Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 11 - Bài 9: Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 11 - Bài 9: Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_11_bai_9_cach_mang_thang.docx
Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 11 - Bài 9: Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
- BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ 11 BÀI 9: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 - 1921) Câu 1: Đâu không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga 1917? A. Mở ra kỉ nguyên mới và làm thay đối hoàn toàn tình hình đất nước Nga. B. Làm thay đổi cục diện thế giới. C. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga giai cấp công nhân, nhân dân lao động đứng lên làm chủ đất nước. D. Đưa tới sự ra đời của nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới. Câu 2: Văn Kiện nào của Lê-nin chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa? A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Bôn-sê-vích do Lê-nin khởi thảo. B. Luận cương tháng mười. C. Báo Tìa lửa. D. Luận cương tháng tư. Câu 3: Chính đảng nào tiếp tục chuẩn bị kế hoạch làm cách mạng để giải quyết tình trạng hai chính quyền song song tồn tại ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917? A. Đảng Mensêvích B. Đảng Bônsêvích C. Đảng Xã hội dân chủ D. Đảng Thống nhất công nhân Câu 4: Văn kiện đó đã xác định mục tiêu và đường lối của cách mạng Nga năm 1917 là A. Chuyển từ cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản B. Chuyển từ cách mạng ruộng đất sang cách mạng xã hội chủ nghĩa C. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa D. Chuyển từ cách mạng tư sản dân quyền sang cách mạng xã hội chủ nghĩa Câu 5: Mở ra một kỉ nguyên mới cho nước Nga, làm thay đôi vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người ở Nga. Đó là: A. mục đích của Cách mạng tháng Mười Nga. B. ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga. C. nội dung của Cách mạng tháng Mười Nga. D. nguyên tắc của Cách mạng tháng Mười Nga. Câu 6: Mục tiêu trong Luận cương tháng tư của Lê-nin là gì? A. Duy trì chế độ lâm thời của giai cấp tư sản. B. Chuyển từ chế độ phong kiến sang cách mạng dân chủ tư sản. C. Tạo điều kiện cho giai cấp tư sản phát triển. D. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 7: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc rút ra chân lí đó dưới sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng nảo sau đây? A. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Trung Hoa. B. Cách mạng tư sản Pháp. C. Cách mạng tháng Mười Nga. D. Cách mạng tháng Hai ở Nga. Câu 8: Lực lượng đi đầu trong Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là A. Công nhân B. Đội Cận vệ đỏ C. Tiểu tư sản D. Nông dân
- Câu 9: Cách mạng tháng Mười Nga thành công ảnh hưởng đến hoạt động tìm đường cứu nước của Nguyên Ai Quốc như thế nào? A. Giúp cho Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo luận cương của Lê-nin. B. Tác động đến tư tưởng của Nguyễn Tất Thành - người thanh niên yêu nước đang bôn ba tim đường cứu nước. C. Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo luận cương của Lê-nin từ đó tin theo Lê-nịn, đi theo con đường Cách mạng tháng Mười. D. Tạo điều kiện thuận lợi để Nguyễn Ái Quốc đến nước Nga. Câu 10: Mát-xcơ-va trở thành thủ đô của nước Nga vào thời gian nào? A. 3/1918. B. 1/1919. C. 4/ 1917. D. 10/1917. Câu 11: Sự kiện mở đầu cho cuộc Cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga là gi? A. Cuộc tấn công vào Cung điện Mùa Đông. B. Lê-nin về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. C. Các Xô viết được thành lập. D. Cuộc biểu tình của nữ công nhân thủ đô Pê-tơ-rô-grát. Câu 12: Ai là vị lãnh đạo Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? A. Xta-lin. B. Các-Mác. C. Lê-nin. D. Áng-ghen. Câu 13: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước Nga năm 1917 là A. Trung tâm Quân sự cách mạng B. Bộ Tổng tham mưu C. Ủy ban hành chính cách mạng D. Uỷ ban Quân sự cách mạng Câu 14: Thái độ của nhân dân trước việc Nga hoàng đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc? A. Bỏ chạy ra nước ngoài. B. Bất lực trước tình hình đó. C. Đồng tình ủng hộ. D. Nổi dậy đấu tranh đòi lật đổ chế độ Nga hoàng. Câu 15: Đêm 24-10-1917, ở nước Nga đã diễn ra sự kiện lịch sử gì? A. Tại Cung điện Mùa Đông, Lê-nin ra quyết định khởi nghĩa. B. Quân khởi nghĩa bao vây và tấn công Cung điện Mùa đông C. Nhân dân Pêtơrôgrát đập phá cung điện Mùa Đông D. Nhân dân Nga ăn mừng chiến thắng tại Cung điện Mùa đông Câu 16: Bản báo cáo quan trọng của Lênin trước Trung ương Đảng Bônsêvích (4-1917) là A. Luận cương tháng tư B. Báo cáo chính trị tháng tư C. Chính cương tháng tư D. Cương lĩnh tháng tư Câu 17: Điểm giống nhau giữa Cách mạng dân chủ tư sản (1905-1907) và Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là: A. đánh đổ chế độ Nga hoảng. B. đánh đổ chế độ phong kiến, xoá bỏ tàn tích phong kiến. C. đánh bại chế độ Nga hoàng, đưa nước Nga tiến lên Cách mạng tháng Mười. D. đánh đổ chế độ phong kiến và tư sản. Câu 18: Nét nổi bật của tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là A. Tình trạng hai chính quyền song song tồn tại B. Nhân dân bắt tay ngay vào xây dựng chế độ mới C. Tình hình chính trị, xã hội ổn định D. Các đế quốc bên ngoài đua nhau chống phá
- Câu 19: Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga là A. Đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ B. Tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản C. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệp quý báu cho phong trào cách mạng thế giới D. Đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế Câu 20: Mốc thời gian nào đánh dấu sự chuyển biến căn bản trong tư tưởng từ nhận thức của người yêu nước sang nhận thức của người Cộng sản của Nguyễn Ái Quốc? A. 7/1920. B. 12/1920. C. 11/1924. D. 6/1925. ĐÁP ÁN 1 D 5 B 9 C 13 A 17 B 2 D 6 D 10 A 14 D 18 A 3 B 7 C 11 D 15 B 19 C 4 C 8 B 12 C 16 A 20 A