Bài tập trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 11 - Bài 8: Liên bang Nga về tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 11 - Bài 8: Liên bang Nga về tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_trac_nghiem_mon_dia_li_lop_11_bai_8_lien_bang_nga_ve.docx
Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 11 - Bài 8: Liên bang Nga về tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
- BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11 BÀI 8: LIÊN BANG NGA VỀ TỰ NHIÊN, DÂN CƯ- XÃ HỘI VÀ KINH TẾ Câu 1: Trung tâm dịch vụ lớn nhất của Liên Bang Nga là A. Vlađivôxtốc , Magadan. B. Mát-xcơ-va , Xanh Pê -téc-bua. C. Mát-xcơ-va, Magadan. D. Vlađivôxtốc, Xanh Pê -téc-bua. Câu 2: Vùng có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển nông nghiệp của Liên Bang Nga là A. đồng bằng Đông Âu. B. đồng bằng Tây Xi –bia. C. vùng Xi – bia D. vùng ven biển Thái Bình Dương. Câu 3: Đặc điểm nào sau đây đúng với phần lãnh thổ phía Tây của Liên Bang Nga ? A. Đồng bằng và vùng trũng. B. Núi và cao nguyên. C. Đồi núi thấp và vùng trũng. D. Đồng bằng và đồi núi thấp. Câu 4: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Nga là một cường quốc khoa học? A. Có nhiều công trình kiến trúc, tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị. B. Có nhiều nhà văn hào lớn như A.X.Puskin, M.A. Sô-lô-khốp C. Là quốc gia đứng hàng đầu thế giới về các ngành khoa học cơ bản. D. Người dân có trình độ học vấn khá cao, tỉ lệ biết chữ 99%. Câu 5: Sự khác biệt về chế độ sông ngòi ở Nga Âu và Nga Á là do nguyên nhân nào sau đây? A. Sông ở Nga phần châu Âu ngắn hơn sông ở Nga phần châu Á. B. Sông ở Nga phần châu Âu và ở Nga phần châu Á chảy theo 2 hướng khác nhau ở 2 vùng lãnh thổ có khí hậu khác nhau. C. Sông ở Nga phần châu Âu liên kết thành hệ thống, sông ở Nga phần châu Á chảy riêng lẻ, độc lập. D. Sông ở Nga phần châu Âu nhiều thác, dốc, sông ở Nga phần châu Á chảy trên địa hình bằng phẳng. Câu 6: Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa 2 lãnh thổ Tây và |Đông của Liên bang Nga đã quy định sự khác biệt về hướng phát triển kinh tế là A. lãnh thổ phía Tây phát triển kinh tế toàn diện, phía Đông phát triển cơ bản là công nghiệp. B. lãnh thổ phía Tây công nghiệp phát triển mạnh, phía Đông nông I nghiệp phát triển mạnh. C. lãnh thổ phía Tây phát triển mạnh về chăn nuôi, phla Đông I mạnh về trồng trọt. D. lãnh thổ phía Tây khó phát triển giao thông vận tải, phía Đông I thuận lợi cho phát triển giao thông nhiều loại hình. Câu 7: Sau khi tách khỏi Liên bang Xô Viết, Liên bang Nga tuyên bố độc lập vào thời điểm nào sau đây? A. 24/08/1991. B. 24/08/1985. C. 24/08/1990. D. 24/08/1995. Câu 8: Sông có giá trị lớn về mặt giao thông đường thủy của Liên Bang Nga là A. Vôn- ga. B. Sông Ê – nít – xây. C. Sông Ô -bi. D. Sông -Lê na. Câu 9: Nhờ chinh sách đúng đắn nền kinh tế Nga đă đạt trưởng GDP nam 2005 là A. 6 4%. B. 7,2%. C. 10%. D. 15% Câu 10: Dãy núi làm ranh giới tự nhiên giữa 2 châu lục Á-Âu trên lãnh thổ LB Nga là dãy A. Cáp-ca. B. U-ran. C. A-pa-lat. D. Hi-ma-lay-a. Câu 11: Tài nguyên khoáng sản của LB Nga thuận lợi để phát triển những ngành công nghiệp nào sau đây? A. Năng lượng, luyện kim, hóa chất. B. Năng lượng, luyện kim, dệt. C. Năng lượng, luyện kim, cơ khí. D. Năng lượng, luyện kim, vật liệu xây dựng. Câu 12: Đặc điểm nào sau đây là không đúng với phần phía Đông của LB Nga? A. Phần lớn là núi và cao nguyên. B. Có nguồn khoáng sản và lâm sản lớn. C. Có trữ năng thủy điện lớn. D. Có đồng bằng Đông Âu tương đối cao.
- Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tình hình của LB Nga sau khi Liên bang Xô viết tan rã? A. Tình hình chính trị, xã hội ổn định. B. Tốc độ tăng trưởng GDP âm. C. Sản lượng các ngành kinh tế giảm. D. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Câu 14: Liên Bang Nga giáp với nhiều biển và đại dương lớn thuận lợi cho A. giao lưu kinh tế. B. phát triển du lịch. C. khai thác khoáng sản. D. khí hậu mang tính hải dương Câu 15: Đại bộ phận (hơn 80%) lãnh thổ nước Nga nằm ở vành đai khí hậu A. ôn đới. B. hàn đới. C. nhiệt đới . D. cận nhiệt đới. Câu 16: Ngành nào là ngành công nghiệp hiện đại của Liên Bang Nga? A. Công nghiệp năng lượng. B. Công nghiệp chế tạo máy. C. Công nghiệp hàng không. D. Công nghiệp luyện kim. Câu 17: Đặc điểm nào sau đây không đúng với phần lãnh thổ phía Đông của LB Nga? A. Có đồng bằng màu mở. B. Phần lớn là núi và cao nguyên. C. Nguồn khoáng sản và lâm sản lớn. D. Có trữ năng thủy điện lớn. Câu 18: Các trung tâm công nghiệp truyền thống của LB Nga thường được phân bố ở A. Đồng bằng Đông Âu, U-ran, Xanh Pê-téc-bua. B. Đồng bằng Đông Âu, Trung tâm U-ran, Xanh Pê-téc-bua. C. Đồng bằng Đông Âu, U-ran, Tây Xi-bia. D. Đồng bằng Đông Âu, Tây Xi-bia, Xanh Pê-téc-bua. Câu 19: Tốc độ tăng GDP năm 1908 và năm 2005 cùa LB Ngathứ tự là A. 10% và 12%. B. -4.9% và 6.4%. C. -4% và 7.1%. D. 3% và 8%. Câu 20: Phần lãnh thổ phía đông của Liên Bang Nga không thuận lợi cho phát triển A. nông nghiệp. B. rừng. C. thủy điện. D. khai thác khoáng sản. Câu 21: Ngành công nghiệp nào là mũi nhọn của nền kinh tế Liên Bang Nga? A. Công nghiệp khai thác dầu khí. B. Công nghiệp luyện kim. C. Công nghiệp năng lượng. D. Công nghiệp điện tử. Câu 22: Dân cư nước Nga tập trung chủ yếu ở A. Vùng Đồng bằng Đông Âu. B. Vùng Đồng bằng Tây Xi – bia. C. Vùng Xi – bia D. Vùng ven biển Thái Bình Dương. Câu 23: Ý nào sau đây không đúng với quan hệ Nga-Việt trong bối cảnh quốc tế mới? A. Quan hệ Nga –Việt là quan hệ truyền thống. B. Là đối tác chiến lược vì lợi ích cho cả hai bên. C. Hợp tác toàn diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và khoa học kĩ thuật. D. Đưa kim ngạch buôn bán hai chiều Nga-Việt đạt mức 1 tỉ USD/năm Câu 24: Muốn phát triển vùng Đông Xi-bia, Liên Bang Nga cần đầu tư cho A. Hệ thống xe điện ngầm. B. Hệ thống cảng biển. C. Hệ thống đường sông. D. Hệ thống đường sắt. Câu 25: Vùng U-ran có đặc điểm nổi bật là A. Công nghiệp phát triển, nông nghiệp còn hạn chế. B. Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ. C. Các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp phát triển. D. Công nghiệp và nông nghiệp đều phát triển mạnh. Câu 26: Đặc điểm nào sau đây thể hiện rõ nhất LB Nga là một đất nước rộng lớn? A. Đất nước trải dài trên 11 múi giờ. B. Nằm ở cả châu Á và châu Âu. C. Giáp với Bắc Băng Dương và nhiều nước châu Âu.
- D. Có nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Câu 27: Điều kiện nào giúp Liên Bang Nga phát triển trồng trọt, chăn nuôi? A. Khí hậu nóng ẩm. B. Quỹ đất nông nghiệp lớn. C. Ít chịu thiên tai. D. Sông ngòi dày đặc. Câu 28: Khó khăn cho việc khai thác tài nguyên của Liên Bang Nga là A. tài nguyên phân bố ở vùng núi hoặc vùng lạnh giá. B. trữ lượng tài nguyên ít, phân bố rãi rác. C. trình độ khoa học kĩ thuật còn yếu kém. D. thiếu nguồn lao động cho khai thác. Câu 29: Dân tộc nào sau đây chiếm tới 80% dân số LB Nga? A. Tác-ta. B. Chu-vát. C. Nga. D. Bát-xkia. Câu 30: Tổng trữ năng thủy điện của LB Nga tập trung chủ yếu trên các sông ở vùng A. Đông Âu. B. Núi U-ran. C. Xi-bia. D. Viễn Đông. Câu 31: Về mặt tự nhiên, ranh giới phân chia địa hình lãnh thổ nước Nga thành hai phần Đông và Tây là A. sông Ê – nít – xây. B. dãy núi Uran. C. sông Ô bi. D. sông Lê na. Câu 32: Trong vấn đề cải cách kinh tế sau năm 1990, Liên bang Nga đã thực hiện giải pháp nào A. Đẩy mạnh tư hữu hoá xí nghiệp, nhà máy, B. Quốc hữu hoá các cơ sở sản xuất trong nước, chia lại ruộng C. Duy trì và mở rộng các ngành còng nghiệp cổ truyền và triển ngành nghề thủ công. D. Tăng giá sản phẩm hàng hoá để kích thích sản xuất Câu 33: Dân số LB Nga giảm là do A. Gia tăng dân số không thay đổi qua các thời kì. B. Gia tăng dân số tự nhiên có chỉ số âm và do di cư. C. Gia tăng dân số tự nhiên thấp. D. Số trẻ sinh ra hằng năm nhiều hơn số người chết của năm đó. Câu 34: Hơn 80% lãnh thổ LB Nga nằm trong vành đai khí hậu A. Cận cực. B. Ôn đới. C. Cận nhiệt. D. Nhiệt đới. Câu 35: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với phát triển kinh tế – xã hội của LB Nga là A. Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên. B. Nhiều vùng rộng lớn có khí hậu bang giá hoặc khô hạn. C. Hơn 80% lãnh hổ nằm ở vành đai khí hậu ôn đới. D. iáp với Bắc Băng Dương. Câu 36: Công nghiệp của Liên Bang Nga là A. ngành xương sống của nền kinh tế. B. ngành giữ vai trò thứ yếu. C. ngành chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu kinh tế. D. ngành đứng đầu thế giới. Câu 37: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Nga là một cường quốc văn hóa? A. Có nhiều công trình kiến trúc, tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị. B. Có nhiều nhà bác học thiên tài, nổi tiếng thế giới. C. Có nghiên cứu khoa học cơ bản rất mạnh, tỉ lệ người biết chữ cao. D. Là nước đầu tiên trên thế giới đưa con người lên vũ trụ. Câu 38: Cho bảng số liệu:
- Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời câu hỏi: Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Từ năm 1991 đến năm 2015, dân số LB Nga giảm 4 triệu người. B. Từ năm 1991 đến năm 2015, dân số LB Nga tăng thêm 4 triệu người. C. Từ năm 1991 đến năm 2015, dân số LB Nga liên tục giảm. D. Từ năm 1991 đến năm 2015, dân số LB Nga liên tục tăng. Câu 39: Vùng U-ran có đặc điểm nổi bật là A. Công nghiệp phát triển, nông nghiệp còn hạn chế. B. Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ. C. Các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp phát triển. D. Công nghiệp và nông nghiệp đều phát triển mạnh. Câu 40: Biển Ban-tích, biển đen và biển Ca-xpi A. Đông và đông nam. B. Bắc và đông bắc C. Tây và tây nam D. Nam và đông nam. Câu 41: Nguyên nhân nào làm cho kinh tế Liên Xô bộc lộ nhiều yếu kém trong những năm 80 của thế kỉ XX? A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế âm. B. Sản lượng các ngành kinh tế giảm. C. Cơ chế kinh tế lỗi thời. D. Đời sống nhân dân khó khăn. Câu 42: Phần lớn địa hình phần lãnh thổ phía Đông của Liên Bang Nga là A. núi và cao nguyên. B. đồng bằng và vùng trũng. C. đồi núi thấp và vùng trũng. D. đồng bằng và đồi núi thấp. Câu 43: Vùng kinh tế sẽ hội nhập vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là A. Vùng Trung tâm đất đen. B. Vùng U – ran. C. Vùng Viễn Đông. D. Vùng Trung ương. Câu 44: Yếu tố quan trọng nhất làm cho vùng Đông Bắc Liên Bang Nga dân cư thưa thớt. A. Khí hậu lạnh giá. B. Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên. C. Địa hình chủ yếu là đầm lầy. D. Đất đai kém màu mở. Câu 45: Chiều dài của đường Xích đạo được ví xấp xỉ với chiều dài A. Của các sông ở LB Nga. B. Biên giới đấ liền của LB Nga với các nước châu Âu. C. Đường bờ biển của LB Nga. D. Đường biên giới của LB Nga. Câu 46: Nhân tố nào sau đây là nhân tố chủ yếu nhất sẽ dưa Liên bang Nga thoát khỏi khủng hoảng kinh tế? A. Lãnh thổ rộng lớn nhiều tài nguyên. B. Dân cư đông, lao động nhiều. C. Dân cư có trình độ học vấn cao, giỏi về khoa học kĩ thuật. D. Đầu tư của nước ngoài gia tăng nhanh. Câu 47: Ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất của LB Nga so với Liên Xô cuối thập kỉ 80 thế kỉ XX là A. Khai thác khí tự nhiên B. Khai thác gỗ, sản xuất giấy và xenlulô. C. Khai thác dầu mỏ. D. Sản xuất điện. Câu 48: Ngành công nghiệp nào là thế mạnh của Liên Bang Nga? A. Công nghiệp năng lượng. B. Công nghiệp quốc phòng. C. Công nghiệp khai thác dầu khí. D. Công nghiệp luyện kim.
- Câu 49: Rừng ở LB Nga chủ yếu là rừng lá kim vì đại bộ phận lãnh thổ A. nằm trong vành đai ôn đới. B. là đồng bằng. C. là cao nguyên. D. là đầm lầy. Câu 50: Dòng sông làm ranh giới để chia LB Nga làm 2 phần phía Tây và phía Đông là A. Sông Ê-nít-xây. B. Sông Von-ga. C. Sông Ô-bi. D. Sông Lê-na. Câu 51: Vấn đề về dân số mà Liên Bang Nga đang quan tâm là A. thiếu nguồn lao động. B. dân số tăng nhanh. C. tuổi thọ trung bình thấp. D. tỉ lệ sinh cao. Câu 52: Cơ cấu công nghiệp của Liên Bang Nga gồm A. ngành công nghiệp truyền thống và ngành công nghiệp nhẹ. B. ngành công nghiệp truyền thống và ngành công nghiệp nặng. C. ngành công nghiệp nặng và ngành công nghiệp nhẹ. Câu 53: Vùng Trung ương có đặc điểm nổi bật là A. Vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. B. Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi phát triển nông nghiệp. C. Công nghiệp phát triển, nông nghiệp hạn chế. D. Phát triển kinh tế để hội nhập vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Câu 54: Vùng Viễn Đông có đặc điểm nổi bật là A. Vùng kinh tế có sản lượng lương thực, thực phẩm lớn. B. Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. C. Phát triển đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản. D. Các ngành luyện kim, cơ khí, khai thác và chế biến dầu khí phát triển. Câu 55: Nhận định nào sau đây không chính xác? A. Liên Bang Nga từng là trụ cột của Liên Bang Xô Viết. B. Sau khi Liên Bang Xô Viết tan rã, kinh tế Liên Bang Nga phát triển mạnh. C. Thập niên 90 của thế kỉ XX, Liên Bang Nga rơi vào thời kì khó khăn biến động. D. Liên Bang Nga đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô thành cường quốc. Câu 56: Ý nào sau đây là điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất nông nghiệp của LB Nga? A. Quỹ đất nông nghiệp lớn. B. Khí hậu phân hoá đa dạng. C. Giáp nhiều biển và đại dương. D. Có nhiều sông, hồ lớn. Câu 57: Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất của Nga là: A. Mát-xcơ-va và Vôn-ga-grát. B. Xanh Pê-téc-bua và Vôn-ga-grát C. Vôn-ga-grát và Nô-vô-xi-biếc. D. Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua. Câu 58: Vùng nào có kinh tế lâu đời, phát triển mạnh nhất Liên Bang Nga? A. Vùng Trung tâm đất đen. B. Vùng U – ran. C. Vùng Viễn Đông. D. Vùng Trung ương. Câu 59: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Nga là một cường quốc văn hóa? A. Có nhiều công trình kiến trúc, tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị. B. Có nhiều nhà bác học thiên tài, nổi tiếng thế giới. C. Có nghiên cứu khoa học cơ bản rất mạnh, tỉ lệ người biết chữ cao. D. Là nước đầu tiên trên thế giới đưa con người lên vũ trụ. Câu 60: Ranh giới tự nhiên giữa hai châu lục Á-Âu trên lãnh thổ Liên Bang Nga là A. dãy núi Uran. B. sông Ôbi. C. sông Ênitxây. D. sông Vonga. Câu 61: Các ngành công nghiệp hiện đại được LB Nga tập trung phát triển là A. Sản xuất ô tô, chế biến gỗ. B. Điện tử - tin học. C. Đóng tàu, hóa chất. D. Dệt may, thực phẩm. Câu 62: Để trở thành một nước xuất siêu, Liên Bang Nga cần đẩy mạnh phát triển
- A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Nội thương. D. Ngoại thương. Câu 63: Có địa hình tương đối cao, xen lẫn các đồi thấp, đất màu mỡ là đặc điểm của A. Đồng bằng Tây Xi-bia. B. Đồng bằng Đông Âu. C. Cao nguyên trung Xi-bia. D. Núi U-ran. Câu 64: Nhận định nào sau dây về diều kiện tự nhiên của Liên bang Nga là chính xác? A. Quốc gia lớn nhất thế giới về diện tích, có vị trí rất thuận lợi. B. Quôc gia lớn nhất thế giới về diện tích, nhưng đất sản xuất thiếu và thời tiết không phù hợp. C. Quốc gia lớn về diện tích, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi. D. Quốc gia lớn về diện tích, giao thông đường biển rất tiện lợi. Câu 65: Người dân Nga có trình độ học vấn A. khá cao. B. cao. C. thấp. D. rất cao. Câu 66: Vùng Viễn Đông có đặc điểm nổi bật là A. Vùng kinh tế có sản lượng lương thực, thực phẩm lớn. B. Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. C. Phát triển đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản. D. Các ngành luyện kim, cơ khí, khai thác và chế biến dầu khí phát triển. Câu 67: Ý nào sau đây không đúng với cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của LB Nga? A. Có đủ các loại hình giao thông. B. Có hệ thống đường sắt xuyên Xi-bia. C. Giao thông vận tải đường thủy hầu như không phát triển được. D. Nhiều hệ thống đường được nâng cấp, mở rộng. Câu 68: Ý nào sau đây đúng với họat động ngoại thương của LB Nga? A. Giá trị xuất khẩu luôn cân bằng với giá trị nhập khẩu. B. Hàng xuất khẩu chính là thủy sản, hàng công nghiệp nhẹ. C. Hàng nhập khẩu chính là dầu mỏ, khí đốt. D. Tổng kim ngạch ngoại thương liên tục tăng. Câu 69: Nguyên nhân nào đưa nền kinh tế Liên Bang Nga vượt qua khủng hoảng? A. Chính sách, biện pháp đúng đắn. B. Sự giúp đỡ của các nước khác. C. Tách ra khỏi Liên Bang Xô Viết. D. Liên kết kinh tế khu vực. Câu 70: Có địa hình tương đối cao, xen lẫn các đồi thấp, đất màu mỡ là đặc điểm của A. đồng bằng Đông Âu. B. đồng bằng Tây Xi-bia. C. Cao nguyên trung Xi-bia. D. dãy núi U-ran. Câu 71: Vùng Trung tâm đất đen có đặc điểm nổi bật là A. Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản. B. Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi phát triển nông nghiệp. C. Tập trung nhiều ngành công nghiệp; sản lượng lương thực lớn. D. Công nghiệp khai thác kim loại màu, luyện kim, cơ khí phát triển. Câu 72: Nội dung nào không phải chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga? A. Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng. B. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường. C. Khôi phục lại vị trí cường quốc. D. Nằm trong nhóm nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới. Câu 73: Những khó khăn nào sau đây về một kinh tế xã hội Liên banNga đang khắc phục? A. Sự chênh lệch thu nhập người giàu và người nghèo gia tẵng. B. Nạn chảy chất xám vẫn còn tiếp tục. C. Tài chính vẫn chưa đi vào ổn định. D. Tất cả các thách thức trên. Câu 74: Biểu hiện cơ bản nhất chứng tỏ LB Nga từng là trụ cột của Liên bang Xô viết là
- A. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về diện tích trong Liên Xô. B. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về dân số trong Liên Xô. C. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về sản lượng các ngành kinh tế trong Liên Xô. D. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về số vốn đầu tư trong toàn Liên Xô. Câu 75: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Liên Bang Nga hiện nay có chỉ số A. âm B. cao. C. thấp. D. trung bình. Câu 76: Một trong những khó khăn nhất từ bên ngoài Liên bang Nga hiện đang phải dối phó là A. các nước sát vùng biên giới có chuyển biến chính trị khá phức tạp. B. các thế lực bên ngoài đang thực hiện ý đồ cô lập Liên bang Nga C. thị trường của Liên bang Nga ngày càng bị co lại. D. hàng hoá bên ngoài xâm nhập mạnh vào thị trường Nga. Câu 77: Sự phân bố dân cư Liên bang Nga không đều, thể hiện ở ý nào sau đây? A. Phần châu Âu đông đảo, phần châu Á thưa thớt. B. Miền Nam cư trú đông hơn miền Bắc. C. Dân cư sống ở thành thị nhiều hơn nông thôn. D. Cả 3 ý trên đều đúng. Câu 78: Rừng ở LB Nga chủ yếu là rừng lá kim vì đại bộ phận lãnh thổ A. Nằm trong vành đai ôn đới. B. Là đồng bằng. C. Là cao nguyên. D. Là đầm lầy. Câu 79: Sông ngòi của nước Nga phần lãnh thổ châu Âu và châu Á có chế độ nước khác nhau là A. sông ở Nga phần châu Âu nước đầy vào mùa thu đông, sông ở Nga phần châu Á nước đầy vào mùa xuân hạ. B. sông ở Nga phần Âu nước đầy vào mùa xuân hạ, sông ở Nga phần châu Á nước đầy vào mùa thu đông. C. sông ở Nga phần châu Âu cạn dòng vào mùa thu đông, sông ở Nga phần châu Á cạn dòng vào mùa xuân hè. D. sông ở Nga phần châu Âu lũ vào mùa xuân, sông ở Nga phần châu Á vào mùa đông. Câu 80: Một trong những nội dùng cơ bản của chiến lược kinh tế mới của LB Nga từ năm 2000 là A. Sản lượng các ngành kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng. B. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp. C. Hạn chế mở rộng ngoại giao. D. Coi trọng châu Âu và châu Mĩ. Câu 81: Một trong những thành tựu quan trọng đạt được về kinh tế của LB Nga sau năm 2000 là A. Sản lượng các ngành kinh tế tăng, dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới. B. Thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài, giá trị xuất siêu tăng. C. Đứng hàng đầu thế giới về sản lượng nông nghiệp. D. Khôi phục lại được vị thế siêu cường về kinh tế. Câu 82: Một trong những thành tựu quan trọng đạt được về xã hội của LB Nga sau năm 2000 là A. Số người di cư đến nước Nga ngày càng đông. B. Gia tăng dân số nhanh. C. Đời sống nhân dân đã được cải thiện. D. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn. Câu 83: Ngành công nghiệp mũi nhọn, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho LB Nga là A. Công nghiệp hàng không – vũ trụ. B. Công nghiệp luyện kim. C. Công nghiệp quốc phòng. D. Công nghiệp khai thác dầu khí. Câu 84: Các ngành công nghiệp truyền thống của LB Nga là:
- A. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, điện tử - tin học. B. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, luyện kim màu. C. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, hàng không. D. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, vũ trụ. Câu 85: Đại bộ phận dân cư LB Nga tập trung ở A. Phần lãnh thổ thuộc châu Âu. B. Phần lãnh thổ thuộc châu Á. C. Phần phía Tây. D. Phần phía Đông. Câu 86: Đặc điểm nào sau đây thể hiện rõ nhất LB Nga là một đất nước rộng lớn? A. Nằm ở cả châu Á và châu Âu. B. Đất nước trải dài trên 11 múi giờ. C. Giáp với Bắc Băng Dương và nhiều nước châu Âu. D. Có nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Câu 87: Ngành nào sau đây không phải là ngành công nghiệp truyền thống của Liên Bang Nga? A. Chế tạo máy. B. Luyện kim đen. C. Sản xuất giấy. D. Điện tử Câu 88: LB Nga giáp với các đại dương nào sau đây? A. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương. B. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương. C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Câu 89: Đất và khí hậu ở Đồng bằng Đông Âu cho phép phát triển loại cây trồng nào? A. Lúa gạo, củ cải đường. B. Ngô, mía. C. Lúa mì, củ cải đường. D. Lúa gạo, mía. Câu 90: Ý nào sau đây không đúng với quan hệ Nga-Việt trong bối cảnh quốc tế mới? A. Quan hệ Nga –Việt là quan hệ truyền thống. B. Là đối tác chiến lược vì lợi ích cho cả hai bên. C. Hợp tác toàn diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và khoa học kĩ thuật. D. Đưa kim ngạch buôn bán hai chiều Nga-Việt đạt mức 1 tỉ USD/năm Câu 91: Đặc điểm nào sau đây đúng với phần phía Tây của LB Nga? A. Đại bộ phận là đồng bằng và vùng trũng. B. Phần lớn là núi và cao nguyên. C. Có nguồn khoáng sản và lâm sản lớn. D. Có trữ năng thủy điện lớn. Câu 92: Ngành nào đóng vai trò quan trọng trong phát triển vùng Đông Xi-bia? A. Giao thông vận tải. B. Nông nghiệp. C. Công nghiệp. D. Du lịch. Câu 93: Liên Bang Nga không phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới như Việt Nam vì A. khác biệt về khí hậu. B. sông ngòi ít. C. đất nông nghiệp ít. D. chịu nhiều thiên tai. Câu 94: Chức năng gắn kết Âu – Á thể hiện nội dung nào trong chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga? A. Nâng cao vị thế của Liên Bang Nga trên trường quốc tế. B. Mở rộng ngoại giao, coi trong châu Á. C. Tăng cường liên kết kinh tế khu vực. D. Tăng khả năng ảnh hưởng với các nước châu Á. Câu 95: Sông Vôn-ga trở thành trục đường thuỷ quan trọng trong việc phát triển kinh tế là nhờ yếu tố nào sau đây? A. Bắt nguồn từ lãnh thổ Nga ở châu Á đổ về phần lãnh thổ Nga châu Âu. B. Không gây ra tình trạng lụt lội hàng năm. C. Được nôi liền với 5 biển qua hệ thống kênh đào. D. Các yếu tố trên đều đúng. Câu 96: Nguyên nhân nào sau đây ảnh hưởng tới sự phân bố của dân 1 cư Liên bang Nga phần châu Âu và ở Nga phần châu Á? A. Điều kiện khí hậu. B. Tài nguyên của mỗi vùng,
- C. Lịch sử định cư của dân tộc Nga. D. Câu A, C đúng. ĐÁP ÁN 1 B 21 A 41 C 61 B 81 B 2 A 22 A 42 A 62 D 82 C 3 A 23 D 43 C 63 B 83 D 4 C 24 D 44 A 64 B 84 B 5 B 25 A 45 D 65 A 85 A 6 A 26 A 46 C 66 C 86 B 7 A 27 B 47 B 67 C 87 D 8 A 28 A 48 B 68 D 88 B 9 A 29 C 49 A 69 A 89 C 10 B 30 C 50 A 70 A 90 D 11 A 31 A 51 A 71 B 91 A 12 D 32 A 52 A 72 D 92 A 13 A 33 B 53 A 73 D 93 A 14 A 34 B 54 C 74 C 94 B 15 A 35 B 55 B 75 A 95 C 16 C 36 A 56 A 76 B 96 D 17 A 37 A 57 D 77 D 18 C 38 A 58 D 78 A 19 B 39 A 59 A 79 A 20 A 40 C 60 A 80 A