Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học, kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 2 trang binhdn2 07/01/2023 4222
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học, kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_9_bai_12_nhung_thanh_tuu.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học, kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 9 BÀI 12: NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC-KĨ THUẬT SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI Câu 1: Khoa học khác với kĩ thuật ở điểm nào? A. Khoa học tạo điều kiện để kĩ thuật phát triển. B. Khoa học phát minh, phát hiện các quy luật trong các lĩnh vực Toán, Lý, Hóa, Sinh. C. Khoa học cơ bản đi trước kĩ thuật. D. A, B, C đúng. Câu 2: Nguồn gốc sâu xa của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là gì? A. Yêu cầu của cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước tư bản. B. Do sự bùng nổ dân số. C. Do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và kĩ thuật ngày càng cao của con người. D. Yêu cầu của việc cải tiến vũ khí. Câu 3: Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật gây nên những lo ngại gì về mặt đạo đức? A. Già hóa dân số B. Sao chép con người C. Ô nhiễm môi trường. D. Tai nạn lao động. Câu 4: Nội dung tổng quát của kĩ thuật là gì? A. Cải tiến, hoàn thiện những phương tiện sản xuất (công cụ, máy móc, vật liệu). B. Cải tiến việc tổ chức sản xuất. C. Cải tiến việc quản lí sản xuất. D. Tất cả ý kiến trên đều đúng Câu 5: Nhân loại đã trải qua hai cuộc cách mạng trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật đó là những cuộc cách mạng nào? A. Cuộc cách mạng kĩ thuật và cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đan diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay. B. Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cuộc cách mạng công nghệ thế kỉ XX. C. Cuộc cách mạng kĩ thuật thế kỉ XVIII và cách mạng khoa hoc kĩ thuật thế kỉ XX. D. Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ XX Câu 6: Người máy rô-bốt lần đầu tiên ra đời ở nước nào? A. Mĩ. B. Nhật C. Anh. D. Đức. Câu 7: “Bản đồ gen người” được công bố vào thời gian nào? A. Tháng 6 – 2000 B. Tháng 4 – 2003 C. Tháng 3 – 1997 D. Tháng 6 – 1997 Câu 8: Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần thứ hai diễn ra theo những phương hướng nào? A. Tìm những nguồn năng lượng mới. B. Đẩy mạnh tự động hóa công cụ lao động, chế tạo công cụ mới. C. Đẩy mạnh các phát minh cơ bản. D. A, B, C đúng Câu 9: Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn. Đó là đặc điểm của: A. Cách mạng văn minh Tin học B. Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai C. Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ nhất D. Cách mạng công nghiệp Câu 10: Nước nào là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai? A. Pháp B. Liên Xô C. Mĩ. D. Anh Câu 11: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại bắt đầu vào thời gian nào?
  2. A. Những năm 70 của thế kỉ XX. B. Những năm 40 của thế kỉ XX. C. Những năm 60 của thế kỉ XX. D. Những năm 50 của thế kỉ XX. Câu 12: Nước nào mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ? A. Nhật. B. Trung Quốc. C. Liên Xô. D. Mĩ. Câu 13: Thành tựu quan trọng nào trong nông nghiệp đã góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho con người? A. Chế tạo công sản xuất mới. B. Những phát minh về công nghệ sinh học. C. Cuộc “Cách mạng xanh”. D. Chế tạo phân bón sinh học. Câu 14: Một trong những thành tựu kĩ thuật được đánh giá quan trọng nhất của thế kỉ XX là A. Tìm ra phương pháp sinh sản vô tính. B. Phát minh ra máy tính điện tử. C. Công bố “Bản đồ gen người”. D. Chế tạo thành công bom nguyên tử. Câu 15: Cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp bắt nguồn từ nước nào? A. Mĩ B. Mê-hi-cô. C. Nhật. D. Ấn Độ. Câu 16: Đâu là hạn chế cơ bản của cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật? A. Nạn khủng bố gia tăng. B. Nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh hạt nhân. C. Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện có sức hủy diệt sự sống, ô nhiễm môi trường, tai nạn, dịch bệnh, D. Hàng hóa sản xuất ra nhiều dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Câu 17: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đưa đến sự thay đổi như thế nào trong cơ cấu dân cư lao động? A. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. B. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp và công nghiệp tăng lên, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ giảm dần. C. Cân bằng tỉ dân cư lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. D. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên. Câu 18: Điểm khác biệt cơ bản giữa cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất là gì? A. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. B. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn. C. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt dựa vào các ngành khoa học cơ bản. D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Câu 19: Máy tính điện tử đầu tiên ra đời ở nước nào? A. Nhật. B. Anh. C. Liên Xô. D. Mĩ. Câu 20: Loại vật liệu nào giữ vị trí quan trọng nhất trong cuộc sống hàng ngày và trong các ngành công nghiệp? A. Vật liệu siêu bền B. Vật liệu Nano C. Vật liệu siêu dẫn D. Polime ĐÁP ÁN 1 D 5 A 9 B 13 C 17 D 2 C 6 A 10 C 14 B 18 A 3 B 7 A 11 B 15 B 19 D 4 A 8 D 12 C 16 C 20 D