5 Đề ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 2

doc 14 trang dichphong 7100
Bạn đang xem tài liệu "5 Đề ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doc5_de_on_tap_mon_tieng_viet_lop_2.doc

Nội dung text: 5 Đề ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 2

  1. ĐỀ ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 – CUỐI KÌ I Năm học 2017 – 2018 1. Đọc + trả lời câu hỏi các bài tập đọc đã học: (4 điểm) 2. Đọc hiểu + kiến thức tiếng việt: (6 điểm) Đọc bài thơ sau: THỎ THẺ Hôm nào ông tiếp khách Để cháu đun nước cho Nhưng cái siêu nó to Cháu nhờ ông xách nhé! Cháu ra sân rút rạ Ông phải ôm vào cơ Ngọn lửa nó bùng to Cháu nhờ ông dập bớt. Khói nó chui ra bếp Ông thổi hết nó đi Ông cười xòa: “Thế thì Lấy ai ngồi tiếp khách?” Hoàng Tá Câu 1. Khoanh tròn đáp án đúng (0,5 điểm) Bài thơ có tên là gì ? (0,5 điểm) A. Cháu và ông B. Ông và cháu C. Thỏ thẻ D. Ông cháu Câu 2. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm (0,5 điểm) (Hoàng Tá, Hoàng Ngân, Hoàng Lân, Hoàng Hoa Thám) Bài thơ của tác giả Câu 3. Khoanh tròn đáp án đúng (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ hoạt động? A. khách, khói , rạ B. đun nước, thổi, xách C. cái siêu, bếp, ngọn lửa D. hôm nào, nhưng, lấy Câu 4. Khoanh vào đáp án đúng. (0,5 điểm) Bài thơ được chia thành mấy khổ ? A. 1 khổ B. 2 khổ C. 3 khổ D. 4 khổ Câu 5. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm.(0,5 điểm) (ông, cháu, khách, bà)
  2. Bài thơ là cuộc nói chuyện giữa với Câu 6. Câu thơ “ Cháu ra sân rút rạ ” được viết theo mẫu câu nào ? (0,,5 điểm) A. Ai thế nào ? B. Ai làm gì ? C. Ai là gì ? D. Khi nào ? Câu 7. Bạn nhỏ nhờ ông giúp làm những việc gì ? (1 điểm) Câu 8. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống. (1 điểm) Những việc bạn nhỏ muốn làm giúp ông là : đun nước rút rạ Câu 9. Qua bài thơ em thấy cần học hỏi bạn nhỏ điều gì ? II. Bài kiểm tra viết 1. Chính tả (4 điểm) : Nghe – viết đoạn 3 bài tập đọc Hai anh em (SGK, tr 119).
  3. 2. Viết đoạn văn, bài văn (6 điểm) Em hãy viết một đoạn văn (từ 3 đến 5 câu) kể về gia đình em. ĐỀ ÔN TẬP SỐ 2 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 2 NĂM HỌC 2017 – 2018 I: Đọc hiểu: (3,5 điểm) Em hãy đọc thầm Bài tập đọc Hai anh em và làm bài tập: Câu 1: Hai anh em chia lúa như thế nào? A. Phần em nhiều hơn. B. Phần anh nhiều hơn. C. Chia thành hai phần bằng nhau Câu 2: Đêm đến hai anh em ra đồng làm gì? A. Cho thêm lúa sang phần của nhau. B. Lấy lúa của phần người kia. C. Gộp chung lúa cả hai phần lại. Câu 3. Mỗi người cho thế nào là công bằng? A. Anh hiểu công bằng là chia cho em nhiều hơn vì em sống một mình vất vả. B. Em hiểu công bằng là chia cho anh nhiều hơn vì anh còn phải nuôi vợ con. C. Cả hai đáp án trên đều đúng. Câu 4. Từ chỉ hoạt động trong câu: “Hai anh em cày chung một đám ruộng”. A. chung
  4. B. cày C. đám Câu 5: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau: Ngoài đồng lúa chín vàng. Câu 6: Những cặp từ ngữ nào dưới đây là cặp từ cùng nghĩa. A. Chăm chỉ – siêng năng B. Chăm chỉ – ngoan ngoãn C. Thầy yêu – bạn mến Câu 6: Đặt câu với từ : chăm chỉ Câu 7: Câu: “Em Nụ ở nhà ngoan lắm.” trả lời cho câu hỏi? A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai như thế nào? II. KIỂM TRA VIẾT: (2 điểm) 1. Chính tả: Nghe - viết: bài “Cây xoài của ông em” (Tiếng Việt lớp 2 – Tập 1- trang 89) 2. Tập làm văn: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (từ 4 – 5 câu ) kể về con vật nuôi mà em thích:
  5. Đề số 3 II . Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc bài “ Câu chuyện bó đũa” và trả lời các câu hỏi sau: * Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng ở các câu 1,2,3,4,7,8 dưới đây. 1.( M1- 0,5 điểm) Câu chuyện có những nhân vật nào? A. Ông cụ và bốn người con. B. Bốn người con và bà cụ C. Người dẫn chuyện và bốn người con. 2.( M1- 0,5 điểm) Khi lớn lên, những người con của ông cụ trong câu chuyện sống với nhau như thế nào ? A. Sống hòa thuận, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. B. Hay va chạm, mất đoàn kết, không quan tâm đến nhau. C. Mỗi người một nhà, nhưng vẫn hay va chạm. 3. ( M2- 0,5 điểm) Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa? A. Tại vì họ chưa dùng hết sức để bẻ. B. Tại vì không ai muốn bẻ cả. C. Tại vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ. 4. ( M3- 0,5 điểm) Vì sao người cha lại đố các con bẻ cả bó đũa ? A. Vì ông không muốn mất túi tiền cho các con. B. Vì ông muốn các con tự thấy rõ đoàn kết là sức mạnh. C. Vì ông muốn thử trí thông minh của các con. 5. ( M3- 1,0 điểm) Theo em, người cha đã bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
  6. 6. ( M4- 1,0 điểm) Em có thể làm gì đề thể hiện sự đoàn kết của em với người thân trong gia đình. . 7. ( M1- 0,5 điểm) Dòng nào dưới đây gồm các từ chỉ người ? A. Người cha, trai, gái, thương yêu. B. Người cha, trai, gái, dâu, rể. C. Người cha, dâu, rể, va chạm. 8. ( M2- 0,5 điểm) Câu: “Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa” thuộc kiểu câu nào A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? 9. ( M3- 1,0 điểm) Đặt một câu theo kiểu câu Ai là gì? nói về chủ đề trong gia đình. Đề số 4 Phần I: Kiểm tra đọc (10 điểm): 1. Đọc thành tiếng (4 điểm): * Nội dung: Bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc. - Sáng kiến của bé Hà (TV2.Tập 1 - Tr.78 ). - Bà cháu (TV2.Tập 1 - Tr.86 ). - Sự tích cây vú sữa (TV2.Tập 1 - Tr.96 ). - Bông hoa Niềm Vui (TV2.Tập 1 - Tr.104 ). - Câu chuyện bó đũa (TV2.Tập 1 - Tr.112 ). - Hai anh em (TV2.Tập 1 - Tr.119 ). - Con chó nhà hàng xóm (TV2.Tập 1 - Tr.128 ). - Tìm ngọc (TV2.Tập 1 - Tr.138 ). * Thời lượng: Khoảng 40 tiếng/ phút. 2. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi (6 điểm 2. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi (6 điểm): 35 phút Ong xây tổ Các em hãy xem kìa, một bầy ong đang xây tổ. Lúc đầu chúng bám vào nhau thành từng chuỗi. Con nào cũng có việc làm. Các chú ong thợ trẻ lần lượt rời khỏi hàng lấy giọt
  7. sáp dưới bụng do mình tiết ra trộn với nước bọt thành một chất đặc biệt để xây thành tổ. Hết sáp, chú tự rút lui về phía sau để chú khác tiến lên xây tiếp. Những bác ong thợ già, những anh ong non không có sáp thì dùng sức nóng của mình để sưởi ấm cho những giọt sáp của ong thợ tiết ra. Chất sáp lúc đầu dính như hồ, sau khô đi thành một chất xốp, bền và khó thấm nước. Chỉ vài ba tháng sau, một tổ ong đã xây dựng xong. Đó là một tòa nhà vững chãi, ngăn nắp, trật tự. Cả đàn ong trong một tổ là một khối hòa thuận. (Theo Tập đọc lớp 3 – 1980) Câu 1: Bầy ong xây tổ bằng gì ? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Bằng sáp và nước bọt. B. Bằng vôi vữa. C. Bằng bùn đất. Câu 2: Những chú ong nào tham gia xây tổ ? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Các chú ong thợ trẻ. B. Các chú ong già và các ong non. C. Tất cả các chú ong. Câu 3: Những chú ong nào lấy giọt sáp của mình để xây tổ ? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Những anh ong non. B. Những chú ong thợ trẻ. C. Những bác ong thợ già. Câu 4: Những chú ong nào làm nhiệm vụ sưởi ấm những giọt sáp ? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Những bác ong thợ già. B. Những anh ong non. C. Cả những bác ong thợ già và những anh ong non. Câu 5: Tổ ong được xây dựng trong thời gian bao lâu ? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Trong vài ngày. B. Trong vài tuần. C. Trong vài tháng. Câu 6: Câu nào dưới đây được viết theo mẫu câu “Ai thế nào” ? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Bầy ong đang xây tổ. B. Chất sáp dính như hồ. C. Đàn ong là một khối hòa thuận. Câu 7: Tìm các từ chỉ hoạt động trong 2 câu văn sau: Một bầy ong đang xây tổ. Lúc đầu chúng bám vào nhau thành từng chuỗi.
  8. Câu 8: Em yêu thích các chú ong thợ trẻ, các bác ong thợ già hay các anh ong non? Vì sao? Câu 9: Em hãy đặt 1 câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) – là gì? để nói về loài ong. Phần II: Kiểm tra viết (10 điểm): 1. Chính tả (nghe - viết) ( 15 phút) Bài: “ Mẹ” (Từ Lời ru đến suốt đời.) ( TV 2/ Tập 1/ Tr.102): 2. Tập làm văn: ( 25 phút) Viết một đoạn văn ngắn ( từ 3 – 5 câu ) kể về một người thân của em.
  9. ĐỀ SỐ 3 Môn thi: Tiếng Việt (Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian chép đề) I. Phần trắc nghiệm: (4 Điểm) Đọc thầm và khoanh vào câu trả lời đúng. Sự tích cây vú sữa 1. Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong. 2. Không biết cậu đi đã bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé òa khóc. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về. 3. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé, ai cũng thích. Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa. Câu 1: Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi? A) Cậu bé ham chơi, bị mẹ mắng, vùng vằng bỏ đi. B) Cậu thích đi chơi xa. C) Cậu bé ham chơi. Câu 2: Cậu bé làm gì khi trở về nhà mà không thấy mẹ? A) Đi tìm mẹ B) Ngồi ở vườn đợi mẹ . C) Khản tiếng gọi mẹ rồi ôm cây xanh trong vườn mà khóc . Câu 3: Bộ phận in nghiêng trong câu: “Cảnh vật ở nhà vẫn như xưa” trả lời cho câu hỏi: A) là gì? B) thế nào? C) làm gì?
  10. Câu 4: Từ chỉ đặc điểm trong câu: “Một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.” là từ: A) sữa B) trào ra C) trắng II. Phần tự luận (6 Điểm) A. Chính tả: (Nghe viết): Bài: Bông hoa Niềm Vui (Sách Tiếng Việt 2 - Tập 1 – Trang 44) Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa của trường. Em đến tìm những bông cúc màu xanh, được cả lớp gọi là hoa Niềm Vui. Bố của Chi đang nằm bệnh viện. Em muốn đem tặng bố một bông hoa Niềm Vui để bố dịu cơn đau. B. Luyện từ và câu Em hãy đặt một câu kiểu Ai thế nào? Ai là gì? C. Tập làm văn Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 3 đến 5 câu kể về người thân trong gia đình em .
  11. ĐỀ SỐ 4 A. Đọc hiểu I. Đọc văn bản sau: CÒ VÀ VẠC Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rụt đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe. Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc thì chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn. Ngày nay lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc. Truyện cổ Việt Nam Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1: Trong câu truyện trên gồm có mấy nhân vật ? (0, 5 điểm) a. Một nhân vật: Cò b. Hai nhân vật: Cò và Vạc c. Ba nhân vật: Cò, Vạc, Sáo Câu 2: Cò là một học sinh như thế nào ? (0, 5 điểm) a. Lười biếng. b. Chăm làm. c. Ngoan ngoãn, chăm chỉ. Câu 3: Vạc có điểm gì khác Cò ? (0, 5 điểm) a. Học kém nhất lớp. b. Không chịu học hành. c. Hay đi chơi. Câu 4: Vì sao Vạc không dám bay đi kiếm ăn vào ban ngày ? (0, 5 điểm) a. Sợ trời mưa. b. Sợ bạn chê cười. c. Cả 2 ý trên . Câu 5: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: (1 điểm) - dài - - khỏe - - to - - thấp - . Câu 6: Câu “Cò ngoan ngoãn” được viết theo mẫu câu nào dưới đây? (0, 5 điểm) a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? Câu 7: Hãy đặt một câu theo mẫu : Ai làm gì ? để nói về hoạt động của học sinh. (1 điểm) Câu 8: Tìm các từ chỉ con vật trong câu truyện trên? (0, 5 điểm)
  12. B. Phần đọc thành tiếng: Học sinh được bốc thăm đọc bài. - Đoạn 2 bài “Bông hoa Niềm Vui” (trang 104, SGK TV lớp 2 tập một). - Bài thơ “Mẹ” (trang 101, SGK TV lớp 2 tập một). - Đoạn 3 bài “Sáng kiến của bé Hà” (trang 78, SGK TV lớp 2 tập một). - Đoạn 1 bài “Bà cháu” (trang 86, SGK TV lớp 2 tập một). PHẦN KIỂM TRA VIẾT: Học sinh viết vào giấy ô li đã chuẩn bị sẵn. A. Phần viết chính tả: Nghe – viết bài “Câu chuyện bó đũa” (viết từ Người cha liền bảo đến hết). B.Phần tập làm văn Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4-5 câu để kể về gia đình của em theo gợi ý sau: - Gia đình (tổ ấm) của em gồm có mấy người? Đó là những ai? - Công việc của mọi người thế nào? - Lúc rảnh rỗi, mọi người trong gia đình em thường làm gì? - Cuối tuần, gia đình em sẽ làm gì? - Em cảm thấy như thế nào khi được sống trong gia đình của mình? ĐỀ SỐ 5 Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm) Đọc thầm bài văn sau: Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá. Trong bếp, bác mèo mướp vẫn nằm lì bên đống tro ấm. Bác lim dim đôi mắt, luôn miệng kêu: “Rét! Rét!” Thế nhưng, mới sớm tinh mơ, chú gà trống đã chạy tót ra giữa sân. Chú vươn mình, dang đôi cánh to, khỏe như hai chiếc quạt, vỗ phành phạch, rồi gáy vang: Ò ó o o !” Trả lời các câu hỏi sau (khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng): 1: Bác mèo mướp nằm ngủ ở đâu? a. Bên đống tro ấm b. Trong bếp c. Cả hai ý trên 2: Mới sơm tinh mơ, con gì đã chạy tót ra giữa sân ? a. Mèo mướp b. Chuột c. Chú gà trống 3: Chú gà trống chạy tót ra giữa sân để làm gì? a. Gáy vang: Ò ó o o !” b. Rửa đôi cánh to, khỏe
  13. c. Tìm thức ăn 4: Những từ chỉ hoạt động trong câu : Chú vươn mình, dang đôi cánh to, khỏe như hai chiếc quạt là : a. Vươn mình, dang đôi cánh b. Vươn, dang c. Vươn, dang, khỏe 5: Câu : ‘‘Bác mèo mướp vẫn nằm lì bên đống tro ấm ’’ thuộc kiểu câu gì ? a. Ai là gì ? b. Ai thế nào ? c. Ai làm gì ?