự trao đổi khí, máu trở thành đỏ tươi, giàu ôxi và theo (3) đến các mao mạch ở các cơ quan để cung cấp ôxi và chất dinh dưỡng cho các cơ quan hoạt động A. (1): chủ bụng; (2): mang; (3): động mạch chủ lưng B. (1): lưng; (2): ở các cơ quan; (3): động mạch chủ bụng C. (1): chủ bụng; (2): ở các cơ quan; (3): tĩnh mạch chủ bụng D. (1): chủ lưng; (2): mang; (3): động mạch chủ bụng Câu 4: Phát biểu nào sau đây về cá chép là sai? A. Có một vòng tuần hoàn. B. Là động vật đẳng nhiệt. C. Hô hấp bằng mang. D. Máu qua tim là máu đỏ thẫm. Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng về cá chép? A. Hô hấp qua mang và da. B. Có 2 vòng tuần hoàn. C. Vòng tuần hoàn kín. D. Tim 4 ngăn. Câu 6: Ở cá chép, tiểu não có vai trò gì? A. Giúp cá phát hiện mồi. B. Giúp cá nhận biết kích thích về dòng nước. C. Giúp cá định hướng đường bơi. D. Điều hoà, phối hợp các hoạt động khi bơi. Câu 7: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: Mang cá chép nằm dưới (1) trong phần đầu, gồm các (2) gắn vào các (3) . A. (1): xương cung mang; (2): lá mang; (3): xương nắp mang B. (1): nắp mang; (2): xương cung mang; (3): lá mang C. (1): xương nắp mang; (2): lá mang; (3): xương cung mang D. (1): lá mang; (2): xương nắp mang; (3): xương cung mang Câu 8: Phát biểu nào dưới đây về cá chép là đúng? A. Hô hấp bằng mang. B. Tim có 4 ngăn. C. Hệ tuần hoàn hở. D. Bộ não chưa phân hóa. Câu 9: Phát biểu nào sau đây về hệ thần kinh của cá chép là sai? A. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. B. Não trước chưa phát triển. C. Tuỷ sống nằm trong cung đốt sống. D. Hành khứu giác và thuỳ thị giác phát triển. Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tim cá chép có 3 ngăn là: tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải và tâm thất. B. Tim cá chép có 2 ngăn là: tâm nhĩ và tâm thất. C. Tim cá chép có 2 ngăn là: tâm thất trái và tâm thất phải. D. Tim cá chép có 3 ngăn là: tâm nhĩ, tâm thất trái và tâm thất phải.
  2. ĐÁP ÁN 1 D 3 A 5 C 7 C 9 A 2 D 4 B 6 D 8 A 10 B