Giáo án Địa lí Lớp 10 (Cánh diều) - Bài 17 đến bài 30

docx 134 trang Đào Yến 11/05/2024 1490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 10 (Cánh diều) - Bài 17 đến bài 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_10_canh_dieu_bia_17_30.docx

Nội dung text: Giáo án Địa lí Lớp 10 (Cánh diều) - Bài 17 đến bài 30

  1. - Kết quả trò chơi: Bảng hỏi điền nhanh thông tin và mảnh ghép hoàn thiện d. Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: + GV phát bộ thẻ kiến thức + HS làm việc trong 3 phút, ráp lại thông tin nhanh chóng - Thực hiện nhiệm vụ: + HS làm nhiệm vụ + HS tự làm, không nhìn ngó, trung thực khi tham gia + GV quan sát và hỗ trợ - Báo cáo, thảo luận: + GV gọi ngẫu nhiên HS chia sẻ từng ý theo vòng tròn. Mỗi HS 1 ý + GV tạo thẻ ghép ở trên bảng ép cứng và gắn nam châm lá mặt sau để HS tham gia trò chơi trong 2 phút - Kết luận, nhận định: + GV khen ngợi các HS đạt kết quả tốt + GV làm rõ thêm kiến thức qua hình ảnh/thông tin bổ sung GV cũng có thể tổ chức trò chơi khác thay thế như Domino, trả lời nhanh, ô chữ 4. Hoạt động 4: Vận dụng (3 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học, viết báo cáo về ngành dịch vụ ở địa phương. b. Nội dung: tìm hiểu và viết báo cáo về tình hình phát triển của ngành dịch vụ ở địa phương. c. Sản phẩm: Bài báo cáo của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: Tìm hiểu về tình hình phát triển của ngành dịch vụ ở địa phương, viết 1 bài báo cao đảm bảo các tiêu chí theo thang điểm sau: ST THÔNG TIN ĐIỂM T 1 2 3 4 5 1 Cấu trúc bài khoa học, gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận 2 Nêu được những thành tựu về ngành dịch vụ nổi bật của địa phương được lựa chọn
  2. 3 Liệt kê 3 thuận lợi về tự nhiên, 3 thuận lợi về kinh tế xã hội để phát triển ngành dịch vụ ở địa phương 4 Liệt kê 3 khó khăn gây cản trở sự phát triển ngành dịch vụ ở địa phương 5 Đề xuất ít nhất 3 giải pháp phát triển ngành dịch vụ, có tính khả thi 6 Thông tin trình bày khoa học, súc tích, thuyết phục - Thực hiện nhiệm vụ: ở nhà, thời gian 1 tuần - Báo cáo, thảo luận: + GV dành 7-10 phút trong tiết sau để HS trình bày phần bài làm của mình ở nhà. + HS bình chọn và chấm điểm. - Kết luận, nhận định: + GV khen ngợi bài làm, cho điểm HS. IV. RÚT KINH NGHIỆM V. PHỤ LỤC 1/ PHT PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 ST ST ST T Ngành T Ngành T Ngành 1 Bán buôn 7 Hành chính công 13 Thể thao Làm căn cước công Bán lẻ Thủ tục hành chính 2 8 dân 14 3 Bảo hiểm 9 Làm giấy khai sinh 15 Vận tải hàng hoá 4 Bưu chính 10 Ngân hàng 16 Viễn thông 5 Du lịch 11 Tài chính 17 Y tế 6 Giáo dục 12 Thể dục 18 Công chứng Sắp xếp các ngành vào cột thích hợp (chỉ điền số) Dịch vụ kinh doanh Dịch vụ tiêu dùng Dịch vụ công PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 +++ Rất thuận lợi + Thuận lợi 0 Không thuận lợi
  3. - Khó khăn Rất khó khăn TIÊU CHÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ ĐÀ MINH LẠT 1: vị trí địa lí 2: trình độ phát triển kinh tế 3: đặc điểm dân số 4: thị trường 5: vốn đầu tư 6: khoa học - công nghệ 7: văn hoá, lịch sử 8: điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên PHIẾU PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (đánh giá ở mức tương đối so sánh 2 thành phố) +++ Rất thuận lợi + Thuận lợi 0 Không thuận lợi - Khó khăn Rất khó khăn TIÊU CHÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ ĐÀ MINH LẠT 1: vị trí địa lí +++ + 2: trình độ phát triển kinh tế +++ 0 3: đặc điểm dân số ++ 0 4: thị trường ++ + 5: vốn đầu tư +++ ++ 6: khoa học - công nghệ ++ + 7: văn hoá, lịch sử + +
  4. 8: điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên + ++ nhiên 2/ Câu hỏi luyện tập Câu 1. Ngành kinh tế nào sau đây là những hoạt động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm phần lớn là phi vật chất? A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Dịch vụ. D. Xây dựng. Câu 2. Ngành kinh tế nào sau đây có cơ cấu ngành hết sức đa dạng và phức tạp, thường được chia thành ba nhóm? A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Dịch vụ. D. Xây dựng. Câu 3. Vai trò nào sau đây là của ngành dịch vụ? A. Dịch vụ kìm hãm sự phân công lao động, hình thành cơ cấu lao động. B. Giúp các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra một cách thông suốt. C. Tăng thu nhập quốc dân, giảm thu nhập của các cá nhân trong xã hội. D. Làm cho các lĩnh vực của đời sống và sinh hoạt diễn ra thêm phức tạp. Câu 4. Vai trò về mặt xã hội nào sau đây là của ngành dịch vụ? A. Giúp các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra thông suốt, đạt hiệu quả cao và giảm rủi ro. B. Giúp cho các lĩnh vực trong đời sống, xã hội diễn ra thuận lợi; nâng cao đời sống con người. C. Hình thành cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế hợp lí, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. D. Góp phần tăng thu nhập quốc dân cũng như tăng thu nhập bình quân đầu người trong xã hội. Câu 5. Ngành kinh tế nào sau đây tăng cường quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế? A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Dịch vụ. D. Xây dựng. Câu 6. Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ thường diễn ra A. lần lượt. B. đồng thời. C. độc lập. D. tách biệt. Câu 7. Nhân tố nào sau đây thúc đẩy sự phát triển dịch vụ có hàm lượng chất xám cao của ngành dịch vụ? A. Quy mô, cơ cấu, trình độ lao động. B. Sự phát triển của khoa học - công nghệ. C. Quy mô, cơ cấu, trình độ kinh tế. D. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Câu 8. Nhân tố nào sau đây có ý nghĩa trong việc thu hút vốn đầu tư, thực hiện toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế? A. Đặc điểm dân số. B. Trình độ kinh tế. C. Vị trí địa lí. D. Nhân tố tự nhiên. Câu 9. Nhân tố nào sau đây quy định sự phát triển các loại hình và sự phân bố mạng lưới các hoạt động dịch vụ? A. Dân số. B. Lao động. C. Thị trường. D. Vị trí. Câu 10. Nhân tố nào sau đây mang tính quyết định đến định hướng phát triển, trình độ phát triển, quy mô của dịch vụ? A. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên. B. Trình độ phát triển kinh tế. C. Vị trí địa lí của lãnh thổ. D. Đặc điểm dân số, lao động. Câu 11. Ngành nào sau đây được xếp vào nhóm dịch vụ kinh doanh? A. Y tế. B. Bảo hiểm. C. Giáo dục. D. Thể dục thể thao. Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sự phân bố ngành dịch vụ phát triển mạnh?
  5. A. Xa khu dân cư. B. Gần tuyến đường giao thông. C. Gần cảng. D. Phân bố gần khu dân cư. Câu 13. Ngành dịch vụ nào dưới đây thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng? A. Hành chính công. B. Hoạt động đòan thể. C. Hoạt động buôn, bán lẻ. D. Thông tin liên lạc. Câu 14. Những ngành nào sau đây không thuộc ngành dịch vụ? A. Ngành thông tin liên lạc. B. Ngành xây dựng. C. Ngành bảo hiểm. D. Ngành du lịch Câu 15. Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch là. A. mức sống và thu nhập thực tế của người dân. B. sự phân bố các tài nguyên du lịch. C. sự phân bố các điểm du lịch. D. trình độ phát triển kinh tế đất nước. Câu 16. Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm ngành A. dịch vụ cá nhân. B. dịch vụ tiêu dùng. C. dịch vụ công. D. dịch vụ kinh doanh. Câu 17. Các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân như y tế, giáo dục, thể dục thể thao thuộc về nhóm ngành A. dịch vụ kinh doanh. B. dịch vụ cá nhân. C. dịch vụ tiêu dùng. D. dịch vụ công. Câu 18. Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với. A. các trung tâm công nghiệp. B. Sự phân bố dân cư. C. các ngành kinh tế mũi nhọn. D. các vùng kinh tế trọng điểm. Câu 19. Nguyên nhân nào sau đây chủ yếu nhất ở các nước phát triển lao động trong ngành dịch vụ cao? A. Ngành dịch vụ có trình độ cao. B. Ngành dịch vụ cơ cấu đa dạng. C. Năng suất lao động trong nông, công nghiệp cao. D. Trình độ phát triển kinh tế của đất nước. Câu 20. Cho biểu đồ về GDP thế giới theo ngành kinh tế năm 2000 và năm 2019 (Đơn vị %): (Số liệu theo SGK Địa lí 10, bộ KNTTVCS, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Thay đổi quy mô GDP thế giới theo ngành kinh tế. B. Chuyển dịch cơ cấu GDP thế giới theo ngành kinh tế. C. Quy mô và cơ cấu GDP thế giới theo ngành kinh tế. D. Tốc độ tăng GDP thế giới theo ngành kinh tế. Câu 21. Đánh dấu X vào vị trí thích hợp
  6. Ngành Dịch vụ kinh doanh Dịch vụ tiêu dùng Dịch vụ công Giao thông vận tải Tư vấn pháp lí Công chứng Bảo tàng Tư vấn sức khỏe Giáo dục Câu 22. Dựa vào bảng số liệu, vẽ biểu đồ cơ cấu GDP thế giới theo ngành kinh tế năm 2000 và năm 2019. Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng của ngành dịch vụ. CƠ CẤU GDP THẾ GIỚI THEO NGÀNH KINH TẾ, NĂM 2000 VÀ NĂM 2019 (Đơn vị: %) Năm Nông nghiệp, lâm nghiệp Công nghiệp và xây Dịch vụ và thuỷ sản dựng 2000 5,2 30,7 64,1 2019 4,2 27,9 67,9 3/ Một số hình ảnh Las Vegas nổi tiếng Toronto là thành phố đa uenos Aires là thủ Boston là một thành phố là Thiên đường giải văn hóa, sắc tộc, nghệ đô, thành phố, hải thuộc nước Mỹ, Boston trí bởi ở đây có các thuật, được xem là một cảng lớn nhất của phát triển mạnh các hoạt dịch vụ độc đáo, trong những thành phố Argentina.Buenos động tài chính, dịch vụ, những sòng bạc quy an toàn nhất Bắc Mỹ, Aires là một mắt công nghệ tin học, công mô lớn, các khách đồng thời là một trong xích quan trọng nghệ thông tin. Đặc biệt sạn, khu spa, phố những trung tâm thương trong hệ kinh tế nền công nghiệp tài ẩm thực nổi tiếng mại, tài chính và công thế giới. Đây là chính của Boston đặc thế giới. nghiệp lớn nhất thế giới, trung tâm hành biệt phát triển rất mạnh là nơi đặt trụ sở của Sàn chính, tài chính, các quỹ tương hỗ và bảo Nền kinh tế của Las giao dịch chứng khoán công nghiệp, hiểm. Vegas chủ yếu là du Toronto và một số nhà thương mại, văn lịch, đánh bạc, tổ băng lớn nhất nước này. hóa. chức hội nghị, tiệc cưới, bán lẻ 4/ Các tài liệu khác 1. 201305151755463374.chn 2.
  7. 3. Thống kê Tỷ trọng của ngành dịch vụ trong tổng sản phẩm trong nước của một số nƣớc và vùng lãnh thổ (Theo giá hiện hành, đơn vị %) Dịch vụ 2018 2019 Hoa Kỳ 76,9 Li-băng 76,7 78,6 Anh 71 71,3 Pháp 70,2 70,2 Xin-ga-po 69,4 70,4 Nhật Bản 69,3 Ô-xtrây-li-a 66,7 66 Thụy Điển 65,2 65,2 Đức 62,2 62,6 Thái Lan 57,1 58,6 Lb Nga 53,5 54 Trung Quốc 53,3 53,9 Việt Nam 41,1 41,6
  8. Bài 27 ĐỊA LÍ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG (Số tiết: 3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được vai trò và đặc điểm của ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông. - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của giao thông vận tải, bưu chính viễn thông. - Trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố của các ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông. 2. Về năng lực: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động nhóm và phương pháp dạy học thảo luận - Năng lực tìm hiểu địa lí, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh sử dụng các công cụ của địa lí học như: bản đồ giao thông vận tải, bưu chính viễn thông. (bản đồ các luồng hàng hóa đường biển, bản đồ bình quân số lượng ô tô theo đầu người) Tính được khối lượng luân chuyển; cự li vận chuyển trung bình của các loại hình giao thông vận tải. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về địa lí giải thích về sự có mặt và vai trò của từng ngành giao thông, ngành bưu chính viễn thông ở các địa phương khác nhau. 3. Về phẩm chất - Chăm chỉ: tích cực tìm thông tin và hứng thú với việc học. - Trách nhiệm: hoàn thành nhiệm vụ học tập bản thân được phân công khi làm việc nhóm, làm bài tập vận dụng. - Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những đất nước, khu vực còn khó khăn về ngành bưu chính, viễn thông, không tiếp cận được với sự phát triển của khoa học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học - Giáo án, 1 số bản đồ, tranh ảnh, video minh họa cho các loại hình giao thông vận tải, ngành bưu chính, viễn thông. - Bộ câu hỏi trò chơi - Giáo án, 1 số bản đồ, tranh ảnh, video minh họa cho - Phiếu học tập, phiếu trả lời trắc nghiệm. 2. Học liệu - Bút màu. - SGK, vở ghi - Giấy note III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (Tình huống xuất phát) -10 phút a. Mục tiêu: - Tạo hứng khởi cho bài học, phát triển năng lực tư duy, giao tiếp, liên hệ thực tế của học sinh b. Nội dung: - Học sinh tham gia trò chơi lựa chọn các phương tiện vận tải phù hợp với loại hình và không gian địa lí. c. Sản phẩm: - Câu trả lời của học sinh trên giấy note. d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ:
  9. + Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu học tập, học sinh ghép nối các phương tiện vào loại hình thích hợp + Nhiệm vụ 2: GV tổ chức cho cả lớp trả lời các câu hỏi: ✔Các phương tiện nào có thể sử dụng được ở vùng hoang mạc? ✔Các phương tiện nào có thể sử dụng phổ biến ở vùng cực? ✔Các phương tiện nào có thể sử dụng trong các thành phố? ✔Ở địa phương em có sử dụng các phương tiện nào? - Thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện nhiệm vụ được chuyển giao ở nhiệm vụ 1 với hoạt động cặp đôi. + Thực hiện nhiệm vụ được chuyển giao ở nhiệm vụ 2 với hoạt động cả lớp. – Báo cáo, thảo luận: HS xung phong trả lời. – Kết luận: GV tổng kết, ghi điểm cho các học sinh có điểm cao và dẫn dắt vào bài. SẢN PHẨM DỰ KIẾN ✔Các phương tiện nào có thể sử dụng được ở vùng hoang mạc: 3, 4, 9, 10 ✔Các phương tiện nào có thể sử dụng phổ biến ở vùng cực: 4, 11 ✔Các phương tiện nào có thể sử dụng trong các thành phố: 1,2,3,6,7,8 ✔Ở địa phương em có sử dụng các phương tiện nào: tùy câu trả lời của HS - GV mở rộng và dẫn dắt vào bài mới: Việc vận chuyển người và hàng hóa là sản phẩm của ngành giao thông vận tải, ngày nay còn kết hợp với ngành bưu chính viễn thông để đảm bảo chuyên chở người và hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, tin tức, thông tin, từ nơi này sang nơi khác. Đây là hai ngành vô cùng quan trọng đảm bảo kết nối các ngành kinh tế với nhau. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới ( phút) NHIỆM VỤ 1: TÌM HIỂU VAI TRÒ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI (7 PHÚT) a. Mục tiêu - Phân tích được vai trò của ngành giao thông vận tải. b. Nội dung - HS được yêu cầu hoạt động theo nhóm: Đọc SGK và tìm ví dụ minh họa cho các vai trò của ngành giao thông vận tải. c. Sản phẩm - Kết quả làm việc theo nhóm. - Ví dụ minh họa cho các vai trò của ngành dịch vụ. - Câu trả lời miệng của HS. d. Tổ chức thực hiện
  10. - Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Đọc SGK và tìm ví dụ minh họa cho các vai trò của ngành giao thông vận tải ✔Nhiệm vụ 1: Vai trò của giao thông vận tải đến kinh tế. ✔Nhiệm vụ 2: Vai trò của giao thông vận tải đến đời sống nhân dân. ✔Nhiệm vụ 3: Vai trò của giao thông vận tải đến giao lưu, hội nhập quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. - Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc theo nhóm - Báo cáo, thảo luận: + GV gọi 1, 2 HS trình bày kết quả + Các HS thuộc nhóm khác hỏi, phát vấn, phản biện - Kết luận, nhận định: + GV: Nhận xét, khen ngợi phần làm việc của HS. + GV chuẩn kiến thức. Mở rộng kiến thức bằng video + HS: Lắng nghe, ghi bài. I. Ngành giao thông vận tải 1. Vai trò - Kinh tế: là cầu nối giúp các ngành kinh tế, giúp quá trình sản xuất và tiêu thụ được liên tục, góp phần khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. ￿ thúc đẩy hoạt động sản xuất. - Đời sống xã hội: phục vụ nhu cầu đi lại của toàn xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động, - Là cầu nối giữa các địa phương, các quốc gia, vùng lãnh thổ, làm cho khoảng cách địa lý được rút ngắn lại ￿ là phương tiện giúp các nước giao lưu và hội nhập. NHIỆM VỤ 2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI (15 PHÚT) a. Mục tiêu - Cho ví dụ về đặc điểm ngành giao thông vận tải. - Tính được cự li vận chuyển trung bình từ bài tập 29 phần phụ lục - Phát triển năng lực tính toán; Năng lực ngôn ngữ, tư duy phản biện b. Nội dung - Phân tích được đặc điểm của ngành giao thông vận tải. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: HS đọc SGK, gạch chân và nêu nhanh về đối tượng, sản phẩm, sự phân bố của ngành giao thông vận tải. Lấy ví dụ về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu của ngành giao thông vận tải là gì và lấy từ ngành nào? Nhiệm vụ 2: GV cho ví dụ minh họa để học sinh xác định các tiêu chí đánh giá của ngành giao thông vận tải trong phiếu học tập số 1 phần phụ lục. Nhiệm vụ 3: Làm bài tập 29 phần phụ lục theo hình thức toán chạy, 5 học sinh tính toán nhanh nhất, chính xác nhất sẽ ghi nhận điểm số/ điểm cộng PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
  11. Một xe khách chở 50 người từ thành phố Đà Lạt đi thành phố Hồ Chí Minh, quãng đường dài 309km, em hãy: a/ Xác định các tiêu chí đánh giá: ✔Khối lượng vận chuyển. ✔Cự ly vận chuyển trung bình. b/ Tính khối lượng vận chuyển. - Thực hiện nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: HS làm việc cá nhân. Nhiệm vụ 2: HS làm việc cả lớp theo sự hướng dẫn của GV. Nhiệm vụ 3: HS làm việc cá nhân. - Báo cáo, thảo luận: + GV gọi 1,2 HS trình bày kết quả + 2 HS chấm chéo sản phẩm cho nhau trong nhiệm vụ 2 SẢN PHẨM DỰ KIẾN a/ Xác định các tiêu chí đánh giá: ✔Khối lượng vận chuyển: 50 (người) ✔Cự li vận chuyển trung bình: 309 (km) b/ Tính khối lượng vận chuyển = 50 x 309 = 15450 (số lượt khách.km) - Kết luận, nhận định: + GV công bố kết quả, ghi nhận điểm cộng cho HS + GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của học sinh. I. Ngành giao thông vận tải 2. Đặc điểm - Đối tượng phục vụ: con người và các sản phẩm vật chất. - Sản phẩm: sự chuyên chở người và hàng hoá. - Sử dụng nhiều nguyên, nhiên, vật liệu từ các ngành kinh tế khác. - Có sự phân bố đặc thù, theo mạng lưới với các tuyến và đầu mối giao thông. - Tiêu chí đánh giá khối lượng dịch vụ của giao thông vận tải là: ✔Khối lượng vận chuyển (số lượt khách, số tấn hàng hoá); ✔Khối lượng luân chuyển (số lượt khách.km, số tấn.km); ✔Cự li vận chuyển trung bình (km). NHIỆM VỤ 3: TÌM HIỂU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI (15 PHÚT) a. Mục tiêu - Giải thích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải và liên hệ đến thực trạng ở Việt Nam b. Nội dung - Phân tích được và cho ví dụ minh họa các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải
  12. - Học sinh hoạt động nhóm. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. - Hoàn thành phiếu học tập. d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ phát phiếu học tập/ trình chiếu lên bảng, HS đọc SGK và đánh dấu X vào các vị trí thích hợp thể hiện ảnh hưởng của các nhân tố đến ngành giao thông vận tải, cho được ví dụ minh họa. (Gv có thể lược bỏ bớt/ cho hoạt động nhóm 2, 3 sao cho phù hợp năng lực học sinh) (phiếu học tập số 2 – phần phụ lục) - Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc nhóm - Báo cáo, thảo luận: + GV gọi HS bất kì trình bày kết quả hoạt động của nhóm. + Các nhóm khác nhận xét, đóng góp ý kiến và làm rõ các khía cạnh ảnh hưởng của ngành giao thông vận tải. + Thảo luận cả lớp: tại sao Hà Nội/ tp Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam? - Kết luận, nhận định: + GV công bố kết quả, ghi nhận điểm cộng cho HS + GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của học sinh, tổng kết bằng sơ đồ hóa các nhân tố ảnh hưởng I. Ngành giao thông vận tải 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố - Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến sự phân bố các loại hình, sự hình thành mạng lưới giao thông vận tải. - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Ảnh hưởng tới sự phân bố và vai trò của các loại hình giao thông vận tải; sự hoạt động của các phương tiện vận tải. - Điều kiện kinh tế - xã hội:
  13. - Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế ✔Là khách hàng của giao thông vận tải, thúc đẩy giao thông vận tải phát triển. ✔Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành giao thông vận tải. ✔Quy định các loại hình vận tải, khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa. - Dân cư, lao động - Khách hàng của giao thông vận tải. - Sự phát triển và phân bố các luồng vận tải hành khách, xuất hiện các loại hình vận tải đặc biệt - Vốn đầu tư ✔Sự phát triển mạng lưới, phương tiện thúc đẩy giao thông vận tải; ✔Thực hiện các dự án giao thông vận tải hiện đại. - Khoa học - công nghệ ✔Tăng tốc độ vận chuyển, hiện đại hoá và nâng cao chất lượng các phương tiện vận tải ✔Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, quản lý. NHIỆM VỤ 4: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ (35 PHÚT) a. Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố của từng ngành vận tải trên thế giới, xu hướng mới trong sự phát triển và phân bố của từng ngành này. - Phân tích bản đồ GTVT thế giới. Xác định được trên bản đồ một số tuyến đường giao thông quan trọng, vị trí của một số đầu mối GTVT quốc tế. b. Nội dung - Học sinh hoạt động theo nhóm, dựa vào nội dung SGK và các hình 34.1￿ 46 thảo luận hoàn thành phiếu học tập. - Hoạt động nhóm/chuyên gia-mảnh ghép. c. Sản phẩm - Phiếu học tập hoàn thiện d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: HS tự thành lập 5 nhóm học tập – tương ứng hoạt động là 5 nhóm CHUYÊN GIA, GV phát PHT, các nhóm thảo luận hoàn thành nội dung phiếu học tập. - Thực hiện nhiệm vụ: + VÒNG CHUYÊN GIA: Các nhóm thảo luận hoàn thành PHT trong thời gian 15 phút. ✔Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm tối thiểu 5 học sinh ✔Bước 2: Phát giấy A2 cho các nhóm và phát phiếu học tập cho các cá nhân. 5 nhóm tương ứng với 5 loại hình giao thông ✔Bước 3: Giáo viên đưa ra yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu về tình hình phát triển và phân bố. (học sinh có thể trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy/ lập bảng theo sở trường) ✔Bước 4: GV yêu cầu học sinh có 1 phút lập kế hoạch phân công nhóm. Học sinh có 3 phút để hoàn thành. Học sinh hoàn thành sản phẩm nhóm. ✔Bước 5: Sau khi học sinh hoàn thành vòng 1 nhóm chuyên gia, giáo viên yêu cầu học sinh đếm số từ 1 đến 5. Ai có cùng số 1 vào nhóm 1, số 2 vào nhóm 2, số 3 vào nhóm 3 số 4 vào nhóm 4 . Nếu có điều kiện giáo viên chuẩn bị sẵn thẻ gồm 5 màu khác
  14. nhau và phát cho các em, những em có cùng màu sẽ về cùng 1 đội cho hoạt động tiếp theo. Hs có 30 giây di chuyển sang nhóm mới. + VÒNG MẢNH GHÉP: thành viên các nhóm tự đánh số cho cá nhân từ 1 đến 5, nếu dư ra lại xoay vòng về số 1. Sau khi các nhóm hoàn thành đánh số, học sinh sẽ di chuyển, các cá nhân số 1 gom thành 1 cụm, số 2 gom thành 1 cụm, ￿ hình thành 5 nhóm mới. Sản phẩm để tại vị trí của nhóm đầu tiên và xoay vòng sản phẩm theo sơ đồ bên trong quá trình thảo luận, báo cáo. - Báo cáo, thảo luận: ✔Bước 1: Giáo viên kiểm tra thành viên trong nhóm mới đã có đủ chuyên gia chưa và giao nhiệm vụ ở nhóm mới: Mỗi nhóm có 2 phút trình bày nội dung mà nhóm chuyên gia trước đó đã làm. (10 phút) ✔Bước 2: Học sinh nghe hiệu lệnh hết 2 phút lập tức chuyển trạm. Đến lượt phần của chuyên gia nào thì chuyên gia đó báo cáo. ✔Bước 3: Khi chuyên gia báo cáo thì các học sinh trong nhóm hoàn thành phiếu học tập của bản thân (vở ghi) ✔Bước 4: Giáo viên sẽ dùng random hay thẻ tên gọi ngẫu nhiên theo nhóm số và tên học sinh trong nhóm đứng dậy trình bày trước lớp bất kì loại hình giao thông nào. Những học sinh còn lại kiểm tra phiếu học tập của bản thân và rà soát lại những gì mình học được qua hoạt động vừa rồi còn thiếu gì thì bổ sung. ✔Bước 5: Giáo viên ghi nhận đóng góp và cộng điểm tích lũy cho HS Giáo viên đưa ra một số câu hỏi phân tích sâu để học sinh có thể giải thích được điều này sau bài học này: ✔Tại sao Đường biển trước đây phát triển mạnh ở hai bên bờ Đại Tây Dương hiện tại lan sang và phát triển mạnh châu Á - Thái Bình Dương ✔Tại sao ở Châu Âu và đông bắc Hoa Kì có mạng lưới đường sắt dày và mật độ cao. ✔Liên hệ Việt Nam ở mỗi loại hình Phiếu học tập số 3 TT Ngành Tình hình phát triển Phân bố Kênh hình 1 Đường ô tô 34.1; 34.2; 34.3 2 Đường sắt 34.4; 34.5 3 Đường hàng không 34.6 4 Đường biển 5 Đường sông, hồ Bước 6. Trò chơi củng cố, kiểm tra hoạt động của nhóm chuyên gia và mảnh ghép - GV sử dụng 5 câu hỏi trả lời nhanh - HS trả lời trên bảng nhóm theo cặp - Kết thúc câu hỏi, HS giơ nhanh đáp án. - GV chiếu đáp án, giảng giải nếu có và ghi nhận điểm thi đua cho các nhóm. AI NHANH HƠN 1. Loại hình vận tải nào ra đời muộn nhưng phát triển mạnh? 2. Loại hình giao thông nào tiện lợi, cơ động, dễ kết nỗi với loại hình khác? 3. Hệ thống sông nào của Việt Nam có ngành giao thông phát triển mạnh nhất? 4. Loại hình giao thông vận tải nào có khối lượng vận tải lớn nhất ? 5. Loại hình vận tải nào gây ô nhiễm môi trường biển và đại dương nhất ?
  15. - Kết luận, nhận định: + GV công bố kết quả, ghi nhận điểm cộng cho HS + GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của học sinh. I. Ngành giao thông vận tải 4. Tình hình phát triển và phân bố Loại Tình hình phát triển Phân bố hình Đường ô - Tổng chiều dài, số lượng phương - Đứng đầu về chiều dài đường ô tô là châu tô tiện không ngừng tăng. Á, tiếp theo là châu Mỹ, châu Âu, châu Phi và châu Đại Dương. (có thể bổ sung thêm - Các nước có chiều dài đường ô tô lớn năm - Phương tiện được cải tiến￿ thân 2019: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, thiện với môi trường. Liên bang Nga, - Giao thông thông minh đang được hướng tới.) Đường - Không ngừng đổi mới về sức kéo, - Mạng lưới đường sắt phân bố không đồng sắt toa xe, đường ray và công nghệ đều theo châu lục và các quốc gia. Chiều dài đường sắt lớn nhất là châu Mỹ, tiếp theo là - Tổng chiều dài, tốc độ và sức vận châu Á và châu Âu. tải đường sắt của thế giới tăng - Những nước có chiều dài đường sắt lớn năm 2019 là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ Đường - Các sân bay quốc tế và số lượt - Năm 2019, toàn thế giới có trên 15,0 nghìn hàng hành khách vận chuyển tăng liên sân bay, trong đó tập trung nhiều nhất ở châu không tục. Mỹ, châu Âu và châu Á. - Máy bay: ngày càng hiện đại hơn, - Các tuyến sôi động nhất: xuyên Đại Tây vận chuyển được khối lượng lớn Dương nối châu Âu với Bắc Mĩ và Nam Mỹ, hơn, tốc độ nhanh hơn và an toàn nối Hoa Kỳ với khu vực châu Á - Thái Bình hơn. Dương. - Các nước có nhiều sân bay lớn: Hoa Kỳ, Trung Quốc,
  16. Đường - Góp phần mở rộng giao lưu kinh - Các tuyến sôi động nhất: kết nối giữa châu biển tế, văn hoá giữa các vùng, các nước, Âu khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. các tuyến kết nối hai bờ Đại Tây Dương. - Chuyên chở hàng hóa nặng (than, - Các cảng có lượng hàng hóa thông qua lớn kim loại, ), chất lỏng (dầu mỏ và nhất (năm 2019) đều nằm ở châu Á: Thượng sản phẩm của dầu mỏ), Hải, Xin-ga-po, Ninh Ba- Chu Sơn, Thâm Quyến; Bu-san, Rốt-téc-đam (Hà Lan) - Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa trên thế giới. - Đang phát triển mạnh việc chuyên chở bằng tàu container, đảm bảo an toàn hơn và bốc dỡ hàng hóa nhanh hơn, xuất nhập khẩu hàng hóa dễ dàng hơn. Đường - Xuất hiện từ rất sớm, chủ yếu dựa - Các quốc gia phát triển mạnh: Hoa Kỳ, Liên sông, hồ vào mạng lưới sông, hồ tự nhiên. bang Nga, Ca-na-đa - Ngày càng thuận lợi nhờ các hoạt - Những hệ thống sông, hồ có khả năng giao động cải tạo sông, hồ, đào kênh nối thông lớn là: sông Đa-nuýp, Rai-nơ, Von- liền các lưu vực vận tải với nhau. ga, (châu Âu); sông Mê Kông, Dương Tử, (châu Á); sông Mi-xi-xi-pi, Ngũ Hồ, - Hướng phát triển: cải tạo cơ sở hạ (châu Mỹ). tầng đường thuỷ, kết nối vận tải đường thuỷ và cảng biên; ứng dụng công nghệ cao, NHIỆM VỤ 5: TÌM HIỂU LỊCH SỬ NGÀNH BƯU CHÍNH – VIỄN THÔNG (7 PHÚT) a. Mục tiêu: - Tạo hứng khởi cho nội dung bài học về ngành bưu chính, viễn thông, phát triển năng lực tư duy, phân tích được các cách truyền thông tin trong lịch sử b. Nội dung: - Học sinh tham gia trò chơi sắp xếp các hình ảnh theo thứ tự thích hợp thể hiện được lịch sử của ngành truyền tải thông tin c. Sản phẩm: - Câu trả lời của học sinh trên giấy note. d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: + GV trình chiếu cho học sinh xem trang 5 hình ảnh liên qua đến quá trình phát triển của việc truyền tải thông tin, học sinh sắp xếp theo thứ tự của lịch sử/ sự phát triển/ sự tiến bộ 1 2 3 4 5 - Thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện nhiệm vụ được chuyển giao trong quá trình giáo viên trình chiếu hình ảnh.
  17. – Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, GV kết hợp kết quả và yêu cầu HS sắp xếp được các hình ảnh theo thứ tự – Kết luận: GV tổng kết, dẫn dắt vào bài SẢN PHẨM DỰ KIẾN 3 5 4 1 2 Tín hiệu khói Được phát triển và Chim bồ câu Semaphore : Là Các dịch vụ điện là một trong sử dụng bởi các nền homing, còn tín hiệu thường thoại thương mại đầu những hình văn hóa sống trong được gọi là chim được sử dụng tiên được thiết lập thức liên lạc các khu vực rừng bồ câu đưa thư trong các ngành vào năm 1878 và đường dài lâu núi , trống được có khả năng tìm hàng hải, địa 1879 trên cả hai bờ đời nhất. Nó dùng như một hình đường về nhà chất, do một Đại Tây Dương tại là một hình thức giao tiếp trong một người Pháp tên các thành phố New thức giao tiếp đường dài. Những khoảng cách Chappe phát Haven , Connecticut bằng hình chiếc trống này cực kỳ xa. Chim minh năm 1794. ở Mỹ và London , ảnh được sử được làm từ những bồ câu đá có khả Phương tiện để England ở Anh . dụng trong khúc gỗ rỗng. Khúc năng tìm kiếm phát tín hiệu Alexander Graham một khoảng gỗ càng lớn, âm bẩm sinh, có Semaphore là hai Bell đã nắm giữ bằng cách dài. Nói thanh càng lớn và nghĩa là nó lá cờ hình vuông. sáng chế chính cho chung, tín do đó có thể nghe thường trở về tổ Vào những năm chiếc điện thoại cần hiệu khói được càng xa. của mình bằng 1790, các hệ thiết cho các dịch vụ được sử dụng Trong điều kiện lý cách sử dụng từ thống semaphore như vậy ở cả hai để truyền tin tưởng, âm thanh có trường. Vì kỹ cố định đầu tiên quốc gia. Công nghệ tức, báo hiệu thể được hiểu ở năng này, chim xuất hiện ở Châu điện thoại phát triển nguy hiểm khoảng cách từ 3 bồ câu thuần Âu . nhanh chóng sau khi hoặc để tập đến 7 dặm, những hóa đã được sử các dịch vụ thương hợp mọi thông điệp thú vị dụng để mang mại đầu tiên xuất người đến thường được làng thông điệp như hiện. một khu vực bên cạnh tiếp nhận. chim bồ câu đưa chung. tin. NHIỆM VỤ 6: PHÂN BIỆT NGÀNH BƯU CHÍNH – VIỄN THÔNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH BƯU CHÍNH – VIỄN THÔNG (7 PHÚT) a. Mục tiêu - Phân biệt được 2 ngành bưu chính – viễn thông. - Phân tích được đặc điểm của ngành bưu chính và viễn thông b. Nội dung: - Học sinh tham gia trò chơi ghép hình vào vị trí thích hợp, lấy ví dụ minh họa làm rõ đặc điểm của ngành bưu chính, viễn thông c. Sản phẩm: - Câu trả lời của học sinh trên giấy note, phát biểu. d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: GV trình chiếu cho học sinh xem trang 5 hình ảnh liên qua đến ngành bưu chính và viễn thông, học sinh nhận định hình ảnh nào nói về bưu chính, hình ảnh nào nói về viễn thông.
  18. 1 2 3 4 5 Nhiệm vụ 2: Hoạt động cặp đôi: Đọc SGK phần đặc điểm, gạch chân ý chính và nêu ví dụ minh họa. - Thực hiện nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Cả lớp thực hiện nhiệm vụ được chuyển giao trong quá trình giáo viên trình chiếu hình ảnh. Nhiệm vụ 2: Hoạt động cặp đôi, HS xung phong trả lời. – Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, GV kết hợp kết quả và yêu cầu HS phân biệt 2 ngành bưu chính và viễn thông. – Kết luận: GV tổng kết, dẫn dắt vào bài SẢN PHẨM DỰ KIẾN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Dịch vụ hoạt động thông tin liên lạc, thực hiện việc Là loại hình liên lạc bằng các tuyến nhân, vận chuyển, trao đổi thư tín, bưu kiện, bưu phẩm, truyền tín hiệu qua cáp liên lạc hoặc chuyển tiền từ người gửi đến người nhận. bằng sóng điện tử (dải sóng vô tuyến điện và các dải sóng quang) giữa các điểm cách xa nhau. II. Ngành bưu chính viễn thông 1. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố của bưu chính viễn thông 1a. Đặc điểm ngành bưu chính, viễn thông - Tạo ra mạng lưới bưu chính và mạng lưới truyền thông tin đến mọi nơi trong nước và các địa điểm cách xa nhau trên Trái Đất, phục vụ nhu cầu sản xuất và xã hội. - Bưu chính nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính; viễn thông sử dụng các thiết bị kết hợp với vệ tinh và internet cung ứng dịch vụ từ xa không cần sự tiếp xúc trực tiếp giữa người cung ứng và người tiêu dùng dịch vụ. - Sử dụng dịch vụ của nhiều ngành, trong đó quan trọng nhất là công nghiệp điện tử - tin học, giao thông vận tải, nghiên cứu và phát triển (R&D), dịch vụ thiết kế, NHIỆM VỤ 7: TÌM HIỂU VAI TRÒ NGÀNH BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG (8 PHÚT) a. Mục tiêu - Phân tích được vai trò của ngành bưu chính – viễn thông. b. Nội dung: HS chơi trò chơi tiếp sức/ kĩ thuật XYZ c. Sản phẩm - Kết quả làm việc cá nhân, trò chơi tiếp sức. d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS đọc phần sơ đồ, ghi nhanh ra giấy nháp các từ khóa là động từ (không được quá 3 tiếng) liên quan đến vai trò của ngành bưu chính – viễn thông. - Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc theo cá nhân và nhóm (trò chơi) - Báo cáo, thảo luận: + GV cho các em xung phong thành 2 đội chơi (mỗi đội 5 HS) chơi trò chơi tiếp sức.
  19. + Một HS sẽ lên bảng và được viết 1 từ khóa/ 1 lượt. Trong 2 phút, nhóm nào được nhiều hơn sẽ chiến thắng. + Các HS ở dưới lớp hỏi, phát vấn, phản biện - Kết luận, nhận định: + GV: Nhận xét, khen ngợi phần làm việc của + Mở rộng cho HS: “Liên minh Bưu chính Thế giới đã xếp hạng các dịch vụ bưu chính của 170 quốc gia, dựa trên bốn thành phần chính: độ tin cậy, phạm vi tiếp cận, mức độ liên quan (đo lường cường độ của nhu cầu về danh mục đầy đủ các dịch vụ bưu chính, số lượng giao dịch quốc tế, số lượng bưu cục ) và khả năng phục hồi (mức độ đa dạng hóa các dòng doanh thu và năng lực đổi mới, cung cấp bưu chính). Dịch vụ bưu chính của Thụy Sĩ đứng đầu, với Nhật Bản ở vị trí thứ 5 và Vương quốc Anh và Hoa Kỳ ở vị trí thứ 7 và 8, Việt Nam đứng thứ 45.” Hay “Dịch vụ “Veiller Sur Mes Parents (watch over my parents)” ở Pháp được thực hiện bởi nhân viên bưu điện. Vào năm 2050, người ta dự đoán rằng hơn một phần tư dân số ở Pháp (20 triệu người) sẽ từ 65 tuổi trở lên, trong đó phụ nữ dự kiến sẽ sống đến 90 và nam giới là 87. Việc chăm sóc cha mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn nên dịch vụ Veiller Sur Mes Parents ra đời từ năm 2017, dịch vụ này có giá từ 19,90 euro (22,50 đô la) một tháng và bao gồm một chuyến thăm và báo cáo hàng tuần, một bản tin được cá nhân hóa hàng tháng, ảnh mà nhân viên bưu điện in ra. Ngoài ra còn có một đường dây hỗ trợ giúp 24/24 giờ nhưng có phí mắc hơn”. SẢN PHẨM DỰ KIẾN Tạo điều kiện, tác động, thay đổi, thúc đẩy, hội nhập, đảm bảo, cung ứng, truyền tải, vận chuyển, đảm bảo, thay đổi , thúc đẩy, giao lưu, nâng cao, II. Ngành bưu chính viễn thông 1. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố của bưu chính viễn thông 1b. Vai trò + Được coi là thước đo trình độ phát triển và văn minh của các nước. + Tạo ra những điều kiện cần thiết cho các hoạt động kinh tế phát triển; tác động đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thay đổi cách thức tổ chức nền kinh tế. + Góp phần thực hiện giao lưu giữa các vùng lãnh thổ, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế. + Tác động tích cực đến phát triển xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần và đảm bảo an ninh quốc gia. NHIỆM VỤ 8: TÌM HIỂU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG (10 PHÚT) a. Mục tiêu - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông, cho được ví dụ minh họa. b. Nội dung - Học sinh đọc sách, hoạt động nhóm để hoàn thành phần ghép nối, lấy ví dụ minh họa c. Sản phẩm - Phiếu học tập hoàn thiện của HS d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: GV phát PHT và yêu cầu HS hoàn thành nội dung phiếu học tập trong thời gian 3 phút (phụ lục 1) Ghép cột A và cột B cho thích hợp, lấy ví dụ minh họa để minh chứng NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
  20. 1. Công nghệ 2. Khoa học 3. Mạng lưới quần cư A. Chất lượng 4. Mức sống dân cư B. Mật độ phân bố 5. Phân bố dân cư C. Quy mô 6. Sự phân bố các ngành kinh D. Sự phát triển. tế E. Tốc độ phát triển. 7. Trình độ phát triển kinh tế - Thực hiện nhiệm vụ: + HS làm nhóm + GV giúp đỡ HS khó khăn - Báo cáo, thảo luận: + Giáo viên gọi nhóm bất kỳ đọc kết quả phần ghép nối theo thứ tự cột nhân tố từ 1 đến 7 và cho ví dụ + Các em học sinh ở dưới có thể nhận xét và phản biện. - Kết luận, nhận định: + GV đưa ra đáp án chính thức. + Giáo viên ghi nhận điểm cộng cho tất cả các nhóm thảo luận hiệu quả, đóng góp tích cực. SẢN PHẨM DỰ KIẾN 1: A, D 5: B 2: A, D 6: B 3: B 7: C, E 4: C, E II. Ngành bưu chính viễn thông 1. Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố của bưu chính viễn thông c. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố - Là ngành không thể thiếu trong cơ sở hạ tầng của quốc gia. - Trình độ phát triển kinh tế: kinh tế càng phát triển, nhu cầu dịch vụ bưu chính viễn thông ngày càng nhiều, quy mô của ngành ngày càng lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh. - Khoa học - công nghệ: tạo ra nhiều cách thức chuyển phát và các dịch vụ bưu chính mới; thay đổi và xuất hiện nhiều thiết bị viễn thông hiện đại với tốc độ cao, các phương tiện và phương thức truyền thông tin tới khắp mọi nơi trên thế giới. - Vốn đầu tư: ảnh hưởng tới việc mở rộng và hiện đại hóa mạng lưới bưu chính viễn thông. - Các nhân tố khác: mức sống dân cư, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng, NHIỆM VỤ 4: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ (8 PHÚT) a. Mục tiêu - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông. - Phân tích bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu Xác định được trên bản đồ một số quốc gia phát triển mạnh về ngành bưu chính viễn thông. b. Nội dung - HS được yêu cầu lần lượt thực hiện 3 nhiệm vụ liên quan đến phân tích 3 PHT c. Sản phẩm - Kết quả làm việc theo nhóm, cặp. - Đáp án viết trên bảng của HS. - Kết quả chấm chéo. - Câu trả lời miệng và câu trả lời trên giấy note của HS.
  21. d. Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: HS chia lớp thành 6 nhóm học tập và phát phiếu học tập Nhiệm vụ Nhóm PHIẾU HỌC TẬP (phụ lục) Nhóm 1, 4 Số 3 1 Nhóm 2, 5 Số 4 Nhóm 3, 6 Số 5 Các nhóm thảo luận: Giải thích các xu thế phát triển của ngành bưu chính: - Những ngành dịch vụ mới của bưu chính phát triển gắn với sự phát triển 2 của những ngành kinh tế nào? - Tại sao mạng lưới bưu cục mở rộng trên toàn cầu nhưng vẫn chủ yếu tập trung ở các thành phố, các trung tâm công nghiệp. Chứng minh số lượng người sử dụng internet và điện thoại di động ngày càng tăng 3 lên. - Thực hiện nhiệm vụ: + Các nhóm tiến hành, hoàn thành PHT theo yêu cầu trong 2 phút. + Thảo luận nhiệm vụ 2 trong thời gian 3 phút - Báo cáo, thảo luận: + Sau khi các nhóm tìm hiểu từng PHT xong, GV yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng trình bày nội dung cả 2 nhiệm vụ - Kết luận, nhận định: + GV công bố kết quả, ghi nhận điểm cộng cho HS + GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của học sinh. + Gv mở rộng cho HS về vai trò của ngành bưu chính hiện nay ngày càng phát huy tác dụng, có ý nghĩa lớn đối với việc kết nối mạng lưới toàn cầu, là một thành phần cơ sở hạ tầng quan trọng, trong năm 2019 có tổng 668.445 bưu cục và 5,26 triệu nhân viên ( ) + Cho HS xem video về sự gia tăng số người và quốc gia đứng đầu về sử dụng mạng điện thoại di động: + HS: Lắng nghe, ghi bài. II. Ngành bưu chính viễn thông 2. Tình hình phát triển và phân bố - Hoạt động bưu chính ngày càng phát triển, nhiều dịch vụ và cách thức chuyển phát mới đã xuất hiện. - Hầu như mọi quốc gia và người dân đều sử dụng dịch vụ bưu chính. - Các dịch vụ viễn thông rất đa dạng và phong phú, diễn ra với tốc độ nhanh, công nghệ ngày càng hiện đại. - Các dịch vụ viễn thông quan trọng như: dịch vụ điện thoại, dịch vụ truyền số liệu, truyền tin và internet - Dịch vụ viễn thông có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới, đóng góp tới 1/5 GDP toàn cầu. - Các dịch vụ viễn thông quan trọng là: điện thoại, internet phương tiện quan trọng là máy tính cá nhân đều có số người sử dụng tăng lên liên tục. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút) a. Mục tiêu - Củng cố kiến thức bài học - Hoàn thiện, bổ sung những kiến thức học sinh còn chưa nắm vững b. Nội dung - Học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm củng cố bài học c. Sản phẩm - Bài làm của học sinh.
  22. d. Tổ chức thực hiện: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV phổ biến thể lệ cuộc thi: mỗi Hs chuẩn bị bảng trả lời A/ B/ C/ D hoặc bảng đen để trả lời câu hỏi, khi Gv đọc xong câu hỏi, các em được suy nghĩ 30 giây, sau đó giơ bảng, nhớ đừng để bạn mình biết câu trả lời nhé, nếu em có đáp án rồi thì hãy úp bảng xuống, bạn nào trả lời được đến câu cuối cùng/ nhiều nhất sẽ dành điểm 10 vào hệ số 1. CÂU HỎI TRÒ CHƠI Câu 1. Ngành kinh tế nào sau đây có vai trò thúc đẩy hoạt động sản xuất, kết nối các ngành kinh tế? A. Giao thông vận tải. B. Công nghiệp. C. Dịch vụ. D. Xây dựng. Câu 2. Ngành kinh tế nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển và văn minh của các nước? A. Giao thông vận tải. B. Công nghiệp. C. Dịch vụ. D. Bưu chính viễn thông. Câu 3. Ngành kinh tế nào sau đây có vai trò truyền thông tin đến mọi nơi trong nước và các địa điểm cách xa nhau trên Trái Đất A. Giao thông vận tải. B. Công nghiệp. C. Dịch vụ. D. Bưu chính viễn thông. Câu 4. Sản phẩm của giao thông vận tải là A. tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi. B. sự chuyên chở người và hàng hoá. C. sự an toàn cho hành khách, hàng hoá. D. khối lượng vận chuyển, luân chuyển. Câu 5. Chất lượng của dịch vụ giao thông vận tải không được đánh giá bằng A. sự an toàn. B. khối lượng vận chuyển. C. sự tiện nghi. D. tốc độ vận chuyển. Câu 6. Nhân tố nào sau đây làm thay đổi loại hình, chất lượng, của ngành giao thông vận tải? A. Điều kiện tự nhiên. B. Khoa học - công nghệ. C. Tài nguyên thiên nhiên. D. Vị trí địa lí. Câu 7. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự hình thành và kết nối các mạng lưới giao thông vận tải? A. Điều kiện tự nhiên. B. Phân bố dân cư C. Tài nguyên thiên nhiên. D. Vị trí địa lí. Câu 8. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự hình thành các đầu mối và mạng lưới giao thông vận tải? A. Điều kiện tự nhiên. B. Kinh tế - xã hội. C. Tài nguyên thiên nhiên. D. Vị trí địa lí. Câu 9. Nhân tố nào sau đây quyết định khối lượng vận tải hành khách và hàng hóa? A. Tự nhiên, tài nguyên. B. Kinh tế, dân cư. C. Khoa học, công nghệ. D. Vị trí, địa hình. Câu 10. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng tốc độ phát triển giao thông vận tải? A. Tài nguyên. B. Nguồn vốn. C. Khoa học. D. Dân cư. - Thực hiện nhiệm vụ: HS động não suy nghĩ và giơ bảng đúng thời điểm, nếu sai ở câu nào thì dừng cuộc chơi tại đó. - Báo cáo, thảo luận: HS chốt lại các nội dung cơ bản của bài học, giáo viên vấn đáp 1 số vấn đề thắc mắc - Kết luận, nhận định: GV nhận xét hoạt động và tổng kết trò chơi, ghi nhận điểm số cho Hs. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (3 phút) a. Mục tiêu
  23. - Vận dụng kiến thức đã học giải quyết vấn đề thực tiễn b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi vận dụng phân tích sự phát triển của giao thông vận tải ảnh hưởng tới mật độ dân số và nâng cao đời sống nhân dân. Tìm hiểu về ngành xây dựng công trình giao thông. So sánh ưu/ nhược điểm của các loại hình giao thông vận tải. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao cho HS lựa chọn 1 trong các nhiệm vụ. + Nhiệm vụ 1: Phân tích sự phát triển của giao thông vận tải ảnh hưởng tới mật độ dân số và nâng cao đời sống nhân dân. + Nhiệm vụ 2: + Nhiệm vụ 3: So sánh ưu/ nhược điểm của các loại hình giao thông vận tải Loại hình Ưu điểm Nhược điểm Đường ô tô Đường sắt Đường hàng không Đường biển + Nhiệm vụ 4: Em hãy lấy chứng minh sự phát triển của ngành viễn thông đã làm biến mất/ xuất hiện những ngành kinh tế. + Nhiệm vụ 5: Nhận định của em về quan điểm: “Sự phát triển mạnh mẽ của ngành viễn thông lại làm con người xa cách nhau hơn” - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu ở nhà. - Báo cáo, thảo luận: HS xung phong trả lời câu hỏi vào đầu tiết sau. - Kết luận, nhận định: GV đánh giá, tổng kết hoạt động. SẢN PHẨM DỰ KIẾN + Nhiệm vụ 1: Sự phát triển của giao thông vận tải ảnh hưởng tới ✔Mật độ dân số: giao thông phát triển ￿ dân cư tập trung dọc theo các tuyến đường. Nơi có mạng lưới giao thông phát triển, có điểm nút giao thông￿ dân cư tập trung đông đúc. ✔Nâng cao đời sống nhân dân: giao thông là bộ phận của hạ tầng cơ sở quan trọng, khu vực có giao thông phát triển thì thúc đẩy kinh tế phát triển￿ thu nhập, đời sống nhân dân được cải thiện. + Nhiệm vụ 2: Ngành xây dựng công trình giao thông là ngành đào tạo nên những kỹ sư xây dựng chuyên thiết kế, thi công, quản lý và khai thác các công trình giao thông như cầu, đường bộ, đường cao tốc, đường hầm, nhằm phục vụ đời sống. Các kỹ sư xây dựng có đóng góp không nhỏ trong quá trình hoàn thiện về cơ sở vật chất, tạo điều kiện để thành phố phát triển lớn mạnh cũng như tạo cơ hội để người dân thuận lợi trong sinh hoạt, phát triển kinh tế. Hiện tại, nhu cầu về nguồn nhân lực kỹ sư xây dựng đang tăng cao đã tạo cơ hội việc làm cho các bạn trẻ yêu thích lĩnh vực xây dựng. Sinh viên được chú trọng đào tạo chuyên sâu về thiết kế và thi công công trình cầu, đường. Ngoài những kiến thức đại cương theo quy định, sinh viên sẽ được học về kiến trúc công trình cầu, đường, hầm, cả trong đô thị và ngoài đô thị; học cách thiết kế, thi công, quản lý và sửa chữa các công trình cầu, đường. Trong suốt quá trình học tập, sinh viên học chuyên ngành Xây dựng Cầu đường sẽ được tiếp cận với mô hình CDIO (Conceive/Hình thành ý tưởng) - Design/Thiết kế - Implement/Triển khai - Operate/Vận hành) đồng thời được đào tạo sâu các kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, tiếp cận thực tế sản xuất trong lĩnh vực xây dựng Công trình Cầu đường nói riêng và ngành Xây dựng Công trình nói chung. + Nhiệm vụ 3: So sánh ưu/ nhược điểm của các loại hình giao thông vận tải
  24. Loại Ưu điểm Nhược điểm hình Đường ô Cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa Tốn nhiên liệu vận chuyển, gây tô hình, khí hậu, có hiệu quả kinh tế cao trên các cự nhiều tai nạn, ô nhiễm môi ly vận chuyển ngắn và trung bình, đáp ứng các trường, dễ gây tai nạn giao thông yêu cầu vận chuyển đa dạng của khách hàng. đường ô tô. Đường Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến Không linh hoạt ￿ chỉ hoạt động sắt đường xa, tốc độ nhanh, ổn định, mức độ an toàn trên hệ thống đường ray có sẵn. và tiện nghi cao giúp tiết kiệm thời gian. Đường Tốc độ vận chuyển nhanh, thời gian vận chuyển Cước phí vận tải cao, quy trình hàng ngắn. quản lý khắt khe, vốn đầu tư lớn, không vận chuyển hạn chế ở một số mặt hàng và khối lượng. Đường Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa gây ô nhiễm biển và đại dương. biển của thế giới, có thể vận chuyển trên những tuyến đường quốc tế khá dài, thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế giữa các khu vực trên thế giới. + Nhiệm vụ 4: Em hãy lấy chứng minh sự phát triển của ngành viễn thông đã làm biến mất/ xuất hiện những ngành kinh tế. + Nhiệm vụ 5: Nhận định của em về quan điểm: “Sự phát triển mạnh mẽ của ngành viễn thông lại làm con người xa cách nhau hơn” IV. RÚT KINH NGHIỆM V. PHỤ LỤC 1/ PHT PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Một xe khách chở 50 người từ thành phố Đà Lạt đi thành phố Hồ Chí Minh, quãng đường dài 309km, em hãy: a/ Xác định các tiêu chí đánh giá: ✔Khối lượng vận chuyển. ✔Cự ly vận chuyển trung bình. b/ Tính khối lượng vận chuyển. SẢN PHẨM DỰ KIẾN a/ Xác định các tiêu chí đánh giá: ✔Khối lượng vận chuyển: 50 (người)
  25. ✔Cự ly vận chuyển trung bình: 309 (km) b/ Tính khối lượng vận chuyển = 50 x 309 = 15450 (số lượt khách.km) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2- NHÓM 1 Đánh dấu X thể hiện khía cạnh ảnh hưởng của tiêu chí và cho ví dụ minh họa cụ thể STT Ảnh hưởng Vị trí địa lí 1 Khối lượng luân chuyển, vận chuyển 2 Hiện đại hoá 3 Khách hàng của giao thông vận tải 4 Quy định các loại hình vận tải 5 Sự hình thành, phát triển mạng lưới giao thông vận tải. 6 Sự hoạt động của các phương tiện vận tải. 7 Xuất hiện các loại hình vận tải đặc biệt 8 Tăng hiệu quả điều hành, quản lý. 9 Thúc đẩy giao thông vận tải phát triển. 10 Thực hiện các dự án 11 Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2- NHÓM 2 Đánh dấu X thể hiện khía cạnh ảnh hưởng của tiêu chí và cho ví dụ minh họa cụ thể ST Điều kiện tự nhiên và tài nguyên Ảnh hưởng T thiên nhiên 1 Khối lượng luân chuyển, vận chuyển 2 Hiện đại hoá 3 Khách hàng của giao thông vận tải 4 Quy định các loại hình vận tải Sự hình thành, phát triển mạng lưới giao thông vận 5 tải. 6 Sự hoạt động của các phương tiện vận tải. 7 Xuất hiện các loại hình vận tải đặc biệt 8 Tăng hiệu quả điều hành, quản lý. 9 Thúc đẩy giao thông vận tải phát triển. 10 Thực hiện các dự án 11 Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2- NHÓM 3 Đánh dấu X thể hiện khía cạnh ảnh hưởng của tiêu chí và cho ví dụ minh họa cụ thể ST Sự phát triển và phân bố các Ảnh hưởng T ngành kinh tế 1 Khối lượng luân chuyển, vận chuyển 2 Hiện đại hoá
  26. 3 Khách hàng của giao thông vận tải 4 Quy định các loại hình vận tải Sự hình thành, phát triển mạng lưới giao thông vận 5 tải. 6 Sự hoạt động của các phương tiện vận tải. 7 Xuất hiện các loại hình vận tải đặc biệt 8 Tăng hiệu quả điều hành, quản lý. 9 Thúc đẩy giao thông vận tải phát triển. 10 Thực hiện các dự án 11 Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2- NHÓM 4 Đánh dấu X thể hiện khía cạnh ảnh hưởng của tiêu chí và cho ví dụ minh họa cụ thể STT Ảnh hưởng Dân cư, lao động 1 Khối lượng luân chuyển, vận chuyển 2 Hiện đại hoá 3 Khách hàng của giao thông vận tải 4 Quy định các loại hình vận tải 5 Sự hình thành, phát triển mạng lưới giao thông vận tải. 6 Sự hoạt động của các phương tiện vận tải. 7 Xuất hiện các loại hình vận tải đặc biệt 8 Tăng hiệu quả điều hành, quản lý. 9 Thúc đẩy giao thông vận tải phát triển. 10 Thực hiện các dự án 11 Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2- NHÓM 5 Đánh dấu X thể hiện khía cạnh ảnh hưởng của tiêu chí và cho ví dụ minh họa cụ thể STT Ảnh hưởng Vốn đầu tư 1 Khối lượng luân chuyển, vận chuyển 2 Hiện đại hoá 3 Khách hàng của giao thông vận tải 4 Quy định các loại hình vận tải 5 Sự hình thành, phát triển mạng lưới giao thông vận tải. 6 Sự hoạt động của các phương tiện vận tải. 7 Xuất hiện các loại hình vận tải đặc biệt 8 Tăng hiệu quả điều hành, quản lý. 9 Thúc đẩy giao thông vận tải phát triển. 10 Thực hiện các dự án 11 Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật
  27. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2- NHÓM 6 Đánh dấu X thể hiện khía cạnh ảnh hưởng của tiêu chí và cho ví dụ minh họa cụ thể STT Ảnh hưởng Khoa học - công nghệ 1 Khối lượng luân chuyển, vận chuyển 2 Hiện đại hoá 3 Khách hàng của giao thông vận tải 4 Quy định các loại hình vận tải 5 Sự hình thành, phát triển mạng lưới giao thông vận tải. 6 Sự hoạt động của các phương tiện vận tải. 7 Xuất hiện các loại hình vận tải đặc biệt 8 Tăng hiệu quả điều hành, quản lý. 9 Thúc đẩy giao thông vận tải phát triển. 10 Thực hiện các dự án 11 Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật PHIẾU PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Trong đo chia ra Vị Điều kiện tự K S Dân Vố Khoa trí nhiên và tài T Sự phát triển T Ảnh hưởng cư, n học - địa nguyên thiên X và phân bố các T lao đầu công lí nhiên H ngành kinh tế động tư nghệ Khối lượng luân 1 chuyển, vận X X X chuyển 2 Hiện đại hoá X X Khách hàng của 3 X X X giao thông vận tải Quy định các loại 4 X X X X hình vận tải Sự hình thành, phát 5 triển mạng lưới X X X giao thông vận tải. Sự hoạt động của 6 các phương tiện X vận tải. Xuất hiện các loại 7 hình vận tải đặc X X biệt Tăng hiệu quả điều 8 X hành, quản lý. Thúc đẩy giao 9 thông vận tải phát X X X triển.
  28. 1 Thực hiện các dự X X 0 án 1 Trang bị cơ sở vật X 1 chất kỹ thuật PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Nhận xét bảng số liệu về tỉ lệ dân số sử dụng internet của thế giới và Việt Nam giai đoạn 1990- 2020 Đơn vị: %; Nguồn: World Development Indicators Năm 1990 2000 2010 2020 Thế giới 0,049 6,7 28,9 59,9 Việt Nam 0 0,3 30,7 70,3 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Nhận xét Hình 35. Bản đồ tỉ lệ số dân sử dụng internet của các nước, năm 2019 (%) Những nước có tỉ lệ số dân sử dụng internet trên 90%: Những nước có tỉ lệ số dân sử dụng internet dưới 50%: Tỉ lệ số dân sử dụng internet của Việt Nam: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Mười quốc gia có số lượng bưu điện nhiều nhất trên thế giới, năm 2017
  29. Kể tên và chỉ trên bản đồ 10 quốc gia có số lượng bưu điện lớn nhất thế giới. PHIẾU PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 - Tỉ lệ dân số sử dụng internet của thế giới và Việt Nam giai đoạn 1990-2020 đều tăng lên nhanh chóng - Từ năm 1990 tỉ lệ dân số sử dụng internet còn rất thấp, Việt Nam còn chưa có. - Đến năm 2020 đã đạt tỉ lệ cao thế giới là 59,9%; Việt Nam là 70,3%. - Việt Nam tăng nhanh hơn thế giới. PHIẾU PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Những nước có tỉ lệ số dân sử dụng internet trên 90%: Ca na đa, Thụy Điển, Nhật Bản . Những nước có tỉ lệ số dân sử dụng internet dưới 50%: Ấn Độ, Ê-ti-ô-pi, Công gô Tỉ lệ số dân sử dụng internet của Việt Nam: từ 70-90%. PHIẾU PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Kể tên và chỉ trên bản đồ 10 quốc gia có số lượng bưu điện lớn nhất thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Nga, Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Nhật Bản, Ca na đa, Iran. 2/ Câu hỏi luyện tập Câu 1. Giao thông vận tải đường sông nước ta hiện nay A. tập trung tại hệ thống sông lớn. B. kết nối giữa đất liền và hải đảo. C. phát triển đồng đều ở các vùng. D. có khối lượng luân chuyển lớn. Câu 2. Khi lựa chọn loại hình vận tải và thiết kế công trình giao thông vận tải, điều cần chú ý đầu tiên là A. nguồn vốn đầu tư. B. điều kiện tự nhiên. C. dân cư. D. điều kiện kỹ thuật. Câu 3. Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là A. sự tiện nghi và sự an toàn của hành khách.
  30. B. sự chuyên chở người và hàng hóa. C. các loại xe vận chuyển và hàng hóa. D. phương tiện giao thông và tuyến đường. Câu 4. Số hành khách và số tấn hàng hóa được vận chuyển gọi là A. cự ly và khối lượng vận chuyển. B. cự ly vận chuyển trung bình. C. khối lượng luân chuyển. D. khối lượng vận chuyển. Câu 5. Những khu vực nằm gần các tuyến vận tải lớn, các đầu mối giao thông thường là nơi tập trung A. các ngành sản xuất, dân cư. B. các danh lam, di tích lịch sử. C. các khu vực nhiều khoáng sản. D. các vùng nông nghiệp chủ chốt. Câu 6. Đâu không phải là tiêu chí để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải? A. Khối lượng vận chuyển. B. Cự ly vận chuyển trung bình. C. Khối lượng luân chuyển. D. Sự hiện đại của các loại phương tiện. Câu 7. Hậu quả nghiêm trọng nhất do việc bùng nổ sử dụng phương tiện ô tô là A. tai nạn giao thông. B. ô nhiễm môi trường. C. cạn kiệt dầu mỏ. D. ách tắc giao thông. Câu 8. Chất lượng của sản phẩm dịch vụ giao thông vận tải được đo bằng A. tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn cho người và hàng hóa. B. khối lượng luân chuyển nhiều và tốc độ vận chuyển nhanh. C. thời gian vận chuyển ít và khối lượng luân chuyển nhiều. D. tốc độ vận chuyển nhanh và thời gian vận chuyển ngắn. Câu 9. Tiêu chí nào sau đây không dùng để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải? A. Cự ly vận chuyển trung bình. B. Khối lượng luân chuyển. C. Cước phí vận chuyển. D. Khối lượng vận chuyển. Câu 10. Mạng lưới sông ngòi dày đặc ở Việt Nam có ảnh hưởng như thế nào đến ngành giao thông tải? A. phát triển giao thông đường biển. B. phát triển giao thông đường sắt. C. phát triển giao thông đường hàng không. D. phát triển giao thông đường thủy. Câu 11. Ở xứ lạnh về mùa đông, loại hình giao thông vận tải nào không hoạt động được? A. Đường sông. B. Đường hàng không. C. Đường sắt. D. Đường ô tô. Câu 12. Nhân tố nào sau đây có vai trò quyết định ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải? A. Kinh tế - xã hội. B. Tài nguyên thiên nhiên. C. Điều kiện tự nhiên. D. Vị trí địa lý. Câu 13. Để phát triển kinh tế, văn hóa ở miền núi thì ngành nào phải đi trước một bước? A. Thông tin liên lạc. B. Nông nghiệp. C. Giao thông vận tải. D. Công nghiệp. Câu 14. Ngành vận tải có khối lượng vận chuyển lớn nhất trên thế giới là A. đường hàng không. B. đường sắt. C. đường ôtô. D. đường biển. Câu 15. Ngành giao thông đường biển có khối lượng hàng hóa luân chuyển rất lớn là do A. Cự ly dài. B. Khối lượng vận chuyển lớn. C. Tính an toàn cao. D. Tính cơ động cao. Câu 16. Vì sao ngành hàng không có khối lượng vận chuyển hàng hóa nhỏ nhất ? A. Tốc độ chậm, thiếu an toàn.
  31. B. Cước phí vận tải rất đắt, trọng tải thấp . C. Không cơ động, chi phí đầu tư lớn. D. Chỉ vận chuyển được chất lỏng. Câu 17. Ở Việt Nam tuyến đường ô tô quan trọng nhất có ý nghĩa với cả nước là? A. Tuyến đường xuyên Á. B. Đường Hồ Chí Minh. C. Quốc lộ 1. D. Tuyến đường Đông – Tây. Câu 18. Trên các tuyến đường biển quốc tế, sản phẩm được chuyên chở nhiều nhất là A. Sản phẩm công nghiệp nặng. B. Các loại nông sản. C. Dầu thô và sản phẩm của dầu mỏ. D. Các loại hàng tiêu dùng. Câu 19. Khu vực nào sau đây tập trung nhiều cảng biển của thế giới? A. Bờ đông Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. B. Đại Tây Dương và bờ tây Thái Bình Dương. C. Bắc Băng Dương và bờ đông Thái Bình Dương D. Ấn Độ Dương và bờ đông Đại Tây Dương. Câu 20. Nhật Bản là một quốc đảo nên loại hình giao thông vận tải nào sau đây thuận lợi phát triển? A. Đường sông. B. Đường biển. C. Đường ôtô. D. Đường sắt. Câu 21. Các cảng biển lớn nhất trên thế giới tập trung nhiều nhất ở A. Bờ đông của Thái Bình Dương và phía nam của Bắc Băng Dương. B. Phía nam Ấn Độ Dương và bờ Tây của Thái Bình Dương. C. Bờ đông của Thái Bình Dương và phía nam của Ấn Độ Dương. D. Phía bắc của Đại Tây Dương và bờ Tây của Thái Bình Dương. Câu 22. Hai ngành vận tải đường hàng không và đường biển hiện nay có chung đặc điểm A. hiện đại. B. khối lượng vận chuyển lớn. C. an toàn. D. phương tiện lưu thông quốc tế. Câu 23. Loại phương tiện vận tải nào phối hợp tốt với tất cả các loại phương tiện vận tải khác? A. Đường ô tô. B. Đường sắt. C. Đường hàng không. D. Đường thủy. Câu 24. Yếu tố nào sau đây có tác động thúc đẩy đến sự phát triển ngành giao thông đường biển? A. Do sự phát triển của nền kinh tế. B. Nhu cầu về tài nguyên, nguyên liệu để sản xuất. C. Do sự mở rộng buôn bán quốc tế. D. Quan hệ quốc tế được mở rộng. Câu 25. Loại hình giao thông vận tải đường sắt có mật độ cao nhất ở châu Âu và Đông Bắc Hoa Kỳ là do A. gắn liền với phát triển ngành công nghiệp. B. có nền nông nghiệp hàng hóa phát triển. C. nhu cầu vận chuyển hành khách lớn. D. gắn liền với vận chuyển dầu mỏ. Câu 26. Ưu điểm lớn nhất của ngành hàng không là A. tốc độ vận chuyển nhanh nhất. B. an toàn và tiện nghi. C. vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn. D. ít gây ra những vấn đề về môi trường. Câu 27. Điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi cho loại hình giao thông vận tải nào sau đây phát triển? A. Đường sông. B. Đường biển. C. Đường sắt. D. Đường ôtô. Câu 28: Cho bảng số liệu về số lượng lượt hành khách vận chuyển bằng đường hàng không của thế giới
  32. SỐ LƯỢNG LƯỢT HÀNH KHÁCH VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TRÊN THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 2000-2019 (Đơn vị: tỷ lượt người) Năm 2000 2010 2019 Số lượng hành khách 1,9 2,6 4,4 Theo bảng số liệu, để thể hiện số lượng lượt hành khách vận chuyển đường hàng không trên thế giới, giai đoạn 2000-2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Miền. B. Kết hợp. C. Tròn. D. Cột. Câu 29: Cho bảng số liệu: KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN VÀ KHỐI LƯỢNG LUÂN CHUYỂN HÀNG HÓA CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI NƯỚC TA NĂM 2020 Cự ly vận Khối lượng vận Khối lượng luân chuyển Phương tiện vận chuyển chuyển tải trung bình (nghìn tấn) (triệu tấn.km) (km) Đường sắt 5216,3 3 819 Đường ô tô 1 307 877,1 75 163 Đường sông 244 708 51 630 Đường biển 69 639 152 277 Đường hàng không 272,38 528,4 Tổng số 1 627 713 283 417,8 Nguồn: Tổng cục tống kê, www.gso.vn Tính cự li vận chuyển trung bình (đơn vị: km) của các phương tiện vận tải nước ta năm 2020. Câu 30. Cho BSL: KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN VÀ KHỐI LƯỢNG LUÂN CHUYỂN HÀNG HÓA CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI NƯỚC TA QUA CÁC NĂM Khối lượng vận chuyển Khối lượng luân chuyển Phương tiện vận tải (nghìn tấn) (triệu tấn.km) Năm 2014 Năm 2020 Năm 2014 Năm 2020 Đường sắt 7 178,9 5216,3 4 311,5 3 819 Đường ô tô 821 700 1 307 877,1 48 190 75 163 Đường sông 190 600 244 708 40 100 51 630 Đường biển 58 900 69 639 130 016 152 277 Đường hàng không 202 272,38 534,4 528,4 Tổng số 1 078 580,9 1 627 713 223 151,1 283 417,8 Nguồn: Tổng cục tống kê, www.gso.vn
  33. Căn cứ vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi dưới đây a/ Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu khối lượng vận chuyển hàng hóa của các loại hình vận tải nước ta năm 2020 là: A. tròn. B. cột. C. đường. D. miền. b/ Dạng biểu đồ thích hợp nhất so sánh khối lượng luân chuyển hàng hóa của các loại hình vận tải nước ta năm 2020 là: A. tròn. B. cột. C. đường. D. miền. c/ Vận tải đường ô tô chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu khối lượng vận chuyển hàng hóa nước ta năm 2020 với: A. 80,4%. B. 76,7%. C. 1 307 877,1 nghìn tấn. D. 75 162,9 triệu tấn.km. d/ Vận tải đường ô tô chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu khối lượng vận chuyển hàng hóa nước ta và từ năm 2014 đến 2020 tăng lên A. 1,59 lần. B. 76,7%. C. 4,2%. D. 80,4%. Câu 31. Hãy thu thập thông tin tìm hiểu về ngành dịch vụ bưu chính viễn thông ở địa phương em. * Ví dụ: Cảng container quốc tế Cái Lân là một trong những cảng biển đầu tiên của Việt Nam được trang bị công nghệ tiên tiến đồng bộ và cung cấp dịch vụ khai thác container hoàn hảo cho các khách hàng vận tải đường biển. Trong hệ thống cảng khu vực miền Bắc, CICT là cảng nước sâu, có hạ tầng hiện đại, đồng bộ, điều kiện tốt nhất hiện nay. Những năm qua, Cảng đã đóng vai trò quan trọng trong các kế hoạch phát triển kinh tế cảng biển của Quảng Ninh. Để tiếp tục nâng cao tính cạnh tranh, thu hút nguồn hàng, Cảng CICT đã liên tục đổi mới, ứng dụng hiệu quả các giải pháp công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian cho các chủ tàu khi làm hàng tại cảng. CICT có tổng chiều dài là 594m được trang bị 6 cẩu giàn. Công suất xếp dỡ container hàng năm dự kiến là 1,000,000 TEUs. Bên cạnh đó, cầu bến 2, 3, 4 cảng Cái Lân có khu vực bãi lưu hàng rộng 14 ha, trang bị loại cẩu mép bến loại Post Panamax với mục tiêu đạt năng suất cao là 30 Cont/giờ. Năng suất bốc xếp hiện tại ở cảng Hải Phòng – một trong những cảng hàng đầu của miềm Bắc là 20 Container/giờ. Do đó, năng suất làm hàng cho tàu tại cảng CICT chắc chắn sẽ cao hơn, làm tăng lợi thế cạnh tranh của cảng bằng việc rút ngắn thời gian quay vòng tàu tại cảng, tiết kiệm chi phí cầu cảng cho các hãng tàu. So với cảng Hải Phòng, luồng vào cảng có mớn nước sâu hơn 10 mét và khu nước trước bến sâu – 13m của CICT đảm bảo cho tàu trọng tải cỡ lớn với tải trọng 3000 TEU có thể ra vào làm hàng, trong khi đó cảng Hải Phòng chỉ đáp ứng được cho tàu 600 TEU. Câu 32. Câu hỏi trả lời nhanh Câu hỏi Đáp án 1. Vận chuyển thư từ, bưu phẩm, điện báo, điện tín là sản 1. Bưu chính phẩm của ngành nào? 2. Viễn thông 2. Vận chuyển tin tức là sản phẩm của ngành nào? 3. Trình độ kinh tế và 3. Hoạt động bưu chính viễn thông được coi là thước đo điều văn minh gì của một đất nước? 4. Toàn cầu hóa – 4. Hoạt động của bưu chính viễn thông thúc đẩy mạnh mẽ khu vực hóa quá trình nào của thế giới hiện nay? 5. 1876 5. Điện thoại cố định (điện thoại bàn) đầu tiên được phát 6. Khoa học - công minh năm nào? nghệ 6. Nhân tố nào tạo ra nhiều cách thức chuyển phát và các 7. Vốn đầu tư dịch vụ bưu chính mới? 8. 1997 7. Nhân tố nào ảnh hưởng tới việc mở rộng và hiện đại hóa 9. 1993 mạng lưới bưu chính viễn thông? 10. 1989 8. Việt Nam kết nối internet vào năm nào? 11. 9 tháng 10
  34. 9. Mạng di động đầu tiên của nước ta ra đời vào năm nào? 12. 17/5/1865 10. Trên thế giới internet ra đời vào năm nào? 13. 1951 11. Ngày “Bưu chính thế giới” là ngày bao nhiêu? 12. Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) được thành lập ngày nào? 13. Việt Nam là thành viên của ITU từ năm nào? 3/ Một số hình ảnh 10 quốc gia có mạng lưới đường bộ dài nhất Những thành phố có mạng lưới đường bộ dài nhất 4/ Các tài liệu khác 1. 2. accessibility/ 3. 4. Thị trường viễn thông Việt Nam khi gia nhập TPP | VTC 5. Tín hiệu khói org.translate.goog/wiki/Smoke_signal?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr _pto=wapp 6. Những cây cầu dài nhất thế giới 7. Lịch sử ngành giao thông vận tải 8. Cầu Móng Sến hoàn thành tới 98% khối lượng công việc 9. Giao Lộ Chồng Nhau Rối như Mê Cung khiến Bác Tài Xế phải đau đầu! hAsKFXk 10. Tại Sao Trung Quốc Có Nhiều Đường Sắt Cao Tốc Nhất Thế Giới? 11. Dự án đường sắt cao tốc bắc nam giấc mơ ăn sáng ở Hà Nội ăn trưa TPHCM 12. Phóng Sự: Ngành Giao thông vận tải trước những thách thức mới
  35. 13. Lịch sử Thông tin liên lạc 14. Vietnam Post với định hướng phát triển hạ tầng bưu chính 15. Các nước có tỉ lên dân số sử dụng internet cao nhất và thấp nhất thế giới năm 2020 Đơn vị: %; Nguồn: World Development Indicators Tỉ lệ dân số sử dụng Tỉ lệ dân số sử dụng internet cao nhất thế internet thấp nhất STT Quốc gia giới STT Quốc gia thế giới United Arab 1 Emirates 100 1 South Sudan 6,5 2 Bahrain 99,7 2 Burundi 9,4 Central African 3 Qatar 99,7 3 Republic 10,4 4 Kuwait 99,1 4 Chad 10,4 Congo, Dem. 5 Iceland 99 5 Rep. 13,6 6 Luxembourg 98,8 6 Mozambique 16,5 Saudi 7 Arabia 97,9 7 Sierra Leone 18 8 Norway 97 8 Afghanistan 18,4 9 Canada 97 9 Zambia 19,8 10 Denmark 96,5 10 Uganda 19,9
  36. Bài 28 THƯƠNG MẠI, TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VÀ DU LỊCH (03 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được vai trò, đặc điểm của ngành thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch. - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch. - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch. - Vẽ được biểu đồ và phân tích được số liệu thống kê ngành dịch vụ - Viết được báo cáo tìm hiểu 1 ngành dịch vụ 2. Năng lực * Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác: thông qua thông qua các hoạt động nhóm - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua các hoạt động phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến các ngành dịch vụ * Năng lực chuyên biệt: - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: thông qua việc xác định và giải thích sự phân bố của các ngành kinh tế; tìm kiếm, chọn lọc thông tin từ các tài liệu phù hợp với nội dung bài học. - Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua mô tả và phân tích bản đồ, bảng số liệu về tình hình phát triển ngành; khai thác Internet - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống: Vận dụng các kiến thức, kĩ năng địa lí để giải quyết một số vấn đề thực tiễn phù hợp với HS và ứng xử với môi trường sống. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ trung thực trong học tập, tìm hiểu kiến thức và hợp tác nhóm. - Trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển các ngành kinh tế dịch vụ tại địa phương thông qua việc mua bán, tôn tạo các di tích, khai thác hợp lí tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Tranh ảnh, video về ngành thương mại, tài chính ngân hàng, du lịch trên thế giới. - Bản đồ, lược đồ ngành thương mại, du lịch thế giới. - Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức chủ đề. 2. Học sinh - Giấy note để làm việc cá nhân; - Bút màu để làm việc nhóm; - Dụng cụ truy cập Internet tìm hiểu về các ngành kinh tế III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Khởi động/Mở đầu
  37. a) Mục tiêu: - Tạo tính huống học tập, kết nối các kiến thức HS đã có về ngành thương mại b) Nội dung: HS trả lời tình huống thực tiễn c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: + GV nêu tình huống: Nhóm nhạc nổi tiếng của Hàn Quốc sang Việt Nam biểu diễn và tính mua một số đặc sản/sản phẩm của VN về làm quà. Em hãy giới thiệu cho các Nam thần đó 1 món hàng và nơi có thể mua nhé. Việc mua các đặc sản/sản vật đó có ý nghĩa như thế nào? + Trả lời nhanh trong 5s - Thực hiện nhiệm vụ: + HS nhận nhiệm vụ, ghi thông tin cá nhân trên note + HS trả lời nhanh thông tin >> chia sẻ theo cặp và theo nhóm nếu cần - Báo cáo, thảo luận: + GV gọi ngẫu nhiên HS + HS trả lời nhanh thông tin - Kết luận, nhận định: GV ghi đáp án trên bảng và chốt ý đồng thời dẫn dắt vào bài 28, giới thiệu nội dung bài học. Ngoài ra, GV cũng có thể dẫn dắt từ các tình huống tiếp cận từ ngành du lịch, tài chính ngân hàng. PHƯƠNG ÁN 2: HS tham gia vào tiểu phẩm ngắn của GV dàn dựng Đào và Mai đang trên đường thì gặp nhau: Đào: Kìa Mai, đi đâu thế? Mai: Ơ Đào, tớ đang đi chợ mua ít thực phẩm về nhà. Cậu đi đâu? Đào: Tớ đang chạy qua ngân hàng một tí. Mua được gì rồi? Ăn sang nhỉ? Cá chẽm và bạch tuộc cơ đấy? Mai: Nhà tớ có khách nên cải thiện tí thôi. Mà cậu lại gửi tiết kiệm à? Khiếp, kẻ ăn không hết người lần chẳng ra! Đào: Gì vậy trời? Ko phải đi gửi tiết kiệm đâu, tớ đi vay ít vốn. Mai: Có thương vụ gì đấy? Cho tham gia với! Mà cậu chuẩn bị đến đâu rồi? Cần tớ giúp gì? Đào: Úi, tớ vay ít để mở một cơ sở làm handmade mà tớ chia sẻ với cậu hôm trước ấy. Cậu tham gia được không? Mai: (hớn hở) Được, tớ thích lắm ấy. Thế tính đi ngân hàng nào? Dạo này lãi suất cao ghê, tới 14%/năm nhé! Đào: Thế cơ á, tớ cần vay ít thôi, muốn kiếm chỗ thấp hơn chứ cao thế gánh không nổi. Cậu có cách khác giúp tớ không?
  38. Mai: Cách gì, khó thế nhỉ? Thôi nhờ các bạn lớp 10 hỗ trợ vậy. Vậy theo các bạn, chúng mình cần đi vay ở đâu hay làm gì để giảm chi phí đầu vào? - Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS quan sát tiểu phẩm và trả lời các câu hỏi: + Vấn đề nào được nhắc đến trong tiểu phẩm + Làm thế nào để giải quyết khó khăn mà tiểu phẩm nêu ra? - Thực hiện nhiệm vụ: + HS theo dõi tiểu phẩm + HS trả lời trên giấy note - Báo cáo, thảo luận: HS chia sẻ kết quả và ý kiến cá nhân - Kết luận, nhận định: GV đánh giá sự tham gia của HS vào tiểu phẩm và dẫn dắt vào bài Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các ngành thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch a) Mục tiêu: - Trình bày được vai trò, đặc điểm của ngành thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch. - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch. - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch. - Thiết kế được sản phẩm tóm tắt ngành kinh tế liên quan - Liên hệ về vai trò ngành các ngành kinh tế này ở địa phương. b) Nội dung:Làm việc nhóm, thiết kế sản phẩm trình bày về các ngành kinh tế c) Sản phẩm: Bản A0 về ngành thương mại, tài chính ngân hàng, du lịch d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: + GV chia lớp thành 9 nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3-5 HS + Các nhóm 1,2,3 tìm hiểu ngành thương mại + Các nhóm 4,5,6 tìm hiểu ngành tài chính ngân hàng + Nhóm nhóm 7,8,9 tìm hiểu ngành du lịch Thông tin chính: + Vai trò và đặc điểm của ngành + Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành + Tình hình phát triển và phân bố ngành trên thế giới + Liên hệ về sự phát triển của ngành ở Việt Nam (Số liệu, thương hiệu, xu hướng ) + Đào tạo các ngành này ở trường Đại học nào? Những yêu cầu cơ bản? Cơ hội việc làm là gì? GV phát tiêu chí đánh giá để HS có định hướng thực hiện tốt - Thực hiện nhiệm vụ: + HS nhận nhiệm vụ, phân công nhiệm vụ trong nhóm và thực hiện vai trò của mình + Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong 10p + Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên làm họp nhóm, bàn phương án trình bày trên giấy A0 + HS tham gia thực hiện sản phẩm trong 20 phút tiếp theo và làm việc nhóm ở nhà
  39. + HS chuẩn bị sơ đồ tư duy để hoàn thành nội dung toàn bài học - Báo cáo, thảo luận: Tiết 2 + GV cho các nhóm chuẩn bị sản phẩm, trưng bày trên bàn hoặc dán ở các góc lớp phù hợp. + HS chuyên gia lập nhóm mảnh ghép trong 1 phút, mang theo sơ đồ tư duy TẠI CÁC NHÓM MẢNH GHÉP + Chuyên gia sẽ thuyết trình về ngành liên quan trong 7 phút + Các thành viên khác nghe và hoàn thành trong sơ đồ tư duy các từ khóa trọng tâm + Đặt câu hỏi, phản biện tại nhóm trong 3 phút + Chấm điểm sản phẩm nhóm và phần thuyết trình + Hết giờ, nhóm di chuyển theo trạm kế tiếp trong cụm của mình - Kết luận, nhận định: + Hết giờ thực hiện thuyết trình và di chuyển. GV cho các nhóm di chuyển chéo, tìm hiểu các nhóm có cùng ND và so sánh + GV nhận xét sơ bộ và đánh giá tổng quan, dặn dò tiết sau đánh giá. Các nhóm có thể bổ sung cho Sp thêm hoàn thiện và gửi cho GV trên link Nhiệm vụ 2: Trình bày và đánh giá chủ đề các ngành a) Mục tiêu: - Trình bày và phân tích sự phát triển ngành thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch - Liên hệ được sự phát triển của ngành ở địa phương. b) Nội dung: Nhóm thuyết minh về sản phẩm. Đánh giá sản phẩm và kiến thức chủ đề c) Sản phẩm: Tóm tắt các ngành kinh tế dịch vụ trên A0 d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: + HS có 3 phút chuẩn bị, dán sản phẩm lên các vị trí để triển lãm + GV bốc thăm/quay số chọn nhóm trình bày về nghề/ngành liên quan, 3 phút - Thực hiện nhiệm vụ: + HS nhận nhiệm vụ và thực hiện dán sản phẩm, trình bày + GV gọi 3 nhóm đại diện lên giới thiệu về ngành nghề liên quan >> hướng nghiệp - Báo cáo, thảo luận: + Thuyết trình về ngành nghề + Ghi điểm số đánh giá và nộp lại phần đánh giá sản phẩm + thuyết trình - Kết luận, nhận định:
  40. + GV tổng kết lại ngắn gọn thông tin bằng slide và đánh giá sản phẩm của HS + GV đặt câu hỏi: Ngành này ở địa phương pháp triển như thế nào? Hạn chế chính là gì? Em cần làm gì để giúp địa phương phát triển hơn? HS làm việc theo hình thức Khăn trải bàn: + HS ghi ý kiến cá nhân ra góc vị trí ngồi + Nhóm hội ý, thống nhất ý kiến + Trình bày ngắn gọn thông tin trước lớp >>> GV chốt ý liên quan Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Tóm tắt các kiến thức cơ bản về 2 ngành kinh tế b) Nội dung: Tham gia trò chơi Hiểu ý đồng đội c) Sản phẩm: Kết quả trả lời từ khóa THƯƠNG MẠI – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG – TOÀN CẦU HÓA – XUẤT KHẨU – SỨC MUA – NHẬP KHẨU – NGOẠI THƯƠNG – ĐẦU TƯ QUỐC TẾ - QUY LUẬT CUNG VÀ CẦU – THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu thể lệ trò chơi + HS nhận từ khóa và gợi ý cho cả lớp cùng đoán + HS còn lại ghi đáp án ra note, không bôi xóa + Thời gian ghi đáp án 10s/từ - Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi - Báo cáo, thảo luận: GV chiếu các từ khóa, HS dưới lớp tự đánh giá điểm số. GV yêu cầu HS kết nối từ khóa để tạo thành đoạn thông tin hoàn chỉnh - Kết luận, nhận định: GV quan sát và nhận xét nhanh phần làm việc của HS - GV hướng dẫn làm bài tập 1: + Xử lí số liệu, chuyển sang % + Vẽ biểu đồ tròn, theo qui định + Rút ra nhận xét về cơ cấu các khu vực trên thế giới Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Viết báo cáo về 1 ngành kinh tế của địa phương b) Nội dung: Thực hiện 1 báo cáo ngắn về ngành GTVT/Tài nguyên du lịch hoặc 1 điểm du lịch/Một siêu thị hoặc 1 trung tâm thương mại c) Sản phẩm: Báo cáo trên giấy A4 d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: HS nghiên cứu về địa phương theo cấu trúc: + Thông tin khái quát về đối tượng + Thực trạng phát triển của đối tượng + Vai trò của nó đối với kinh tế, xã hộ địa phương + Những định hướng khai thác, phát triển - Thực hiện trên 1 mặt giấy A4 - Thời hạn nộp: Nộp đầu giờ tiết sau hoặc nộp vào đường link nộp bài GV tạo trước 1 ngày.
  41. - Đánh giá: + Thông tin đầy đủ, chi tiết: 6 điểm + Trình bày khoa học, gọn gàng: 2 điểm + Hình ảnh, sản phẩm đẹp mắt, đầy đủ thông tin cá nhân, đúng hạn: 2 điểm IV. RÚT KINH NGHIỆM V. PHỤ LỤC Tiêu chí đánh giá sản phẩm sáng tạo thể hiện ngành kinh tế Tiêu chí 1 2 3 4 Có nội dung rõ ràng, chủ đề thu hút, ấn tượng Hình ảnh/hình vẽ sinh động, minh họa tốt cho sản phẩm Thông tin đầy đủ, ngắn gọn về vai trò của ngành Thông tin đầy đủ, ngắn gọn về đặc điểm của ngành Thông tin đầy đủ, ngắn gọn về các nhân tố ảnh hưởng ngành Thông tin đầy đủ, ngắn gọn về tình hình phát triển của ngành Cách trình bày, bố cục khoa học, có tính thẩm mĩ và sáng tạo Chữ viết rõ ràng, dễ đọc, ngay ngắn Thông tin nhóm đầy đủ, ở góc trên bên phải sản phẩm Thuyết trình lưu loát, ít phụ thuộc Câu trả lời nhanh chóng, chính xác cao, thuyết phục HÌNH ẢNH
  42. Nội dung ghi bài NGÀNH THƯƠNG MẠI 1/ Vai trò - Hoạt động nội thương tạo ra thị trường thống nhất trong nước và thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng; phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội. - Hoạt động ngoại thương góp phần gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. - Hoạt động thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp cho sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, góp phần thúc đầy phát triển kinh tế thị trường.
  43. - Góp phần sử dụng hợp lí các nguồn lực, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế. 2/ Đặc điểm - Là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu, sự biến động của thị trường dẫn đến sự biến động về giá cả. - Hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi quốc gia gọi là nội thương, giữa các quốc gia với nhau gọi là ngoại thương. Hoạt động ngoại thương được đo bằng cán cân xuất nhập khẩu: + Nếu trị giá xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu gọi là xuất siêu. + Nếu trị giá nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu gọi là nhập siêu. 3/ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành thương mại - Vị trí địa lí >> Hình thành đầu mối thương mại, thu hút đầu tư >> thương mại phát triển - Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội >>> quy mô, cơ cấu ngành, bổ sung đầu tư, lao động cho ngành - Quy mô dân số, cơ cấu dân số >>> ảnh hưởng sức mua, nhu cầu, mạng lưới - Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế >>> đầu tư, ngoại thương, tổ chức quốc tế - Tiến bộ khoa học, công nghệ >> cách thức trao đổi, mua bán >> đa dạng loại hình 4/ Tình hình phát triển và phân bố của ngành thương mại trên thế giới a/ Nội thương: - Diễn ra sôi động ở các nước có nền kinh tế phát triển; các nước kém phát triển hoặc bất ổn chính trị thì hoạt động nội thương bị hạn chế. - Hoạt động nội thương ở các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển mạnh. - Hàng hóa và dịch vụ trên thị trường ngày càng phong phú và đa dạng. b/ Ngoại thương: + Hoạt động giao thương trên thế giới không ngừng tăng lên. + Nhiều tổ chức và liên kết thương mại đã ra đời + Một số mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu trên thế giới là dầu thô, linh kiện điện tử, ôtô, lương thực và dược phẩm. + Các khu vực có đóng góp lớn vào hoạt động thương mại thế giới: Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á. + Các quốc gia đứng đầu thế giới về hoạt động thương mại toàn cầu là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Hàn Quốc, NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 1. Vai trò - Đây là ngành có vai trò chủ chốt đối với sự ổn định nền kinh tế, đồng thời là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. - Thúc đẩy toàn cầu hoá nền kinh tế - Ngành tài chính bao gồm nhiều lĩnh vực, như tài chính thuế, tài chính doanh nghiệp, tài chính bảo hiểm, phân tích tài chính,
  44. - Ngành ngân hàng với tư cách là trung gian tài chính, có vai trò chủ đạo trong việc huy động và phân bổ vốn tín dụng thông qua các dịch vụ như giao dịch thẻ, bảo lãnh, thanh toán, - Góp phần lưu thông tiền tệ, thúc đẩy các hoạt động đầu tư trong nền kinh tế quốc dân; huy động nguồn vốn phục vụ sản xuất; 2. Đặc điểm – Là ngành kinh tế năng động song dễ bị tác động của sự suy thoái kinh tế, các cuộc khủng hoảng năng lượng, thảm họa toàn cầu, – Việc cung cấp các dịch vụ của ngành tài chính – ngân hàng được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt – Các tổ chức trong hệ thống tài chính, ngân hàng có mối liên hệ mật thiết với nhau nhằm cung cấp dịch vụ cho khách hàng, nhất là sự liên kết giữa các ngân hàng. – Niềm tin của công chúng có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các tổ chức tài chính, ngân hàng. – Các thành tự khoa học – công nghệ ngày càng ứng dụng mạnh mẽ – Sự phân bố các cơ sở giao dịch tài chính, ngân hàng gắn với các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của các quốc gia và vùng lãnh thổ 3. Các nhân tố ảnh hưởng - Vị trí địa lí ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm hoạt động của các cơ sở giao dịch tài chính – ngân hàng. - Trình độ phát triển kinh tế và mức sống của người dân ảnh hưởng đến mức độ thực hiện các hoạt động giao dịch tài chính – ngân hàng. - Sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, đặc điểm về dân số và quần cư góp phần ảnh hưởng đến sự phân bố và quy mô các cơ sở giao dịch tài chính – ngân hàng. - Chất lượng nguồn lao động góp phần ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ của ngành tài chính – ngân hàng. - Các thành tự khoa học công nghệ ảnh hướng đến sự nhanh chóng, chính xác của các dịch vụ tài chính, cũng như sự liên kết giữa ngành tài chính – ngân hàng với các ngành kinh tế khác. - Các chính sách tiền tệ, sự bất ổn về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, dịch bệnh, có ảnh hưởng đến tình hình phát triển chung của ngành tài chính – ngân hàng 4. Tình hình phát triển và phân bố - Trên thế giới, ngành tài chính – ngân hàng không ngừng phát triển, - Các nước đang phát triển vẫn còn kém hơn các nước phát triển về cơ sở hạ tầng tài chính, khả năng tiếp cận, sự đa dạng về dịch vụ hỗ trợ, - Sự phát triển của khoa học – công nghệ giúp cho ngành tài chính – ngân hàng vượt qua rào cản về khoảng cách địa lí giữa các quốc gia. - Sự hội nhập quốc tế trong ngành này ngày càng sâu, rộng. Các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới hiện nay là thành phố Niu Ioóc, Luân Đôn, Thượng Hải, Tô-ky-ô, NGÀNH DU LỊCH 1. Vai trò
  45. - Kinh tế: + Khai thác hiệu quả các nguồn lực + Tạo nguồn thu, thúc đẩy phát triển các ngành liên quan + Tạo việc làm, tăng thu nhập - Các lĩnh vực khác: + Đáp ứng nhu cầu tinh thần, phục hồi và bồi dưỡng sức khỏe cho con người + Bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường + Tăng cường hiểu biết đất nước, quan hệ giữa các dân tộc, quốc gia 2. Đặc điểm - Là ngành đặc biệt, mang đặc điểm của một ngành kinh tế và văn hóa-xã hội - Là ngành tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành nghề khác - Có tính mùa vụ, chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội, dịch bệnh - Khoa học công nghệ làm thay đổi hình thức, chất lượng của ngành dịch vụ 3/ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố - Tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn) >>> sản phẩm du lịch - Thị trường >> Doanh thu, cơ cấu ngành - Cơ sở vật chất kĩ thuật + cơ sở hạ tầng >>> tổ chức hoạt động - Nguồn nhân lực >>> sự hài lòng của du khách - Các nhân tố khác (sự phát triển KTXH, mức sống, chính sách, an ninh, dịch bệnh ) >> đều tác động đến sự phát triển và phân bố ngành 4/ Tình hình phát triển và phân bố - Phát triển nhanh từ thập niên 90 của thế kỉ XX - Số lượng du khách và doanh thu tăng nhanh - Các hoạt động và loại hình du lịch ngày càng đa dạng và phát triển mạnh mẽ - Các quốc gia phát triển mạnh: Hoa Kì, TQ, Anh, Pháp Du lịch cũng gây ra các vấn đề về môi trường
  46. Bài 29 MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (02 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phân biệt được khái niệm, đặc điểm của môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Phân tích được vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển của xã hội loài người. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: thông qua các hoạt động học tập như thu thập thông tin và trình bày báo cáo địa lí; vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế - Giao tiếp và hợp tác: thông qua thông qua các hoạt động nhóm và phương pháp dạy học hợp tác - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua các hoạt động phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến ngành thương mại và tài chính ngân hàng * Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức địa lí: Giải thích được những hệ quả do con người tác động đến môi trường tự nhiên. Giải thích được tính cấp thiết của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. - Năng lực tìm hiểu địa lí: tìm kiếm, thu thập, chọn lọc, hệ thống hóa được các thông tin địa lí cần thiết từ các trang web, đánh giá và sử dụng được các thông tin trong học tập và thực tiễn. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống: giải quyết một số vấn đề thực tiễn phù hợp với trình độ học sinh và ứng xử phù hợp với môi trường sống. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ trung thực trong học tập, tìm hiểu kiến thức. Trách nhiệm với công việc của nhóm, của chính mình. - Lên án các hành vi phá hoại môi trường, làm thất thoát tài nguyên quốc gia, làm ảnh hưởng đến không gian sống của con người. - Có quan điểm đúng đắn về vai trò của môi trường tự nhiên đến sự phát triển của xã hội loài người. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Tranh ảnh, video về vấn đề môi trường, ô nhiễm, khắc phục các sự cố môi trường như tràn dầu, thảm họa sinh thái hồ Aral - Tranh ảnh, video, tư liệu về vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên 2. Học sinh - Giấy note để làm việc cá nhân - Bút màu để làm việc nhóm - Sách giáo khoa và vở ghi
  47. - Dụng cụ truy cập Internet tìm kiếm thông tin địa lí III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Bài dạy theo hình thức lớp học đảo ngược Hoạt động 1: Ở nhà a) Mục tiêu: - Tóm tắt kiến thức cơ bản về môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Trình bày ngắn gọn về vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. b) Nội dung: HS ở nhà sẽ: - Xem video GV thiết kế vắn tắt về bài học trên youtube - Trả lời các câu hỏi kiểm tra ngắn ở mức độ nhận biết và hiểu - Đọc thêm tài liệu GV cung cấp (nếu có) c) Sản phẩm: Trả lời của HS 10 câu trắc nghiệm trên form/Azota d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: ND này được giao kĩ trước khi tiết học diễn ra + HS xem video trong 10 phút + HS đọc tài liệu trong 15 phút + HS trả lời câu hỏi đánh giá trong 10 phút - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu - Báo cáo, thảo luận: - Kết luận, nhận định: GV thống kê kết quả của HS TRÊN LỚP Hoạt động 1: Khởi động/Mở đầu PHƯƠNG ÁN 1 a) Mục tiêu: - Kiểm tra nhanh kiến thức HS tìm hiểu ở nhà - Tạo hứng thú học tập, kết nối kiến thức, hiểu biết của HS. b) Nội dung: HS tham gia vào trò chơi sắp xếp phân loại tài nguyên thiên nhiên: Than đá, nước, đá vôi, thủy triều, nắng, gió, rừng, cá biển, đất badan, sóng biển, địa nhiệt, quặng sắt, mangan, san hô Tài nguyên vô tận Tài nguyên có thể tái tạo Tài nguyên không thể tái tạo c) Sản phẩm: Phiếu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: + Phát phiếu học tập + Yêu cầu thực hiện 2 phút - Thực hiện nhiệm vụ: + HS thực hiện nhiệm vụ + HS trả lời trên giấy note/PHT trong 2 phút - Báo cáo, thảo luận: HS nêu đáp án - Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả, chốt ý
  48. PHƯƠNG ÁN 2: GV sử dụng các hình ảnh đặc sắc về vấn đề ô nhiễm môi trường để tạo tình huống và dẫn dắt vào bài: - Chuyển giao nhiệm vụ: Quan sát các hình ảnh và hoạt động theo hình thức Think – Pair – Share + Think: Chia sẻ suy nghĩ/đánh giá hiện tượng/vấn đề (có thể cho biết hiện tượng, nguyên nhân, hậu quả) + Pair: Chia sẻ với bạn hoạt động cặp thông tin, bổ sung ý kiến + Share: Chia sẻ trước lớp vấn đề cá nhân ghi nhận - Thực hiện nhiệm vụ: + HS thực hiện nhiệm vụ + HS trả lời trên giấy note/PHT trong 2 phút - Báo cáo, thảo luận: HS chia sẻ theo cặp và chia sẻ trước lớp - Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả, chốt ý Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học ở nhà và tóm tắt bài học a) Mục tiêu: - Tóm tắt vai trò, đặc điểm và khái niệm về môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Đánh giá kết quả làm việc ở nhà của HS qua điểm số/link trả lời form b) Nội dung: + Đánh giá kết quả + Tóm tắt kiến thức trọng tâm c) Sản phẩm: Phần ghi bài của HS, một số từ khóa/nội dung trọng tâm d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: - Thực hiện nhiệm vụ:
  49. - Báo cáo, thảo luận: - Kết luận, nhận định: + Đánh giá kết quả ở nhà bằng biểu đồ, nhấn mạnh một số ý HS làm chưa tốt + Tóm tắt kiến thức cơ bản của bài học ngắn gọn, sinh động Hoạt động 3: Đánh giá thực trạng môi trường thế giới a) Mục tiêu: - Phân tích được nguyên nhân gây suy giảm và biến đổi hệ sinh thái - Đề xuất giải pháp nhằm phục hồi hệ sinh thái tự nhiên b) Nội dung: - Quan sát video và ghi thông tin: (1) Ngày Môi trường thế giới: Phục hồi hệ sinh thái - YouTube - Đóng vai: Nhà tuyên truyền và bảo vệ môi trường c) Sản phẩm: Phiếu thông tin phần trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu nhiệm vụ + Quan sát video và ghi nhanh thông tin liên quan, nguyên nhân suy giảm hệ sinh thái và giải pháp bảo tồn. + Lựa chọn 1 giải pháp hữu hiệu nhất, phân tích và hùng biện trong 1 phút - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ, tập luyện hùng biện. GV cử 3 HS làm giám khảo chấm điểm độc lập theo tiêu chí. Sau đó, các GK hội ý và thống nhất điểm số, phân tích. - Báo cáo, thảo luận: GV tổ chức chương trình TÌM KIẾM TÀI NĂNG HÙNG BIỆN trên lớp (trang trí bảng hoặc slide nền) + Gọi ngẫu nhiên HS bằng cách rút thăm hoặc quay số đại diện 1 nhóm với công cụ trên stopwatch online + Thời gian 1 phút trình bày Tiêu chí: + Đúng giờ: 1 điểm + Giải pháp trọng tâm, phân tích sâu sắc, có minh chứng thuyết phục: 5 điểm + Diện đạt và lập luận lưu loát, tự nhiên, không phụ thuộc vào tài liệu quá 30%: 2 điểm + Ngôn ngữ cơ thể linh hoạt, tương tác bằng mắt với người nghe tích cực, tôn trọng thành viên: 2 điểm - Kết luận, nhận định: HS chấm điểm và báo cáo. GV quan sát, ghi chép và nhận xét nhanh phần làm việc của HS. Hoạt động 4: Ủng hộ hay phản đối a) Mục tiêu: Đánh giá về thực trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiện nay b) Nội dung: Tranh luận về việc phát triển các nhà máy thủy điện c) Sản phẩm: Báo cáo làm việc của nhóm và kết quả tranh luận d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu nhiệm vụ + HS thể hiện quan điểm về vấn đề: Ủng hộ và không ủng hộ phát triển các nhà máy thủy điện
  50. + Chia làm 2 nhóm lớn: Nhóm ủng hộ và nhóm phản đối + Hình thức: Khăn trải bàn >> Nêu ý kiến cá nhân ra góc trong 2 phút >>> Thống nhất quan điểm trong nhóm trong 3 phút >>> Cùng phân tích và làm rõ quan điểm trong 2 phút >>> Tham gia tranh luận - Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân và nhóm. - Báo cáo, thảo luận: GV tổ chức chương trình TÔI LÊN TIẾNG + Gọi ngẫu nhiên HS bằng cách rút thăm hoặc quay số đại diện 1 nhóm + Thời gian 1 phút trình bày + GV/Thư kí HS ghi nhanh thông tin lên bảng vắn tăt bằng các từ khóa - Kết luận, nhận định: + GV tổng hợp nhanh ý kiến + Khen ngợi các nhóm + Yêu cầu HS nêu ý kiến dung hòa + GV chốt về phát triển bền vững, khai thác hợp lí tài nguyên-bảo vệ môi trường + GV dặn dò nhiệm vụ về nhà liên quan đến bài 40 >>> Tìm hiểu về phát triển bền vững và tăng trưởng xanh >>> Em sẽ làm gì để chung tay bảo vệ ngôi nhà chung Trái Đất? >>> Nhà tuyên truyền IV. RÚT KINH NGHIỆM V. PHỤ LỤC TÓM TẮT BÀI HỌC I. MÔI TRƯỜNG 1/ Khái niệm Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên. Môi trường gồm 3 thành phần: Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo 2/ Đặc điểm - Có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người - Môi trường có thể tác động và ảnh hưởng đến con người 3/ Vai trò - Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật - Chứa đựng và cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống con người. - Là nơi chứa đựng, cân bằng và phân hủy các chất thải do con người tạo ra - Lưu giữ và cung cấp thông tin II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
  51. 1/ Khái niệm Tài nguyên thiên nhiên bao gồm toàn bộ các dạng vật chất tồn tại khách quan trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống cá nhân và sự phát triển của xã hội loài người 2/ Đặc điểm - Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều - Đại bộ phận các nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao hiện nay đều đã được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. - Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng nhưng có giới hạn nhất định - Phân loại: Dựa vào tính chất và việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên 3/ Vai trò - Tài nguyên thiên nhiên là một nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất. - Tài nguyên thiên nhiên là một nhân tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất - Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở tạo tích luỹ vốn và phát triển ổn định. HÌNH ẢNH
  52. Link tham khảo: 1/ Môi trường là gì? Phải làm gì để bảo vệ môi trường? (quangnamcdc.gov.vn) 2/ Môi trường là gì? Vai trò của môi trường đối với cuộc sống? (luathoangphi.vn) 3/ Tài nguyên thiên nhiên là gì ? Thuộc tính và cách thức phân loại tài nguyên thiên nhiên (luatminhkhue.vn) 4/ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIEN LÀ GÌ? TẦM QUAN TRỌNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI CON NGƯỜI | Cổng Thông Tin Điện Tử Ủy Ban Nhân Dân Xã Ninh Phước | cong-thong-tin- dien-tu-uy-ban-nhan-dan-xa-ninh-phuoc (ninhphuoc.gov.vn)
  53. Bài 30 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH (1-2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm và sự cần thiết phát triển bền vững - Trình bày được khái niệm và biểu hiện của tăng trưởng xanh - Liên hệ được một số vấn đề về tăng trưởng xanh của địa phương 2. Năng lực * Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: thông qua các hoạt động học tập như thu thập thông tin và trình bày báo cáo địa lí; vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế - Giao tiếp và hợp tác: thông qua thông qua các hoạt động nhóm và phỏng vấn, trao đổi với người dân nhằm tuyên truyền về phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua các hoạt động phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến PTBV và TTX. * Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận thức địa lí: Giải thích được những hệ quả do con người tác động đến môi trường tự nhiên; giải thích được tính cấp thiết của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. - Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc tìm kiếm, thu thập, chọn lọc và hệ thống hóa được các thông tin địa lí cần thiết từ các trang web; đánh giá và sử dụng được các thông tin trong học tập và thực tiễn. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống: Vận dụng các kiến thức, kĩ năng địa lí để giải quyết một số vấn đề thực tiễn phù hợp với HS và ứng xử với môi trường sống. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ trung thực trong học tập, tìm hiểu kiến thức, đánh giá và thực hiện nhiệm vụ được giao. - Nhận thức được tầm quan trọng của việc PTBV và TTX, chung tay với các phương án của địa phương, vận động gia đình và những người xung quanh thay đổi thói quen và hành vi ứng xử tích cực với môi trường, xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Tranh ảnh, video về PTBV và TTX - Phiếu học tập và Tiêu chí đánh giá sản phẩm tuyên truyền - Giấy A3 phát cho các nhóm làm việc 2. Học sinh - Giấy note để làm việc cá nhân - Bút màu để làm việc nhóm - Sách giáo khoa và vở ghi - Dụng cụ truy cập Internet tìm kiếm thông tin về PTBV và TTX
  54. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Khởi động/Mở đầu a) Mục tiêu: - Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS về vấn đề PTBV và TTX - Tạo hứng thú học tập, kết nối kiến thức, hiểu biết của HS. b) Nội dung: HS quan sát 2 bức hình và chia sẻ suy nghĩ c) Sản phẩm: Thông tin chia sẻ/viết của HS d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: + Nêu nhiệm vụ: Quan sát 2 bức tranh và cho biết: Vấn đề gì đang diễn ra? Tại sao xảy ra vấn đề đó? Thế giới cần làm gì để giải quyết? + Phương tiện: Vở ghi/giấy note + Thời gian 2 phút - Thực hiện nhiệm vụ: + Think: HS quan sát và ghi câu trả lời vào note/vở trong 2 phút + Pair: Chia sẻ với bạn bên cạnh về phương án của mình - Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu HS chia sẻ vòng tròn trong nhóm của mình hoặc theo hình thức chia sẻ tự chọn với 3 bạn khác nhau trong lớp nhằm giúp HS thư giãn và kết nối bạn bè + Share: Chia sẻ ý kiến của mình trước lớp - Kết luận, nhận định: GV nhận xét sự tham gia của HS, khuyến khích học sinh và dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo. GV cung cấp thêm thông tin SGV có đề cập để HS thấy rõ vấn đề PHƯƠNG ÁN 2: GV có thể áp dụng các phương án trong SGV PHƯƠNG ÁN 3: GV chiếu video: (1) NGÀY TRÁI ĐẤT QUÁ TẢI 2021 I CHANGE - YouTube và đặt các câu hỏi phát vấn: ● Vấn đề nào đang diễn ra? ● Nguyên nhân của vấn đề là gì?
  55. ● Chúng ta cần làm gì để bảo vệ Trái Đất? HS làm việc cá nhân >>> Ghi note ý kiến >> Chia sẻ cặp >> chia sẻ trước lớp về ý kiến của mình. GV đánh giá và chốt chuyển ý Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về phát triển bền vững và tăng trưởng xanh (Hoạt động làm việc nhóm nên giao ở nhà, lên lớp chỉ tập trung cho nhiệm vụ 2) a) Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của PTBV và TTX - Liên hệ về vấn đề PTBV và TTX ở địa phương. b) Nội dung: Đọc thông tin SGK và hoàn thành bảng tóm tắt về PTBV và TTX c) Sản phẩm: Bảng tóm tắt kiến thức d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: + GV chia lớp thành 10 nhóm nhỏ với 2 cụm + Các nhóm phân công nhiệm vụ thực hiện PHT trong 10 phút + Nhóm trưởng quản lí chung và tự đánh giá hoạt động nhóm + HS đọc tài liệu kết hợp kiến thức video tìm hiểu ở nhà để có thể tóm tắt nhanh - Thực hiện nhiệm vụ: + HS nhận nhiệm vụ, làm việc nhóm theo phân công + GV theo dõi nhóm hoạt động, ghi nhận tình hình làm việc - Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu HS để sản phẩm trên bàn, đứng dậy và di chuyển thao ma trận để quan sát sản phẩm các nhóm theo từng cụm + Thời gian dừng 1 trạm 1 phút + Đánh giá sản phẩm của các nhóm:
  56. ✔Nội dung đầy đủ, ngắn gọn, trọng tâm: 6 điểm ✔Bố cục trình bày hài hòa, có tính thẩm mĩ cao: 3 điểm ✔Đúng giờ, nghiêm túc làm việc: 1 điểm - Kết luận, nhận định: + GV khen ngợi phần làm việc của HS + GV tổng kết và chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo Nhiệm vụ 2: Thiết kế sản phẩm tuyên truyền về Phát triển bền vững và tăng trưởng Xanh a) Mục tiêu: - Thiết kế được 1 sản phẩm tuyên truyền về PTBV và TTX - Tuyên truyền trong cộng đồng, thu thập được nhiều chữ kí cam kết BVMT, PTBV và TTX b) Nội dung: Thiết kế và chia sẻ thông tin tuyên truyền c) Sản phẩm: Sản phẩm tuyên truyền Tiêu chí đánh giá: - Tính thẩm mĩ, trực quan, khoa học: 4 điểm - Thông điệp đầy đủ ngắn gọn, có ý nghĩa: 4 điểm - Hình ảnh vẽ sinh động, đầy đủ thông tin thành viên: 2 điểm d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: + Các nhóm dùng bút màu, giấy A3 để cùng nhau thiết kế sản phẩm tuyên truyền POSTER + Thời gian làm việc 20 phút - Thực hiện nhiệm vụ: + HS nhận nhiệm vụ và cùng thiết kế + GV quan sát, hỗ trợ và nhắc nhở, tạo động lực - Báo cáo, thảo luận: + HS thuyết trình trong 2 phút trước lớp + GV quay số gọi ngẫu nhiên đại diện của nhóm lên thực hiện (ví dụ: Số 3 của tất cả các nhóm) + Bổ sung thông tin và phản biện với nhóm trình bày Tiêu chí thuyết trình: Tiêu chí 1 2 3 4 Thuyết trình lưu loát, phụ thuộc ít vào sản phẩm Sản phẩm đẹp mắt, màu sắc hài hòa, trực quan Bố cục cân đối, rõ ràng, khoa học, đủ thông tin Tương tác tốt, sử dụng hiệu quả ngôn ngữ cơ thể Nội dung có ý nghĩa cao - Kết luận, nhận định: + GV tổng kết lại ngắn gọn thông tin + HS ghi thông tin vào vở ghi.
  57. Nhiệm vụ 3: Lấy chữ kí ủng hộ b) Mục tiêu: - Phân tích được vấn đề cho người dân, cộng đồng - Lấy được ít nhất 50 chữ kí ủng hộ b) Nội dung: Sản phẩm Poster hoàn chỉnh c) Sản phẩm: Poster có chữ kí ủng hộ d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: + GV yêu cầu HS đi lấy chữ kí ở nhà, ở trường, cam kết + Thời gian linh hoạt do GV quy định - Thực hiện nhiệm vụ: + HS tự thực hiện nhiệm vụ + Nộp sản phẩm hoàn thiện - Báo cáo, thảo luận: - Kết luận, nhận định: GV nghiệm thu sản phẩm, đánh giá. Tổng kết nội dung Địa lí 10 IV. RÚT KINH NGHIỆM V. PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
  58. Link: 1/ Định nghĩa về tăng trưởng xanh của một số quốc gia, tổ chức quốc tế (moit.gov.vn) 2/ Tăng trưởng xanh – nền tảng cho phát triển bền vững (moit.gov.vn)
  59. Nội dung ghi bài I. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1/ Khái niệm Phát triển bền vững là sự phát triển để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ mai sau. 2/ Sự cần thiết của phát triển bền vững - Về kinh tế: Nền kinh tế phát triển, quy mô GDP tăng nhanh đòi hỏi khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên, tạo ra nhiều chất thải >> môi trường suy thoái - Về xã hội: Do dân số tăng quá nhanh >> người nghèo tăng >> bất bình đẳng - Về môi trường: Tài nguyên suy giảm, môi trường ô nhiễm, nhiều loài tuyệt chủng II. TĂNG TRƯỞNG XANH 1/ Khái niệm Tăng trưởng xanh là phương thức phát triển kinh tế bền vững, một bộ phận của phát triển bền vững nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển, đồng thời bảo vệ môi trường, ngăn chặn sự mất mát về đa dạng sinh học, giảm thiểu sử dụng không bền vững tài nguyên thiên nhiên 2/ Biểu hiện của tăng trưởng xanh - Giảm phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu - Xanh hoá trong sản xuất: Đầu tư phát triển vốn tự nhiên, Ngăn ngừa và xử lí ô nhiễm - Xanh hoá lối sống và tiêu dùng bền vững - Tăng trưởng xanh trong phát triển nông nghiệp, công nghiệp và lối sống