Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 11 - Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 4 trang binhdn2 07/01/2023 4070
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 11 - Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_11_bai_13_nuoc_mi_giua_h.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 11 - Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ 11 BÀI 13: NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) Câu 1: Tháng 5-1921, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Mĩ có liên quan đến phong trào đấu tranh của công nhân nước này? A. Đảng Cộng hoà Mĩ thành lập. B. Phong trào đấu tranh của công nhân Mĩ lên cao. C. Đảng Công nhân Cộng sản chủ nghĩa Mĩ thành lập. D. Đảng Cộng sản Mĩ ra đời. Câu 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực nào? A. Tài chính ngân hàng B. Nông nghiệp C. Công nghiệp D. Thương nghiệp Câu 3: Để phục hồi và phát triển nền kinh tế, Chính phủ Rudơven đã thông qua một số đạo luật, ngoại trừ A. Đạo luật về ngân hàng B. Đạo luật phục hưng công nghiệp C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp D. Đạo luật phát triển du lịch- dịch vụ Câu 4: Chính sách đối ngoại của Mĩ với khu vực Mĩ Latinh trong những năm 1929 - 1939 là: A. “Chính sách láng giềng thân thiện”. B. “Cam kết và mở rộng”. C. “Ngoại giao đồng đô la”. D. “Cây gậy và củ cà rốt”. Câu 5: Nội dung nào không phải là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Mĩ? A. Giai cấp tư sản sản xuất ô ạt, chạy theo lợi nhuận. B. Hàng hoá dư thừa, cung vượt quá cầu. C. Sức mua của nhân dân giảm sút. D. Giá dầu trên thị trường thế giới tăng vọt. Câu 6: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Mĩ là: A. sự hinh thành các tơ rớt khổng lồ với những tập đoàn tài chính hùng mạnh. B. đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn và đông dân. C. xuất hiện nhiều mâu thuẫn nội bộ. D. chủ nghĩa để quốc sen đầm quốc tế. Câu 7: Thời kì phồn vinh của nền kinh tế Mĩ chấm dứt khi A. Mĩ mất vị trí là trung tâm công nghiệp số 1 thế giới B. Các nước tư bản vượt Mĩ, vươn lên phá triển mạnh mẽ C. Khủng hoảng kinh tế bùng nổ tháng 10 – 1929 D. Dự trữ ngoại tệ của Mĩ bị sụt giảm Câu 8: Chính sách trung lập của Mĩ đối với các xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế trong những năm 30 thế kỉ XX? A. góp phần cô lập các nước phát xít, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh thế giới. B. thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đối đầu hai cực, hai phe. C. khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động, gây ra chiến tranh thế giới thứ hai D. hình thành hai khối đế quốc đối lập và nguy cơ chiến tranh thế giới. Câu 9: Nước Mĩ đã thực hiện giải pháp nào đề thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933? A. Phát xít hóa bộ máy nhà nước. B. Thực hiện “Chính sách mới”. C. Thực hiện ““Chính sách kinh tế mới”. D. Dân chủ hoá lao động. Câu 10: Tháng 11 – 1933, Mĩ chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với A. Trung Quốc B. Liên Xô C. Pháp D. Anh Câu 11: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào? A. Đúc. B. Pháp. C. Mĩ. D. Anh. Câu 12: Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật về vấn đề quốc tế để làm gì?
  2. A. can thiệp quân sự vào các nước bên ngoài nước Mĩ B. Giữ vai trò trung lập giữa các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ C. giúp dỡ các thế lực thù địch ở bên ngoài nước Mĩ D. ủng hộ các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ Câu 13: Đạo luật nào giữ vai trò quan trọng nhất trong các đạo luật giải quyết khủng hoảng kinh tế của Mĩ? A. Đạo luật về ngân hàng. B. Đạo luật về tài chính. C. Đạo luật phục hưng công nghiệp. D. Đạo luật phục hưng thương mại. Câu 14: Cuộc khủng hoàng kinh tế ở nước Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực A. Thương mại, dịch vụ B. Công nghiệp C. Tài chính, ngân hàng D. Nông nghiệp Câu 15: Kinh tế Mĩ bước vào thời kì hoàng kim nhất trong thời gian nào? A. Trong thập niên 30 của thế ki XX. B. Trong thập niên 40 của thế kỉ XX. C. Trong thập niên 20 của thế kỉ XX. D. Trong thập niên 10 của thế kỉ XX. Câu 16: Chính sách mới đã giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản của nước Mĩ, ngoại trừ A. Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, duy trì được chế độ dân chủ tư sản B. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế C. Tình trạng phân biệt đối xử với người da đen và da màu, xây dựng xã hội dân chủ thực sự D. Khôi phục sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo nhiều việc làm mới Câu 17: Mĩ thiệt lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (tháng 11/1933) nhằm: A. đáp ứng lợi ích của nước Mĩ. B. hình thành liên minh chống phát xít. C. xoa dịu mâu thuẫn trong lòng nước Mĩ D. từ bỏ lập trường chống cộng sản. Câu 18: Ý nào không phản ánh đúng những biện pháp mà Chính phủ Rudơven đã thực hiện để can thiệp vào đời sống kinh tế nước Mĩ trong cơn khủng hoảng? A. Ban bố lệnh can thiệp khẩn cấp B. Phục hồi sự phát triển kinh tế C. Tạo thêm việc làm D. Giải quyết nạn thất nghiệp Câu 19: Đạo luật quan trọng nhất nhằm phục hồi và phát triển nền kinh tế là A. Đạo luật về ngân hàng B. Đạo luật phục hưng công nghiệp C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp D. Cả ba đạo luật về ngân hàng, công nghiệp, nông nghiệp Câu 20: Khi bị rơi vào tình cảnh khủng hoảng nặng nề, Mĩ giải quyết khủng hoảng băng con đường: A. thực hiện các chính sách ôn hoà. B. duy trì nền dân chủ tư sản, tiền hành cải cách. C. vừa phát xít hoá vừa giữ nguyên tư bản chủ nghĩa. D. phát xít hoá bộ máy nhà nước. Câu 21: Số người thất nghiệp ở Mĩ lên tới mức cao nhất trong những năm 1932 - 1933 là do: A. phong trào đấu tranh của nhân dân lan rộng. B. khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 lên tới đỉnh điểm. C. các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và bị phá sản. D. sụt giảm nghiêm trọng của thị trường chứng khoán. Câu 22: Chính sách đối ngoại chủ yếu của Mĩ đối với các nước Mĩ Latinh là A. Chính sách làng giềng hợp tác B. Chính sách làng giềng đoàn kết C. Chính sách làng giềng hữu nghị D. Chính sách làng giềng thân thiện Câu 23: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Mĩ như thế nào? A. Đạt mức tăng trưởng cao. B. Bị khủng hoảng trầm trọng. C. Bị tàn phá nặng nề.
  3. D. Vẫn giữ được mức bình thường như trước chiến tranh. Câu 24: Người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử Tổng thống 4 nhiệm kì liền tiếp là: A. Tru-man. B. Ru-dơ-ven. C. Lin-côn. D. Oa-sinh-ton Câu 25: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến nền kinh tế nước Mĩ? A. Kinh tế Mĩ chậm phát triển. B. Kinh tế Mĩ bị khủng hoảng nghiêm trọng. C. Kinh tế Mĩ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. D. Kinh tế Mĩ đạt mức tăng trưởng cao nhất trong suốt thời gian chiến tranh. Câu 26: Ý nào không phản ánh đúng về tình hình thị trường chứng khoán Mĩ trong ngày 29 – 10 – 1929? A. Ngày khủng hoảng chưa từng có B. Giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt xuống 80% C. Hàng triệu người mất sạch số tiền mà họ đã tiết kiệm cả đời D. Có loại cổ phiếu giá lại tăng nhanh đến chóng mặt Câu 27: Điểm khác nhau trong cách giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 giữa Mĩ với Nhật Bản là: A. quân phiệt hoá bộ máy nhà nước. B. cải cách kinh tế, chính trị, xã hội. C. phát xít hoá bộ máy nhà nước. D. tiễn hành xâm lược thuộc địa. Câu 28: Mĩ thực hiện “Chính sách láng giềng thân thiện” với các nước Mĩ Latinh nhằm mục đích: A. củng cố địa vị của Mĩ ở khu vực này. B. hình thành liên minh chống Liên Xô. C. xoa dịu mâu thuẫn trong lòng nước Mĩ. D. biến khu vực này thành "sân sau" của Mĩ. Câu 29: Tổng thống nào đề ra ''Chính sách mới”? A. Tru-man. B. Lin-côn. C. Ru-dơ-ven. D. O-ba-ma. Câu 30: Mĩ thực hiện chính sách gì đối với các vấn đề quốc tế, trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm thế giới? A. Chính sách thực lực của nước Mĩ. B. Chính sách chạy đua vũ trang. C. Chính sách trung lập với các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ. D. Liên kết với các nước Đông minh chống phát xít và chiến tranh. Câu 31: Trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm thê giới, thái độ cúa Mĩ như thế nào? A. Kiên quyết đứng lên chống chủ nghĩa phát xít. B. Dung túng, nhượng bộ cho chủ nghĩa phát xít tự do hành động. C. Cùng với phát xít gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai. D. Đứng về phe Đông minh chống phát xít. Câu 32: Ý nghĩa của “Chính sách mới” do Tổng thống Ru-dơ-ven đề ra đối với nền kinh tế Mĩ là: A. thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933. . B. trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thể giới. C. nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại. D. giải quyết được nạn thất nghiệp và cải thiện đời sống nhân dân. Câu 33: Thời kì phồn vinh của nền kinh tế Mĩ ở thập niên 20 của thế kỉ XX được biểu hiện như thế nào? A. Nền kinh tế Mĩ tăng trưởng cao, đặc biệt là sản xuấ ô tô, thép, dầu mỏ B. Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp duy nhất của thế giới C. Mĩ nắm trong tay 60% dự trữ ngoại tệ của thế giới D. Các nước tư bản trở hành con nợ của Mĩ Câu 34: Bản chất của Chính sách mới là gì? A. Nhà nước đề xuất một hệ thống những chính sách mới về kinh tế - ài chính, chính trị - xã hội B. Là chính sách đầu tư có trọng điểm của Nhà nước vào các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội của đất nước
  4. C. Nhà nước cho phép các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội của đất nước có những đổi mới phù hợp D. Là hệ thống chính sách tích cực của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội Câu 35: Bản chất của "Chính sách mới" do Tổng thống Ru-dơ-ven đề ra là: A. đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng B. giữ vững lập trường chống cộng sản C. trung lập với các cuộc xung đột ngoài nước Mĩ D. vai trò điều tiết kinh tế Nhà nước Câu 36: Nội dung chủ yếu của đạo luật phục hưng công nghiệp là gì? A. Tổ chức lại sản xuấ công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị rường tiêu thụ B. Cho phép phát triển tự do hóa một số ngành công nghiệp mà không cần có những hợp đồng thỏa thuận C. Tập trung vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn bằng kí kết những hợp đồng về thị trường tiêu thụ với chủ tư bản D. Kêu gọi tư bản nước ngoài đầu ư vào các ngành công nghiệp theo những hợp đồng dài hạn Câu 37: Hậu quả về mặt xã hội của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với nước Mĩ là: A. chấm dứt thời kì hoàng kim của nền kinh tế Mĩ. B. đe dọa sự tồn tại của thể chế dân chủ tư sản. C. thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai. D. nạn thất nghiệp, phong trào đầu tranh của nhân dân lan rộng. ĐÁP ÁN 1 D 9 B 17 A 25 D 33 A 2 A 10 B 18 A 26 D 34 D 3 D 11 C 19 B 27 B 35 D 4 A 12 B 20 B 28 A 36 A 5 D 13 C 21 B 29 C 37 D 6 D 14 C 22 D 30 C 7 C 15 C 23 A 31 B 8 C 16 C 24 B 32 A