Đề thi khảo sát tốt nghiệp THPT QG - Môn: Địa 12
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát tốt nghiệp THPT QG - Môn: Địa 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_khao_sat_tot_nghiep_thpt_qg_mon_dia_12.doc
Nội dung text: Đề thi khảo sát tốt nghiệp THPT QG - Môn: Địa 12
- SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KHẢO SÁT TỐT NGHIỆP THPTQG NĂM 2021 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 485 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Mã sinh viên: Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nào sau đây có qui mô nhỏ? A. Nha Trang. B. Việt Trì. C. Quy Nhơn. D. Huế. Câu 2: Biện pháp quan trọng hàng đầu để cải tạo đất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là A. sử dụng nước ngọt. B. sử dụng phân hữu cơ. C. đắp đê ven biển. D. bảo vệ rừng. Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Cà Mau. B. Rạch Giá. C. Thủ Dầu Một. D. Cần Thơ. Câu 4: Biểu hiện rõ nhất của tính đa dạng sinh học cao là A. diện tích rừng lớn. B. sự phân bố sinh vật. C. số lượng thành phần loài. D. sự phát triển của sinh vật. Câu 5: Việc xây dựng và khai thác các công trình giao thông vận tải đường bộ ở nước ta gặp trở ngại chính là A. khí hậu và thời tiết thất thường. B. phần lớn lãnh thổ là địa hình đồi núi. C. thiếu vốn và kĩ sư xây dựng kĩ thuật cao. D. mạng lưới sông ngòi dày đặc. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có giá trị sản xuất nhỏ nhất? A. Thủ Dầu Một. B. Biên Hòa. C. Sóc Trăng. D. Cần Thơ. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây không có sản lượng thịt hơi xuất chuồng tính theo đầu người trên 50kg/người? A. Bình Định. B. Lào Cai. C. Cần Thơ. D. Đồng Nai. Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có giá trị sản lượng thủy sản nuôi trồng cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long? A. Kiên Giang. B. Đồng Tháp. C. Cà Mau. D. An Giang. Câu 9: Lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực quốc doanh sang các khu vực khác vì A. Khu vực quốc doanh làm ăn không có hiệu quả. B. Nước ta đang thực hiện nền kinh tế mở, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài. C. Tác động của công nghiệp hoá và hiện đại hoá. D. Kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường. Câu 10: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 28, cho biết quốc lộ số 1 không đi qua tỉnh nào sau đây? A. Bình Thuận. B. Lâm Đồng. C. Khánh Hoà. D. Quảng Nam. Câu 11: Diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị suy giảm, nguyên nhân chủ yếu là do A. phá rừng để khai thác gỗ củi. B. phá rừng để lấy đất ở. C. ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước. D. phá rừng để lấy diện tích nuôi trồng thủy sản. Câu 12: Yếu tố nào sau đây có tác động chủ yếu đến sự tăng nhanh giá trị nhập khẩu của nước ta hiện nay? A. Việc phát triển của quá trình đô thị hóa. B. Sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. C. Nhu cầu, chất lượng cuộc sống cao. D. Nhu cầu quá trình công nghiệp hóa. Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở đồng bằng sông Hồng có giá trị sản xuất trên 120 nghìn tỉ đồng? A. Phúc Yên. B. Hải Phòng. C. Hải Dương. D. Hà Nội. Trang 1/4 - Mã đề thi 485
- Câu 14: Biện pháp chủ yếu để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp nước ta là A. xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt. B. đảm bảo nguyên liệu, chú trọng xuất khẩu. C. đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ. D. thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia. Câu 15: Dựa vào atslat địa lí Việt Nam trang 25, cho biết các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia A. Cần Thơ, Vũng Tàu B. Hà Nội, Đà Nẵng C. Đà Nẵng, Cần Thơ D. Hà Nội, Hải Phòng Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26 - 27, cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Vân Đồn. B. Nghi Sơn. C. Đình Vũ - Cát Hải. D. Vũng Áng. Câu 17: Biểu hiện của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ có hiệu quả cao là A. xây dựng được thêm nhiều công trình thủy lợi lớn. B. đẩy mạnh công nghiệp chế biến gắn với các vùng chuyên canh. C. thay đổi cơ cấu cây công nghiệp theo hướng hợp lí. D. trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu cả nước. Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh chế độ nước sông Hồng với sông Cửu Long? A. Số tháng lũ đều bằng nhau. B. Số tháng lũ ít hơn một tháng. C. Tổng lưu lượng nước lớn hơn. D. Số tháng lũ nhiều hơn một tháng. Câu 19: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG ĐIỆN PHÁT RA PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: triệu kwh) Năm 2014 2015 2017 2018 Nhà nước 123 291 133 081 165 548 178 121 Ngoài Nhà nước 5 941 7 333 12 622 12 765 Đầu tư nước ngoài 12 018 17 535 13 423 18 295 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng với sản lượng điện của các thành phần kinh tế ở nước ta, giai đoạn 2014 - 2018? A. Ngoài Nhà nước tăng nhanh hơn Nhà nước. B. Đầu tư nước ngoài tăng chậm hơn ngoài Nhà nước. C. Ngoài Nhà nước tăng nhiều hơn Nhà nước. D. Nhà nước tăng nhiều hơn đầu tư nước ngoài. Câu 20: Cho bảng số liệu: Số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực của châu Á năm 2014 khu vực Số khách du lịch đến(nghìn Chi tiêu của khách du lượt) lịch(triệu USD) Đông Á 125 966 219 931 Đông Nam Á 97 262 70 578 Tây Nam Á 93 016 94 255 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực của châu Á năm 2014 là A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ kết hợp (cột, đường). C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ cột. Câu 21: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. đòi hỏi đầu tư lớn, giao thông khó khăn. B. địa hình chia cắt, giao thông khó khăn. C. khí hậu diễn biến thất thường, địa hình dốc. D. nhiều mỏ có trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác. Câu 22: Dạng thời tiết nắng nóng, kèm theo mưa dông xuất hiện vào cuối mùa khô ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là do ảnh hưởng A. Tín phong bán cầu Bắc. B. Tín phong bán cầu Nam. C. gió mùa mùa hạ đến sớm. D. áp thấp nóng phía tây lấn sang. Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết quốc lộ số 8 đi qua cửa khẩu nào sau đây? A. Cầu Treo. B. Tây Trang. C. Cha Lo. D. Nậm Cắn. Trang 2/4 - Mã đề thi 485
- Câu 24: Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở nông thôn do A. quá trình đô thị hóa diễn ra chậm. B. nông nghiệp là ngành kinh tế phát triển nhất. C. điều kiện sống ở nông thôn cao hơn thành thị. D. có sự di dân từ thành thị về nông thôn. Câu 25: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết có bao nhiêu tỉnh (thành phố) của nước ta giáp Lào? A. 10. B. 11. C. 9. D. 12. Câu 26: Để tăng sản lượng khai thác thủy sản, vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết là A. phổ biến kinh nghiệm cho ngư dân. B. đầu tư trang thiết bị để khai thác xa bờ. C. tìm kiếm thêm ngư trường mới. D. mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản. Câu 27: Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là A. quy hoạch lại các vùng chuyên canh. B. đẩy mạnh khâu chế biến sản phẩm. C. đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp. D. tìm thị trường xuất khẩu ổn định. Câu 28: Biểu hiện nào sau đây không đúng với hiện tượng xâm thực mạnh ở miền đồi núi nước ta? A. Hiện tượng đất trượt, đá lở. B. Các đồng bằng mở rộng. C. Bề mặt địa hình bị cắt xẻ. D. Hình thành địa hình Cacxto. Câu 29: Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long là do A. mưa lớn và triều cường. B. mạng lưới sông ngòi dày đặc. C. lượng mưa lớn nhất nước D. hệ thống đê sông, đê biển bao bọc. Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh/thành phố nào sau đây có GDP bình quân trên đầu người trên 18 triệu đồng ? A. Thái Nguyên. B. Bình Phước. C. Thanh Hóa. D. Tp.Hồ Chí Minh. Câu 31: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây thuộc miền khí hậu phía Bắc? A. Nam Trung Bộ. B. Tây Nguyên. C. Đông Bắc Bộ. D. Nam Bộ. Câu 32: Địa phương nổi tiếng với nghề chế biến nước mắm trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Bình Định. B. Quảng Ngãi. C. Ninh Thuận. D. Bình Thuận. Câu 33: Việc trồng rừng ven biển ở vùng Bắc Trung Bộ có tác dụng A. bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật, bảo tồn các nguồn gen. B. điều hòa nguồn nước, hạn chế các cơn lũ đột ngột trên các song ngắn và dốc. C. chắn gió bão, ngăn không cho cát bay, cát chảy lấn vào ruộng đồng, làng mạc. D. chống sạt lở, xói mòn đất, ngăn ảnh hưởng của nước mặn vào sâu trong đất Câu 34: Cho biểu đồ về dầu thô và điện của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010 - 2015 (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Trang 3/4 - Mã đề thi 485
- Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Cơ cấu sản lượng dầu thô và điện của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010 - 2015. B. Sản lượng dầu thô và sản lượng điện của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010 - 2015. C. Quy mô và cơ cấu sản lượng dầu thô, điện của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010 - 2015. D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô và điện của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010 - 2015. Câu 35: Hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta là A. vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. B. vịnh Thái Lan và vịnh Vân Phong. C. vịnh Bắc Bộ và vịnh Nha Trang, D. vịnh Bắc Bộ và vịnh Vân Phong. Câu 36: Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là A. nâng cao hiệu quả kinh tế, khai thác tốt thế mạnh tự nhiên. B. giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, đa dạng sản phẩm. C. tạo ra hàng xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành. D. giải quyết tốt vấn đề việc làm, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá. Câu 37: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết khu vực nào cao nhất trên lát cắt C - D? A. Cao nguyên Mộc châu. B. Núi Phu Luông. C. Núi Phanxipang. D. Núi Phu Pha Phong. Câu 38: Cho biểu đồ: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN VÀ TỈ TRỌNG SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NUÔI TRỒNG CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016) Theo biểu đồ trên, nhận xét nào sau đây đúng về ngành thủy sản nước ta? A. Tổng sản lượng thủy sản tăng chậm và có xu hướng giảm. B. Sản lượng thủy sản khai thác tăng, tỉ trọng luôn lớn nhất. C. Tỉ trọng thủy sản nuôi trồng tăng mạnh và vượt khai thác. D. Sản lượng thủy sản khai thác luôn cao hơn nuôi trồng. Câu 39: Ý nghĩa chiến lược của các đảo và quần đảo nước ta về kinh tế là A. tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền. B. căn cứ để tiến ra khai thác nguồn lợi biển. C. làm điểm tựa để bảo vệ an ninh quốc phòng. D. cơ sở để khẳng định chủ quyền vùng biển. Câu 40: Phát biểu nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế của nước ta? A. Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước. B. Tăng tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước. C. Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước. D. Tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 485