Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 6: Biết ơn - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 2 trang binhdn2 07/01/2023 2710
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 6: Biết ơn - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_6_biet_o.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 6: Biết ơn - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM GDCD 6 BÀI 6: BIẾT ƠN Câu 1: Hành động nào thể hiện sự biết ơn ? A. Chăm ngoan học giỏi, nghe lời bố mẹ. B. Thăm hỏi các gia đình thương binh liệt sỹ. C. Thăm hỏi các thầy cô giáo. D. Cả A, B, C. Câu 2: Ca dao, tục ngữ thể hiện sự không biết ơn là: A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây B. Uống nước nhớ nguồn C. Ăn cháo đá bát D. Công cha như núi thái sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn xảy ra. Câu 3: Câu ca dao, tục ngữ nào nói về sự biết ơn? A. Uống nước nhớ nguồn. B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. C. Tôn sư trọng đạo. D. Cả A, B, C. Câu 4: Việc làm nào sau đây thể hiện sự vô ơn? A. Thăm hỏi thầy cô giáo cũ B. Chăm sóc gia đình thương binh liệt sĩ C. Thăm hỏi cha mẹ Việt Nam anh hùng D. Đùn đẩy công việc chăm sóc ông bà, cha mẹ Câu 5: Biết ơn có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ? A. Tạo nên môi trường lành mạnh. B. Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người. C. Giúp mỗi người hoàn thiện mình hơn. D. Giúp đất nước phát triển. Câu 6: Đối với hành động mắng chửi cha mẹ, vô lễ với thầy cô giáo Chúng ta cần phải làm gì? A. Phê phán, lên án. B. Động viên, khích lệ. C. Nhắc nhở, khuyên răn. D. Cả A và C. Câu 7: Để có cuộc sống hôm nay chúng ta cần phải biết ơn những gì? A. Tổ tiên B. Ông bà tổ tiên C. Những người có công xây dựng và bảo vệ đất nước D. Cả A, B, C đều đúng Câu 8: Vào dịp Tết Nguyên Đán, bạn Dũng cùng bố mẹ đi thăm mộ ông bà nội, ông bà ngoại. Hành động đó thể hiện ? A. Sự biết ơn tới đấng sinh thành. B. Sự tiếc nuối tới đấng sinh thành. C. Sự lo lắng tới đấng sinh thành. D. Sự vô ơn với đấng sinh thành. Câu 9: Cách rèn luyện sự biết ơn? A. Luôn ghi nhớ công ơn của mọi người B. Phê phán sự vô ơn, phản bội C. Thể hiện sự biết ơn chăm sóc D. Cả A, B, C đều đúng Câu 10: Khi gặp lại thầy giáo cũ M cho rằng không phải chào thầy vì thầy không còn dạy mình nữa. Hành động đó thể hiện ? A. Sự trung thành. B. Sự vô ơn. C. Sự vô tâm. D. Sự biết ơn. Câu 11: Câu tục ngữ: “Vong ơn bội nghĩa” nói về ? A. Sự vô ơn. B. Sự trung thành. C. Sự đoàn kết. D. Sự biết ơn.
  2. Câu 12: Trường hợp nào không thể hiện sự biết ơn: A. Lan cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng B. Trước đây, ông An được ông Bình giúp đỡ vốn và dạy cách làm nghề truyền thống nên ông An đã vượt qua được đói nghèo, trở nên giàu có. Bây giờ, gặp lại ông Bình , ông An có vẻ lảng tránh. C. Đi trên đường làng sạch đẹp, rộng rãi, Hùng nghĩ tới những người đã bỏ công sức để sửa sang đường sá và tự nhủ phải giữ gìn đường làng , ngõ xóm sạch đẹp. D. Vào dịp tết nguyên đán, bạn Dũng cùng bố mẹ đi thăm mộ ông bà nội, ông bà ngoại. Câu 13: Việc bày tỏ lòng tri ân và có những việc làm để đền đáp người đã giúp đỡ mình được gọi là ? A. Biết ơn. B. Biết nghĩ. C. Biết điều. D. Biết sống. Câu 14: Sắp đến ngày 20/11 em chăm ngoan, cố gắng học giỏi để dâng những bông hoa điểm 9,10. Hành động đó thể hiện điều gì ? A. Lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo. B. Lòng trung thành đối với các thầy cô giáo. C. Tình đoàn kết đối với các thầy cô giáo. D. Sự vô ơn đối với các thầy cô giáo Câu 15: Biết ơn là tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước. Điền vào dấu “ ” đó là ? A. sự bày tỏ lòng thành kính. B. sự bày tỏ lòng biết ơn. C. sự bày tỏ thái độ trân trọng. D. sự bày tỏ tình yêu. ĐÁP ÁN 1 D 4 D 7 D 10 B 13 A 2 C 5 B 8 A 11 A 14 A 3 D 6 D 9 D 12 B 15 C