Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền Dân chủ nhân dân (1945-1946) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 4 trang binhdn2 07/01/2023 3062
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền Dân chủ nhân dân (1945-1946) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_9_bai_24_cuoc_dau_tranh.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền Dân chủ nhân dân (1945-1946) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 9 BÀI 24: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945- 1946) Câu 1: Tại sao ta chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang chiến lược hoà hoãn nhân nhượng Pháp? A. Vì Pháp được Anh hậu thuẫn. B. Vì ta tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù. C. Vì Pháp và Tưởng đã bắt tay cấu kết với nhau chống ta. D. Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ. Câu 2: Câunào dưới đây là lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm giải quyết nạn đói A. “Không một tấc đất bỏ hoang”. B. “Tấc đất, tấc vàng”. C. Tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất ngay! tăng gia sản xuất nửa!”. D. Tất cả các câu trên. Câu 3: Trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước VNDCCH đứng trước những khó khăn, thử thách nào? A. Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, giặc ngoại xâm và nội phản. B. Khối đại đoàn kết dân tộc bị chia rẽ sâu săc, lực lượng chính trị suy yếu. C. Các đảng phái trong nước câu kết với quân Trung Hoa Dân quốc. D. Quân Pháp trở lại theo quyết định của hội nghị Pốtxđam. Câu 4: Lý do nào là cơ bản nhất để ta chủ trương hoà hoãn, nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế và chính trị? A. Ta chưa đủ sức đánh 2 vạn quân Tưởng. B. Tưởng cỏ bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách hỗ trợ từ bên trong. C. Tránh trình trạng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù trong khí ta còn có nhiều khó khăn. D. Hạn chế việc Pháp và Tưởng cấu kết với nhau. Câu 5: Để xây dựng một chính quyền nhà nước vững mạnh thì công việc đầu tiên nhân dân ta phải làm là gì? A. Tham gia bầu cử cơ quan nhà nước ở Trung ương (Quốc hội) B. Tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã). C. a và b đúng. D. a và b sai. Câu 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ vào ngày tháng năm nào? A. 7/3/1945 B. 8/9/1945 C. 9/9/1945 D. 10/9/1945 Câu 7: Sự kiện nào trong năm 1945-1946 khẳng định chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố, nền móng của chế độ mới được xây dựng? A. Tổng tuyển cử trong cả nước 6/1/1946. B. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. C. Thành lập ủy ban hành chính các cấp. D. a, b và c đúng. Câu 8: Thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ bắt đầu từ ngày tháng năm nào? A. 2/9/1945 B. 6/9/1945 C. Đêm 22 rạng 23/9/1945 D. 5/10/1945 Câu 9: Trước ngày 6/3/1946 Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì? A. Hoà với Tưởng để đánh Pháp ở Nam Bộ. B. Hoà với Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi Miền Bắc. C. Hoà với Pháp và Tưởng để chuẩn bị lực lượng. D. Tập trung lực lượng đánh cả Pháp lẫn Tường. Câu 10: Trong văn kiện ngoại giao nào đây, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhân nhượng đối phương về không gian để có thời gian đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục đi lên? A. Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam.
  2. B. Hiệp định sơ bộ (6/3/1946). C. Tạm ước Việt- Pháp (14/9/1946). D. Hiệp định Gionevo năm 1945 về Đông Dương. Câu 11: Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước ngày tháng năm nào? A. 23/11/1946 B. 24/11/1946 C. 25/11/1946 D. 26/11/1946 Câu 12: Chính phủ kí sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam vào ngày tháng năm nào? A. 28/1/1946 B. 29/1/1946 C. 30/1/1946 D. 31/1/1946 Câu 13: Từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946, đối với quân Trung Hoa Dân quốc, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện chủ trương nào? A. Hòa hoãn, tránh xung đột. B. Đối đầu trực tiếp về quân sự. C. Vừa đánh vừa đàm phán. D. Kiên quyết kháng chiến. Câu 14: Ngày 2/3/1946 Quốc hội họp phiên đầu tiên đã nêu lên vấn đề gì? A. Lập ra bản dự thảo Hiến pháp đầu tiên của nước ta. B. Xác nhận thành tích của Chính phủ lâm thời trong những ngày đầu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. C. Thông qua danh sách Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. D. a, b và c đúng. Câu 15: Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, để giải quyết nạn mù chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào nào? A. Cải cách giáo dục. B. Bổ túc văn hóa. C. Bình dân học vụ. D. Thi đua “Dạy tốt, học tốt”. Câu 16: Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta diễn ra vào ngày tháng năm nào? A. 5/1/1946. B. 6/1/1946. C. 7/1/1946. D. 8/1/1946. Câu 17: Bốn ghế Bộ trường trong Chính phủ Liên hiệp mà Quốc hội nước ta đã nhường cho phái thân Tường đó những bộ nào? A. Ngoại giao, kinh tế, canh nông, xã hội. B. Ngoại giao, kinh tế, giáo dục, xã hội. C. Ngoại giao, giáo dục, canh nông, xã hội. D. Kinh tế, giáo dục, canh nông, xã hội. Câu 18: Một chế độ chính trị vững mạnh phải được xây dựng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự , thực sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đó là mục đích của: A. 10 chính sách của Việt Minh nhằm đem lại quyền lợi cho nhân dân. B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám 1945. C. Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945. D. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I Câu 19: Những thuận lợi cơ bản sau tháng Tám 1945 ở nước ta? A. Nhân dân lao động đã giành chính quyền làm chủ, tích cực xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. B. Phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao ở nhiều nước thuộc địa phụ thuộc. C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành, phong trào đấu tranh vì hòa bình dân chủ phát triển. D. a, b và c đúng. Câu 20: Việc kí Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 chứng tỏ: A. Sự mềm dẻo của ta trong việc phân hoá kẻ thù. B. Sự lùi bước tạm thời của ta. C. Sự thoả hiệp của Đảng ta và chính phủ ta. D. Sự non yếu trong lãnh đạo của ta. Câu 21: Tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân là thực hiện quyền gì? A. Quyền tự do, dân chủ. B. Quyền làm chủ tập thể. C. Quyền ứng cử, bầu cử. D. Quyền làm chủ đất nước. Câu 22: Từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1956, Chính phủ nước VNDCCH nhân nhượng cho thực
  3. dân Pháp một số quyền lợi với nguyên tắc cao nhất là A. Đẩm bảo an ninh quốc gia. B. Đảm bảo sự phát triển lực lượng chính trị. C. Giữ vững chủ quyền dân tộc. D. Đảng Cộng sản được hoạt động công khai. Câu 23: Vì sao ta kí với Pháp Hiệp định sơ bộ 6/3/1946? A. Lực lượng ta còn yếu so với Pháp, tránh đụng độ nhiều kẻ thù một lúc. B. Để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tướng về nước. C. Tranh thủ thời gian hoà hoãn củng cố và phát triển lực lượng cách mạng. D. a, b và c đúng. Câu 24: Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”? A. Kẻ thù đông và mạnh, nền độc lập, tự do của đất nước bị đe doạ nghiêm trọng B. Sự non yếu của chính quyền mới thành lập. C. Những di hại do chế độ thực dân, phong kiến để lại trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, tài chính, văn hoá, xã hội. D. a, b và c đúng. Câu 25: Kẻ thù nào dọn đường tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta? A. Bọn Việt Quốc, Việt Cách. B. Đế quốc Anh và quân Nhật còn lại ở Việt Nam. C. Các lực lượng phản cách mạng trong nước. D. Bọn Nhật đang còn tại Việt Nam. Câu 26: Chính phủ nước VNDCCH ký với chính phủ Pháp bản hiệp ước sơ bộ (6/3/1946) nhằm mục đích gì? A. Tránh việc cùng lúc phải đương đầu với nhiều kẻ thù. B. Buộc Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập. C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn với Pháp để tiến hành tổng tuyển cử. D. Tạo điều kiện thuận lợi để quân Đồng minh vào giải giap quân đội Nhật. Câu 27: Khó khăn nào là nghiêm trọng nhất đối với đất nước sau Cách mạng tháng Tám-1945? A. Nạn đói, nạn dốt. B. Đế quốc và tay sai ở nước ta còn đông và mạnh. C. Những tàn dư của chế độ thực dân phong kiến. D. Chính quyền cách mạng mới thành lập còn non trẻ. Câu 28: Quốc hội khóa I (6/1/1946) đã bầu được: A. 333 đại biểu. B. 334 đại biểu, C. 335 đại biểu. D. 336 đại biểu. Câu 29: Để đẩy lùi nạn đói, biện pháp nào là quan trọng nhất? A. Lập hũ gạo tiết kiệm. B. Tổ chức ngày đồng tâm để có thêm gạo cứu đói. C. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất. D. Chia lại ruộng công cho nông dân theo nguyên tắc công bằng và dân chủ. Câu 30: Thắng lợi của Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 khẳng định vấn đề gì? A. Thể hiện tinh thần yêu nước và khối đoàn kết toàn dân. B. Xây dựng được chế độ mới hợp lòng dân. C. Đất nước vượt qua khó khăn thử thách. D. a và b đúng. Câu 31: Điều khoản nào trong Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 có lợi thực tế cho ta? A. Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do. B. Pháp công nhận ta có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp. C. Chính phủ Việt Nam thoả thuận cho 15000 quân Pháp vào miền Bắc thay quân Tưởng. D. Hai bên thực hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ.
  4. Câu 32: Đêm 22 rạng sáng 23/9/1945, thực dân Pháp đã mở màn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai bằng cuộc tấn công vào địa điểm nào? A. Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ và Tự vệ thành phố Sài Gòn. B. Bắc Bộ phủ và Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ. C. Tự vệ thành phố Sài Gòn và Bắc Bộ phủ. D. Sân bay Tân Sơn Nhất và Uỷ ban Nhân dân Nam Bộ. Câu 33: Thực dân Pháp kí với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa-Pháp (2/1946) để thực hiện âm mưu gì? A. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc để giải giáp quân dội Nhật. B. Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc để xâm lược Việt Nam lần thứu hai. C. Ra miền Bắc Việt Nam chia sẻ quyền lợi với quân Trung Hoa Dân quốc. D. Đưa quân ra miền Bắc để hoàn thành việc xâm lược Việt Nam. ĐÁP ÁN 1 C 8 C 15 C 21 D 28 A 2 C 9 A 16 B 22 C 29 C 3 A 10 B 17 A 23 D 30 D 4 C 11 A 18 D 24 D 31 D 5 C 12 D 19 D 25 B 32 A 6 B 13 A 20 A 26 A 33 D 7 D 14 D 21 D 27 B