Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 3: Tiết kiệm - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 2 trang binhdn2 07/01/2023 3130
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 3: Tiết kiệm - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_3_tiet_k.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 3: Tiết kiệm - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM GDCD 6 BÀI 3: TIẾT KIỆM Câu 1: Ngoài việc tiết kiệm về tiền của, theo em chúng ta cần tiết kiệm yếu tố nào ? A. Nhân phẩm. B. Sức khỏe. C. Lời nói. D. Danh dự. Câu 2: Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm? A. Tiết kiệm tiền để mua sách. B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp. C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng. D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi. Câu 3: Câu nói : Cơm thừa gạo thiếu nói đến ? A. Lãng phí, thừa thãi. B. Cần cù, siêng năng. C. Trung thực, thẳng thắn. D. Tiết kiệm. Câu 4: Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức: A. Của cải vật chất. B. Thời gian. C. Sức lực D. Tất cả đáp án trên Câu 5: Câu thành ngữ, tục ngữ nói về tiết kiệm là : A. Tích tiểu thành đại. B. Học, học nữa, học mãi. C. Có công mài sắt có ngày nên kim. D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Câu 6: Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em sẽ làm gì? A. Chơi game. B. Lên Facebook nói chuyện với mọi người. C. Đi chơi với bạn bè. D. Học bài cũ và soạn bài mới, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà. Câu 7: Tiết kiệm thể hiện điều gì ở con người? A. Thể hiện sự quý trọng thành quả lao động B. Xài thoải mái C. Làm gì mình thích D. Có làm thì có ăn Câu 8: Bạn Q đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng. Gia đình không đủ tiền mua lợn để tổ chức liên hoan mời dân làng nên bố mẹ bạn Q quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình Q? A. Gia đình Q làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình. B. Gia đình Q làm như vậy là hợp lí. C. Gia đình Q làm như vậy là phù hợp với hoàn cảnh gia đình. D. Gia đình Q làm như vậy là vi phạm pháp luật. Câu 9: Học sinh cần phải thực hành tính tiết kiệm thông qua: A. Tránh xa lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí B. Bảo quản, tận dụng các đồ dùng học tập, lao động C. Tiết kiệm tiền bạc, của cải, thời gian. D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 10: Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta? A. Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước. B. sống có ích. C. yêu đời hơn . D. tự tin trong công việc. Câu 11: Chọn câu phát biểu đúng? A. Ba mẹ mình làm ra cho mình thì mình hưởng nhưng phải biết tiết kiệm
  2. B. Mình làm thì mình xài thoải mái C. Ba mẹ làm ra mình hưởng và không cần làm việc D. Tất cả đúng Câu 12: Câu nói nào nói về sự keo kiệt, bủn xỉn ? A. Vung tay quá trán. B. Năng nhặt chặt bị C. Vắt cổ chày ra nước. D. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ. Câu 13: Đối lập với tiết kiệm là ? A. Xa hoa, lãng phí. B. Cần cù, chăm chỉ. C. Cẩu thả, hời hợt. D. Trung thực, thẳng thắn. Câu 14: Nhà em trồng luống rau ở ngoài vườn, hằng ngày em thường thấy bố em lấy nước sử dụng trong gia đình để tưới rau trong khi đó trong nhà không có đủ nước sạch để dùng, không lấy nước ngoài ao để tưới rau. Sau khi học xong bài này, em sẽ khuyên bố như thế nào ? A. Khuyên bố dùng nước ngoài ao để tưới rau, nước trong nhà để dùng cho sinh hoạt gia đình. B. Không nói gì cả. C. Em đồng tình với việc làm đó của bố. D. Em lấy nước sạch ra tưới rau giúp bố. Câu 15: Sống tiết kiệm sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây? A. dễ trở thành ích kỉ, bủn xỉn và bạn bè xa lánh B. Không được thỏa mãn hết nhu cầu vật chất và tinh thần C. Biết quý trọng công sức của bản thân và người khác D. Không có động lực để chăm chỉ làm việc ĐÁP ÁN 1 B 4 D 7 A 10 A 13 A 2 A 5 A 8 A 11 A 14 A 3 A 6 D 9 D 12 C 15 C