Bài tập trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 12 - Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển đông và các đảo, quần đảo - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 9 trang binhdn2 06/01/2023 2730
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 12 - Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển đông và các đảo, quần đảo - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_dia_li_lop_12_bai_42_van_de_phat_tri.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 12 - Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển đông và các đảo, quần đảo - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 BÀI 42: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO Câu 1: Các huyện đảo lớn thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Kiên Giang là A. Kiên Hải, Phú Quốc, Vân Đồn. B. Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ. C. Hoàng sa, Lí Sơn, Trường Sa, Phú Quý D. Côn Đảo, Kiên Hải, Phú Quốc. Câu 2: Để phát triển các ngành kinh tế biển theo hướng mở, trước hết cần đầu tư vào : A. Khai thác và chế luyện khoáng sản. B. Khai thác và chế biến hải sản. C. Dịch vụ vận tải, cảng biển, du lịch. D. Trang bị tàu thuyền vận tải có trọng tải lớn. Câu 3: Huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô thuộc tỉnh (thành phố) nào của nước ta? A. Quảng Trị B. Quảng Ninh C. Quảng Ngãi D. Quảng Nam Câu 4: Những tỉnh, thành của nước ta có hai huyện đảo là A. Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa. B. Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Trị. C. Quảng Ninh, Hải Phòng, Kiên Giang. D. Kiên Giang, Quảng Ngãi, Bình Thuận. Câu 5: Các đảo đông dân ở nước ta là A. Trường Sa Lớn B. Cát Bà, Lý Sơn C. Côn Đảo, Thổ Chu D. Kiên Hải, Côn Đảo Câu 6: Nguồn lợi tổ yến của nước ta phân bố chủ yếu ở A. các đảo trên vịnh Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ C. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Đông Nam Bộ Câu 7: Đặc sản tổ chim yến có nhiều trên các đảo đá ven bờ của vùng A. Bắc Trung Bộ. B. Đông Bắc. C. Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 8: Loại khoáng sản đang có giá trị nhất ở biển Đông nước ta hiện nay là A. dầu mỏ, khí tự nhiên B. muối C. cát thủy tinh D. titan Câu 9: Tài nguyên không bị hao kiệt của Biển Đông là : A. Dầu mỏ và khí thiên nhiên. B. Hải sản. C. Muối biển. D. Cát thủy tinh Câu 10: Ở nước ta, tài nguyên có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng mức : A. Tài nguyên đất. B. Tài nguyên biển. C. Tài nguyên rừng. D. Tài nguyên khoáng sản. Câu 11: Vùng biển nước ta có những đảo đông dân như A. Cái Bầu, Cát Bà, Cồn Cỏ. B. Cái Bầu, Cát Bà, Côn Sơn. C. Cát Bà, Phú Quý, Phú Quốc. D. Phú Quý, Côn Sơn, Phú Quốc. Câu 12: Khai thác hợp lí song song với bảo vệ và phát triển nguồn lợi sinh vật biển, cần phải : A. Khai thác hợp lí nguồn lợi tổ chim yến trên các đảo đá. B. Ngăn chặn tàu thuyền nước ngoài vi phạm vùng biển để khai thác hải sản. C. Đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ ; ngăn chặn việc đánh bắt làm tổn hại nguồn lợi. D. Khai thác kết hợp với công nghiệp chế biến. Câu 13: Điểm tương đồng về thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam là A. lịch sử khai thác lâu đời, có vị trí thuận lợi. B. nguồn lao động với số lượng lớn, công nghiệp phát triển rất sớm.
  2. C. cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ D. tiềm lựckinh tế mạnh nhất, trình độ phát triển kinh tế cao nhất Câu 14: Vùng giàu tài nguyên dầu mỏ nhất của nước ta là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ Câu 15: Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 16: Vùng biển nước ta có các đảo đông dân là A. Cồn Cỏ, Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu, Lý Sơn. B. Côn Sơn, Cát Bà, Lý Sơn, Cái Bầu, Phú Quốc. C. Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc. D. Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Phú Quý, Phú Quốc, Lý Sơn. Câu 17: Các sân bay nào thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung? A. Nội Bài, Đà Nẵng, Chu Lai. B. Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai C. Cát Bi, Phú Quốc, Cam Ranh. D. Đà Nẵng, Phú Bài, Tân Sơn Nhất Câu 18: Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc các tỉnh, thành phố A. Quảng Nam – Đà Nẵng. B. Đà Nẵng – Khánh Hoà. C. Khánh Hoà – Quảng Ngãi. D. Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Câu 19: Phải đặt vấn đề khai thác tổng hợp nguồn tài nguyên biển và hải đảo, bởi vì : A. Có nguồn tài nguyên hải sản vô tận đảm bảo cho việc khai thác ổn định, lâu dài. B. Có tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí đốt để phát triển các ngành công nghiệp hiện đại. C. Rất thuận lợi để phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. D. Vùng biển rất giàu tài nguyên ; môi trường vùng biển và đảo có sự biệt lập khác với đất liền. Câu 20: Một trong những vấn đề mang tầm cỡ quốc tế đang được Nhà nước ta rất quan tâm để phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng ở vùng biển, đảo là : A. Đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ. B. Bảo vệ môi trường biển. C. Thăm dò và khai thác dầu khí. D. Giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Câu 21: Huyện đảo có nghề nuôi bào ngư nổi tiếng cả nước hiện nay là : A. Lí Sơn. B. Cô Tô. C. Bạch Long Vĩ. D. Phú Quốc. Câu 22: Vấn đề đặt ra trong khai thác dầu khí ở thềm lục địa nước ta là A. tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí. B. Tăng cường hợp tác với các nước để được chuyển giao công nghệ hiện đại C. Xây dựng nhà máy lọc dầu tại nơi khai thác D. Hợp tác toàn diện lao động nước ngoài
  3. Câu 23: Huyện đảo nào sau đây thuộc tỉnh Kiên Giang? A. Cô Tô. B. Phú Quốc. C. Cồn Cỏ. D. Lý Sơn. Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ? A. Là vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. B. Có nhiều điều kiện phát triển kinh tế liên hoàn biển - đảo - đất liền. C. Vùng có tiềm lực kinh tế mạnh nhất và trình độ phát triển cao nhất cả nước. D. Vùng có số lượng và chất lượng lao động tốt vào loại hàng đầu của cả nước. Câu 25: Nghề làm muối ở nước ta phát triển nhất ở vùng A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ C. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 26: Đâu không phải là đảo đông dân ở vùng biển nước ta? A. Cái Bầu. B. Lý Sơn. C. Bạch Long Vĩ. C. Phú Quý Câu 27: Vùng kinh tế trọng điểm miền trung bao gồm các tỉnh A. Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. B. Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. C. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. D. Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Câu 28: Các huyện đảo thuộc các tỉnh ven biển Duyên hải miền Trung bao gồm : A. Cô Tô, Cát Hải, Bạch Long Vĩ. B. Cồn Cỏ, Hoàng Sa, Lí Sơn, Trường Sa. C. Phú Quý, Côn Đảo, Kiên Hải. D. Phú Quốc, Vân Đồn. Câu 29: Huyện đảo Côn Đảo thuộc tỉnh nào? A. Khánh Hoà. B. Sóc Trăng. C. Bà Rịa – Vũng Tàu D. Trà Vinh. Câu 30: Để tạo sự phát triển ổn định và khai thác có hiệu quả các tiềm năng của biển, cần phải A. đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ. B. bảo vệ môi trường biển. C. thăm dò và khai thác dầu khí. D. tăng cường đối thoại và hợp tác giữa các nước. Câu 31: Khó khăn đối với ngành thuỷ sản ở một số vùng ven biển là A. thiếu lực lượng lao động. B. nguồn lợi thuỷ sản suy giảm. C. không tiêu thụ được sản phẩm. D. không có phương tiện đánh bắt. Câu 32: Vùng bờ biển tập trung nhiều bãi tắm đẹp có giá trị hàng đầu đối vứi hoạt động du lịch biển ở nước ta là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 33: Bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên biển là vấn đề rất phức tạp đối nước ta, bởi vì: A. Diện tích vùng biển rộng, có nhiều đảo và quần đảo, chung biển với nhiều nước. B. Vùng đặc quyền kinh tế rộng.
  4. C. Giàu tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa chiến lược. D. Rất gần tuyến đường biển quốc tế. Câu 34: Nước ta cần phải khai thác tổng hợp kinh tế biển vì A. hoạt động kinh tế biển rất đa dạng. B. tài nguyên biển đang bị suy thoái nghiêm trọng. C. nước ta giàu có về tài nguyên biển. D. biển Đông là biển chung của nhiều quốc gia. Câu 35: Ở nước ta, nghề làm muối phát triển mạnh ở các tỉnh phía nam của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là vì A. đây là vùng có bờ biểm dài. B. có các bãi biển phẳng, dễ xây dựng các ruộng muối. C. biển có chế độ thủy triều thấp, ít ảnh hưởng các ruộng muối. D. có khí hậu nóng quanh năm, ít mưa, nước biển có độ mặn lớn. Câu 36: Điều kiện nào không phải là yếu tố thuận lợi để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở nước ta? A. có vùng biển rộng, giàu tài nguyên hải sản B. có nhiều ngư trường C. có nhiều bão, áp thấp và các đợt không khí lạnh D. có nhiều vũng vịnh, đầm phá ven bờ Câu 37: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển là A. tài nguyên biển đa dạng B. Môi trường biển dễ bị chia cắt C. Môi trường biển mang tính biệt lập D. Tài nguyên biển bị suy giảm nghiêm trọng Câu 38: Vì sao một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh. A. Vì chưa có các giải pháp xử lí ô nhiễm. B. Vì MT biển là không thể chia cắt được. C. Vì thiếu lực lượng để xử lí ô nhiễm. D. Vì môi trường biển có sự biệt lập nhất định. Câu 39: Các đảo và quần đảo của nước ta A. hầu hết là có cư dân sinh sống B. tập trung nhiều nhất ở vùng biển phía nam C. có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ và phát triển kinh tế dất nước D. có ý nghĩa lớn trong khai thác tài nguyên khoáng sản Câu 40: Thảm thực vật rừng ngập mặn của nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng biển A. Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Nam Bộ. Câu 41: Các huyện đảo của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là: A. Lý Sơn và Phú Quý B. Phú Quốc và Kiên Hải C. Hoàng Sa và Trường Sa D. Vân Đồn và Cô Tô Câu 42: Hợp tác chặt chẽ với các nước trong việc giải quyết các vấn đề Biển Đông và thềm lục địa là nhằm mục đích : A. Để chuyển giao công nghệ trong việc thăm dò và khai thác chế luyện khoáng sản. B. Để bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi nước, giữ vững chủ quyền, phát triển ổn định trong khu vực. C. Để giải quyết những chanh chấp về nghề cá ở Biển Đông, vùng vịnh Thái Lan.
  5. D. Để giải quyết những chanh chấp về các đảo, quần đảo ở ngoài khơi. Câu 43: Tài nguyên vô tận của vùng biển nước ta là A. dầu mỏ. B. khí tự nhiên. C. cát trắng. D. muối. Câu 44: Khó khăn chủ yếu về tự nhiên trong hoạt động của giao thông vận tải biển ở nước ta là A. bờ biển dài, có nhiều đảo và quần đảo. B. dọc bờ biển có nhiều cửa sông lớn. C. cổ nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió. D. có nhiều bão và áp thấp nhiệt đới. Câu 45: Theo tuyên bố ngày 12 - 5 - 1977, vùng biển thuộc chủ quyền biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam được xác định là : A. Tính đến mép ngoài của đường cơ sở. B. Tính đến mép ngoài của lãnh hải. C. Tính đến mép ngoài của vùng tiếp giáp lãnh hải. D. Phần phần đất chìm dưới mặt nước biển kéo dài ra ngoài lãnh hải cho đến rìa lục địa. Câu 46: Loại hình du lịch thu hút nhiều nhất du khách trong nước và quốc tế là A. du lịch an dưỡng. B. du lịch biển - đảo. C. du lịch thể thao dưới nước. D. du lịch sinh thái rừng ngập mặn. Câu 47: Vùng có đặc sản yến sào nổi tiếng của nước ta là A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đông Nam Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 48: Vùng đặc quyền kinh tế của nước ta được xác định : A. Có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. B. Có chiều rộng 24 hải lí tính từ đường cơ sở. C. Là vùng biển được quy định nhằm bảo đảm chủ quyền trên biển. D. Là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Câu 49: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc? A. Vĩnh Phúc B. Thái Nguyên C. Hải Dương. D. Hưng Yên Câu 50: Vấn đề an ninh - quốc phòng trên vùng biển có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là do : A. Nước ta có đường bờ biển rất dài, chung biển với rất nhiều nước trong và ngoài khu vực. B. Vùng biển chứa đựng nguồn tài nguyên vô tận. C. Gần tuyến đường biển quốc tế nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. D. Khai thác nguồn lợi Biển Đông là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Câu 51: Các bãi tắm nổi tiếng của nước ta kể theo thứ tự từ bắc vào nam là A. Bãi Cháy, Sầm Sơn, Vũng Tàu. B. Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vũng Tàu. C. Vân Phong, Đồ Sơn, Vũng Tàu. D. Bãi Cháy, Đồ Sơn, Vũng Tàu. Câu 52: Nước ta cần phải đẩy mạnh đánh bắt xa bờ vì A. nguồn lợi hải sản ven bờ đã hết B. mang lại hiệu quả kinh tế cao lại bảo vệ được vùng trời, vùng biển và thềm lục địa C. góp phần bảo vệ môi trường và vùng biển D. nước ta có nhiều ngư trường xa bờ hơn
  6. Câu 53: Các cảng biển của nước ta kể theo thứ tự từ nam ra bắc A. Sài Gòn, Vinh, Đà Nẵng, Cái Lân. B. Sài Gòn, Nha Trang, Cái Lân, Hải Phòng. C. Sài Gòn, Nha Trang, Quy Nhơn, Cái Lân. D. Sài Gòn, Quy Nhơn, Nha Trang, Cái Lân. Câu 54: Vùng biển nước ta giàu tài nguyên sinh vật biển là do A. thềm lục địa nông, độ mặn nước biển lớn B. nước biển ấm, nhiều ánh sáng, giàu ô xi. C. Có nhiều vũng vịnh, đầm phá D. Có các dòng hải lưu Câu 55: Huyện đảo có nghề nuôi trai ngọc nổi tiếng cả nước là : A. Phú Quốc. B. Cô Tô C. Bạch Long Vĩ. D. Lí Sơn. Câu 56: Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng vì A. mang lại hiệu quả cao về KTXH, bảo vệ tài nguyên sinh vật ven bờ. B. khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo, vùng biển và thềm lục địa xung quanh. C. tăng sản lượng đánh bắt, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế địa phương. D. giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động. Câu 57: Nhân tố nào không là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển tổng hợp kinh tế biển? A. Vùng biển nước ta là nơi hình thành các cơn bão nhiệt đới B. Vùng biển nước ta rộng, nước biển ấm, nguồn lợi sinh vật biển phong phú C. Vùng biển nước ta có nhiều sa khoáng, thềm lục địa có dầu khí . D. Vùng biển nước ta có nhiều vũng vịnh kín, thuận lợi cho xây dựng hải cảng, nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp. Câu 58: Cảnh quan biển được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới của nước ta là : A. Vũng Tàu. B. Vịnh Hạ Long C. Tuần Châu. D. Hòn Ngọc Việt. Câu 59: Nguyên nhân chính để nước ta phải đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ vì A. sản lượng hải sản lớn. B. nhiều loài hải sản có giá trị. C. nguồn lợi ven bờ đã cạn kiệt. D. góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Câu 60: Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, nhưng lại có ý nghĩa rất lớn vì A. một bộ phận của lãnh thổ không thể tách rời của nước ta. B. nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển sản xuất. C. cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta. D. hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta. Câu 61: Đảo nào sau đây không nằm trong vịnh Bắc Bộ của nước ta? A. Đảo Lý Sơn. B. Đảo Cát Bà. Đảo Vĩnh Thực. D. Đảo Cái Bầu. Câu 62: Huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh nào của nước ta? A. Quảng Trị B. Quảng Ninh C. Quảng Ngãi D. Quảng Nam Câu 63: Huyện đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là A. Phú Quốc B. Phú Quý C. Cô Tô D. Côn Đảo Câu 64: Ý nào sau đây không đúng với vùng biển nước ta? A. Biển có độ sâu trung bình. B. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan là các vùng biển sâu. C. Biển nhiệt đới ấm quanh năm, nhiều ánh sáng, giàu ôxi. D. Độ muối trung bình khoảng 30-33%. Câu 65: Huyện đảo Côn Đảo thuộc
  7. A. tỉnh Sóc Trăng. B. tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. C. tỉnh Bình Thuận. D. tỉnh Cà Mau. Câu 66: Nước ta cần phải khai thác tổng hợp kinh tế biển không phải vì A. khai thác tổng hợp mới đem lại hiểu quả kinh tế cáo B. môi trường vùng biển dễ bị chia cắt C. môi trường đảo do diện tích nhỉ và biệt lập nên rất nhạy cảm dưới tác động của con người D. tiện cho việc đầu tư vốn và kĩ thuật Câu 67: Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo ở nước ta chưa cần phải quan tâm tới việc A. khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ B. khai thác quá mức các đối tượng có nguồn lợi kinh tế C. sử dụng các phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt nguồn lợi D. mở rộng hợp tác với nhiều nước hơn nữa Câu 68: Nguồn tài nguyên có thể khai thác ổn định lâu dài trên vùng biển nước ta là : A. Dầu mỏ - khí đốt. B. Quặng titan. C. Năng lượng sóng biển và thủy triều. D. Hải sản Câu 69: Kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta vì A. Biển nước ta giàu nguồn lợi sinh vật, khoáng sản. B. Nước ta có đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng. C. Biển nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển-đảo, giao thông vận tải biển. D. Việc giao lưu hợp tác với các nước khác thông qua kinh tế biển ngày càng quan trọng. Câu 70: Vùng đặc quyền kinh tế của nước ta không thuận lợi cho việc : A. Phát triển các ngành khai thác hải sản. B. Bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên biển. C. Khai thác khoáng sản D. Giao thông vận tải, du lịch biển Câu 71: Các bãi tắm nổi tiếng của nước ta kể theo thứ tự từ bắc vào nam : A. Bãi Cháy, Sầm Sơn, Đồ Sơn, Văn Phong, Mũi Né, Vũng Tàu. B. Đồ Sơn, Sầm Sơn, Bãi Cháy, Mũi Né, Vân Phong, Vũng Tàu. C. Vân Phong, Bãi Cháy, Sầm Sơn, Mũi Né, Vân Phong, Vũng Tàu. D. Bãi Cháy, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vân Phong, Mũi Né, Vũng Tàu. Câu 72: Yến sào là đặc sản chủ yếu của vùng : A. Bắc Trung Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 73: Việc xác định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa rất lớn vì A. các đảo và quần đảo nước ta có tiềm năng kinh tế rất lơn B. đây là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta với vùng biển và thềm lục địa C. các đảo và quần đảo đều nằm xa với đất liền D. các đảo và quần đảo là bộ phận không thể tách rời trong vùng biển nước ta Câu 74: Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa A. là cơ sở để khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. B. là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh
  8. đảo. C. là cơ sở để nước ta giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. D. là cơ sở để nước ta tiến hành mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Câu 75: Ở nước ta những tỉnh (thành) nào sau đây có hai huyện đảo ? A. Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hoà. B. Quảng Ninh, Hải Phòng và Kiên Giang. C. Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Trị. D. Kiên Giang, Quảng Ngãi và Bình Thuận. Câu 76: Bạch Long Vĩ là một huyện đảo của : A. Hải Phòng. B. Quảng Ninh. C. Kiên Giang. D. Bà Rịa - Vũng Tàu. Câu 77: Phải khai thác tổng hợp kinh tế biển vì A. Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng. B. Tài nguyên biển đang bị suy thoái nghiêm trọng. C. Nước ta giàu có về tài nguyên biển. D. Biển Đông đang là vấn đề thời sự rất nhạy cảm. Câu 78: Huyện đảo đang được đầu tư để phát triển mạnh ngành du lịch ở nước ta là : A. Lí Sơn. B. Bạch Long Vĩ. C. Phú Quý. D. Phú Quốc. Câu 79: Ý nào sau đây đúng với đặc điểm nguồn lợi sinh vật biển nước ta? A. Sinh vật biển giàu, nhiều thành phần loài. B. Biển có độ sâu trung bình. C. Độ mặn trung bình khoảng 20-33‰. D. Biển nhiệt đới ấm quanh năm. Câu 80: Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam cho phép các nước : A. . Được thiết lập các công trình và các đảo nhân tạo. B. . Được tổ chức khảo sát, thăm dò các nguồn tài nguyên. C. . Được tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu và cáp quang biển. D. . Được phép khai thác hải sản và áp dụng các biện pháp chống gây ô nhiễm biển Câu 81: Nhân tố quan trọng gây nên tính chất ẩm của khí hậu nước ta là : A. Biển Đông. B. Vị trí địa lí. C. Phân mùa của khí hậu. D. Bức chắn của địa hình. Câu 82: Điều kiện nào sau đây của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển? A. Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt. B. Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có. C. Có nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp. D. Nằm gần các tuyến hàng hải quôc tế trên Biển Đông. Câu 83: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, cho biết hai quần đảo nào nước ta có nhiều rạn san hô? A. Quần đảo Hoàng Sa và Côn Sơn. B. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. C. Quần đảo Trường Sa và Cô Tô. D. Quần đảo Thổ Chu và Côn Sơn. Câu 84: Ý nào sau đây không phải là chiến lược phát triển tổng hợp kinh tế biển ở nước ta A. Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển B. Phòng chống ô nhiễm môi trường biển. C. Tập trung khai thác tài nguyên ven bờ. D. Thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai. Câu 85: Huyện đảo có nghề khai thác biển và trồng tỏi nổi tiếng của cả nước là : A. Phú Quý. B. Lí Sơn. C. Côn Đảo. D. Phú Quốc Câu 86: Huyện đảo có tiềm năng phát triển du lịch và nổi tiếng cả nước về sản xuất nước mắm,
  9. hồ tiêu là : A. Cô Tô. B. Phú Quốc C. Lí Sơn. D. Bạch Long Vĩ Câu 87: Các huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh là A. Phú Quốc, Vân Đồn. B. Vân Đồn, Cô Tô. C. Cô Tô, Cát Hải. D. Cát Hải, Bạch Long Vĩ Câu 88: Đảo Phú Quý thuộc tỉnh : A. Khánh Hoà. B. Bà Rịa - Vũng Tàu C. Kiên Giang. D. Bình Thuận. Câu 89: Hoạt động du lịch biển của các tỉnh phía Nam có thể diễn ra quanh năm vì A. giá cả hợp lí. B. nhiều bãi biển đẹp. C. cơ sở lưu trú tốt. D. không có mùa đông lạnh. ĐÁP ÁN 1 D 21 C 41 B 61 A 80 D 2 C 22 A 42 B 62 A 81 A 3 B 23 B 43 D 63 D 82 D 4 C 24 A 44 D 64 B 83 B 5 B 25 C 45 B 65 B 84 C 6 C 26 C 46 B 66 D 85 B 7 C 27 A 47 A 67 D 86 B 8 A 28 B 48 A 68 C 87 B 9 C 29 C 49 B 69 D 88 D 10 B 30 D 50 A 70 B 89 D 11 C 31 B 51 D 71 D 12 C 32 C 52 B 72 B 13 C 33 A 53 C 73 B 14 D 34 A 54 B 74 B 15 C 35 D 55 A 75 A 16 C 36 C 56 B 76 B 17 B 37 A 57 A 77 B 18 B 38 B 58 B 78 D 19 D 39 C 59 D 79 A 20 D 40 D 60 C 80 D