Bài kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2017 - 2018 - Trường PTDTBT TH Tân Lập

doc 10 trang dichphong 5320
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2017 - 2018 - Trường PTDTBT TH Tân Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_nam_mon_toan_tieng_viet_lop_3_nam.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra định kì cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2017 - 2018 - Trường PTDTBT TH Tân Lập

  1. PHÒNG GD&ĐT BẮC QUANG BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM TRƯỜNG PTDTBT TH TÂN LẬP Năm học 2017-2018 Môn: Tiếng Việt - Lớp 3 Phần: Đọc thành tiếng và Đọc hiểu (Bài đọc) Thời gian làm bài: 30 phút Họ và tên: ; Lớp 3 Điểm Nhận xét của giáo viên chấm Đọc thành tiếng: Bằng chữ Đọc hiểu: GV1 (Ký, ghi rõ họ tên) GV2 (Ký, ghi rõ họ tên) Điểm chung: . I. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi: Sự tích bánh chưng, bánh giầy Thuở xưa, vua Hùng trị vì đất nước ta. Khi đã già yếu, vua chọn người nối ngôi. Một hôm, vua gọi các hoàng tử đến và bảo: - Sắp đến ngày Giỗ Tổ, ai làm món ăn quý để cúng tổ tiên vừa ý cha thì cha sẽ truyền ngôi cho. Trong số các hoàng tử có Lang Liêu là mồ côi mẹ từ nhỏ, chàng ít được quan tâm và giúp đỡ. Một đêm, chàng mơ thấy có một vị nữ thần nói với chàng: - To lớn nhất trên đời này là trời và đất, thứ quý nhất là hạt gạo nuôi sống con người. Món ăn quý sẽ là món món dùng gạo để làm nên hình trời và đất. Sáng sớm hôm sau, chàng suy nghĩ và quyết định dùng bột gạo nếp làm bánh hình trời và đất. Chàng làm bánh hình vuông là hình của đất, dùng lá dong gói bánh để tạo mầu xanh cho mặt bánh. Chàng làm nhân bằng thịt lợn và đỗ xanh. Sau khi gói bánh được luộc thật kĩ. Chàng làm chiếc bánh hình tròn là hình của trời, bánh làm bằng xôi nếp, giã cho nhuyễn ra rồi nặn thành hình tròn. Ngày Giỗ Tổ đến, các hoàng tử khác mang đủ những món ăn ngon từ nhiều loài cây và con vật quý hiếm như: nem công, chả phượng, tay gấu, gan tê giác Nhà vua đã nếm thử nhiều món ăn nhưng chưa thấy món nào ngon và lạ miệng. Đến lúc nếm thử món bánh của Lang Liêu, vua thấy vị ngon và lạ bèn hỏi chàng ý nghĩa của từng loại bánh. Chàng bèn tâu:
  2. - Thưa vua cha, chiếc bánh vuông là hình của đất, bánh có màu xanh, đó là màu của cây cối trên mặt đất. Còn chiếc bánh hình tròn có màu trắng là hình của bầu trời. Vua Hùng khen Lang Liêu biết bày tỏ lòng biết ơn của con người với trời và đất rồi tuyên bố truyền ngôi cho chàng. Vua đặt tên cho bánh hình vuông là bánh chưng và bánh hình tròn là bánh giầy. Từ đó, hàng năm cứ vào dịp Tết, dân chúng lại làm hai loại bánh này để cúng tổ tiên. Theo Truyện cổ tích Việt Nam - Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu sau: Câu 1: Vua Hùng đã làm gì để chọn người nối ngôi? ( 0,5 điểm). a. Gọi các hoàng tử đến để xem ai là người tài. b. Giao cho các hoàng tử làm món ăn quý để giỗ tổ. c. Giao cho các hoàng tử nấu món ăn từ các cây, con vật quý để Giỗ Tổ. d. Dạy các hoàng tử bày tỏ lòng biết ơn với trời đất. Câu 2: Món ăn của hoàng tử Lang Liêu làm bằng gì ? ( 0,5 điểm). a. Bằng những loại cây quý. b. Bằng thịt của những con vật quý hiếm. c. Bằng hạt của cây lúa, cây đỗ, thịt lợn. d. Bằng thịt của gấu, gan của tê giác. Câu 3: Loại bánh hình tròn của Lang Liêu làm bằng gì ?( 0,5 điểm). a. Bột tẻ b. Bột nếp c. Xôi nếp d. Bột mì Câu 4: Vì sao vua Hùng cho rằng những món ăn sang trọng của các hoàng tử khác không phải là món ngon? ( 0,5 điểm). a. Các món đó không mang ý nghĩa về lòng biết ơn của con người với trời và đất. b. Vua không thích các món đó. c. Các món đó trình bày không đẹp. d. Các món đó vua ăn chán rồi.
  3. Câu 5: Đúng viết Đ sai viết S. ( 0,5 điểm). Lí do vua Hùng chọn món ăn của Lang Liêu để khen vì? A. Vì có vị lạ C. Vì có hình thức đẹp B. Vì có ý nghĩa D. Vì có vị ngọt Câu 6: Điền từ ngữ thích hợp trong bài vào chỗ trống. ( 0,5 điểm). Lang Liêu làm bánh hình của đất và hình của trời vì. Câu 7: Viết 1 đến 2 câu giới thiệu một loại bánh em biết làm bằng bột và thịt. (1 điểm). Câu 8: Viết câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau? ( 1 điểm). Từ đó, hằng năm cứ vào dịp Tết, dân chúng lại làm hai loại bánh này để cúng tổ tiên. Câu 9: Trong khổ thơ sau nhà thơ đã dùng biện pháp so sánh hay nhân hóa? Những từ ngữ nào cho em biết biện pháp nhà thơ đã dùng ? Điền từ ngữ đó vào chỗ trống. ( 1 điểm). Có bạn tắc kè hoa Rét, chơi trò đi chốn Xây "Lầu" trên cây đa Đợi ấm trời mới ra. a) Nhà thơ dùng biện pháp b) Những từ ngữ cho biết biện pháp đó là
  4. PHÒNG GD&ĐT BẮC QUANG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM TRƯỜNG PTDTBT TH TÂN LẬP Năm học 2017-2018 Môn: Tiếng Việt - Lớp 3 THĂM BÀI KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG  Thăm số 1: Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông đành ở lại trên lầu. Lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ ''Phật trong lòng'' và một vò nước. Câu hỏi: Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam ?  Thăm số 2: Cao Bá Quát, khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhiền thấy, hốt hoảng xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét,vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi. Câu hỏi: Cao Bá Quát có mong muốn gì ?  . Thăm số 3: Ngày mai, muôn thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch Câu hỏi: Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào ?
  5. Thăm số 4: Ngày xưa, có một năm nắng hạn rất lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trụi trơ, chim muông khát khô cả họng. Cóc tấy nguy quá, bèn lên thiên đình kiện Trời. Dọc đường, gặp Cua, Gấu, Cọp, Ong và Cáo. Tất cả đều xin đi theo. Đến cửa nhà Trời, chỉ thấy một cái trống to, Cóc bảo: - Anh Cua bò vào chum nước này. Cô Ong đợi sau cánh cửa. Còn chị Cáo, anh Gấu, anh Cọp thì nấp ở hai bên. Câu hỏi: Vì sao cóc phải lên kiện trời ? 
  6. PHÒNG GD&ĐT BẮC QUANG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM TRƯỜNG PTDTBT TH TÂN LẬP Năm học 2017-2018 Môn: Tiếng Việt - Lớp 3 Phần: Kiểm tra viết 1. Chính tả - Nghe viết (4 điểm). - Thời gian : 15 phút. - Giáo viên đọc cho HS nghe viết đoạn văn sau: Ngôi nhà chung Trên thế giới có hàng trăm nước, hàng nghìn dân tộc khác nhau. Mỗi nước, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng. Nhưng tất cả đều đang sống trong một ngôi nhà chung là trái đất và có chung những việc phải làm. Đó là bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường sống, đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật 2. Tập làm văn (6 điểm) - Thời gian 25 phút. Đề bài : Hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. Gợi ý: - Em làm việc gì? (Việc đó có thể là chăm sóc cây hoa, nhặt rác, dọn vệ sinh khu vực nơi em đang sống; có thể là ngăn chặn những hành động làm hại cây, hoa, làm bẩn môi trường sống, ) - Kết quả ra sao? - Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó.
  7. PHÒNG GD&ĐT BẮC QUANG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM TRƯỜNG PTDTBT TH TÂN LẬP Năm học 2017-2018 Môn: Tiếng Việt - Lớp 3 Phần: Kiểm tra viết Thời gian: 40 phút (Không kể thời gian giao đề) Họ và tên: Lớp 3 Điểm Nhận xét của giáo viên chấm Bằng số Bằng chữ GV1 (Ký, ghi rõ họ tên) GV2 (Ký, ghi rõ họ tên) .
  8. PHÒNG GD&DT BẮC QUANG HƯỚNG DẪN CHẤM CUỐI NĂM TRƯỜNG PTDTBT TH TÂN LẬP NĂM HỌC: 2017- 2018 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 I . BÀI KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm). 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 Điểm). * Cách đánh giá cho điểm: + Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1 điểm. + Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm. + Ngát nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm. + Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm. * Đọc còn chậm, sai từ, ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ, tùy mức độ GV cho các mức điểm 3,5 → 3 → 2,5 → 2 → 1,5 → 1 → 0,5. 2. Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (6 điểm) NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1: Chọn ý B 0,5 điểm Câu 2 : Chọn ý C 0,5 điểm Câu 3 : Chọn ý C 0,5 điểm Câu 4 : Chọn ý A 0,5 điểm Câu 5 : A. Đ B. Đ C. S D. S 0,5 điểm Câu 6 : Muốn bày tỏ lòng biết ơn của con người với trời đất 1,0 điểm Câu 7: - Viết câu trả lời thành câu nêu rõ tên loại bánh em thích, mùi 1,0 điểm và vị của loại bánh đó. - Viết câu trả lời thành câu nhưng chỉ nêu 1 trong 2 ý của đáp 0,5 điểm án nêu trên. - Viết câu trả lời chưa thành câu hoặc đã thành câu nhưng 0 điểm không nêu được ý nào của đáp án. Câu 8: Từ đó, hàng năm cứ vào dịp Tết, dân chúng lại làm hai lạo 0,5 điểm bánh này để làm gì. Câu 9 : a) Nhân hóa 1,0 điểm b) bạn tắc kè hoa, xây lầu, chơi trò đi trốn
  9. II. BÀI KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) 1. Chính tả- Nghe viết ( 4 điểm ): * Hướng dẫn chấm điểm : + Tốc độ đạt yêu cầu : 1 điểm. + Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ : 1 điểm. + Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1 điểm. + Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp : 1 điểm. - Bài viết cứ sai trên 5 lỗi (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng qui định, ) trừ 0,5 điểm. - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, hoặc trình bày bẩn, trừ 0,5 điểm toàn bài. II. Tập làm văn. ( 6 điểm ) * Hướng dẫn chấm điểm: + Nội dung ý : 3 điểm. - HS viết được đoạn văn gồm các ý theo yêu cầu nêu trong đề bài. + Kỹ năng : 3 điểm. - Kỹ năng viết đúng chính tả : 1 điểm. - Kỹ năng dùng từ, đặt câu : 1 điểm. - Có sáng tạo: 1 điểm. - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: (6 ; 5,5 ; 5 ; 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5.)