Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 10: Các nước Tây Âu - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 2 trang binhdn2 07/01/2023 2821
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 10: Các nước Tây Âu - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_9_bai_10_cac_nuoc_tay_au.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 9 - Bài 10: Các nước Tây Âu - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 9 BÀI 10: CÁC NƯỚC TÂY ÂU Câu 1: Để nhận được viện trợ theo “Kế hoạch Mác-san”, các nước Tây Âu phải tuân theo nhữngđiều kiện nào do M đặt ra? A. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ. B. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ. C. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập trên thị trường châu Âu. D. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động. Câu 2: Để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đất nước, các nước Tây Âu phải làm gì? A. Trở lại xâm lược thuộc địa. B. Nhận viện trợ từ Mĩ. C. Thu hẹp các quyền tự do dân chủ. D. Tiến hành cải cách nền kinh tế. Câu 3: “Kế hoạch Mác-san” có tên gọi khác là gì? A. “Kế hoạch khôi phục châu Âu”. B. “Kế hoạch phục hưng châu Âu”. C. “Kế hoạch khôi phục nền kinh tế châu Âu”. D. “Kế hoạch trợ giúp châu Âu”. Câu 4: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những nước nào phân chia chiếm đóng lãnh thổ nước Đức? A. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp. B. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh. C. Mĩ, Anh, Pháp, Nhật. D. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản. Câu 5: Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm mục đích gì? A. Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. Chống Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam. C. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. D. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 6: Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời có ý nghĩa tích cực nhất là gì? A. Tạo ra một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật. B. Tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, tài chính với Mĩ và Nhật Bản. C. Tiến tới thống nhất chính sách đối nội, đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng. D. Phát hành đồng tiền chung. Câu 7: Đồng tiền chung châu Âu với tên gọi EURO phát hành từ ngày A. 01/01/1999. B. 01/03/1999. C. 01/04/1999. D. 01/02/1999. Câu 8: Đặc điểm nào sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai là biểu hiện tích cực nhất trong thế giới tư bản? A. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước. B. Sự "nhất thể hóa quốc tế" trong nền Kinh tế. C. Sự khai thác những thành tựu khoa học kĩ thuật để đẩy mạnh phát triển kinh tế. D. Sự phát triển về văn hóa, giáo dục, văn học nghệ thuật. Câu 9: Những năm 60 và 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Đức vươn lên đứng thứ mấy trên thế giới tư bản? A. Thứ nhất B. Thứ hai C. Thứ tư D. Thứ ba Câu 10: Tổ chức liên kết khu vực ra đời đầu tiên là tổ chức nào? A. Cộng đồng châu Âu. B. Cộng đồng than thép châu Âu. C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu. D. Liên minh châu Âu. Câu 11: Năm 2007, liên minh châu Âu có bao nhiêu nước? A. 28 B. 26 C. 25 D. 27 Câu 12: Với những bước tiến của quá trình liên kết, từ năm 1993, Cộng đồng châu Âu mang tên mới là Liên minh châu Âu viế tắt là A. EEC. B. EC C. EU. D. A, B, C sai. Câu 13: Họp hội nghị cấp cao giữa các nước EC họp tại Ma-xtrich quyết định đổi tên Cộng đồng châu
  2. Âu (EC) thành A. Cộng đồng châu Âu. B. Cộng đồng than thép châu Âu. C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu. D. Liên minh châu Âu. Câu 14: Để nhận được viện trợ của Mĩ sau Chiến tranh thế giới lần hai, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào d Mĩ đặt ra? A. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ. B. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động. C. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ. D. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu. Câu 15: Các thành viên đầu tiên của Khối Thị Trường chung châu Âu (EEC) gồm A. Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha B. Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Luc-xem-bua C. Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, I-ta-li-a, Bồ Đào Nha D. Anh, Pháp, Đức, Bỉ, I-ta-li-a, Hà Lan Câu 16: Ý nghĩa tích cực và bao quát nhất của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) ra đời từ 1957? A. Phát hành đồng tiền chung. B. Có điều kiện để cạnh tranh kinh tế, thương mại tài chính với Mĩ và Nhật C. Tiến tới thống nhất chính sách đối nội đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng. D. Tạo ra ở châu Âu một cộng đồng Kinh tế và một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật. Câu 17: Cộng đồng than, thép Châu Âu thành lập vào thời gian nào? Gồm bao nhiêu nước? A. 7/1951 gồm 6 nước B. 4/1951 gồm 6 nước C. 6/1951 gồm 6 nước D. 5/1951 gồm 6 nước Câu 18: Đến năm 1999 số nước thành viên của Liên minh châu Âu là A. 16 nước. B. 14 nước. C. 15 nước D. 17 nước Câu 19: Cộng hòa Dân chủ Đức sát nhập vào CHLB Đức vào thời gian nào? A. 03/12/1990. B. 03/09/1990. C. 03/11/1990. D. 03/10/1990. Câu 20: Việc các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) làm cho tình hình châu Âu A. Trở nên căng thẳng. B. Có nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh mới. C. Có sự đối đầu gay gắt giữa các nước. D. Ổn định và có điều kiện phát triển. ĐÁP ÁN 1 A 6 A 11 D 16 D 2 B 7 A 12 C 17 B 3 B 8 C 13 D 18 C 4 A 9 D 14 C 19 D 5 C 10 B 15 B 20 A