Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 2 trang binhdn2 07/01/2023 3072
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_9_bai_13_tong_ket_lich_s.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 9 BÀI 13: TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY Câu 1: Cuộc đấu tranh nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai không có đế quốc Mĩ tham gia trực tiếp? A. Triều Tiên (1950-1953). B. An-giê-ri (1954-1962). C. Việt Nam (1960-1975). D. Chiến tranh Vùng Vịnh (thập niên 90 của thế kỉ XX). Câu 2: Cuộc cách mạng nào đã đánh đổ chính quyền tay sai của chủ nghĩa thực dân kiểu mới? A. An-giê-ri (18/03/1962). B. Ấn Độ (26/11/1950). C. Trung Quốc (01/10/1949) D. Cu Ba (10/01/1959) Câu 3: Xu hướng chung của thế giới hiện nay là gì? A. Đối đầu. B. Liên minh chính trị. C. Chạy đua vào vũ trụ. D. Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển. Câu 4: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu trực tiếp giữa A. Các nước Tây Âu và Mĩ B. Các nước Tây Âu và các nước Đông Âu. C. Liên Xô và Mĩ. D. Mĩ và Nhật Bản. Câu 5: Ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới trong nửa sau thế kỉ XX là A. Liên Xô, Mĩ, Tây Âu. B. Liên Xô, Mĩ, Nhật Bản. C. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản. D. Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc. Câu 6: Trật tự thế giới hai cực bị tan rã, một trật tự thế giới mới đang dần hình thành theo chiều hướng A. Đa cực, nhiều trung tâm. B. Đơn cực, do Mĩ đứng đầu. C. Đơn cực do các nước Tây Âu đứng đầu. D. Hai cực do Mĩ và các nước Tây Âu đứng đầu. Câu 7: Hiện nay, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy lĩnh vực nào làm trọng điểm? A. Văn hóa B. Chính trị C. Kinh tế D. Quân sự Câu 8: Địa danh lịch sử nào đánh dấu sự mở đầu việc sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ? A. An-giê-ri. B. Điện Biên Phủ. C. Phnôm-pênh (Cam-pu-chia). D. Viên-Chăn (Lào). Câu 9: Năm nào được xem là "năm châu Phi"? A. 1945 B. 1960. C. 1955. D. 1965. Câu 10: Giai đoạn lịch sử từ sau 1991 đến nay được gọi là thời kì A. Một trật tự thế giới hai cực Xô-Mĩ. B. Sau "Chiến tranh lạnh", một trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm. C. Một trật tự thế giới đơn cực. D. A, B đúng Câu 11: Chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô vào thời gian nào? A. Năm 1991. B. Năm 1990. C. Năm 1985. D. Năm 1989. Câu 12: Tại sao nói: "Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển" vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc? A. Là thời cơ, vì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển cho phép các nước tận dụng những thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật, lấy kinh tế làm trọng điểm và tích cực mở rộng các quan hệ kinh tế. B. Là thách thức, vì hòa bình ở nhiều khu vực bị đe dọa bởi xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, chủ nghĩa khủng bố và li khai C. Hai câu A và B đều đúng D. Hai câu A và B đều sai Câu 13: Nguyên nhân khiến chế độ xã hội chủ nghĩa tan rã ở Liên Xô và các nước Đông Âu
  2. A. Vì những sai lầm nghiêm trọng trong đường lối chính sách B. Bị các thế lực đế quốc và phản động chống phá C. Bị các nước đế quốc tấn công D. Bị người dân nổi dậy lật đổ Câu 14: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai nước nào vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới? A. Anh B. Liên Xô C. Nhật Bản D. Mĩ Câu 15: Tổ chức nào là liên minh kinh tế, chính trị khu vực lớn nhất hành tinh? A. Liên minh châu Âu (EU). B. Liên Hợp Quốc. C. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM). D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Câu 16: Chủ nghĩa A-pác-thai bị xoá bỏ tại đâu? A. Nam Phi. B. Trung Đông. C. Châu Phi. D. Mĩ La-tinh. Câu 17: Tổ chức nào có nhiều tác dụng thúc đẩy sự phát triển và giao lưu kinh tế giữa các quốc gia? A. Khối ASEAN B. A, B đúng C. Khối EEC D. Khối NATO Câu 18: Cách mạng nước nào được xem là "lá cờ đầu" của Mĩ La tinh? A. Mê-hi-cô. B. Vê-nê-zuê-la. C. Cu Ba. D. Ni-ca-ra-gua. Câu 19: Năm nào đánh dấu sự hình thành hệ thống XHCN thế giới? A. 1950 B. 1944 C. 1949 D. 1945 Câu 20: Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới sụp đổ. B. Chế độ phân biệt chủng tộc sụp đổ. C. Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc sụp đổ. D. Hệ thống thuộc địa sụp đổ. Câu 21: Nguyên nhân chung thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các nước phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: A. Áp dụng những thành tựu của CM KH-KT. B. Tinh thần tự lực, tự cường của mỗi nước. C. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, D. Nhận viện trợ kinh tế và phụ thuộc Mĩ. Câu 22: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào đi đầu trong việc ủng hộ phong trào cách mạng thế giới và bảo vệ hòa bình thế giới? A. Cu Ba B. Trung Quốc C. Việt Nam D. Liên Xô ĐÁP ÁN 1 B 6 A 11 A 16 A 21 A 2 D 7 C 12 D 17 B 22 D 3 D 8 B 13 C 18 C 4 C 9 B 14 D 19 C 5 C 10 B 15 A 20 C